Một số góp ý xây dựng án lệ về các căn cứ xác định mức lãi suất điều chỉnh trong quan hệ hợp đồng tín dụng
lượt xem 2
download
Bài viết dựa vào Điều 2 của Nghị quyết như viện dẫn, từ đó phân tích dưới góc độ pháp lý, ngân hàng làm định hướng cho việc xây dựng một án lệ về căn cứ xác định mức lãi suất điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng, vốn dĩ vẫn đang là lỗ hổng trong thực tiễn giao dịch và giải quyết tranh chấp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số góp ý xây dựng án lệ về các căn cứ xác định mức lãi suất điều chỉnh trong quan hệ hợp đồng tín dụng
- MỘT SỐ GÓP Ý XÂY DỰNG ÁN LỆ VỀ CÁC CĂN CỨ XÁC ĐỊNH MỨC LÃI SUẤT ĐIỀU CHỈNH TRONG QUAN HỆ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TS. LS Lương Khải Ân Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh TS. Nguyễn Đức Vinh Trường Đại học Ngoại thương – Cở sở II Dẫn nhập: Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ban hành ngày 18/6/2019 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ đã đề ra các tiêu chí lựa chọn án lệ. Theo đó, Điều 2 Nghị quyết quy định như sau: “1. Có giá trị làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau, phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể hoặc thể hiện lẽ công bằng đối với những vấn đề chưa có điều luật quy định cụ thể; 2. Có tính chuẩn mực; 3. Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử”. Việc lựa chọn một bản án đã được các cấp Tòa án xét xử để nghiên cứu, phát triển thành án lệ (Điều 3 của Nghị quyết), đáp ứng đầy đủ các tiêu chí viện dẫn trên gặp phải không ít khó khăn. Đặc biệt là trong vấn đề xác định mức lãi suất được điều chỉnh phù hợp với từng bối cảnh kinh tế cần phải được thống nhất trong nhận thức, có tính khoa học. Do đó, nhóm tác giả bài viết dựa vào Điều 2 của Nghị quyết như viện dẫn, từ đó phân tích dưới góc độ pháp lý, ngân hàng làm định hướng cho việc xây dựng một án lệ về căn cứ xác định mức lãi suất điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng, vốn dĩ vẫn đang là lỗ hổng trong thực tiễn giao dịch và giải quyết tranh chấp. Từ khóa: án lệ, lẽ công bằng, mức lãi suất, điều chỉnh lãi suất, hợp đồng tín dụng. 1. Cơ sở lý luận về căn cứ xác định mức lãi suất điều chỉnh trong quan hệ hợp đồng tín dụng 1.1. Biến động lãi suất đặt ra trách nhiệm dự phòng rủi ro qua các căn cứ xác định mức lãi suất điều chỉnh hợp lý (1) Sự thay đổi lãi suất là tất yếu trên thị trường tiền tệ “Lãi suất” được đề cập trong lĩnh vực ngân hàng với ý nghĩa là giá cả khoản vay,1 thước đo để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, cũng như các nhu cầu vốn trên thị trường tiền tệ. Thật vậy, với sự chi phối của quy luật cung cầu vốn, lãi suất luôn có những biến động khó lường. Điều này cũng đặt ra những thách thức đối với các nhà làm luật trong việc ban hành các quy định hạn chế rủi ro về lãi suất thông qua các chính sách điều tiết của Nhà nước cũng như trao quyền cho các tổ chức tín dụng tự quyết định cơ chế tính lãi suất hợp lý trong quan hệ với khách hàng được cấp tín dụng. Kể cả khi có những biến động lớn trên thị trường tiền tệ, những thay đổi về lãi suất được 1 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2015), Giáo trình Luật Ngân hàng, Nxb. Hồng Đức tr. 305 6
