intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn trong du lịch nông nghiệp tại Đắk Nông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết mô tả tổng quan về tầm quan trọng của kinh tế tuần hoàn cũng như chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong quá trình áp dụng mô hình này cho du lịch nông nghiệp tại đây từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát triển nền kinh tế tuần hoàn trong du lịch nông nghiệp tại Đắk Nông trong thời gian sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn trong du lịch nông nghiệp tại Đắk Nông

  1. Một số giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn trong du lịch nông nghiệp tại Đắk Nông Nguyễn Hồng Quyên Tóm tắt Trong những năm gần đây, các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường và hệ sinh thái được quan tâm hơn so với trước. Việc áp dụng các mô hình phát triển bền vững đã được các nước phát triển trên thế giới theo đuổi mạnh mẽ vì mục tiêu phát triển lâu dài, ổn định. Do đó nền kinh tế tuần hoàn đang ngày càng khẳng định hiệu quả hoạt động so với nền kinh tế tuyến tính trong đó nông nghiệp và du lịch là hai lĩnh vực quan trọng cần khuyến khích chuyển đổi xanh để giúp đạt được các mục tiêu bền vững thông qua tuần hoàn kinh tế. Sự phát triển không ngừng của xã hội và mức sống của người dân không ngừng được cải thiện đã làm choloại hình du lịch nông nghiệp đang dần trở nên phổ biến. Và Đắk Nông là một tỉnh thuộc Tây Nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nông nghiệp, do đó việc áp dụng mô mình kinh tế tuần hoàn vào loại hình này là vô cùng cần thiết. Bài viết mô tả tổng quan về tầm quan trọng của kinh tế tuần hoàn cũng như chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong quá trình áp dụng mô hình này cho du lịch nông nghiệp tại đây từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát triển nền kinh tế tuần hoàn trong du lịch nông nghiệp tại Đắk Nông trong thời gian sắp tới. Từ khóa: kinh tế tuần hoàn, phát triển, du lịch nông nghiệp, Đắk Nông. Đặt vấn đề Cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra một mô hình kinh tế tuyến tính để sản xuất sản phẩm một cách nhanh chóng và hiệu quả, bất chấp hậu quả môi trường. Kinh tế tuyến tính là một hệ thống trong đó các nguồn tài nguyên được khai thác để tạo ra các sản phẩm và cuối cùng, đầu ra của nguồn tài nguyên ấy trở thành rác thải và bị vứt đi (Ellen MacArthur Foundation, 2022). Các sản phẩm và vật liệu thường không được sử dụng hết tiềm năng trong nền kinh tế tuyến tính và luôn chuyển động theo một hướng – từ nguyên liệu thô đến chất thải. Đây là một hệ thống gây ô nhiễm làm suy thoái các hệ thống tự nhiên và là nguyên nhân dẫn đến những thách thức toàn cầu, bao gồm biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học”. Theo Trung tâm nghiên cứu môi trường và cộng đồng (CECR, 2023), quá trình vận hành của nền kinh tế tuyến tính sẽ dựa trên mô hình “khai thác – sản xuất – tiêu thụ – thải bỏ” và bao gồm một loạt các bước: khai thác tài nguyên, sản xuất, phân phối, tiêu thụ và thải bỏ cuối vòng đời. Do đó, mô hình kinh tế tuyến tính bắt đầu bằng việc khai thác và kết thúc bằng việc thải bỏ sản phẩm khi hết vòng đời của nó. Tài nguyên được khai thác, xử lý bằng năng lượng và lao động và được bán dưới dạng hàng hóa - với mong muốn khách hàng sẽ loại bỏ những hàng hóa đó và mua hàng hóa mới. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Kinh tế tuyến tính và những tác động tiêu cực đến môi trường thông qua du lịch Kinh tế tuyến tính hay còn gọi là nền kinh tế thẳng. Mô hình kinh tế truyền thống này đã được con người áp dụng trong suốt hàng thế kỷ khi mà nhân loại nhận định rằng nguồn lực trong thiên nhiên là vô hạn. Vì thế, nguyên liệu thô được thu thập và biến thành sản phẩm mà người tiêu dùng sử dụng cho đến khi chúng được loại bỏ như 1 dạng chất thải mà không quan tâm đến những gì chúng để lại cho môi trường và hậu quả của chúng. Nền kinh tế tuyến tính sản xuất ra những sản phẩm, dịch vụ ưu tiên lợi nhuận hơn là tính bền vững, với những sản phẩm được tạo ra sẽ bị vứt đi sau khi chúng được sử dụng mà không cần biết xem chất thải ấy có tác động đến môi trường trong tương lai như thế nào. Các sản phẩm và vật liệu thường không 133
