TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(29).2008<br />
<br />
NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN<br />
NGÀNH DU LỊCH CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG<br />
MAIN SOLUTIONS FOR THE DEVELOPMENT OF TOURISM<br />
INDUSTRY OF DANANG CITY<br />
<br />
<br />
LÊ ĐỨC VIÊN<br />
Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng<br />
<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa củ a khu vực miền Trung và Tây<br />
Nguyên. Đà Nẵng có nhiều lợi thế để phát triển du lịch, dịch vụ. Trên thực tế, đây là<br />
ngành kinh tế mũi nhọn thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Bài viết nêu lên<br />
thực trạng và những định hướng phát triển cơ bản cho ngành du lịch Đà Nẵng nhằm<br />
phát huy lợi thế so sánh trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội miền Trung.<br />
ABSTRACT<br />
Being an economic, political and cultural center of Central Vietnam and the Highlands,<br />
Danang has many advantages for developing of tourism and services, which are a vital<br />
industry attracting a lot of international and domestic tourists. This paper discusses the<br />
current situation and indicates the main directions for developing of tourism industry of<br />
Danang in order to employ comparative advantages in the socio-economic development<br />
strategy.<br />
<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Đà Nẵng là một thành phố cửa biển, là điểm nối của trục giao thông Đông -<br />
Tây, Nam – Bắc. Nơi đây có nhiều lợi thế so sánh so với các địa phương khác trên cả<br />
nước nhất là lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Đà Nẵng gần như nằm giữa chiều dài đất nước, là<br />
gạch nối giữa các địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc – Trung – Nam. Về mặt địa lý, Đà<br />
Nẵng nằm kẹp giữa bốn trong năm di sản thế giới của Việt Nam; Huế, Phố cổ Hội An,<br />
Thánh địa Mỹ Sơn và Phong Nha Kẻ Bàng . Song trên thực tế Đà Nẵng chưa phát huy<br />
được lợi thế vốn có của mình, câu hỏi cho mỗi người dân Đà Nẵng là bao giờ thành phố<br />
sé trở thành thủ phủ của miền Trung? Bao giờ Đà Nẵng cất cánh.<br />
Đi tìm câu trả lời đó, chính quyền và nhân dân Thành phố trong thời gian vừa<br />
qua đã cùng nhau hợp lực, xây dựng kết cấu hạ tầng, hoàn thiện nếp sống văn hoá, xây<br />
dựng môi trường xã hội lành mạnh nhằm cải thiện bộ mặt của Đà Nẵng trên nhiều lĩnh<br />
vực làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện. Nhưng như vậy vẫn là chưa đủ<br />
cho một bước đi thích hợp của một thành phố đang trên đường phát triển.<br />
2. Những tiền đề phát triển cho ngành du lịch ở thành phố Đà Nẵng<br />
2.1. Tự nhiên, dân số<br />
Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của đất nước, có vị trí trọng yếu trên tất cả lĩnh<br />
158<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(29).2008<br />
<br />
vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng và an ninh. Nơi đây là mảnh đất có<br />
truyền thống anh dũng trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, “trung dũng kiên cường đi đầu<br />
diệt Mỹ”, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất. Ngày 01/01/1997, Đà Nẵng được<br />
tách khỏi tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo<br />
nghị quyết kỳ họp thứ X Quốc hội Khóa IX ngày 06/11/1996 và bắt đầu thời kỳ phát<br />
triển mới. Đà Nẵng là đô thị loại I cấp Quốc gia, có diện tích 1.256,2Km2 với dân số là<br />
815.000 người gồm 6 Quận: Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành<br />
Sơn, Cẩm Lệ và hai huyện: Hòa Vang, Hoàng Sa.<br />
Đà Nẵng nằm trên một trong những tuyến đường biển, đường hàng không quốc<br />
tế, là cửa ngõ ra biển quan trọng của Tây Nguyên, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma<br />
và các vùng Đông Bắc Á thông qua tuyến hành làng kinh tế Đông – Tây với điểm kết<br />