- các bên thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng cũng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Tong quan hệ tín dụng ngân hàng, với bản chất là kênh cung ứng vốn cho nền kinh tế, ngân hàng thực hiện chức năng chính là “đi vay để cho vay” 2. Quan hệ này được hiện diện dưới hình thức pháp lý là các hợp đồng tín dụng được ký kết giữa một bên là các tổ chức tín dụng với bên kia là các khách hàng vay. Trong đó, điều khoản về lãi suất chính là điều khoản cơ bản, bắt buộc phải có ghi rõ mức lãi, kỳ hạn áp dụng để bảo đảm thực thi. Mức lãi suất cao hay thấp thể hiện qua các hợp đồng này tuy được các bên tự nguyện thỏa thuận nhưng phần nào cũng phản ánh lợi nhuận thu được sau khi xét đến các chi phí họ đã bỏ ra (giá vốn). Do đó, những thay đổi về lãi suất cần dựa vào các căn cứ pháp lý cụ thể trong đó có tính đến dự phòng những rủi ro thông qua các biện pháp nghiệp vụ, pháp lý. Đặc biệt, là đối với các tổ chức tín dụng với tư cách là bên cho vay, luôn chủ động trong việc lựa chọn khách hàng và giao kết hợp đồng tín dụng, ấn định mức lãi suất. (2) Dự phòng rủi ro lãi suất bằng chính lãi suất điều chỉnh trong giao dịch tín dụng Khác với lãi suất trong giao dịch dân sự, các quy định về lãi suất trong quan hệ tín dụng ngân hàng còn chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố có thể gây ra những thiệt hại cho tổ chức tín dụng bất kỳ lúc nào nếu không tính toán kỹ lưỡng. Do đó, thỏa thuận này (lãi suất) cũng phải thể hiện được những căn cứ để hạn chế thiệt hại có thể xảy ra, cho dù các nhà làm luật trao quyền cho các bên tự nguyện thỏa thuận và thống nhất áp dụng các mức lãi suất. Điều này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trong khoa học và thực tiễn giao kết hợp đồng tín dụng theo các điểm sau đây: - Khoa học ngân hàng, điều chỉnh rủi ro về lãi suất trong hợp đồng tín dụng được xem như là một dạng rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Joel Bessis trong tác phẩm “Quản trị rủi ro tín dụng” (Risk Management in Banking) đã có những phân tích sâu sắc về những rủi ro nếu ngân hàng áp dụng lãi suất cố định: “Một người vay với lãi suất cố định đối mặt với lãi suất đó tăng, khi đó người cho vay phải chịu chi phí cơ hội – chi phí là không thể cho vay với lãi suất cao hơn”3. Đồng nghĩa rằng, quyết định lựa chọn điều chỉnh lãi suất gần như là một yêu cầu bắt buộc đối với tổ chức dụng, khi đó mới ràng buộc cụ thể trách nhiệm của các bên tham gia quan hệ hợp đồng này. - Thực tiễn tại các ngân hàng thương mại, vấn đề rủi ro lãi suất cũng luôn được chú ý đặt ra, đó là “rủi ro khi nguồn tiền trong tương lai của công cụ tài chính diễn biến bất thường do những biến động của lãi suất thị trường”4. Điều này càng tiếp tục khẳng định rằng, điều chỉnh lãi suất là không thể thiếu được trong các hợp đồng tín dụng, nhất là đối với các khoản vay dài hạn vốn dĩ thường có nhiều rủi ro khó lường hơn do những biến động của thị trường khó dự đoán đúng. 2 Thuật ngữ này sử dụng phổ biến trong khoa học ngân hàng nhằm xác định bản chất kinh tế: khai thác các nguồn lợi vốn để mở rộng tín dụng (Xem: Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Tổ chức hợp tác kỹ thuật Cộng hòa liên bang Đức (1997), Pháp luật về Ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại các nước, Nxb. Thế giới (Hà Nội), tr. 67 3 Joel Bessis (Bản dịch của Trần Hoàng Ngân, Đinh Thế Hiển), Risk Management in Banking (Quản trị rủi ro trong ngân hàng), Nxb. Lao động xã hội, tr. 108 4 Thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất tháng 12/2017 của Ngân hàng Vietcombank, tr. 58 7