  2. được sử dụng hết tiềm năng trong nền kinh tế tuyến tính và luôn chuyển động theo một hướng – từ nguyên liệu thô đến chất thải. Đây là một hệ thống gây ô nhiễm làm suy thoái các hệ thống tự nhiên và là nguyên nhân gây ra thách thức cho toàn cầu, bao gồm biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học cũng như sự thất thoát các nguồn tài nguyên có giá trị. Sở dĩ thế giới chọn mô hình kính tế này bắt nguồn từ cuộc cách mạng công nghiệp, nó đã đem lại rất nhiều lợi nhuận cho các nhà sản xuất khi hàng hóa có thể được sản xuất hàng loạt, thị trường buôn bán được mở rộng khắp các châu lục và sự phục vụ nhu cầu khách hàng lên mức tối đa. Và nhờ áp dụng mô hình kinh tế này, các nước công nghiệp đã trở thành những xã hội thịnh vượng, dân số thế giới tăng vọt và hàng triệu người đã thoát khỏi đói nghèo. Tác động tiêu cực của du lịch đến môi trường là rất lớn, bao gồm sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên địa phương cũng như các vấn đề ô nhiễm và chất thải. Du lịch thường gây áp lực lên tài nguyên thiên nhiên thông qua việc tiêu thụ quá mức, thường ở những nơi tài nguyên vốn đã khan hiếm. Ngoài ra, du lịch cũng gây áp lực rất lớn đến việc sử dụng đất của địa phương và có thể dẫn đến xói mòn đất, gia tăng ô nhiễm, mất môi trường sống tự nhiên và gây thêm áp lực cho các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Những tác động này có thể dần dần phá hủy tài nguyên môi trường mà ngành du lịch phụ thuộc vào 2.2. Nền kinh tế tuần hoàn Với sự gia tăng dân số và nhu cầu của loài người thì mô hình kinh tế tuyến tính đã trở nên kém bền vững khi mà vòng đời sản phẩm là hữu hạn. Và nền kinh tế tuần hoàn ra đời là giải pháp khắc phục tình trạng trên vì nó giúp vật liệu, sản phẩm và dịch vụ được lưu thông trong thời gian dài nhất có thể. Đạo luật Save Our Seas 2.0 đã đề cập đến một nền kinh tế sử dụng cách tiếp cận tập trung vào hệ thống và bao gồm các quy trình công nghiệp và hoạt động kinh tế có tính phục hồi hoặc tái tạo theo thiết kế, cho phép các tài nguyên được sử dụng trong các quy trình và hoạt động để duy trì giá trị cao nhất của chúng cũng như trong thời gian dài nhất có thể nhằm mục đích loại bỏ sự lãng phí thông qua thiết kế ưu việt của vật liệu, sản phẩm và hệ thống, bao gồm cả mô hình kinh doanh (Save our sea 2020, 26-27). Nền kinh tế tuần hoàn giảm việc sử dụng nguyên liệu liên tục, tái thiết kế lại nguyên liệu, sản phẩm và dịch vụ để sử dụng ít tài nguyên hơn và thu hồi chất thải làm nguồn lực để sản xuất nguyên liệu và sản phẩm mới. (Ellen MacArthur Foundation 2022) 2.3. Tính tuần hoàn trong du lịch nông nghiệp Trong giai đoạn hiện nay, nhân loại không ngừng tìm kiếm biện pháp sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hiệu quả và bền vững trong sản xuất, tiêu dùng, tuy nhiên đó lại là một thách thức lớn. Thách thức này ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (Whitfield và cộng sự, 2018). Bởi vì để đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng lên theo sự gia tăng dân số thế giới, người làm nông nghiệp phải liên tục cải thiện năng suất bằng mọi giá thông qua việc sử dụng ngày càng nhiều các tài nguyên không thể tái tạo, gia tăng tình trạng quá tải lượng đầu vào và tăng chi phí môi trường. Sự thâm canh đi kèm với việc sử dụng tài nguyên kém hiệu quả, dần dần đã làm tổn hại đến hệ sinh thái. Ở vùng nông thôn, nông nghiệp được xem là một trong số những ngành kinh tế có thể kết hợp với các hoạt động khác như du lịch và dịch vụ để đảm bảo duy trì sinh kế khả thi và chất lượng cuộc sống ở nông thôn. Thuật ngữ “Du lịch nông nghiệp” kết hợp các hoạt động dựa trên sự liên kết giữa nông nghiệp và du lịch (Schilling et at, 2019). 134
  3. Thực tế là hoạt động nông nghiệp ngoài vai trò sản xuất thực phẩm còn có thể có một số chức năng khác như quản lý tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo, cảnh quan, bảo tồn đa dạng sinh học và đóng góp cho khả năng phát triển kinh tế xã hội của khu vực nông thôn. Ngày nay khu vực nông thôn đã có những hoạt động tiếp đón khách du lịch và chào bán sản phẩm nông sản của mình cùng với các hoạt động giáo dục khác như nông nghiệp giáo dục, mẫu giáo nông nghiệp, nông nghiệp xã hội. Những hoạt động này có thể được định nghĩa như là hoạt động du lịch nông nghiệp. Các loai hình du lịch truyền thống đang trở nên quá tải, du khách đang dần hình thành tâm lý e ngại trước những điểm du lịch đông đúc, quá tải nơi lưu trú và dịch vụ ăn uống, ùn tắc giao thông, ô nhiễm không khí, tiếng ồn. Loại hình du lịch nông nghiệp là một sự sáng tạo mới đem lại cho du khách sự trải nghiệm mới mẻ về cảnh quan thiên nhiên thuần khiết, khôi phục mối quan hệ gần gũi hơn với thiên nhiên, tham quan và tham gia vào một giai đoạn nào đó trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp, tiếp thu các giá trị văn hóa-ẩm