intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số kết quả nghiên cứu về thủy sinh vật vùng cửa sông ven biển Vũng Tàu tới Trà Vinh phục vụ yêu cầu phát triển thủy sản

Chia sẻ: Nguyễn Thảo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

52
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc nghiên cứu tổng hợp về sinh vật nước trong vùng làm cơ sở dữ liệu cho các công tác qui hoạch phát triển kinh tế tổng hợp và nuôi trồng thủy sản là rất cần thiết. Qua kết quả đo đạc thực tế mùa mưa tháng 11 năm 2014 và mùa khô tháng 5 năm 2015, tác giả muốn phân tích đánh giá hiện trạng về thành phần loài và mật độ của thủy sinh vật tại các vùng cửa sông, ven biển và đề xuất một số kiến nghị phục vụ cho công tác nghiên cứu, qui hoạch sử dụng tiềm năng của vùng đất này cho phát triển sản xuất và nuôi trồng thủy sản một cách có hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số kết quả nghiên cứu về thủy sinh vật vùng cửa sông ven biển Vũng Tàu tới Trà Vinh phục vụ yêu cầu phát triển thủy sản

  1. TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỦY SINH VẬT VÙNG CỬA SÔNG VEN BIỂN TỪ VŨNG TÀU ĐẾN TRÀ VINH PHỤC VỤ YÊU CẦU PHÁT TRIỂN THỦY SẢN STUDIES ON HYDRO-BIOLOGY IN ESTUARIES AND SHALLOW SEAWATER AREAS FROM VUNG TAU TO TRA VINH FOR AQUACULTURE DEVELOPMENT PGS. TS. Lương Văn Thanh, ThS. Lương Văn Khanh, CN. Huỳnh Vũ Ngọc Quý, CN. Trần Vĩnh Hoàng, CN. Huỳnh Đức Khanh Viện Kỹ thuật Biển TÓM TẮT Vùng cửa sông và ven biển từ Vũng Tàu tới Trà Vinh hiện nay vẫn được biết đến như một vùng rừng đa dạng sinh thái của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tuy nhiên, trong những năm gần đây do các hoạt động khai thác mạnh mẽ tiềm năng rừng và thủy sản của con người cũng như quá trình xây dựng các hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp, nông nghiệp, phát triển nông thôn mới trong vùng đã tác động rất mạnh mẽ đến môi trường thủy sinh vật. Do vậy, việc nghiên cứu tổng hợp về sinh vật nước trong vùng làm cơ sở dữ liệu cho các công tác qui hoạch phát triển kinh tế tổng hợp và nuôi trồng thủy sản là rất cần thiết. Qua kết quả đo đạc thực tế mùa mưa tháng 11 năm 2014 và mùa khô tháng 5 năm 2015, tác giả muốn phân tích đánh giá hiện trạng về thành phần loài và mật độ của thủy sinh vật tại các vùng cửa sông, ven biển và đề xuất một số kiến nghị phục vụ cho công tác nghiên cứu, qui hoạch sử dụng tiềm năng của vùng đất này cho phát triển sản xuất và nuôi trồng thủy sản một cách có hiệu quả. ABSTRACT The estuaries and shallow easwater areas from Vung Tau to Tra Vinh, now, has been known as the ecological diversity region in the Mekong delta. However, in recent years, there have large exploited the forest and hydro-production potential as well as large built the infrastructure for industrial, agricultural development to strongly impact to the hydro-biological environment. Then, the intergrated studies on hydro-biology in this region to be used as the basic data for economic and hydro-production development is very necessary. The author has used the measured data in November 2014 and May 2015 to evaluate the quantity and quality of hydro-biology in this region and propose some his opinions for making plans for effectively using of the potential of this region. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vùng ven biển Đông từ Vũng Tàu tới Trà Vinh vùng ĐBSCL có nhiều tiềm năng về rừng ngập mặn, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản với vị trí địa lý thuận lợi, VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 49