- Qua đó cũng cho chúng ta thấy rằng, điều chỉnh lãi suất trong hợp đồng tín dụng ngân hàng có những khác biệt cơ bản so với lãi suất trong quan hệ hợp đồng vay tài sản. Các quy định của pháp luật dân sự chỉ quy định chung chung trần lãi suất cho phép các bên áp dụng. Việc có áp dụng quy định điều chỉnh lãi suất và mức lãi suất điều chỉnh hay không do các bên tự quyết định trong phạm vi, khuôn khổ cho phép, không cần đặt ra các căn cứ xác định mức lãi suất điều chỉnh như trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng. 1.2. Các tiêu chí xác định mức lãi suất điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng Lý thuyết về lãi suất chỉ rõ, tự do lãi suất là định hướng mang tính chiến lược, loại bỏ những áp lực can thiệp của nhà nước bằng các biện pháp hành chính lên lãi suất.5 Chủ trương này được ghi nhận cả trong quan hệ dân sự và ngân hàng. Song chính đặc thù quan hệ pháp lý tín dụng dân sự, ngân hàng vốn dĩ có những khác biệt cơ bản nên tự do lãi suất cũng có những khác biệt. Tuy vậy, mục tiêu chính là vẫn nhằm hướng đến quyền tiếp cận vốn, hiệu quả, hiệu lực của hợp đồng tín dụng (ngân hàng). Điều này cũng đặt ra việc xác định các căn cứ điều chỉnh lãi suất như thế nào mới phù hợp, đáp ứng yêu cầu về mức lãi suất điều chỉnh rõ ràng có thể tính toán được, bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách hàng đi vay như đúng nghĩa6: (i) Lãi suất điều chỉnh phải thể hiện được chi phí và lợi nhuận của tổ chức tín dụng, hiệu quả cho các nhà đầu tư vào ngân hàng. Các căn cứ điều chỉnh lãi suất phải ấn định cụ thể như viện dẫn, không được ghi chung chung thiếu căn cứ để xác định mức lãi như hợp đồng tín dụng của một ngân hàng có ghi: “Lãi suất trong hạn sau điều chỉnh được tính trên cơ sở giá vốn tại ngày điều chỉnh lãi suất cộng với biên độ ….%”.7 Trường hợp hợp đồng tín dụng cố ý loại bỏ các điều kiện này thì bắt buộc phải áp dụng theo các quy định của pháp luật, giải quyết theo hướng bảo đảm quyền lợi của người vay. Do vậy, chi phí khoản vay cũng phải xét đến lãi suất tiền gửi tiết kiệm được công khai minh bạch và các chi phí quản lý vận hành hoạt động ngân hàng được chứng minh và với mức lợi nhuận phù hợp. Tổ chức tín dụng không được tự ý ấn định các căn cứ xác định mức lãi suất điều chỉnh thiếu minh bạch, áp đặt, bất lợi cho người vay dưới bất kỳ hình thức nào. (ii) Điều chỉnh mức lãi suất về nguyên tắc không được quá thấp hoặc quá cao trên thị trường nhằm bảo đảm quyền tiếp cận vốn của người vay, dòng vốn tín dụng được đưa vào hoạt động kinh doanh, tiêu dùng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, các chính sách an sinh xã hội. Do đó, các căn cứ này phải đảm bảo tính hợp lý của lãi suất cũng như đặt thù trong từng hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng. Lãi suất khó có thể có sự đồng 5 Đây là chủ trương của Đảng ghi tại Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phương hướng nhiệm vụ kinh tế xã hội 5 năm 2006 – 2010 về việc “Thực hiện chính sách lãi suất thỏa thuận theo nguyên tắc thị trường” 6 Điều 10 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017 quy định bảo vệ quyền lợi của khách hàng như sau: “4. Thông báo công khai lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ, các quyền, nghĩa vụ của khách hàng đối với từng loại sản phẩm, dịch vụ đang cung ứng;” 7 Xem: Mẫu hợp đồng tín dụng Ngân hàng TQ chi nhánh TP.HCM, https://www.bankofchina.com.vn/pic/bocappd/vietnam/201712/P020171226567505556727.pdf, truy cập ngày 21/11/2021 8
- nhất giữa các tổ chức tín dụng làm triệt tiêu quy luật cạnh tranh của thị trường tín dụng, nhưng không vì thế điều chỉnh lãi suất thiếu hợp lý. Vì vậy, điều chỉnh lãi suất trong quan hệ hợp đồng tín dụng là thực tế khách quan, phù hợp với những biến động của thị trường tiền tệ, nhu cần vốn giữa các bên luôn có những thay đổi. Qua đó, lãi suất mới đi vào thực tiễn các giao dịch theo đúng nguyên tắc minh bạch và công bằng mang đến quyền lợi của tổ chức tín dụng và cả quyền lợi của người vay. Trong cơ chế này, thỏa thuận điều chỉnh lãi suất phải tránh tình trạng hợp đồng tín dụng do tổ chức tín dụng chủ động soạn thảo tự ấn định các điều khoản có lợi cho mình, không phát huy hiệu quả của các mức lãi suất điều chỉnh như đúng nghĩa. 