thực mang tính bản sắc địa phương, hành trình thay đổi cảm quan của bản thân và quan điểm cũ về du lịch. Chọn du lịch nông nghiệp có nghĩa là tiếp cận một thế giới nông thôn được tạo nên từ những truyền thống cổ xưa, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và những nghề thủ công đang dần mai một, đồng thời tận hưởng sự yên bình ở vùng nông thôn. Hơn nữa, hoạt động du lịch nông nghiệp đóng vai trò xã hội vì nó đóng vai trò là cầu nối giữa thành thị và nông thôn, và theo nghĩa này, nó có thể góp phần thúc đẩy việc áp dụng các hành vi bền vững hơn Tuy nhiên loại hình này chỉ thực sự bền vững khi có sự chung tay của chính quyền địa phương, chủ trang trại và du khách trong việc khai thác tài nguyên một cách hiệu quả, tiết kiệm, giảm sự lãng phí, thất thoát sau thu hoạch, đồng thời tạo ra những sản phẩm chất lượng cao và an toàn, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người và hệ sinh thái Do đó, nhiệm vụ bảo tồn cảnh quan và môi trường nông thôn, tái tạo và sử dụng năng lượng thay thế đang được xem là thách thức cho hoạt động du lịch nông nghiệp. 2.3. Tiềm năng du lịch nông nghiệp tỉnh Đắk Nông Du lịch nông nghiệp có thể được hiểu là một loại hình du lịch phục vụ du khách dựa trên nền tảng của hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục tiêu giải trí hoặc giáo dục. Khách du lịch nông nghiệp sẽ được trải nghiệm các hoạt động như tham quan trang trại nuôi trồng các sản phẩm nông nghiệp, thu hoạch trái cây hoặc rau, tìm hiểu về động thực vật hoặc tham gia quá trình sản xuất nông nghiệp. Một trong những mục đích của du lịch nông nghiệp là khôi phục mối quan hệ gần gũi hơn với thiên nhiên, với các phương pháp sản xuất thủ công, văn hóa và người dân địa phương. Đại dịch COVID-19 thực tế đã dẫn đến những thay đổi trong thói quen và sở thích. Khách du lịch dường như sẵn sàng đưa ra các lựa chọn du lịch khác nhau hơn. Họ thích tham gia vào các kỳ nghỉ tránh xa những điểm đến đông đúc, khói bụi tàu xe, thích dành thời gian ở không gian ngoài trời hòa mình vào thiên nhiên và tôn trọng môi trường và du lịch nông nghiệp đáp ứng đầy đủ nhu cầu này (Ingrassia et al. 2022, 18-19). Trên thực tế, nhu cầu của khách du lịch về một kỳ nghỉ liên quan đến tính bền vững, các hoạt động ngoài trời và không gian hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ có thể được đáp ứng bằng du lịch nông nghiệp với dịch vụ du lịch tích hợp nhờ sự kết hợp giữa các nguồn tài nguyên, dịch vụ. Vẻ đẹp của cảnh quan kết hợp với việc nếm thử các sản phẩm nông nghiệp và thủ công mỹ nghệ địa phương mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm khác biệt so với du lịch theo hướng truyền thống, do đó khách du lịch có thể tận hưởng một kỳ nghỉ bền vững với những trải nghiệm khác nhau, từ nghỉ qua đêm tại trang 135
  4. trại của người dân đến việc trải nghiệm chế biến và nếm thử các món ăn truyền thống, hội thảo, spa thư giãn, đi bộ xuyên rừng và tham quan các địa điểm lân cận. Tóm lại, du lịch nông nghiệp vừa giúp người nông dân gia tăng thu nhập vừa mang đến trải nghiệm giải trí hoặc giáo dục cho du khách. Dựa vào các hoạt động chính mà du khách mong muốn trải nghiệm, du lịch nông nghiệp tại đây có thể được chia thành 03 phân khúc chính đó là: * Kinh doanh nông sản (Direct-market agritourism) Du lịch nông nghiệp là dịch vụ được tổ chức dựa trên nền tảng của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Và Đắk Nông có nhiều lợi thế để tổ chức loại hình như trên vì nơi đây là một trong năm tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên với quỹ đất nông nghiệp trên 378.000 ha, chiếm 58% diện tích tự nhiên hết sức màu mỡ thuận tiện cho phát triển các loại cây trồng như cà phê, hồ tiêu, cao su…giúp người dân phát triển kinh tế ổn định đời sống. Tỉnh có trên 130 loại cây trồng, vật nuôi khác nhau. Trồng trọt chiếm tỉ trọng chủ yếu trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Diện tích gieo trồng cây hàng năm toàn tỉnh đạt trên 86.000 ha, cây lâu năm khoảng 235.000 ha (Phạm Hoài 2023) Hiện nay các loại nông sản tiêu biểu của tỉnh bao gồm các sản phẩm như: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, khoai lang, ngô, cacao, macca và nhiều cây ăn trái như: xoài, bơ, sầu riêng…Các loại cây trồng trên đã sản xuất ra một lượng hàng hóa lớn đảm bảo tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Các hộ kinh doanh nông sản ngoài việc kinh doanh xuất khẩu và vận chuyển hàng đến các địa phương lân cận thì có thể tăng cường hoạt động bày bán các sản phẩm nông nghiệp trực tiếp cho du