thúc là cảng Tiên Sa.<br />
Đà Nẵng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm là<br />
25 C, gần 300 ngày nắng ấm, độ ẩm không khí trung bình là 80%. Điều kiện khí hậu<br />
0<br />
<br />
như thế là lý tưởng cho phát triển ngành công nghiệp du lịch và dịch vụ.<br />
2.2. Văn hóa, con người<br />
Với vị trí tâm điểm đến với các di sản văn hóa thế giới của miền Trung với<br />
nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng như danh thắng Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng<br />
điêu khắc Chăm, thành Điện Hải, Bán đảo Sơn Trà, khu sinh thái nghỉ mát Bà Nà, Đèo<br />
Hải Vân… Những bãi tắm đẹp, cảnh quan môi trường chưa bị ô nhiễm, chan hòa ánh<br />
nắng mặt trời như Xuân Thiều, Tiên Sa, Bãi Bụt, Mỹ Khê, Bắc Mỹ An, Non Nước…<br />
với hệ thống kết cấu hạ tầng cơ bản và đồng bộ. Lưng dựa vào núi, mặt hướng ra biển<br />
Đông hùng vĩ, người Đà Nẵng cởi mở, hồn hậu, mến khách và chân tình. Nếu trước đây<br />
trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc người Đà Nẵng anh dũng kiên cường, thì ngày nay,<br />
người Đà Nẵng năng động, dám nghĩ, dám chấp nhận thử thách vượt qua nghèo nàn. Là<br />
giao điểm của các nền văn hóa, Đà Nẵng tiếp biến và dung hợp nhiều nét văn hóa của<br />
vùng miền trên cả nước tạo nên nét đặc trưng riêng biệt của mình.<br />
2.3. Sự phát triển ngành du lịch<br />
Tốc độ tăng trưởng về khách du lịch bình quân hằng năm giai đoạn 2001- 2006<br />
là 12%. Năm 2001 đón được gần 500 ngàn lượt khách, thì đến năm 2006 tăng lên gần<br />
800 ngàn lượt khách (tăng 1,6 lần). Trong 6 tháng đầu năm 2007, tổng lượt khách du<br />
lịch đến thành phố đạt gần 600 ngàn lượt, tăng 35% so với cùng kỳ. Đặc biệt, có đến 38<br />
tàu du lịch cập cảng Đà Nẵng với 17.000 khách, tăng 2,1 lần so với cùng kỳ. Khách du<br />
lịch đường bộ cũng tăng đột biến với 11.000 khách, tăng gấp đôi so với cùng kỳ. Ước<br />
tính cả năm 2007, tổng lượt khách du lịch đến thành phố đạt hơn 1 triệu lượt khách,<br />
tăng 32 % so với năm 2006. Như vậy, năm 2007 là năm đầu tiên ngành du lịch thành<br />
phố đạt được con số 1 triệu khách du lịch.<br />
Bên cạnh đó, doanh thu chuyên ngành du lịch giai đoạn 2001 -2006 tăng bình<br />
quân hàng năm đạt 9%. Từ gần 300 tỉ đồng năm 2001 đến n ăm 2006 đã tăng lên 435 tỉ<br />
<br />
159<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(29).2008<br />
<br />
đồng tăng 1,5 lần. Thu nhập xã hội từ các hoạt động du lịch năm 2006 đạt 957 tỉ đồng.<br />
Trong 6 tháng đầu năm 2007, tổng doanh thu chuyên ngành du lịch đạt gần 300 tỉ đồng,<br />
bằng cả năm 2001 và tăng 24% so với cùng kỳ. Ước tính cả năm 2007, tổng doanh thu<br />
chuyên ngành du lịch đạt 606 tỉ đồng, tăng 39% so với năm 2006. Thu nhập xã hội từ<br />
hoạt động du lịch đạt 1.515 tỉ.<br />
Để đạt con số 1 triệu lượt khách đến thành phố năm 2007, hàng loạt các dự án<br />
phục vụ dân sinh và tạo điều kiện cho phát triển du lịch đã được đầu tư như: đường<br />
Nguyễn Tất Thành, đường Sơn Trà - Điện Ngọc; Khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ, Công<br />
viên nước, Bán đảo Sơn Trà, Nhà hát Tuồng, Nhà hát Trưng Vương, nâng cấp khu danh<br />
thắng Ngũ Hành Sơn. Bên cạnh đó cũng đã tiến hành quy hoạch các tuyến, điểm du lịch<br />
với tổng diện tích 1.893 ha, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư được 43 dự án đầu tư<br />
du lịch; trong đó có 12 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD<br />
(chiếm 53,1%) và 31 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư 14.320 tỉ đồng<br />
(chiếm 46,9%).<br />
Ngoài ra, một số sản phẩm du lịch đã được đầu tư khai thác phục vụ du khách<br />
như: chương trình du lịch City tour, du lịch lặn biển, tour làng quê, leo núi, du lịch sinh<br />
thái, ca múa nhạc dân tộc, lễ hội Quan Thế Âm… Môi trường du lịch đã được cải thiện<br />