2. Đánh giá thực trạng quy định của pháp luật về căn cứ xác định mức lãi suất điều chỉnh qua thực tiễn hợp đồng tín dụng và hoạt động xét xử của tòa án 2.1. Đối với việc điều chỉnh lãi suất trong quan hệ hợp đồng tín dụng Thỏa thuận của các bên về lãi suất cũng là đặc trưng riêng biệt của quan hệ tín dụng ngân hàng. Thật vậy, Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017 quy định về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng như sau: “2. Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật”. Quy định theo điều luật này cũng cho thấy những khác biệt cơ bản về mức lãi suất thỏa thuận đạt được, so với quy định theo pháp luật dân sự ấn định mức trần lãi suất (20%/năm), vượt quá mức này là trái pháp luật.8 Song như thế không có nghĩa là các bên (tổ chức tín dụng và khách hàng vay) tự do hoàn toàn trong việc thỏa thuận lãi suất, mà phải tuân thủ những giới hạn nhất định. Đó chính là các căn cứ xác định mức lãi suất điều chỉnh được thỏa thuận ghi trong hợp đồng tín dụng, phù hợp quy định của pháp luật.9 Thực tiễn áp dụng cho thấy vấn đề này vẫn chưa phát huy hiệu quả, vì phần lớn các cấp tòa án gặp không ít khó khăn trong việc xác định căn cứ và mức lãi suất điều chỉnh theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng tín dụng. Đây cũng là lý do Tòa án nhân dân tối cao từng ban hành Án lệ số 08/2016/AL về việc xác định lãi suất, điều chỉnh lãi suất trong hợp đồng tín dụng áp dụng cả trong giai đoạn xét xử và cho đến khi thi hành xong (còn gọi là “Án lệ số 08/2016/AL”).10 Theo nội dung Án lệ này thì Ngân hàng thương mại cổ phần NTVN - Chi nhánh TL (ngân hàng) và Công ty cổ phần Dược phẩm K (Công ty K) ký kết 04 (bốn) HĐTD, được bảo đảm bằng tài sản là quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Do Công ty K chỉ mới trả được một phần tiền nợ gốc và nợ lãi, ngân hàng khởi kiện yêu cầu tòa án buộc 8 Xem: Khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 9 Điều 7 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ban hành ngày 11/1/2019 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định: “2. Khi giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, Tòa án áp dụng quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Luật Các tổ chức tín dụng để giải quyết mà không áp dụng quy định về giới hạn lãi suất của Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác định lãi, lãi suất.” 10 Xem: Quyết định số 698/QĐ-CA ban hành ngày 17/10/2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công bố án lệ 9
- Công ty K phải thanh toán số tiền còn nợ là 8.197.957.837 đồng (Trong đó: nợ gốc là 5.457.000.000 đồng, nợ lãi trong hạn là 397.149.467 đồng, nợ lãi quá hạn tính đến ngày xét xử sơ thẩm là 2.343.808.370 đồng) và xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ… Bản án sơ thẩm số 32/2011/KDTM-ST ngày 24/3/2011, Tòa án quyết định: “1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện… Buộc Công ty K có trách nhiệm phải trả cho ngân hàng tổng số tiền nợ gốc và lãi là 8.197.957.837 đồng. 2. Không chấp nhận yêu cầu của ngân hàng đòi phát mãi các tài sản là giá trị quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất…”. Tại Bản án phúc thẩm số 148/2011/KDTM-PT ngày 17/8/2011, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại HN tuyên sửa Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 32/2011/KDTM-ST ngày 23 và 24/3/2011 về phần nghĩa vụ bảo lãnh… Buộc Công ty K phải có trách