khách ngay tại trang trại, các cửa hàng nông sản hoặc tại chợ địa phương bởi vì có nhiều du khách có sở thích muốn được tận mắt thấy sản phẩm nông nghiệp tại nơi trồng trọt và dùng thử. Hoạt động buôn bán trực tiếp này đem lại sự thỏa mãn tâm lý khách hàng vì được sờ, ngắm, thử sản phẩm trực tiếp, cảm nhận được sự tươi ngon của nông sản cũng như tăng thêm thu nhập cho người nông dân. * Trải nghiệm và Giáo dục (Experience and Education Agritourism) Với sự đa dạng các loại nông sản, Đắk Nông phù hợp kinh doanh các tour du lịch theo hướng trải nghiệm và giáo dục trong đó khách du lịch được học các loại kiến thức về canh tác nông nghiệp, chăn nuôi các loại cây ăn trái rau củ, tìm hiểu quá trình sản xuất, bảo quản và phân phối nông sản thông qua việc tham quan trang trại. Qua đó chủ trang trại có thể nâng cao thái độ nhận thức việc sử dụng thực phẩm an toàn, lành mạnh cho du khách. * Sự kiện và Giải trí (Event and Recreation Agritourism) Ngoài quỹ đất trồng trọt màu mỡ thì do nằm phía Nam Tây Nguyên nên Đắk Nông có khí hậu mát mẻ, nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng với khoảng 16 thác nước xen kẽ những khu rừng đặc dụng, trong đó có nhiều thác nước đẹp đã và đang đầu tư khai thác du lịch như: thác Đray Sáp, thác Gia Long, thác Trinh Nữ, thác Đắk G’Lun, Lưu Ly, thác Đray Nur…; hồ Ea Snô, hồ Tây, hồ Trúc; 2 khu bảo tồn thiên nhiên Nâm Nung và Tà Đùng có độ sinh học cao… Toàn tỉnh có 5 di tích lịch sử cấp quốc gia, 1 danh thắng cấp quốc gia, 2 di tích lịch sử cấp tỉnh và nhiều di tích đang được lập, trình các cấp công nhận. Đắk Nông còn là nơi hội tụ của 40 dân tộc anh em tạo nên một nền văn hóa đặc sắc với nhiều phong tục, tập quán, lễ hội độc đáo (Phan Hòa 2023). Các yếu tố này giúp du khách càng có nhiều lý do để lựa chọn Đăk Nông là điểm đến du lịch kết hợp tham quan nông nghiệp và trài nghiệm cảm giác hòa mình với thiên nhiên sông hồ cây cảnh. 136
  5. 2.4 Thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế tuần hoàn trong du lịch nông nghiệp ở Đắk Nông 2.4.1 Thuận lợi Đắk Nông không chỉ được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện tự nhiên để khai thác tiềm năng du lịch nói chung, mà địa phương này còn có một vài điều kiện thuận lợi để phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong du lịch nông nghiệp, đó là: Hiện nay du khách khi lựa chọn Đắk Nông là điểm đến thì rất dễ dàng tìm kiếm thông tin các tour du lịch trên các nền tảng ứng dụng như Traveloka, Agoda, Booking.com, các công ty du lịch địa phương cũng như người làm du lịch địa phương ưu tiên chọn phương pháp nhanh gọn, hoàn tất giao dịch trực tuyến nhằm giảm thiểu nhu cầu về giấy tờ tránh gây ra gia tăng về rác thải. Các thông tin về tour hoặc chỗ lưu trú tại ngay nơi ở của người dân địa phương cũng được người làm du lịch quảng cáo trên các ứng dụng nước ngoài như Airbnb hoặc Couchsurfing để tăng lượng khách trong và ngoài nước cũng như giảm đi nhu cầu cho việc xây dựng ồ ạt các cơ sở lưu trú, giảm thiểu chất thải, vật liệu xây dựng. Sử dụng nền tảng tìm kiếm nơi ở lưu trú tại nhà dân sẽ mang đến những trải nghiệm thú vị cho du khách, họ được thưởng thức ẩm thực, hòa mình vào cuộc sống ở nông thôn, trao đổi kiến thức và tiếp thu thêm những giá trị tinh thần mới từ những người dân địa phương. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ XII nhiệm kỳ 2020 -2025 đã xác định: Công nghiệp alumin, luyện nhôm và năng lượng tái tạo; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và du lịch là 3 trụ cột phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đây cũng là ba lĩnh vực trọng tâm mà tỉnh Đắk Nông đang nỗ lực thu hút đầu tư. Theo đó, UBND tỉnh Đắk Nông đã ban hành quyết định phê duyệt danh mục 96 dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2020 - 2025. Trong đó có 40 dự án thương mại, du lịch, hạ tầng đô thị. Theo đó, những dự án liên quan du lịch bao gồm: Điểm du lịch sinh thái thác Lưu Ly, xã Nâm N'Jang, huyện Đắk Song có diện tích 85 ha, vốn đầu tư từ 100-200 tỷ, Khu du lịch sinh thái thác Liêng Nung, xã Đắk Nia, thành phố Gia Nghĩa có diện tích 250-300 ha, vốn đầu tư từ 500-700 tỷ, Khu du lịch sinh thái Hồ Trúc, thị trấn Ea T'ling, huyện Cư Jút có diện tích 22,52 ha, vốn đầu tư từ 200-300 tỷ. Khu lịch sinh thái Suối Nước Trong, Tiểu khu 1254, Nam Tân-Nam Đà, huyện Krông Nô gồm diện tích đường giao thông, nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí có vốn đầu tư 70 tỷ. Để thu hút khách đến tham quan, nhiều cá nhân, gia đình đã đầu tư kinh phí xây dựng homestay với đầy đủ các loại hình dịch vụ để phục vụ du khách trong và ngoài tỉnh như Công ty TNHH Tà Đùng Top View; Công ty TNHH một thành viên TMDV Hùng Long; Vườn sinh thái Trust Life… Hoạt động quảng bá và kết nối du lịch tiếp tục được duy trì, vận hành hiệu quả, góp phần quảng bá hình ảnh văn hóa, con người Đắk Nông đến với bạn bè trong và ngoài nước. Theo thống kê, chỉ tính riêng trong dịp lễ 2/9/2022 đã có 46.250 lượt khách đến các điểm du lịch của tỉnh Đắk Nông, tăng 655% so với cùng kỳ năm 2019 (năm 2020-2021 du lịch bị đóng băng bởi dịch Covid-19) (UBND Đắk Nông 2020). Các chính sách hỗ trợ nông nghiệp chất lượng cao: Bộ Nông nghiệp-PTNT vừa phê duyệt danh mục các mô hình thí điểm thuộc Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM giai đoạn 2021 – 2025. Và Đắk Nông là 1 trong 12 tỉnh trong cả nước và là tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên được lựa chọn với mô hình “Phát triển du lịch cộng đồng bon Pi Nao tại xã Nhân Đạo, huyện Đăk R’lấp”. Bên cạnh đó, Phát triển du lịch trong xây dựng nông thôn mới là một trong 6 chuyên đề của giai đoạn 2021-2025. Du lịch nông thôn được coi là một lực đẩy mới cho xây dựng nông thôn mới Đắk Nông. Để hỗ trợ cho du lịch nông nghiệp được phát triển bền 137
  6. vững thì chính quyền tỉnh Đắk Nông đã đẩy mạnh các giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Đây được coi là một động lực để người dân chủ động, mạnh dạn tham gia xây dựng nông thôn mới ngay từ cơ sở. Các huyện tăng cường công tác chuyển giao, hướng dẫn khoa học kỹ thuật vào sản xuất, lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện các mô hình, dự án nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân và do đó du lịch nông nghiệp cũng sẽ được phát triển. Ngoài ra, Đắk Nông đã ban hành Kế hoạch số 693/KH- UBND, cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2025, với mục tiêu chiến lược là tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững; nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh nông sản gắn với chuỗi giá trị, xây dựng nông thôn mới; bảo vệ môi trường sinh thái; nâng cao thu nhập cho người nông dân; hướng đến nền nông nghiệp xanh thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế. Theo đó, tỉnh tập trung cơ cấu lại ngành nông nghiệp, chuyển đổi nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiệu quả, chất lượng. Ưu tiên năng lượng tái tạo: Đắk Nông là một trong những những địa phương có tiềm năng lớn về phát triển hệ thống năng lượng mặt trời, với điều kiện thời tiết nhiệt độ nắng nóng cao với số giờ nắng từ 2.000 đến 2.600 giờ/năm nên vài năm trở lại đây, nhiều nhà đầu tư về điện năng lượng mặt trời đã tìm đến để khai thác nguồn năng lượng vô tận này. Tháng 11/2020, ba dự án điện mặt trời tại tỉnh Đắk Nông đã được Thủ tướng chấp thuận bổ sung vào quy hoạch điện VII điều chỉnh, gồm: điện mặt trời Xuyên Hà (130MWp tại huyện Krông Nô), Ea T’ling (95MWp tại huyện Cư Jút) và Cư Knia (180MWp tại huyện Cư Jút) bên cạnh 2 nhà máy điện mặt trời đã có trước đó là : Dự án Nhà máy điện mặt trời Cư Jút (theo Quyết định số 1485/QĐ- UBND ngày 11/9/2017) và Dự án điện mặt trời Trúc Sơn (theo Quyết định số 454/QĐ-UBND ngày 02/4/2018). Ngoài ra thì người dân tại đây cũng được công ty Điện lực Đắk Nông tuyên truyền, khuyến khích đầu tư lắp đặt sử dụng vì lợi ích cho kinh tế và môi trường. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh không chỉ có các cơ quan, doanh nghiệp mà ngay cả hộ gia đình cũng bắt đầu quan tâm, tiếp cận và lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái để phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Sự liên kết phát triển du lịch bền vững của hợp tác xã: Với lợi thế về phát triển nông nghiệp, nhiều Hợp tác xã trong vùng đang đẩy mạnh liên kết để cùng phát triển. Việc liên kết đã giúp các hợp tác xã có thêm tiềm lực vốn đầu tư, kết nối đầu ra thuận lợi, tạo thêm nhiều dịch vụ du lịch hiệu quả. Các hợp tác xã này hiện đang đầu tư áp dụng khoa học công nghệ cao kết hợp phát triển du lịch sinh thái nhằm liên kết và khai thác thế mạnh, sản phẩm tiêu biểu của từng hợp tác xã nông nghiệp, từng đơn vị trên địa bàn tỉnh, từ đó tạo nét đặc trưng riêng của vùng. Điều này vừa đem lại nhiều trải nghiệm mới mẻ cho du khách khi được tham quan mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, mua sắm, thưởng thức nông sản đặc trưng, vừa gia tăng thu nhập cho các hộ nông dân trong hợp tác xã và còn góp phần nâng cao chỉ tiêu kinh tế cho tỉnh. Chú trọng ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp để phát triển bền vững: năm 2021 UBND tỉnh Đắk Nông đã công nhận 4 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn. Trong số này, có 2 vùng sản xuất hồ tiêu ứng dụng công nghệ cao ở huyện Đắk Song gồm xã Thuận Hà (416 ha) và xã Thuận Hạnh (1.133 ha) Hai vùng còn lại là vùng sản xuất cà phê tại xã Thuận An (Đắk Mil), với diện tích 335 ha và vùng sản xuất lúa tại xã Buôn Choáh (Krông Nô), diện tích gần 550 ha. Đây là những cố gắng của tỉnh trong việc thực hiện Đề án phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2030, định hướng đến năm 2035. 138
