intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp phát triển du lịch Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

126
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đà Nẵng là một trong 5 thành phố có sự phát triển vượt bậc về du lịch trong những năm gần đây. Đà Nẵng luôn là sự lựa chọn hàng đầu của những du khách trong và ngoài nước bởi nhiều điểm du lịch hấp dẫn, độc đáo. Bài viết trình bày tổng quan về tiềm năng phát triển du lịch Đà Nẵng; Thực trạng phát triển du lịch Đà Nẵng; Một số giải pháp để phát triển du lịch Đà Nẵng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp phát triển du lịch Đà Nẵng

  1. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ NẴNG Nguyễn Thị Lệ Na Khoa Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trịnh Ngọc Anh TÓM TẮT Đà Nẵng là một trong 5 thành phố có sự phát triển vượt bậc về du lịch trong những năm gần đây. Đà Nẵng luôn là sự lựa chọn hàng đầu của những du khách trong và ngoài nước bởi nhiều điểm du lịch hấp dẫn, độc đáo. Đà Nẵng đã thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Từ năm 2016 đến năm 2019, theo Sở du lịch Thành phố Đà Nẵng, lượt khách tăng từ 1.198.393 đến 3.190.000, góp phần mang lại nguồn ngân sách cho việc phát triển kinh tế nhà nước nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Bên cạnh đó việc phát triển du lịch cũng mang lại việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Trước nhu cầu ngày càng lớn của du khách, du lịch Đà Nẵng ngày càng phát triển toàn diện để đáp ứng nhu cầu của du khách. Từ khóa: du lịch, Đà Nẵng, định hướng phát triển du lịch. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên 128.488 ha (1.284,88 km2), trong đó huyện đảo Hoàng Sa 30.500 ha. Thành phố có 06 quận: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ và 02 huyện: Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa (tổng diện tích trên đất liền: 97.988 ha). Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 92 km, có vịnh nước sâu với cảng biển Tiên Sa, vành đai nước nông rộng lớn thích hợp cho phát triển kinh tế tổng hợp biển và giao lưu với nước ngoài. Bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp như: Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô, Làng Vân... với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, có giá trị lớn cho phát triển du lịch và nghỉ dưỡng. Đà Nẵng là trung tâm của các di tích lịch sử lân cận như: Phố Cổ Hội An, Thánh Địa Mỹ Sơn, Cố Đô Huế... Đà Nẵng là nơi có vị trí chiến lược quan trọng của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ. Với nhiều cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, cơ sở hạ tầng phát triển, ẩm thực phong phú, người dân thân thiện có ý nghĩa cho việc phát triển du lịch biển và nghỉ dưỡng. Ngoài hai loại hình du lịch trên thì còn có rất nhiều loại hình du lịch khác như du lịch mạo hiểm và đặc biệt trong những năm gần đây thì du lịch MICE đang rất phát triển tại Đà Nẵng. 2053
  2. 2 TỔNG QUAN VỀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ NẴNG 2.1 Lợi thế về tài nguyên du lịch Đà Nẵng được đánh giá là thành phố đáng sống nhất Việt Nam bởi khí hậu nơi đây mang đặc trưng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít biến động, rất thuận lợi cho du lịch quanh năm. Không chỉ xinh đẹp, trong lành, đây còn là một điểm đến được yêu thích bởi những nét đẹp, sự thân thiện và chân thành của con người Đà Nẵng. 2.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên Đà Nẵng có lợi thế về cảnh quan tự nhiên như núi Bà Nà, đỉnh Bàn Cờ, Ngũ Hành Sơn, Vịnh Nam Ô, biển Mỹ Khê (được tạp chí kinh tế Mỹ Forbes bình chọn là một trong sau bãi biển quyến rũ nhất hành tinh năm 2005), bãi tắm Phạm Văn Đồng, biển Non Nước, Thác Hòa Phú Thành, đèo Hải Vân, Khu suối khoáng nóng Thần Tài… 2.3 Tài nguyên du lịch nhân văn Các công trình nhân tạo được đầu tư ngày càng thu hút khách như Khu du lịch Bà Nà Hill, Cầu Quay, Cầu Vàng, Cầu Rồng, Cầu tình yêu, Ngôi Nhà Úp Ngược, Bảo tàng 3D TrickEye, Bảo tàng Chăm, Hải Đăng Tiên Sa, Công viên Asia Park, Bảo tàng 3D, Chùa Linh Ứng… 2.4 Cơ sở hạ tầng Trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng có 1.303,574 km đường bộ, trong đó: Quốc lộ 119,276 km; đường đô thị 954,348 km; đường tỉnh 75,210 km; đường huyện, xã 110,744 km; đường chuyên dùng 43,996 km (Cổng Thông tin điện tử thành phố Đà Nẳng, 2018) Sân bay quốc tế Đà Nẵng là cảng hàng không lớn nhất khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Từ Đà Nẵng đã có 16 huyến bay nội địa và 51 chuyến bay quốc tế đáp ứng nhu cầu vận chuyển của khách du lịch trong và ngoài nước. Để giảm áp lực cho Hầm Hải Vân 1 Bộ Giao thông Vận Tải đã quyết định xây dựng Hầm Hải Vân 2, được khánh thành vào năm 2021. Thời gian trung bình để lưu thông qua hầm được rút ngắn từ khoảng 15 phút xuống chỉ còn khoảng 06 phút, tai nạn được giảm bớt. Việc Hầm Hải Vân được đưa vào vận hành giúp cho các dịch vụ vận chuyển người và hàng hóa lưu thông tiện ích và dễ dàng, thuận tiện cho việc du lịch và giao lưu buôn bán giữa các vùng, việc người dân đi xe gắn máy qua hầm sẽ giảm bớt được rủi ro tai nạn. Cảng biển Đà Nẵng hiện nay là một cảng tổng hợp quốc gia, trong tương lai sẽ được chính phủ Việt Nam khai thác thành cửa ngõ quốc tế. Cảng Đà Nẵng có khả năng tiếp nhận nhiều loại tàu thuyền với công suất lớn đặc biệt là các tàu thuyền chuyên vận chuyển hàng hóa đẻ giao lưu buôn bán và khách du lịch theo đoàn đến tham quan. Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua Thành phố Đà Nẵng với chiều dài khoảng 30 km với các ga như Thanh Khê, Kim Liên, Hải Vân Nam. Ngoài các tuyến đường Bắc Nam ra thì còn có nhiều tuyến tàu địa phương để đáp ứng nhu cầu đi lại, tham quan, du lịch của người dân trong và ngoài vùng như tuyến Đà Nẵng - Huế, Đà Nẵng - Quảng Bình... Các nhà ga không ngừng được nâng cấp tăng cường kết nối giao thông trong và ngoài tỉnh. 2054
  3. Mạng lưới y tế của thành phố không ngừng được hoàn thiện, củng cố và nâng cao hoạt động khám và chữa bệnh. Việc phát triển về kỹ thuật y tế chuyên sâu đặc biệt được chú trọng. 2.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật Theo thống kê của Sở du lịch Thành phố Đà Nẵng (2019) Đà Nẵng từ chỗ chỉ có 58 khách sạn từ những năm đầu mới chia tách tỉnh, thành phố (năm 1997) với chưa đến 2.000 phòng, đến nay Đà Nẵng đã có 943 cơ sở lưu trú, với 40.074 phòng, tăng 158 cơ sở với 4,459 phòng. Dịch vụ ăn uống Đà Nẵng rất đa dạng và phong phú. Thành phố hiện có 1 /1 nhà hàng và / .228 cơ sở ăn uống đạt chuẩn phục vụ theo các tiêu chí chấm điểm gồm: vị trí, địa điểm tổ chức nhà hàng ăn uống; cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị… với tổng số điểm là 100 điểm. Trong đó, các nhà hàng, cơ sở ăn uống được xếp loại “Đạt chuẩn” đạt từ 85 điểm trở lên và “Đạt chuẩn văn minh” đạt từ 95 điểm trở lên. 