đáng kể, các tệ nạn chèo kéo khách, tăng giá đã được ngăn chặn kịp thời. Các chương<br />
trình quảng bá du lịch được tổ chức thường xuyên hơn: Famtrip, quảng bá du lịch Đà<br />
Nẵng trên các phương tiện thông tin đại chúng, xuất bản các ấn phẩm du lịch; tổ chức<br />
Liên hoan Văn hoá - Du lịch Đà Nẵng năm 2004, 2005, Liên hoan Du lịch “Đà Nẵng -<br />
Biển gọi 2007” và Liên hoan du lịch Gặp gỡ Bà Nà hàng năm. Đầu năm 2008, nhân dịp<br />
kỷ niệm 33 năm giải phóng thành phố Đà Nẵng và thống nhất đất nước, lần đầu tiên ở<br />
Đà Nẵng tổ chức bắn pháo hoa quốc tế và hy vọng đây sẽ là cuộc thi thường niên, nhờ<br />
đó tạo nên hình ảnh riêng cho mình để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước<br />
3. Những định hướng cho tương lai<br />
Để phát triển ngành du lịch đúng với tiềm năng và lợi thế của mình, chính quyền<br />
và nhân dân Đà Nẵng cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm thu hút khách<br />
du lịch trong và ngoài nước nhằm hướng đến sự phát triển trong tương lai.<br />
Theo như dự báo của n gành du ịlch Thành phố, đến năm 2010 sẽ có 2 triệu<br />
khách du lịch đến Đà Nẵng, trong đó có 800.000 khách quốc tế và 1.200.000 khách nội<br />
địa. Tốc độ tăng trưởng về lượng khách bình quân hàng năm từ 2007-2010 đạt 27%, về<br />
doanh thu tăng bình quân 29%.<br />
Như vậy, để giữ vững tốc độ phát triển của lượng du khách từ nay đến năm 2010,<br />
ngay bây giờ thành phố Đà Nẵng cần có sự định hướng phát triển thu hút dòng du khách<br />
của khu vực Đông Nam Á, trước hết là có chiến lược xây dựng sản phẩm và tuyên truyền<br />
quảng bá cho các thị trường gửi khách các nước Đông Nam Á và Bắc Á, các nước<br />
ASEAN, đặc biệt thị trường khách Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc...<br />
Điều đó cũng đặt ra cho ngành du lịch Đà Nẵng đứng trước thử thách to lớn và<br />
vô cùng quan trọng đó là làm sao khai thác các thế mạnh, tiềm năng để tạo nên lợi thế<br />
160<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(29).2008<br />
<br />
cạnh tranh.<br />
Bờ biển trải dài được Tạp chí Fober bầu chọn là một trong số ít bãi biển đẹp nhất<br />
thế giới và bên cạnh đó là những di tích lịch sử, văn hóa, những giá trị truyền thống của<br />
người Đà Nẵng chính là những lợi thế cạnh tranh, để biến lợi thế cạnh tranh thành động<br />
lực phát triển, ngành Du lịch thành phố đã đề ra phương hướng phát triển trong tương<br />
lai. Theo chúng tôi, các biện pháp cần phải thực hiện, cụ thể:<br />
− Trước hết, cần đầu tư, phát triển giao thông, kết cấu hạ tầng cơ sở, tạo dựng<br />
được sự kết nối bốn di sản văn hóa thế giới ở miền Trung, đẩy mạnh phát triển<br />
du lịch sinh thái, kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước ở một số điểm tham quan<br />
trọng điểm, chất lượng cao, dịch vụ chuyên nghiệp.<br />
− Thứ hai, rà soát và điều chỉnh qui hoạch tổng thể du lịch theo qui hoạch kinh tế -<br />
xã hội của thành phố Đà Nẵng đến năm 2020; Qui hoạch chi tiết khu du lịch Bà<br />
Nà - Suối Mơ, Bán đảo Sơn Trà, khu làng Vân, khu danh thắng Ngũ Hành Sơn...<br />
− Thứ ba, tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh và đồng bộ: bán đảo<br />
Sơn Trà, khu vực Bà Nà, khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn…<br />
− Thứ tư, đẩy mạnh và có kế hoạch cụ thể để triển khai nhanh các dự án đầu tư du<br />
lịch hiện có; Phấn đấu đến năm 2010 có thêm 2.445 phòng; nâng tổng số phòng<br />
đến năm 2010 đạt từ 6.000 - 7.000 phòng.<br />
Một yêu cầu bức xúc hiện nay là cần phải có những bước đột phá, nhằm tạo ra<br />
những sản phẩm du lịch đặc trưng cho Đà Nẵng và không ngừng nâng cao chất lượng<br />
dịch vụ du lịch:<br />
− Tổ chức các dịch vụ du lịch trên biển: Dịch vụ lặn biển ngắm san hô, đua thuyền<br />
buồm, lướt ván, mô tô nước, dù bay, tổ chức các sự kiện du lịch, thể thao biển;<br />