  7. 2.4.2 Khó khăn: Nguồn nhân lực trong ngành du lịch thiếu về số lượng lẫn chất lượng. Xu hướng du lịch nông nghiệp được du khách nước ngoài tích cực đón nhận, tuy nhiên vì những bất đồng ngôn ngữ giữa du khách ngoại quốc và hướng dẫn viên địa phương, chủ trang trại mà các giao dịch buôn bán nông sản, tour du lịch tại đây còn hạn chế. Thiếu nhân lực dẫn đến sự phục vụ khách hàng trong khâu lưu trú, ăn uống còn nhiều sơ suất. Bên cạnh đó, sự hạn chế nguồn nhân lực trong du lịch tại đây sẽ gây ra sự lỏng lẻo trong việc tuyên truyền, quản lý các hoạt động của du khách với môi trường, cảnh quan thiên nhiên. Ngày nay, lao động trẻ có nhiều sự lựa chọn việc làm nên dễ bị hấp dẫn bởi những công việc không cần tốn thời gian học tập dài, không cần đào tạo kỹ năng nhiều bậc như ngành du lịch, do đó các công việc như buôn bán, công nhân, văn phòng ở thành phố, ngoài tỉnh sẽ hấp dẫn hơn… Hiện nay những chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế tuần hoàn Việt Nam nói chung và ở Đắk Nông nói riêng là không nhiều, Việt Nam cũng chưa được đào tạo và chưa có chuyên ngành đào tạo lĩnh vực kinh tế tuần trong du lịch nông nghiệp. Vì thế, đội ngũ chuyên gia có thể giải quyết hoàn hảo các công đoạn từ lúc thu gom đến lúc tái chế và đưa vào tái sử dụng thì hiện nay chưa thể thực hiện được. Du lịch ở hầu hết các tỉnh thuộc Tây Nguyên, đặc biệt là Đắk Nông vẫn đang thiếu sự liên kết vùng. Mặc dù các hợp tác xã trong vùng đã liên kết các hoạt động tạo sự mới mẻ hơn cho du khách nhưng chưa có sự đồng bộ mà chỉ là hoạt động tự chủ trương, chưa có sự chung tay của các địa phương lân cận. Sự liên kết giữa Đắk Nông với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và khu vực Nam Trung bộ để hình thành các tour, tuyến du lịch đặc thù, hấp dẫn còn yếu. Điều đó dẫn đến các sản phẩm du lịch chưa phong phú, đa dạng để tạo được nét khác biệt để hấp dẫn khách du lịch. Quan điểm về kinh doanh du lịch truyền thống chưa được gỡ bỏ, triệt tiêu. Sự khai thác tài nguyên du lịch, nông nghiệp theo lối truyền thống vẫn còn ăn sâu trong suy nghĩ của đại bộ phận người dân. Có thể thấy rằng, việc áp dụng nền kinh tế tuần hoàn trog du lịch nông nghiệp để đối phó với sự biến đổi khí hậu và sự khan hiếm tài nguyên là không hề dễ dàng. Thật sự khó khăn để gỡ bỏ quan điểm ủng hộ nền kinh tế tuyến tính nếu không có sự đồng lòng của chính quyền, người dân và du khách. Cụ thể hơn, một khi doanh nghiệp du lịch, chủ trang trại muốn nâng cao ý thức của du khách cho sự bảo vệ môi trường cho du khách và kéo dài vòng đời của nguyên vật liệu thì cũng đồng nghĩa với việc các bên phải thay đổi mô hình kinh doanh tuyến tính truyền thống. Chẳng hạn, các phương tiện di chuyển phải thay đổi từ xe chạy xăng sang xe chạy điện, xe đạp, trekking nhằm hạn chế mức phát thải khí CO2, các hoạt động liên quan đến giấy tờ trong ký kết hợp đồng du lịch cần phải áp dụng công nghệ cao đồng bộ để tiết kiệm giấy; các khâu sinh hoạt của du khách từ việc sử dụng điện, nước, rác thải phải có tiêu chuẩn định mức, nước thải cần đầu tư máy móc để chuyển sang giá trị sử dụng trong mục đích khác, nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tái tạo và phân loại rác thải, thậm chí chủ trang trại phải thay đổi tính chất liệu của vật dụng để hướng xử lý rác thải được dễ dàng hơn; thực phẩm phục vụ du khách phải sạch với các tiêu chuẩn liên quan; sản phẩm của nhà vườn phải áp dụng công nghệ cao để hạn chế phân bón hóa học, thuốc trừ sâu; cơ sở lưu trú nên ưu tiên trang bị các sản phẩm phục vụ cho du khách theo hướng thân thiện môi trường, xây dựng bằng các vật liệu gần gũi tự nhiên, hạn chế tình trạng bê tông hóa,..vv Những điều trên sẽ vô hình chung làm ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động mang tính lợi ích của các ngành sản xuất và gia tăng chi phí cho các chủ trang trại du lịch. Điều này đòi hỏi họ phải tìm đến các thị trường vốn để tài trợ, hỗ 139