  2. TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 người dân có trình độ dân trí khá cao nên rất có khả năng phát triển kinh tế - xã hội nhằm từng bước cải thiện bộ mặt nông thôn mới trong vùng duyên hải này. Vùng này có nhiều hệ thống kênh rạch hoàn toàn thuận lợi cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, đồng thời đây là vùng giao lưu và chuyển tiếp giữa hai khu hệ sinh vật nước mặn và nước ngọt, mang đầy đủ các yếu tố sinh thái mặn, lợ, ngọt khiến cho khu hệ sinh vật trở nên đa dạng và phức tạp. Vùng nghiên cứu được đánh giá là có nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, nguồn nước, con người và nguồn vốn cho việc đầu tư phát triển nông nghiệp và thủy sản, tuy nhiên trong những thập niên gần đây tình hình phát triển thủy sản nuôi tôm nước mặn trong vùng phát triển không khả quan và còn nhiều vấn đề cần phải xử lý. Khu vực ven biển từ Vũng Tàu tới Bến Tre có nguồn nước ngọt bổ cập từ sông Sài Gòn – Đồng Nai thuận lợi cho sự phát triển nuôi thủy sản. Tuy nhiên, đây lại là vùng khó khăn nhất trong vùng nghiên cứu về phát triển nuôi thủy sản do chất lượng nguồn nước không đảm bảo do các nguồn thải từ phía thượng nguồn gây ảnh hưởng bất lợi cho những diện tích ven biển và cửa sông trong quy hoạch phát triển vùng nuôi cũng như các giải pháp kỹ thuật xử lý nước cấp và nước thải từ các khu nuôi. Để hiểu được diễn thế của quá trình này cần phải có những nghiên cứu cơ bản làm cơ sở cho việc điều tiết sự cân bằng sinh thái theo chiều hướng có lợi. Sinh vật thủy sinh luôn gắn bó mật thiết với môi trường nước, những thay đổi về số lượng cũng như thành phần loài sinh vật sẽ phản ảnh một cách trung thực sự biến đổi của môi trường nước, vì vậy chúng được dùng làm chỉ thị sinh học để đánh giá tác động môi trường của các công trình giao thông, thủy lợi, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp và hoạt động khai thác dầu khí. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Công tác thực địa Mẫu thủy sinh vật được thu và phân tích theo phương pháp Standard Methods (1995). Phương pháp bảo quản và xử lý mẫu theo TCVN 6663-3:2008 và tuân thủ theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008. Khu vực khảo sát thủy sinh vật được thực hiện tại 24 trạm thu mẫu tại các tỉnh/thành ven biển: Bà Rịa – Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh. Thời gian thu mẫu được tiến hành vào tháng 11/2014 và tháng 5/2015. 2.2. Trong phòng thí nghiệm Trong phòng thí nghiệm, sử dụng các trang thiết bị dùng cho phân tích gồm: kính hiển vi, kính lúp soi nổi, ống đong, pipet, buồng đếm Sedgewick Rafter, lamme, lammelle, thước đo chuyên dụng,… Các mẫu vật được xác định tên loài và đếm số lượng tế bào (hay cá thể) của từng loài có trong mẫu và quy ra số lượng trong 1 lít, 1 m3, 1 m2. 2.3. Các chỉ số sinh học được sử dụng Chỉ số đa dạng H’ (Shannon & Wiener, 1994) được tính theo công thức: 50 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM
  3. TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 Trong đó: ni: Tổng số lượng của các loài chỉ thị thứ i; N: Tổng số lượng cá thể trong một mẫu nghiên cứu. Sử dụng thang điểm phân loại chất lượng nước do Henna & Rya Sunoko đề nghị năm 1995, để đánh giá chất lượng môi trường nước tại các điểm thu mẫu khác nhau. H' Chất lượng nước 2-3 Ô nhiễm nhẹ > 3 – 4,5 Sạch > 4,5 Rất sạch 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khu hệ thực vật phiêu sinh * Cấu trúc thành phần loài Tại 24 điểm thu mẫu thuộc vùng cửa sông ven biển từ Vũng Tàu đến Trà Vinh vào đợt khảo sát tháng 5 năm 2015 đã ghi nhận được 168 loài thuộc 5 ngành tảo, trong đó: ngành tảo Silic có số loài cao nhất chiếm trên 45% tổng số loài, thấp nhất là các ngành tảo Giáp. Các ngành còn lại có số loài tương đối cao, dao động từ 15–36 loài. So với đợt quan trắc tháng 11 năm 2014, thành phần loài Thực vật phiêu sinh tăng lên ở hầu hết các ngành tảo từ 3–23 loài, tập trung chủ yếu vào các ngành tảo Lam, tảo Silic và tảo Lục (13–23 loài). Ngành tảo Giáp có số loài không thay đổi giữa các đợt khảo sát (Bảng 1). Bảng 1. Cấu trúc thành phần loài thực vật phiêu sinh Số loài Stt Nhóm ngành Biến động T11/2014 T5/2015 1 Cyanophyta (tảo Lam) 21 36 15 2 Bacillariophyta (tảo Silic) 54 77 23 3 Chlorophyta (tảo Lục) 21 34 13 4 Euglenophyta (tảo Mắt) 12 15 3 5 Dinophyta (tảo Giáp) 6 6 0 Tổng 114 168 54 Có số loài ghi nhận được có sự biến động lớn giữa các điểm, từ 11 – 37 loài. Tập trung cao ở các điểm thu mẫu thuộc khu vực cửa sông ven biển thành phố Hồ Chí Minh, khu vực Vũng Tàu có số loài tảo thấp và kém đa dạng hơn. So với đợt quan trắc tháng 11/2014, số loài tại các điểm thu mẫu biến động phức tạp; phần lớn các điểm thu mẫu VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 51
  4. TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 có số loài tăng lên, trong khi một số điểm khác lại giảm xuống, bên cạnh đó là một số điểm có số loài không thay đổi giữa hai đợt khảo sát. * Mật độ phân bố Mật độ tế bào Thực vật phiêu sinh trong đợt quan trắc tháng 5/2015 biến động giữa các điểm khá lớn (115 – 186.852 tế bào/lít). Các điểm thu mẫu thuộc khu vực thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bến Tre và Tiền Giang dao động mạnh, từ 102 – 105 tế bào/lít; tại Trà Vinh khá ổn định, từ 2.407 – 5.952 tế bào/lít. So với đợt quan trắc tháng 11/2014, mật độ tế bào thực vật phiêu sinh có xu hướng giảm xuống đáng kể ở hầu hết các điểm thu mẫu, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh, Long An và Bến Tre với số lượng lớn (>103 tế bào/lít). * Chỉ số đa dạng H’ Qua kết quả tính toán cho thấy, chỉ số đa dạng H’ của thực vật phiêu sinh đạt giá trị từ 0,07 – 3,41; phần lớn các điểm thu mẫu có H’ nằm trong khoảng từ 1 – 3. So với đợt quan trắc tháng 11/2014, chỉ số đa dạng