nhiệm thanh toán trả cho ngân hàng tổng số tiền nợ gốc và nợ lãi là 8.197.957.837 đồng, đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh để thu hồi nợ. Án lệ số 08/2016/AL có ghi giải pháp pháp lý như sau: “Đối với các khoản tiền vay của tổ chức ngân hàng, ngoài khoản tiền nợ gốc, lãi vay trong hạn, lãi vay quá hạn,… thì kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm Bên đi vay còn phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi quá hạn của số tiền nợ gốc chưa thanh toán, theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc này. Trường hợp trong hợp đồng tín dụng, các bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh lãi suất… Bên đi vay phải tiếp tục thanh toán cho Ngân hàng cho vay theo quyết định của tòa án cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự điều chỉnh lãi suất của ngân hàng cho vay”. Đây là tình huống pháp lý điển hình được các Tòa án vận dụng thường xuyên khi giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng. Án lệ số 08/2016/AL đã đặt ra vấn đề điều chỉnh lãi suất theo thỏa thuận hợp đồng, phù hợp với chính sách quản trị rủi ro về lãi suất, là minh chứng cho thấy trước khi Án lệ được ban hành vẫn còn sự khác biệt trong cách vận dụng giữa các cấp Tòa án. Tiếp đó, tại Điều 10 của Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ban hành ngày 11/1/2019 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân tối cao cũng đề cập quy định về điều chỉnh lãi suất như sau: “Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh lãi, lãi suất cho vay thì lãi, lãi suất cho vay được xác định theo thỏa thuận của các bên và văn bản quy phạm pháp luật quy định về lãi, lãi suất có hiệu lực tại thời điểm điều chỉnh lãi, lãi suất”. Song căn cứ xác định mức lãi suất điều chỉnh cụ thể thế nào để áp dụng như Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP và Án lệ số 08/2016/AL thì không được đề cập đến. Dựa vào thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng làm căn cứ giải quyết là chưa hiểu rõ những đặc thù của mức lãi suất điều chỉnh như bài viết có nêu. Vì vậy, có thể thấy Án lệ số 08/2016/AL và quy định theo Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP khó có thể thực hiện được. Đồng nghĩa rằng, hiệu quả của Án lệ và các quy định của luật hiện hành về điều chỉnh lãi suất vẫn chưa đạt được như mong đợi vì thiếu các căn cứ xác định mức lãi suất chuẩn mực. Thật vậy, áp dụng lãi suất cấp tín dụng được điều chỉnh theo định kỳ vẫn thường được các tổ chức tín dụng lựa chọn trước đây cũng như hiện nay, nhất là đối với các khoản vay dài hạn rủi ro lãi suất thường cao hơn các khoản vay ngắn hạn. Đây là yêu cầu 10
- mang tính bắt buộc, được thực hiện, chi phối bởi các chính sách vĩ mô của nhà nước, nên các tổ chức tín dụng phải quán triệt thực hiện. Song, các căn cứ xác định mức lãi suất do tổ chức tín dụng đơn phương công bố tại thời điểm giải ngân hoặc khi có tranh chấp có phù hợp với pháp luật hay không, rõ ràng các điều khoản của hợp đồng tín dụng vẫn chưa thể hiện rõ. Đây cũng là lý do chính cho thấy hiệu quả thực thi của quy định không cao như mong đợi. 2.2. Đối với căn cứ và mức lãi suất điều chỉnh trong quan hệ hợp đồng tín dụng Như được trình bày, lãi suất cho vay phải bảo đảm lợi nhuận của các tổ chức tín dụng, trong đó phải xét đến chi phí họ đã bỏ ra đối với một khoản vay cụ thể. Các căn cứ này có thể ước tính được mức lãi suất trong kỳ hạn vay. Pháp luật ngân hàng trước đây cũng như hiện nay không quy định nghĩa vụ của các tổ chức tín dụng phải công khai chính sách lãi suất cho vay và có biện pháp chế tài hữu hiệu nếu phát hiện một ngân hàng nào đó có