  8. trợ cho các dự án tuần hoàn này được thực hiện ổn định và lâu dài, tránh tình trạng bỏ dở giữa chừng. Một khó khăn tồn tại song song đó là, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh vẫn chưa hiểu rõ hoàn toàn về nền kinh tế tuần hoàn, không phải doanh nghiệp nào cũng tán thành thực sự về mô hình du lịch nông nghiệp tuần hoàn mặc dù các giải pháp liên quan đến môi trường và xã hội là các nhân tố quyết định cốt lõi trong đầu tư được xem như một định hướng ưu tiên hiện nay. Đắk Nông là tỉnh có nền kinh tế phát triển còn tương đối, trong đó mức ngân sách cho các giải pháp công nghệ cao chưa có nhiều. Tỉnh vẫn đang ưu tiên nguồn vốn và huy động đầu tư cho các dự án liên quan về du lịch thuần túy và khai thác các khoáng sản là chủ yếu. Vì thế mà ngành công nghiệp tái chế các loại chất thải từ hoạt động du lịch vẫn chưa được đầu tư nghiêm túc và lâu dài vì tốn rất nhiều kinh phí đầu tư. Chẳng hạn như trước khi tái chế chất thải, cần phải trải qua sự phân loại và làm sạch chất thải trước khi tái sản xuất lại, công đoạn này cần nguồn nhân lực cũng như các giải pháp chuyên sâu đúng đắn để tránh khỏi sự tiêu cực, kêu gọi đầu tư nhưng lại bỏ lở giữa chừng do vướng phải các yếu tố pháp lý. Ngoài ra, nhận thức của người dân địa phương hạn chế. Người dân địa phương với kiến thức có hạn về quy trình phân loại, xử lý, tái chế rác thải dễ dẫn đến các hành động tự phát, điển hình là tự đốt hoặc chôn lấp rác ở tầng đất nông, đổ chất thải xuống sông suối, tập kết tại những địa điểm tự phát, sử dụng tràn lan các sản phẩm khó phân hủy, cung cấp các sản phẩm thiếu thân thiện cho khách du lịch trong ăn uống, lưu trú, di chuyển. 2.5 Một số khuyến nghị, giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn trong du lịch nông nghiệp tại tỉnh Đắk Nông Du lịch nông nghiệp được xem là một loại hình phát triển du lịch bền vững bởi những lợi ích mà loại hình này mang lại cho ngành du lịch, nông nghiệp và cộng đồng tỉnh Đắk Nông. Sự liên kết giữa du lịch và nông nghiệp đem lại sự đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, phát triển ổn định thị trường tiêu thụ nông sản cũng như giải quyết bài toán thất nghiệp thời vụ của lao động vùng nông thôn. Tuy nhiên có thể dễ dàng nhận thấy với tình trạng kinh tế còn nhiều thách thức để phát triển thì những giải pháp mang tính thực tế và hiệu quả cho loại hình du lịch nông nghiệp tuần hoàn còn rất hạn chế tại Đắk Nông. Trong giai đoạn hiện nay, chỉ nên tập trung vào một vài giải pháp để giải quyết vấn đề cốt lõi trước khi phát triển nhân rộng mô hình này, một vài khuyến nghị như sau: Thứ nhất, Đắk Nông cần quy hoạch lại các điểm du lịch nông nghiệp sinh thái dựa trên định hướng tuần hoàn, không nên chạy theo hướng tuyên truyền ồ ạt về du lịch nông nghiệp, dẫn đến nhà nhà làm du lịch nông nghiệp với sản phẩm tự có mà không hề có sự đầu tư đúng mức. Điều này sẽ càng tạo ra sự mất lòng tin với du khách gần xa. Cho nên tỉnh cần quy hoạch lại dựa trên các tính chất: 1. Tính giải trí: chủ yếu nên quy hoạch ở các khu vực ngoại ô, cách xa thành thị để tạo ra môi trường sinh thái tốt hơn cho trang trại và sự thoải mái hơn cho khách du lịch khi không có ùn tắc giao thông, gia tăng khí thải, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm cảnh quan kiến trúc. 2. Thắng cảnh: khai thác trong phạm vi các danh lam thắng cảnh nổi tiếng và phải kết hợp với văn hóa đặc trưng tại đây để nhắc đến Đắk Nông là nhắc về bản sắc văn hóa riêng, không lẫn lộn với Buôn Mê Thuột hoặc một tỉnh thuộc Tây Nguyên nào khác. 3. Mô hình trải nghiệm: trong đó đó có thể chia thành 2 hướng, một là trải nghiệm hoạt động truyền thống: nhà vườn làm du lịch có thể trồng nhiều loại cây đa dạng phù hợp với thổ nhưỡng nhằm thu hút khách du lịch đến trải nghiệm các hoạt động như làm nông, hái quả; hoặc tham quan quy trìn các loại gia súc gia cầm, thủy sản phục vụ cho việc ăn uống tại trang trại mà trong đó du khách 140