đôn đốc triển khai nhanh dự án Coral Reef… kêu gọi đầu tư xây dựng bến tàu du<br />
lịch tại cảng Đà Nẵng.<br />
− Đầu tư nâng cấp các bảo tàng, nhất là Bảo tàng Chăm tạo sự hấp dẫn cho du khách.<br />
− Hình thành khu du lịch nghỉ dưỡng, tắm bùn, khu giải trí. Giáo dục văn minh đô<br />
thị, văn minh thương mại cho những người dân tham gia bán hàng lưu niệm tại<br />
khu vực này.<br />
− Phát triển nghệ thuật múa rối nước phục vụ du khách.<br />
− Tổ chức các lễ hội truyền thống của Đà Nẵng mang đậm chất văn hóa địa<br />
phương một cách thường xuyên với chất lượng tốt.<br />
− Xây dựng sản phẩm văn hóa du lịch, sản phẩm du lịch sinh thái đạt tiêu chuẩn<br />
cao tại Bán đảo Sơn trà, Khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ, xây dựng các tuyến du<br />
lịch đường sông gắn các hoạt động của du khách với sinh hoạt truyền thống của<br />
các làng nghề.<br />
− Đầu tư, phát triển sản phẩm du lịch mua sắm, giải trí theo hướng đa dạng, mang<br />
tính giải trí cao cấp.<br />
<br />
161<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(29).2008<br />
<br />
− Đẩy mạnh công tác xúc tiến thị trường, quảng bá du lịch Đà Nẵng.<br />
− Ban hành một số chính sách khuyến khích đầu tư, hợp tác phát triển du lịch trên<br />
địa bàn thành phố, khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ, bán đảo Sơn Trà, Công viên<br />
Nước Đà Nẵng…<br />
− Tổ chức tốt công tác quản lý đầu tư, vệ sinh môi trường, cảnh quan, an ninh trật<br />
tự, cứu hộ tại các khu điểm du lịch, đặc biệt là tại các bãi biển, xây dựng Đà<br />
Nẵng thành điểm đến an toàn và thân thiện cho du khách.<br />
− Tiến hành đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý doanh nghiệp, điều hành du lịch;<br />
mở các lớp đào tạo nghiệp vụ hướng dẫn, nghiệp vụ khách sạn, nghiệp vụ tiếp<br />
thị du lịch, tổ chức sự kiện du lịch, nghiệp vụ quản lý nhà nước về du lịch; đào<br />
tạo tiếng Thái, Nhật và tiếng Trung.<br />
− Đầu tư xây dựng Trường Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng để đào tạo nguồn nhân lực<br />
du lịch cho thành phố Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung, đáp ứng yêu cầu tăng<br />
tốc du lịch Đà Nẵng và miền Trung.<br />
4. Kêt luận<br />
Bước đi thích hợp đối v ới sự phát triển Đà Nẵn g ở hiện tại v à tron g tương lai<br />
dường như đã có câu trả lời bằng Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị về phát triển thành phố<br />
Đà Nẵng trong thời kỳ mới, trong đó nêu rõ: sau năm 2010 về cơ bản cơ cấu kinh tế thành<br />
phố Đà Nẵng chuyển dịch theo hướng Dịch vụ, Du lịch, Công nghiệp, Nông nghiệp.<br />
Tuy nhiên sự phát triển trong thời gian qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng<br />
và lợi thế của mình. Là thành phố đang từng ngày khởi sắc, Đà Nẵng là điểm hẹn lý thú<br />
cho du khách trong và ngoài nư ớc với thế mạnh vốn có của mình và chính sách phát<br />
triển đúng đắn của Đảng bộ thành phố, với sự quyết tâm cao độ của nhân dân, có thể tin<br />
tưởng trong tương lai gần, Đà Nẵng sẽ là điểm đến hấp dẫn cho ngành du lịch trong cả<br />
nước góp phần xây dựng Đà Nẵng là trung tâm kinh tế - chính trị - khoa học của miền<br />
Trung và cả nước.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
[1] Ban chấp hành TW, Nghị quyết số 33 –NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và<br />
phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.<br />
[2] Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ<br />
yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.<br />
[3] UBND Thành phố Đà Nẵng, Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội thành phố giai<br />
đoạn 1997 – 2007 và Phương hướng phát triển của thành phố Đà Nẵng đến 2020.<br />
[4] Sở Du lịch Đà Nẵng, Báo cáo tình hình hoạt động du lịch năm 2007 và phương<br />
hướng nhiệm vụ 2008.<br />
<br />
<br />
162<br />