H’ của thực vật phiêu sinh có xu hướng tăng lên ở khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Bến Tre, nhưng có xu hướng giảm xuống ở Tiền Giang. Điều này thể hiện chất lượng môi trường nước tại khu vực khảo sát luôn bị xáo động. 3.2. Khu hệ động vật phiêu sinh * Cấu trúc thành phần loài Kết quả phân tích đã ghi nhận được 62 loài động vật phiêu sinh thuộc 3 ngành; trong đó, ngành Chân khớp (Arthopoda) có thành phần loài đa dạng nhất, với 27 loài, kế tiếp là ngành Trùng bánh xe (Rotifera) có 21 loài. Ngành động vật nguyên sinh (Protozoa) có số loài thấp hơn (9 loài). Trong đợt khảo sát này ghi nhận được 5 dạng ấu trùng con non (Larva). So với đợt quan trắc tháng 11 năm 2014, động vật phiêu sinh có số loài tăng lên nhưng không đáng kể, chỉ 4 loài. Số loài tăng lên ở tất cả các ngành từ 1 – 4 loài, nhưng lại giảm xuống ở nhóm Larva (2 loài) và trong đợt khảo sát tháng 5/2015 không ghi nhận được dại diện nào thuộc nhóm Giun tròn (Bảng 2). Bảng 2. Cấu trúc thành phần loài động vật phiêu sinh Số loài Biến Stt Nhóm ngành T11/2014 T5/2015 động 1 Protoazoa (Động vật nguyên sinh) 8 9 1 2 Nematoda (Giun tròn) 1 0 -1 3 Rotatoria (Trùng bánh xe) 17 21 4 4 Arthopoda (Chân khớp) 25 27 2 5 Larva (Ấu trùng, con non) 7 5 -2 Tổng 58 62 4 52 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM
  5. TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 Số loài ghi nhận được giữa các điểm thu mẫu khá ổn định, dao động từ 10 - 19 loài/điểm. So với đợt quan trắc tháng 11/2014, số loài tại các điểm thu mẫu biến động phức tạp, tăng giảm không rõ ràng với biên độ dao động thấp (1 – 6 loài/điểm); trong đó, 3/24 điểm thu mẫu có số loài không thay đổi giảm các đợt khảo sát. * Mật độ phân bố Mật độ cá thể ghi nhận được trong đợt quan trắc này khá ổn định giữa các điểm thu mẫu và các khu vực khảo sát, nhiều điểm thu mẫu đạt trên 104 cá thể/m3; khu vực thành phố Hồ Chí Minh có mật độ cao hơn các khu vực khác. So với đợt quan trắc tháng 11/2014, mật độ cá thể động vật phiêu sinh có xu hướng giảm xuống ở hầu hết các khu vực khảo sát, giảm mạnh nhất tại các điểm thu mẫu thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Một số điểm tăng lên ở Long An và Tiền Giang. * Chỉ số đa dạng H’ Chỉ số đa dạng H’ trong đợt quan trắc này ghi nhận được từ 1,02 – 3,34; biến thiên giữa các điểm thu mẫu là không lớn, mức độ đồng đều của khu hệ động vật phiêu sinh trải dài trên 24 điểm thu mẫu cho biết tính chất môi trường nước mặt nơi đây khá tương đồng. So sánh với đợt quan trắc vào tháng 11/2014 cho thấy: chỉ số đa dạng H’ có xu hướng tăng lên ở khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh, Bến Tre, nhưng lại giảm xuống ở Long An và Tiền Giang. 3.3. Khu hệ động vật đáy * Cấu trúc thành phần loài Kết quả quan trắc khu hệ động vật đáy vùng cửa sông ven biển từ Vũng Tàu đến Trà Vinh vào tháng 5 năm 2015 ghi nhận được 25 loài, thuộc 4 lớp, 3 ngành. Trong đó: Ngành thân mềm (Mollusca) có 2 lớp, 9 loài, ngành giun đốt (Annelida) có 1 lớp, 7 loài và ngành chân khớp (Arthropoda) có 1 lớp, 7 loài. Dạng ấu trùng con non (Larva) ghi nhận được 2 loài. Bảng 3. Cấu trúc thành phần loài Động vật đáy Số loài Stt Nhóm ngành Biến động T11/2014 T5/2015 I Mollusca (Thân mềm) 1 Gastropoda (Chân bụng) 9 5 -4 2 Bivalvia (Hai mảnh vỏ) 5 4 -1 II Annelida (Giun đốt) 3 Polychaeta (Giun nhiều tơ) 14 7 -7 III Arthropoda (Chân khớp) 4 Crustacea (Giáp xác) 7 7 0 IV Larva (Ấu trùng, con non) 3 2 -1 Tổng 38 25 -13 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 53