sai phạm. Lợi dụng điều này, nhiều tổ chức tín dụng thiếu minh bạch trong việc cụ thể hóa các căn cứ điều chỉnh lãi suất. Vì vậy, quy định về điều chỉnh lãi suất phải có căn cứ, phương pháp tính cụ thể, minh bạch làm cơ sở tham chiếu khi cần thiết (cơ quan quản lý nhà nước thực hiện công tác thanh tra, giám sát; tòa án làm cơ sở, chứng cứ để giải quyết tranh chấp) mới phát huy tác dụng. Án lệ số 08/2016/AL đã nêu rõ phải áp dụng lãi suất khi có biến động trên thị trường nếu các bên có thỏa thuận điều chỉnh, ghi trong hợp đồng tín dụng. Giải pháp pháp lý được án lệ đưa ra: “… các bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh lãi suất cho vay theo từng thời kỳ của Ngân hàng cho vay… quyết định của tòa án cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự điều chỉnh lãi suất của ngân hàng cho vay” là phù hợp với quy định của pháp luật về thỏa thuận lãi suất, phù hợp với nghiệp vụ, thông lệ khi cho vay như đã được phân tích. Tuy vậy, sẽ không thể thực hiện được khi kinh tế có biến động, lãi suất thay đổi liên tục trong thời hạn vay (Chẳng hạn, có thời kỳ lãi suất cho vay dựa theo lãi suất cơ bản do NHNN ấn định. Theo đó chỉ trong thời gian ngắn, từ ngày 01/10/2008 đến ngày 22/12/2008, Ngân hàng nhà nước công bố 5 mức lãi suất cơ bản khác nhau từ 14%/năm xuống 13%/năm, 12%/năm, 11%/năm rồi về lại mức lãi suất thấp hơn 8,5%/năm), khi đó không có căn cứ xác định mức lãi suất điều chỉnh cụ thể. Thực tiễn tại các ngân hàng thương mại thường đưa ra các phương pháp điều chỉnh lãi suất theo định kỳ. Chẳng hạn, Quyết định số 10/TB-DAB-KHDN ngày 08/1/2018 của Ngân hàng thương mại cổ phần ĐA có ghi nguyên tắc áp dụng theo sau: Lãi suất điều chỉnh = lãi suất cơ sở + biên độ (trong đó lãi suất cơ sở là lãi suất huy động của tiết kiệm thông thường đối với tiền Việt Nam, hoặc lãi suất điều chuyển vốn theo nguyên tệ tương ứng với kỳ hạn cho vay đối với đô la Mỹ; biên độ đối với từng thời hạn vay từ 2% đến 4%/năm). Quy định này tương đối rõ ràng, dễ áp dụng song, để xác định lãi suất huy động tiết kiệm tại thời điểm điều chỉnh lãi suất nếu không minh bạch cũng sẽ khó áp dụng được. 11
- Vấn đề này được pháp luật hiện hành nêu lên nguyên tắc áp dụng lãi suất thấp nhất, có lợi cho bên vay nếu lãi suất điều chỉnh dẫn đến nhiều mức lãi suất cho vay khác nhau (khoản 5, Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ban hành ngày 30/12/2016 của Ngân hàng nhà nước quy định về hoạt động cho vay của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng), dựa trên lãi suất tiền gửi tiết kiệm và chi phí, lợi nhuận như hiện nay của các tổ chức tín dụng. Lãnh đạo Ngân hàng nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh cũng tiếp tục nhìn nhận, khẳng định cách tính lãi suất điều chỉnh có lợi cho bên vay, theo đó: “Ngân hàng phải lấy mức lãi suất thấp nhất của kỳ hạn 12 tháng để làm cơ sở xác định lãi suất của kỳ điều chỉnh”11 theo nhóm tác giả là phù hợp. Với những trình bày nêu trên, có thể thấy, ngành ngân hàng cũng đã nhìn nhận sự bất hợp lý về lãi suất điều chỉnh trong các hợp đồng tín dụng theo quy định hiện hành. Các căn cứ do tổ chức tín dụng đặt ra dựa theo tiền gửi tiết kiệm 12 tháng cộng biên độ được tính trên tỷ lệ phần trăm/năm. Trong khi đó, quy định lãi suất về tiền gửi tiết kiệm pháp luật không quy định rõ, nên khó có thể xác định mức lãi suất của kỳ điều chỉnh nhằm bảo vệ quyền lợi của người vay. Khi đó, ý nghĩa của lãi suất điều chỉnh đúng với nhu cầu, quy luật thị trường không đạt được như mong muốn của các nhà làm luật. Tóm lại, các căn cứ xác định mức lãi suất điều chỉnh hiện nay được ghi nhận trong các hợp đồng tín dụng