  9. được tự tay chế biến để cảm nhận độ tươi ngon của thực phẩm. Hướng còn lại sẽ đòi hỏi sự đầu tư phức tạp hơn, trong đó Internet vạn vật (IOT) được trang bị nhằm giúp du khách truy cập trực tiếp vào các trang trại để cảm nhận trực quan, giác quan các sản phẩm nông nghiệp tại đó và truy xuất được nguồn gốc của cây trồng vật nuôi một cách dễ dàng. Qua đó các giao dịch mua bán hàng nông sản sẽ gia tăng vừa đem lại lợi nhuận cho nông dân vừa mang lại trải nghiệm hài lòng cho du khách. Thứ hai, tiếp tục triển khai năng lượng tái tạo khi mà Đắk Nông vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển hạng mục này thông qua các dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời và điện gió vì theo số liệu nghiên cứu của Viện năng lượng, tiềm năng kỹ thuật điện mặt trời của mặt đất của Đắk Nông là trên 59.000MW. Tiềm năng điện gió khoảng 8.300 MW (Thanh Hà 2023). Tuy nhiên, nếu Chính quyền có sự đồng hành và hỗ trợ chi phí cũng như khuyến khích người dân, nông dân lắp đặt thì hiệu quả tiết kiệm năng lượng điện truyền thống sẽ tăng lên đáng kể. Hiện nay các dự án nhà máy điện gió vẫn đang đứng chựng do vướng nhiều pháp lý, cần nhanh chóng tháo gỡ để tận dụng tiềm năng thiên nhiên hiệu quả. Thứ ba, chủ trang trại nên thay đổi các sản phẩm trong trang trại phù hợp với thời vụ, thời tiết nhằm tao ra sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh nhằm thúc đẩy sự cố gắng hướng đến ngành du lịch có đạo đức và trách nhiệm hơn. Nông dân đóng vai trò như doanh nhân để định hướng trang trại phát triển theo hướng riêng bằng kiến thức chuyên môn. Giải pháp cuối cùng liên quan đến giải quyết những thực trạng liên quan đến rác thải hiện nay. Muốn đưa chất thải vào quy trình tái chế trong tương lai gần thì phải giải quyết được bài toán xử lý lượng rác thải đang có xu hướng quá tải tại đây khi mà công suất của các nhà máy xử lý rác chỉ hoạt động được một nửa so với khối lượng rác thải ra hàng ngày. Ngân sách của tỉnh nên được xem xét cho việc sử dụng vào đầu tư nhà máy xử lý rác thải hiệu năng cao, trả lại môi trường sinh thái ổn định cho người dân địa phương thì từ đó việc phát triển du lịch nông nghiệp mới có cơ sở để phát triển theo xu hướng tuần hoàn. 3. Kết luận Nghiên cứu đã đánh giá tình hình thực tế ở Đắk Nông liên quan đến khả năng chuyển đổi sang hướng tuần hoàn của du lịch nông nghiệp. Bài viết đã chỉ ra rằng, Đắk Nông có khá nhiều tiềm năng để chuyển đổi du lịch nông nghiệp sang định hướng phát triển tuần hoàn. Du lịch nông nghiệp không chỉ đưa người dân thành thị đến gần với cuộc sống nông dân, mà còn mang lại lợi ích kinh tế giá trị. Một mặt, nó tạo ra những kỷ niệm lâu dài cho khách du lịch với một môi trường không ô nhiễm, yên tĩnh và nơi ở yên bình. Với Đắk Nông, những trang trại và khu du lịch sinh thái cần phải thiết lập đa chức năng trong việc duy trì không gian xanh công cộng, bảo tồn cảnh quan và môi trường, sử dụng năng lượng thay thế, hạn chế khối lượng chất thải và đóng góp tổng thể vào sự phát triển nông thôn của lãnh thổ, đồng thời tăng tiềm năng du lịch tại đây. TÀI LIỆU THAM KHẢO CECR. 2023. “Circular economy and linear economy”. Truy cập ngày 10/09/2023. https://cecr.vn/en/circular-economy-and-linear-economy/ Ellen MacArthur Foundation. 2022. “Circular economy introduction”. Truy cập ngày 10/09/2023 https://ellenmacarthurfoundation.org/topics/circulareconomy- introduction/overview 141
  10. Ingrassia, M., Altamore, L., Bellia, C., Grasso, G. L., Silva, P., Bacarella, S., et al. 2022. Visitor's motivational framework and wine routes' contribution to sustainable agriculture and tourism. Sustainability 14, 12082. Phạm Hoài. 2023. “Đắk Nông: khai thác tiềm năng đất nông nghiệp để giảm nghèo”. Truy cập ngày 18/09/2023. https://dttg.baotainguyenmoitruong.vn/dak-nong-khai-thac-tiem-nang- dat-nong-nghiep-de-giam-ngheo-361458.html Phan Hòa. 2023. Khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch Tây Nguyên. Truy cập ngày 15/09/2023. https://nhandan.vn/khai-thac-tiem-nang-loi-the-de-phat-trien-du-lich-tay- nguyen-post772353.html Save our sea. 2020. “Save our seas 2.0 act: Public law 116–224-Dec. 18, 2020”. Schilling, B.J., Infante-Casella, M., Komar, S.J., & Bamka, W.J. (2019). Special Study: agri-tourism as a strategy for farm economic development in New Jersey, USA: opportunities and cautions for farmers. Rural Policies and Employment: Transatlantic Experiences, 373. Thanh Hà. 2023. Nỗi niềm năng lượng tái tạo ở Đắk Nông. Truy cập ngày 18/09/2023. https://baodaknong.vn/noi-niem-nang-luong-tai-tao-o-dak-nong-152198.html UBND Đắk Nông.2020. Quyết định số 1731/QĐ-UBND ký ngày 18/11/2020 ban hành danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2020-2025. Whitfield, S., Challinor, A. J., and Rees, R. M. (2018). Frontiers in climate smart food systems: outlining the research space. Front. Sustain. Food Syst. 2, 2. doi: 10.3389/fsufs.2018.00002 THÔNG TIN TÁC GIẢ Họ và tên: Nguyễn Hồng Quyên Học hàm, học vị: Thạc sĩ Cơ quan công tác: Đại học Thủ Dầu Một Chức vụ: giảng viên Địa thoại: 0819 022 197 Email: quyennh@tdmu.edu.vn Địa chỉ: 06 Trần Văn Ơn, Phú Hòa, Thủ Dầu Một, Bình Dương 142
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2