  6. TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 So với đợt quan trắc tháng 11 năm 2014, số loài động vật đáy có xu hướng giảm xuống đáng kể, tổng số loài giảm 13 loài. Trong đó, lớp Giun nhiều tơ giảm nhiều nhất (7 loài), kế tiếp là lớp Thân mềm chân bụng giảm 4 loài; lớp Thân mềm hai mảnh vở và Larva đều giảm 1 loài. Lớp Giáp xác có số loài không thay đổi. Số lượng loài động vật đáy tại từng điểm thu mẫu trong đợt quan trắc tháng 5/2015 ghi nhận được thấp, có giá trị dao động từ 1 - 6 loài/điểm; riêng điểm TG-N4 (Tiền Giang) không ghi nhận được loài nào trong đợt khảo sát này. So với đợt quan trắc tháng 11/2014, số loài tại các điểm thu mẫu biến động phức tạp, với biên độ thấp và có xu hướng giảm xuống. * Mật độ phân bố Mật độ cá thể động vật đáy tại các điểm thu mẫu vào đợt quan trắc tháng 5/2015 tương đối ổn định (20 – 2.140 cá thể/m2); các điểm HCM-N4 và TG-N1 có mật độ cá thể cao là sự phát triển bộc phát quá mức của loài Thiara scabra. So với đợt khảo sát tháng 11/2014, mật độ cá thể thu thập được trong đợt khảo sát tháng 5/2015 biến động phức tạp và không theo quy luật nào. Tuy nhiên, biên độ biến động cá thể tại có điểm thu mẫu giữa các đợt khảo sát là không đáng kể. * Chỉ số đa dạng H’ Qua tính toán, chỉ số đa dạng H' của động vật đáy ghi nhận ở mức trung bình, hết các điểm đều có H’
  7. TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 HCM-N3 ON ON KTĐ ONN ONN KTĐ ONN ON KĐ HCM-N4 ON ON KTĐ ONN ONN KTĐ ON RON KĐ LA-N1 ON ONN CT ONN ONN KTĐ ONN ONN KTĐ LA-N2 ON ONN CT SA ONN KĐ ONN ONN KTĐ LA-N3 ON SA CT SA ON KĐ ONN ON KĐ LA-N4 RON SA CT ONN ONN KTĐ ON - - TG-N1 ONN ON KĐ ONN ON KĐ ONN RON KĐ TG-N2 ONN RON KĐ SA ONN KĐ ON RON KĐ TG-N3 SA RON KĐ ONN ON KĐ ON ONN CT TG-N4 ON ON KTĐ ONN ONN KTĐ ONN - - BT-N1 RON SA CT ONN ONN KTĐ ON ON KTĐ BT-N2 RON ONN CT ONN SA CT ON ON KTĐ BT-N3 ON ONN CT ONN SA CT ON ON KTĐ BT-N4 RON ON CT SA ONN KĐ ONN ON KĐ TV-N1 ON ONN CT ONN ONN KTĐ - ON - TV-N2 RON SA CT ONN ONN KTĐ ON - - TV-N3 SA ONN KĐ ONN ONN KTĐ RON RON KTĐ TV-N4 ONN ONN KTĐ ONN ONN KTĐ ON RON KĐ Ghi chú: RON: Rất ô nhiễm ON: Ô nhiễm ONN: Ô nhiễm nhẹ SA: Sạch CT: Cải thiện KĐ: Kém đi KTĐ: Không thay đổi * Chất lượng môi trường nước tầng mặt Chất lượng nước sinh học tầng mặt vùng cửa sông ven biển từ Vũng Tàu đến Trà Vinh trong đợt quan trắc tháng 5/2015 nhìn chung ở tình trạng trung bình đến tốt, với phần lớn các điểm thu mẫu (13/24 điểm) đều ở mức “Ô nhiễm nhẹ” và “Sạch”. Chỉ có ba điểm đang trong tình trạng kém (Rất ô nhiễm). Chất lượng nước sinh học tầng mặt trong đợt quan trắc này không có hiện tượng bị nhiễm bẩn cục bộ, các giá trị sinh học của thực vật phiêu sinh và động vật phiêu sinh đã cho thấy điều đó rất rõ ràng. Chất lượng môi trường nước sinh học tầng mặt liên quan đến các giá trị đa dạng của động vật phiêu sinh rất nhiều, sự phát triển khá cân bằng trong khu hệ đã cho thấy môi trường sống của chúng rất tốt. So với đợt quan trắc tháng 11/2014, chất lượng nước sinh học tầng mặt có chiều hướng được cải thiện (Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Bến Tre). Có đến 3/15 điểm chất lượng nước giảm xuống tình trạng “Ô nhiễm” và “Rất ô nhiễm ” ở khu vực Tiền Giang; các điểm khảo sát còn lại có chất lượng nước không thay đổi, duy trì ở mức độ “Ô nhiễm nhẹ”. * Chất lượng môi trường nước tầng đáy Chất lượng môi trường nước tầng đáy tại các điểm thu mẫu vào đợt quan trắc tháng 5/2015 đang trong tình trạng từ "Rất ô nhiễm" tới "Ô nhiễm nhẹ". Trong đó: có VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 55
  8. TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 4/24 điểm đạt mức "Ô nhiễm nhẹ"; 11/24 điểm ở mức độ “Ô nhiễm” và 6/24 điểm ở mức "Rất ô nhiễm". So với đợt khảo sát tháng 11/2014, chất lượng môi trường nước tại nhiều điểm thu mẫu biến động phức tạp và có xu hướng giảm xuống. Trong đó, có 11/24 điểm có chất lượng nước giảm từ “Ô nhiễm nhẹ” xuống “Ô nhiễm” và “Rất ô nhiễm”; các điểm thu mẫu còn lại có chất lượng nước không thay đổi, ở mức trung bình (“Ô nhiễm” và “Ô nhiễm nhẹ”). Như vậy, thông qua chỉ số đa dạng H’ của thủy sinh vật cho thấy, chất lượng môi trường nước tại khu vực khảo sát có sự khác biệt rõ rệt giữa hai tầng nước. Tầng mặt có chất lượng nước khá tốt (ô nhiễm nhẹ) và được cải thiện đáng kể theo thời gian; ngược lại, tầng đáy cho chất lượng nước kém hơn (ô nhiễm) và có xu hướng kém đi, điều này giải thích vì sao số lượng loài động vật đáy nơi đây ghi nhận được thấp, điều này phù hợp với kết quả phân tích. 4. KẾT LUẬN Qua 2 chuyến khảo sát đại diện cho 2 mùa mưa và mùa khô chỉ có tính chất tương đối chính xác, vì không khảo sát vào mùa chuyển tiếp. Số trạm khảo sát tuy không nhiều nhưng cũng đã đại diện cho những vùng có tính chất sinh thái khác nhau. Bước đầu có thể đưa ra một số nhận định như sau: 9 Thành phần loài thủy sinh vật khá đa dạng, đã ghi nhận được tổng số 255 loài, trong đó: Thực vật phiêu sinh ghi nhận có thành phần loài đa dạng nhất với 168 loài, tiếp theo là động vật phiêu sinh 62 loài và cuối cùng là động vật đáy có 25 loài. Thành phần loài động-thực vật phiêu sinh ghi nhận được có sự pha trộn của các loài nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Trong khi thành phần loài động vật đáy lại đặc trưng cho khu hệ nước ngọt, lợ. Điều này cho thấy nguồn nước tầng mặt ở khu vực khảo sát có sự ảnh hưởng của khối nước mặn từ biển vào, trong khi ở nền đáy lại ít chịu ảnh hưởng hơn. 9 Số lượng loài thủy sinh vật tại từng điểm thu mẫu ở mức trung bình, nhóm loài động-thực vật phiêu sinh ghi nhận được cao hơn so với động vậy đáy. 9 Mật độ của nhóm thực vật phiêu sinh và động vật phiêu sinh ghi nhận ở mức cao, đây là nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào cho nuôi trồng thủy sản. Mật độ động vật đáy thấp hơn nhiều, tại một số điểm có một số loài đạt mật độ quá cao, chiếm ưu thế tuyệt đối trong thủy vực, gây nên hiện tượng phát triển mất cân đối trong khu hệ, tác động đến sự đa dạng của thủy vực rất nhiều. 