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ NẴNG 3.1 Lượng khách Trong những năm vừa qua, khách du lịch đến Đà Nẵng liên tục tăng, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Cùng với sự phát triển của mạng lưới đường bay quốc tế và thu hút du lịch tàu biển (100 chuyến năm 2018), thị trường khách quốc tế đến Đà Nẵng năm 2018 tiếp tục tăng trưởng 23,3% so với năm 2017 với 2,875 triệu lượt, chiếm 37,53% tổng lượt khách du lịch đến Đà Nẵng (7.660.000 lượt). So với năm 2010, thị trường khách quốc tế tại Đà Nẵng từ 370.000 khách đã tăng lên gấp 7,8 lần vào năm 2018, tuy nhiên lại phụ thuộc lớn vào 02 thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc, chiếm hơn 64% trong tổng lượng khách quốc tế năm 2017 và hơn 82 % trong năm 2018, các thị trường tiếp theo lần lượt là Nhật, Mỹ, Thái Lan, Malaysia…(Sở Du lịch Thành phố Đà Nẵng, 2019) Hiện trạng khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng giai đoạn 2016-2019 Đơn vị tính: lượt khách Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Khách quốc tế đến Đà Nẵng 1.198.393 2.030.000 2.807.700 3.190.000 Tăng trưởng hàng năm 22,97% 69,39% 38,31% 13,62% Tăng trưởng theo giai đoạn 38,59% Nguồn: Sở Du lịch Thành phố Đà Nẵng, 2019 Tổng lượt khách đến tham quan, du lịch Đà Nẵng đạt 8,69 triệu lượt, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó: khách quốc tế đạt 3,52 triệu lượt, tăng 22,5%, khách nội địa đạt 5,17 triệu lượt, tăng 8%. Số lượng khách tại một số thị trường có sự tăng trưởng cao: Thái Lan 2055
  4. (213.549 lượt khách, vươn lên đứng vị trí thứ 3), Đài Loan (81.114 lượt khách, tăng trưởng hơn gấp 2 lần, vượt lên 2 bậc đứng vị trí thứ 6), Nhật Bản (183.572), Mỹ ( 5. 5 )… tăng trưởng đồng đều từ 1,2 đến 1,5 lần. Thị trường trọng điểm: Hàn Quốc và Trung Quốc. Thị trường khách quốc tế tăng trưởng tốt: Nhật Bản và Đông Nam Á. Thị trường có tăng trưởng nhưng chưa cao, chiếm tỷ lệ còn thấp trong tỷ trọng khách quốc tế đến Đà Nẵng: Tây Âu, Mỹ và Úc. Thị trường tiềm năng: Khách Hồi Giáo từ các nước Trung Đông và Malaysia, Indonesia (thuộc Đông Nam Á). 3.2 Doanh thu du lịch Trong năm 2019 tổng thu du lịch đạt 30,973 tỷ đồng , tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2018 , đạt 11,3%. Nhưng đến đầu 2020 vì sự xuất hiện và ảnh hưởng của dịch COVID 19 nên Trong quý 1/2020, tổng lượt khách do cơ sở lưu trú du lịch chỉ đạt 1.255.470 lượt khách, giảm 25% so cùng kỳ 2019 (khách quốc tế ước đạt 469.243 lượt, giảm 26,9%; khách nội địa ước đạt 786.227 lượt, giảm 23,7%). Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 3.569 tỷ đồng, giảm 23,7% so với cùng kỳ 2019; doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 435,5 tỷ đồng, giảm 19,5%. Tổng thiệt hại trực tiếp của ngành du lịch Đà Nẵng dự kiến trong quý 1/2020 khoảng hơn 1.859 tỷ đồng, lũy kế đến quý 2, dự kiến, tổng thiệt hại lên đến 5.672 tỷ đồng (theo Sở Du lịch thành phố Đà Nẳng) 3.3 Lao động Thành phố Đà Nẵng đã có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức đào tạo các khóa ngắn hạn, sơ cấp nghề ở các bộ phận và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho hàng nghìn lao động tại các cơ sở lưu trú, nhà hàng, các khu du lịch trên địa bàn. Ngoài ra, ngành còn thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch, hướng dẫn viên, thuyết minh viên, các lớp ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp… cho nhân viên, cán bộ quản lý ở Ban Quản lý các khu, điểm du lịch, các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, nguồn nhân lực du lịch Đà Nẵng cũng vẫn còn những tồn tại, hạn chế trước yêu cầu phát triển nhanh của du lịch thành phố. 3.4 Chương trình du lịch đang được khai thác Bên cạnh những lợi thế về tài nguyên và các địa điểm du lịch nói trên thì hiện nay thì Sở du lịch Thành phố Đà Nẵng đã và đang tiến hành mở thêm nhiều hoạt động du lịch khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của khách du lịch sau một khoảng thời gian dài phải giãn cách xã hội bởi tình hình dịch bệnh COVID 19 cho khách du lịch nội địa và quốc tế trong những năm tới. Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng đã có công văn đề xuất thực hiện các chương trình mới nhằm thu hút và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch như: Mở tuyến đường thủy Đà Nẵng – Lý Sơn: Là một trong những bước ngoặt lớn cho ngành du lịch Đà Nẵng - Lý Sơn nói riêng và ngành du lịch Việt Nam nói chung (21/3/2021); Phát triển du lịch trải nghiệm tài vùng rau (15/3/2021); Chương trình “Đà Nẵng về đêm - Danang by night” tái khởi động du lịch an toàn (04/03/2021); Thí điểm du lịch giải trí về đêm tại bãi biễn Mỹ An (02/03/2021); Chính sách thu hút khách du lịch MICE (24/02/2021); Khởi động City tour miễn phí cho du khách (16/1/2021) 2056
  5. 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ NẴNG Cần đầu tư nhiều hơn về các dịch vụ, cũng như các sản phẩm du lịch đặc trưng để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong nước cũng như khách du lịch quốc tế. Ví dụ như các món đồ lưu niệm hay đặc sản để khách có thể mua về biếu, tặng cho người thân. Cần phải đầu tư về chất lượng, về phần nhìn cũng cần phải bắt mắt, đa dạng mẫu mã. Hiện nay Đà Nẵng cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để cạnh tranh với các công ty nước ngoài đang kinh doanh trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Việc thuê nhân công nước ngoài hay từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh về thì phải trả lương rất cao, vì vậy Đà Nẵng phải có chiến lược lâu dài để đào tạo và cho ra nguồn lao động tốt. Cần liên kết hợp tác với các nước trong khu vực bằng việc gửi lao động đi giao lưu, học tập. Đà Nẵng cần đẩy mạnh chất lượng cơ sở lưu trú. Bằng việc trùng tu lại các cơ sở lưu trú cũ, xây thêm nhiều loại hình lưu trú chất lượng cao, không chỉ đẹp ở ngoại thất mà nội thất cũng cần phải chất lượng. Có chiến lược quảng bá du lịch Đà Nẵng mang tính trung và dài hạn để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Cải thiện hệ thống giao thông để khách du lịch có thể thuận tiện và đỡ mất thời gian di chuyển đến các địa điểm tham quan vui chơi giải trí. Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của người dân cũng như khách du lịch bằng các biện pháp tuyên truyền, động viên, khen thưởng đối với những người có ý thức cao và xử phạt đối với những người không có ý thức. Đề ra những chiến lược lâu dài về việc xây dựng một môi trường du lịch nhân văn, bền vững, ngăn chặn triệt để các vụ lôi kéo khách du lịch, chặt chém, nâng giá thành và đảm bảo tốt an ninh trật tự xã hội. 5 KẾT LUẬN Du lịch Đà Nẵng đang phát triển một cách nhanh chóng hiện nay. Với thế mạnh về tài nguyên du lịch cùng với những đổi mới về chính sách phát triển du lịch và cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật không ngừng hoàn thiện, Đà Nẵng sẽ ngày một vươn xa trong việc thu hút va giữ chân khách du lịch trong và ngoài nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cổng thông tin điện tử Thành phố Đà Nẵng, Qui hoạch Thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. [2] Cổng thông tin điện tử Thành phố Đà Nẵng, Cơ sở hạ tầng Thành phố Đà Nẵng. [3] Đ. Hoàng (2019), Tổng lượt khách đến tham quan, du lịch Đà Nẵng ước đạt hơn 8 triệu, Nguồn: https://bvhttdl.gov.vn/tong-luot-khach-den-tham-quan-du-lich-da-nang- uoc-dat-hon-8-trieu-20191226172318218.htm, truy cập ngày 29.03.2021 [4] Nguyễn Thanh Tưởng (2015), Nguồn nhân lực du lịch tại Đà Nẵng, Nguồn: http://www.vtr.org.vn/nguon-nhan-luc-du-lich-tai-da-nang.html, truy cập ngày 29.03.2021. 2057
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2