trong thực tiễn không thống nhất. Điều này cũng là bình thường vì mỗi tổ chức tín dụng có chính sách tín dụng và lãi suất không đồng nhất. Vấn đề đặt ra là, các tổ chức tín dụng phải minh bạch trong các chính sách về lãi suất cho vay để làm căn cứ tính mức lãi suất điều chỉnh. Đó còn là căn cứ giúp cho các khách hàng vay hiểu đúng hơn về giá trị của khoản vay, cũng như sẵn sàng hợp tác với tổ chức tín dụng điều chỉnh lãi suất khi cần thiết, tránh những hoài nghi dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện kéo dài. 3. Những khuyến nghị Với những nhận thức như trên minh chứng cho thấy các quy định theo pháp luật ngân hàng Việt Nam vẫn còn thiếu các căn cứ xác định mức lãi suất điều chỉnh. Trong khi đó, việc đề cập các căn cứ này trong các hợp đồng tín dụng qua thực tiễn cho thấy không rõ ràng hoặc thiếu thống nhất, không có hiệu quả thiết thực. Nhóm tác giả khuyến nghị các giải pháp khắc phục như sau: Một là, các quy định theo Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP chỉ ghi nhận hoạt động điều chỉnh lãi suất trong quan hệ hợp đồng tín dụng mang tính nguyên tắc. Việc áp dụng quy định này vào thực tiễn, giải quyết căn cơ quyền lợi của các bên khi lãi suất trên thị trường tiền tệ có biến động vẫn không phát huy hiệu quả như mong đợi. Đây cũng là nguyên nhân cho thấy rằng, cho dù các bên có thỏa thuận điều chỉnh lãi suất nhưng vẫn không thể áp dụng được qua thực tiễn xét xử, phần lớn gây bất lợi cho người vay. Điều này cho thấy rằng, cần thiết phải xây dựng án lệ về căn cứ xác định mức lãi suất điều chỉnh nhằm định hướng giải quyết tranh chấp cũng như đem lại công bằng cho người vay. 11 Trích phát biểu của ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó Giám đốc Ngân hàng nhà nước, Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh. Nguồn: AH, Người đi vay được lợi hơn, Báo Tuổi trẻ ngày 18/3/2017, số 69/2017 (8608), tr. 7 12
- Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay đại dịch Covid-19 đang tác động mạnh đến mọi mặt của đời sống kinh tế, các quy định về điều chỉnh lãi suất cần được hiện thực hóa để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người vay đang lâm vào hoàn cảnh bất khả kháng, mất khả năng trả nợ, rất cần có các căn cứ pháp lý xác định lãi suất điều chỉnh để vận dụng. Điều này cũng đồng thời khắc phục những hạn chế Án lệ số 08/2016/AL, tiếp tục duy trì ổn định trong hoạt động cho vay ngân hàng, nâng sức cạnh tranh của các tổ chức tín dụng. Hai là, căn cứ để xác định mức lãi suất điều chỉnh trước hết phải dựa trên thỏa thuận của các bên, theo lẽ công bằng, hợp pháp. Trường hợp các bên có thỏa thuận điều chỉnh lãi suất trước hết phải xem xét các căn cứ điều chỉnh lãi suất (từ đó hình thành các mức lãi cụ thể) để tính khi giải quyết tranh chấp, không được phép bỏ ngỏ như hiện nay. Thêm vào đó cần xem xét hợp đồng tín dụng là dạng hợp đồng theo mẫu do tổ chức tín dụng áp dụng cho toàn hệ thống đơn vị ngân hàng. Vì vậy, những căn cứ điều chỉnh không rõ ràng, trái pháp luật phải áp dụng căn cứ lãi suất điều chỉnh theo phương thức có lợi cho người vay như được phân tích. Theo đó phải áp dụng lãi suất tiết kiệm tại thời điểm điều chỉnh lãi suất theo kỳ hạn vay với mức lãi suất thấp nhất của kỳ tiết kiệm do tổ chức tín dụng đó ấn định. Mức lãi này làm căn cứ điều chỉnh so với lãi suất tiết kiệm tại thời điểm giao kết hợp đồng tín dụng. Tóm lại, lãi suất trong quan hệ hợp đồng tín dụng (thỏa thuận lãi suất) thể hiện rõ nét nhất của quyền tự do hợp đồng. Sự can thiệp của nhà nước vào quan hệ tín dụng chỉ thực hiện đối với những khoản vay vì mục tiêu, chính sách của nhà nước. Song, xuất