9 Chỉ số đa dạng H’ của thực vật phiêu sinh, động vật phiêu sinh ghi nhận ở mức cao, nhiều điểm có H'>2; nhóm động vật đáy có H’ thấp hơn và không điểm nào có H'>3. So với đợt quan trắc tháng 11/2014, chỉ số H’ có xu hướng tăng lên ở nhóm phiêu sinh vật, nhưng lại giảm xuống ở nhóm sinh vật đáy. 9 Chất lượng môi trường nước sinh học có sự khác biệt rõ rệt giữa hai tầng nước. Chất lượng nước tầng mặt trong khu vực khá tốt và ổn định, phù hợp cho nhiều loài tại đó cùng phát triển, thể hiện mức độ đa dạng sinh học của phiêu sinh vật tương đối cao hơn so với động vật đáy. 56 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM
  9. TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Trương Ngọc An, 1993. Phân loại tải Silic phù du biển Việt Nam. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. 2. Nguyễn Chính, 1996. Một số động vật nhuyễn thể có giá trị kinh tế ở biển Việt Nam. Hà Nội: Khoa học và kỹ thuật, 132tr, VV479. 3. Nguyễn Chính, 2005. Động vật thuỷ sản thân mềm thường gặp ở Việt Nam. Hà Nội: Khoa học và kỹ thuật, 112tr. 4. Nguyễn Văn Khôi, 2001. Động vật chí Việt Nam. Tập 9. Phân lớp Chân chèo - Copepoda biển. Nxb Khoa hoc và Kỹ thuật, Hà Nội, 385 trang. 5. Nguyễn Văn Khôi, 2005. Định loại Động vật phù du thường gặp trong ao nuôi tôm cá nước lợ ven biển Việt Nam. Trung tâm Quốc gia Quan trắc và cảnh báo môi trường biển, 145 trang. 6. Trung Tâm Nghiên Cứu và Phát Triển An Toàn và Môi Trường Dầu khí, thuộc Viện Dầu Khí – Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam, 2010. Atlas Giáp xác Việt Nam. Tiếng nước ngoài 7. W. T. Edmondson (1998). Freshwater Biology second edition. Professor of Zoology. University of Washing, Seattle. 8. Kristian Fauchald (1977). The Polychaeta worms Definitions and Keys to the Orders, Families and Genera. Natural hidtory museum of Los Angeles County. 9. J. Larsen and N.L. Nguyen (editors), 2004. Potentially toxic microalgae of Vietnamese water. Opera botanica 140, 216p. 10. Nguyen Xuan Quynh, Mai Dinh Yen, Clive Pinder & Steve Tilling, (2000). Biological surveillance of freshwater, using macroinvertebrates. Hanoi. 11. A. Shirota, 1966. The Plankton of South Vietnam. Fresh Water and Marine Plankton. Overseas Technical Cooperation Agency Japan. 12. Segers H., 1995. Zoogeography of littoral Rotifera, with special reference to the Lecanidae. Universiteit Gent. 13. F.J. Springsteen & F.M. Leobrera, 1986. Shells of the Philipines, Published by: CARFEL SEASHELL MUSEUM. 14. Tiểu Cửu Bảo Thanh Trị (Kokubo S.), 1960. Tảo Khuê phù du. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Thượng Hải. 15. R. Tucker Abbott & S. Peter Dance (1990). Compenidium of Seashelis, A Full-Color Guide to More than 4.200 of the World’s Marine Shells. American Malacologists, INC. Melbourne, Florida. Người phản biện: GS. TSKH. Nguyễn Ân Niên VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 57
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0