phát từ những biến động của nền kinh tế, rủi ro lãi suất vẫn được các tổ chức tín dụng đặt ra, cần có cơ chế pháp lý vận dụng thống nhất, đúng với quy luật vận động của thị trường. Với những phân tích trên, bài viết đã làm rõ thực trạng quy định này vẫn còn nhiều bất cập, cần xây dựng và ban hành án lệ về căn cứ xác định mức lãi suất điều chỉnh, thống nhất áp dụng trong thực tiễn xét xử nhằm nâng cao trách nhiệm của các tổ chức tín dụng, bảo vệ quyền lợi của khách hàng vay./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phương hướng nhiệm vụ kinh tế xã hội 5 năm 2006 – 2010 về việc “Thực hiện chính sách lãi suất thỏa thuận theo nguyên tắc thị trường” 2. Bộ luật Dân sự năm 2015 3. Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017 4. Joel Bessis (Bản dịch của Trần Hoàng Ngân, Đinh Thế Hiển), Risk Management in Banking (Quản trị rủi ro trong ngân hàng), Nxb. Lao động xã hội 5. Quyết định số 698/QĐ-CA ban hành ngày 17/10/2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công bố án lệ 6. Quyết định Giám đốc thẩm số 14/2015/KDTM ban hành ngày 21/5/2015 của Tòa án nhân dân tối cao về việc “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” 13
- 7. Thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất tháng 12/2017 của Ngân hàng Vietcombank 8. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2015), Giáo trình Luật Ngân hàng, Nxb. Hồng Đức 9. Trích phát biểu của ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó Giám đốc Ngân hàng nhà nước, Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh. Nguồn: AH, Người đi vay được lợi hơn, Báo Tuổi trẻ ngày 18/3/2017, số 69/2017 (8608) 10. Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Tổ chức hợp tác kỹ thuật Cộng hòa liên bang Đức (1997), Pháp luật về Ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại các nước, Nxb. Thế giới (Hà Nội) 11. Mẫu hợp đồng tín dụng của Ngân hàng Trung quốc Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, https://www.bankofchina.com.vn/pic/bocappd/vietnam/201712/P0201712265675055567 27.pdf 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
HACCP: Hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
4 p | 425 | 74
-
Ứng dụng ma trận SWOT: Hình thành các ý tưởng chiến lược cho công ty cổ phần Kinh Đô
5 p | 529 | 26
-
Phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế - cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp
13 p | 203 | 22
-
Một số kiến nghị bổ sung, phát triển các quan điểm nêu trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về văn hóa
6 p | 314 | 16
-
Một số vấn đề về mô hình “đặc khu kinh tế” ở Việt Nam
4 p | 69 | 6
-
Thách thức mới đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam và một số gợi ý chính sách giai đoạn 2011 - 2020
9 p | 83 | 6
-
Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp: Số 06/2020
68 p | 54 | 5
-
Một số ý kiến đóng góp về tiêu chí, cách thức điều chỉnh quy hoạch phân khu nhằm phục vụ các dự án chỉnh trang đô thị khu vực dọc sông, kênh, rạch trên địa bàn TP.HCM
4 p | 35 | 5
-
Thực trạng thực hiện trách nhiệm giải trình trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh và kiến nghị
7 p | 37 | 5
-
Huy động nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng xã hội ở thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình
6 p | 16 | 4
-
Quyền lập hội trong Luật Quốc tế và pháp luật một số nước
7 p | 48 | 3
-
Dự thảo Luật Trồng trọt: Các nội dung cần sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện
5 p | 41 | 2
-
Góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng
5 p | 48 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn