Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ UNG THƯ SỚM DẠ DÀY<br />
BẰNG PHƯƠNG PHÁP CẮT NIÊM MẠC QUA NỘI SOI ỐNG MỀM<br />
QUA 6 TRƯỜNG HỢP<br />
Lê Quang Nhân*, Nguyễn Thúy Oanh**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm của phương pháp cắt niêm mạc qua nội soi ống mềm (PPCNMQNSOM)<br />
trong điều trị ung thư sớm dạ dày.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Chúng tôi thu thập và phân tích số liệu từ 6<br />
trường hợp ung thư sớm dạ dày được cắt niêm mạc dạ dày qua nội soi ống mềm trong thời gian từ tháng<br />
08/2007 đến 01/2011 tại khoa Nội soi bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM.<br />
Kết quả: Có 6 trường hợp ung thư sớm dạ dày, trong đó có 3 nam và 3 nữ. Tuổi trung bình của bệnh nhân<br />
là 62 tuổi. Trong đó có 1 trường hợp viêm dạ dày kèm nghịch sản nặng, 1 trường hợp carcinoma tuyến biệt hóa<br />
rõ và 4 trường hợp carcinoma tuyến biệt hóa vừa. Thời gian ổ loét lành sẹo trung bình là 6 tuần. Kết quả chung<br />
nhiều hứa hẹn và theo dõi trong 41 tháng chưa thấy tái phát ung thư.<br />
Kết luận: Những kết quả sớm của chúng tôi cho thấy PPCNMQNSOM hiệu quả và an toàn trong điều trị<br />
ung thư sớm dạ dày.<br />
Từ khóa: Ung thư sớm dạ dày, cắt niêm mạc qua nội soi ống mềm.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
SOME INITIAL EXPERIENCES FOLLOWING 6 CASES OF EARLY GASTRIC CANCERS TREATED BY<br />
ENDOSCOPIC MUCOSAL RESECTION<br />
Le Quang Nhan, Nguyen Thuy Oanh * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 – No. 2 – 2011: 71 - 75<br />
Objectives: To determine the initial results of endoscopic mucosal resection (EMR) in the treatment of early<br />
gastric cancers.<br />
Method: This is a case s eries study of 6 patients with early gastric cancers. These patients are treated by<br />
EMR from 08/2007 to 01/2011 in the Department of GI endoscopy of The University Medical Center at HCM<br />
city.<br />
Results: There are 3 males and 3 females with the mean age of 62. All of them have early gastric cancers.<br />
There are 1 case of high grade dysplasia, 1 case of well differentiated adenocarcinoma and 4 cases of moderately<br />
differentiated adenocarcinoma. The mean time for healing ulcer after EMR is 6 weeks. The overall results are<br />
promising and no recurrence of cancer after 41 month follow-up.<br />
Conclusion: Our study shows that EMR can be used effectively and safely in the treatment of early gastric<br />
cancers.<br />
Keywords: Early gastric cancer, endoscopic mucosal resection (EMR).<br />
niên 1970, lúc đầu phương pháp này được xem<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
như là “sinh thiết mẫu lớn”, vào thập niên 1990,<br />
Phương pháp cắt niêm mạc qua nội soi ống<br />
các bác sĩ nội soi người Nhật là người đầu tiên<br />
mềm (PPCNMQNSOM) được tiến hành từ thập<br />
<br />
<br />
Bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM<br />
Tác giả liên lạc: ThS. Lê Quang Nhân.<br />
<br />
<br />
<br />
Bộ môn Ngoại Tổng quát Đại học Y Dược Tp.HCM<br />
ĐT: 0908.853.389. Email: quangnhan1974@yahoo.com.<br />
<br />
71<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
áp dụng thành công phương pháp này trong<br />
điều trị ung thư thực quản sớm. Kể từ đó<br />
PPCNMQNSOM được ứng dụng rộng rãi trên<br />
thế giới trong điều trị các thương tổn tiền ung<br />
thư và các ung thư niêm mạc ống tiêu hóa, có rất<br />
nhiều nghiên cứu cho thấy ung thư ống tiêu hóa<br />
sớm có tỷ lệ di căn hạch rất thấp, tác giả Yamao<br />
ghi nhận tỷ lệ di căn hạch 0,36% nếu ung thư<br />
niêm mạc dạ dày có kích thước < 30 mm(22). Do<br />
đó PPCNMQNSOM có thể điều trị triệt để ung<br />
thư với kết quả ban đầu tương đương với phẫu<br />
thuật nhưng lại có nhiều ưu điểm như bệnh<br />
nhân hồi phục sớm, không cần nằm viện, ít đau,<br />
thẩm mỹ...<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
Đánh giá kết quả sớm của phương pháp cắt<br />
niêm mạc qua nội soi ống mềm trong điều trị<br />
ung thư sớm dạ dày.<br />
Mục tiêu cụ thể<br />
- Đánh giá biến chứng sớm sau cắt niêm mạc<br />
qua nội soi ống mềm (đau, chảy máu, thủng gây<br />
viêm phúc mạc...).<br />
- Đánh giá tái phát tại chổ và di căn hạch<br />
trong 41 tháng.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tất cả bệnh nhân trên 15 tuổi được chẩn<br />
đoán ung thư sớm dạ dày có chỉ định cắt niêm<br />
mạc qua nội soi ống mềm.<br />
<br />
* Tiêu chuẩn chọn vào mẫu nghiên cứu:<br />
- Bệnh nhân trên 15 tuổi.<br />
- Bệnh nhân có ung thư niêm mạc biệt hóa<br />
tốt có kích thước nhỏ hơn 2 cm và ung thư niêm<br />
mạc biệt hóa vừa có kích thước nhỏ hơn 1 cm.<br />
<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ<br />
- Bệnh nhân nhỏ hơn 15 tuổi, không hợp tác.<br />
- Bệnh nhân có bệnh mãn tính: tiểu đường<br />
không điều trị hoặc điều trị chưa ổn định, di<br />
<br />
72<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011<br />
chứng tai biến mạch máu não, xơ gan có rối loạn<br />
đông máu suy tim, viêm gan cấp…<br />
- Ung thư niêm mạc kích thước hơn 2 cm,<br />
ung thư đã qua lớp dưới niêm mạc hoặc có di<br />
căn hạch, gan.<br />
Cách tiến hành<br />
- Bệnh nhân có chỉ định cắt niêm mạc với các<br />
kết quả CEA trong máu, siêu âm bụng, CT bụng<br />
có cản quang trong giới hạn bình thường.<br />
- Trong khi nội soi, thương tổn được định vị<br />
giới hạn bằng cách bơm chất màu xanh méthilen<br />
lên bề mặt niêm mạc vùng có thương tổn. Dùng<br />
đầu snare đánh dấu giới hạn thương tổn. Chích<br />
vào dưới niêm khoảng 10 – 200 ml dung dịch<br />
nước muối sinh lý và 2,5 mg xanh méthilen giúp<br />
tránh thủng thành dạ dày khi tiến hành cắt niêm<br />
mạc, đây là biến chứng cần can thiệp phẫu thuật<br />
cấp cứu(15,17). Quan sát nếu thấy phần niêm mạc<br />
có thương tổn phồng to lên và thương tổn di<br />
động lên cao hơn niêm mạc bình thường xung<br />
quanh nghĩa là thương tổn chỉ khu trú ở niêm<br />
mạc có thể cắt qua nội soi ống mềm được an<br />
toàn. Nếu phần niêm mạc này không di động<br />
cao hơn niêm mạc bình thường xung quanh,<br />
thương tổn đã xâm lấn sâu hơn lớp niêm mạc và<br />
không chọn bệnh nhân để nghiên cứu.<br />
Dùng dụng cụ cap và snare cắt khoanh<br />
niêm mạc có thương tổn hoặc dùng dây thun<br />
thắt tạo giả políp và cắt bằng snare. Sau cắt và<br />
lấy phần niêm mạc ra khỏi dạ dày, kiểm tra<br />
diện cắt: nếu vẫn còn màu xanh, diện cắt an<br />
toàn, chưa thủng thành dạ dày. Nếu diện cắt<br />
có màu xanh và màu trắng xen kẽ, nguy cơ cắt<br />
qua lớp dưới niêm, cần theo dõi sát tình trạng<br />
thủng dạ dày. Sau đó thương tổn được cố<br />
định trong dung dịch phormol 10% và gởi<br />
phòng giải phẫu bệnh của đại học Y Dược<br />
khảo sát từng lát cắt cách nhau 2 mm. Ngày<br />
thứ nhất và ngày thứ hai sau cắt niêm mạc,<br />
bệnh nhân ăn cháo và súp, uống thuốc chống<br />
tiết dịch vị. Sau đó ăn thức ăn đặc kèm uống<br />
thuốc chống tiết dịch vị có tính axít liên tục<br />
cho đến khi ổ loét tại chổ niêm mạc bị cắt lành<br />
sẹo.<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011<br />
- Theo dõi bệnh nhân tái khám: Đánh giá tái<br />
phát tại chỗ và di căn hạch trong 41 tháng: một<br />
tuần, hai tuần, một tháng và 3 tháng, 6 tháng và<br />
mỗi 12 tháng. Bệnh nhân tái khám sẽ được điều<br />
trị diệt trừ vi trùng Helicobacter pylori và được<br />
khảo sát: nội soi thực quản dạ dày tá tràng, siêu<br />
âm bụng tổng quát, đo lượng CEA, CA-19.9<br />
trong máu, MRI bụng chậu có cản từ hoặc CT<br />
bụng có cản quang.<br />
- Nếu có ung thư tái phát tại chỗ hoặc di căn<br />
hạch, chuẩn bị mổ mở hoặc mổ nội soi có chích<br />
chất màu đánh dấu vị trí bướu.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Hình 1: Hình ảnh thương tổn ung thư dạ dày sớm<br />
dạng 0 – I ở vách trước hang vị.<br />
* Vị trí thương tổn: Phình vị: 0 trường hợp.<br />
Thân vị: 0 trường hợp.<br />
Hang vị: 6 trường hợp.<br />
<br />
Trong thời gian từ tháng 8/2007 đến 01/2011<br />
tại khoa Nội soi bệnh viện Đại học Y Dược TP<br />
HCM chúng tôi đã thực hiện 65 trường hợp cắt<br />
niêm mạc qua nội soi ống mềm cho các thương<br />
tổn ở thực quản và dạ dày, trong đó có 6 trường<br />
hợp ung thư sớm dạ dày gồm có 3 nam và 3 nữ.<br />
<br />
Trong đó thương tổn: Phía bờ cong lớn: 1<br />
trường hợp.<br />
<br />
Tuổi trung bình của bệnh nhân: 62,8 ± 11,3<br />
tuổi.<br />
<br />
* Kết quả giải phẫu bệnh trước khi thực hiện<br />
PPCNMQNSOM:<br />
<br />
Thương tổn:<br />
<br />
Viêm dạ dày mạn tính có kèm nghịch sản<br />
nhẹ: 2 trường hợp.<br />
<br />
Đặc điểm về đại thể của thương tổn<br />
Kích thước trung bình: 12,3 ± 2,6 mm.<br />
* Hình dạng thương tổn ung thư sớm dạ<br />
dày theo phân loại Nhật:<br />
Dạng 0-I: 1 trường hợp (hình 1).<br />
Dạng 0-IIc: 1 trường hợp.<br />
Dạng 0-IIa + IIc: 4 trường hợp.<br />
<br />
Phía bờ cong nhỏ: 1 trường hợp.<br />
Vách trước thành dạ dày: 2 trường hợp.<br />
Vách sau thành dạ dày: 2 trường hợp.<br />
<br />
Viêm dạ dày mạn tính có kèm nghịch sản<br />
vừa: 2 trường hợp.<br />
Viêm dạ dày mạn tính có kèm nghịch sản<br />
nặng: 2 trường hợp.<br />
* Kết quả giải phẫu bệnh sau khi thực hiện<br />
PPCNMQNSOM:<br />
Viêm dạ dày mạn tính có kèm nghịch sản<br />
nặng: 1 trường hợp.<br />
Carcinôm tuyến biệt hóa rõ: 1 trường hợp<br />
(hình 2).<br />
<br />
Hình 2: Hình ảnh giải phẫu bệnh cho thấy các tế bào dị dạng, nhân quái, tăng sắc. Đây là hình ảnh của carcinôm<br />
tuyến biệt hóa rõ, không có tế bào ác tính ở bờ phẫu thuật 2 bên và bên dưới.<br />
<br />
73<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Carcinôm tuyến biệt hóa vừa: 4 trường hợp.<br />
Di căn hạch và gan: không ghi nhận di căn<br />
qua siêu âm bụng, MRI bụng và chậu có cản từ,<br />
CT có cản quang.<br />
Thời gian thực hiện trung bình: 34,3 ± 16,2<br />
phút.<br />
Thời gian ổ loét lành sẹo trung bình: 6,1 ± 1,7<br />
tuần. Các bệnh nhân đều uống thuốc diệt trừ vi<br />
trùng Helicobacter pylori, ức chế bơm proton và<br />
sucralfate với liều như nhau.<br />
Không có trường hợp nào bị biến chứng<br />
(chảy máu, thủng) và ung thư tái phát<br />
BÀN LUẬN<br />
Theo Yeh và Triadafilopoulos, chúng ta có<br />
thể chích dưới niêm an toàn với nước muối sinh<br />
lý, glyceol, hyaluronic acid, dung dịch chứa<br />
fibrinogen(24). Nhiều tác giả khác cũng đề cập<br />
đến sự an toàn của phương pháp cắt niêm mạc<br />
phụ thuộc vào việc chích dưới niêm mạc, vì<br />
dung dịch được chích dưới niêm mạc sẽ có tạc<br />
dụng giống như lớp đệm bảo vệ lớp cơ bên dưới<br />
không bị tổn thương trong quá trình cắt đốt<br />
bằng dòng điện đơn cực(1,3-8,10,12-21,23,25). Trong lô<br />
nghiên cứu của chúng tôi, các bệnh nhân đều<br />
được chích dưới niêm với nước muối sinh lý,<br />
nhược điểm khi dùng dung dịch này là đặc tính<br />
dễ bị hấp thu nhanh, nếu thời gian thực hiện kỹ<br />
thuật lâu cần phải chích thêm dưới niêm.<br />
<br />
Hình 3: Sau cắt niêm mạc hang vị chứa ung thư<br />
sớm, diện cắt có màu xanh méthilen đều nhau.<br />
Trong nhuộm màu, Indigo carmine thường<br />
được dùng do tính không được hấp thu bởi<br />
niêm mạc ống tiêu hóa. Xanh méthilen ít được<br />
dùng vì đặc tính dễ hấp thu bởi niêm mạc ống<br />
tiêu hóa. Cả hai dung dịch này được đánh giá<br />
an toàn khi sử dụng (hình 3).<br />
<br />
74<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011<br />
Kakushima nhận thấy niêm mạc được cắt và<br />
bóc tách dưới niêm có kích thước trung bình<br />
34,7 mm sẽ lành sẹo trong vòng 8 tuần, trong<br />
suốt 8 tuần bệnh nhân uống thuốc ức chế bơm<br />
proton và sucralfate(11). Trong nghiên cứu của<br />
chúng tôi, thương tổn có kích thước trung bình<br />
12,3 mm cần trung bình 6 tuần để lành sẹo (hình<br />
4).<br />
<br />
Hình 4: Sẹo sau cắt niêm mạc qua nội soi ống mềm.<br />
Sở dĩ có sự khác biệt là do sự khác biệt về<br />
kích thước thương tổn, kích thước ổ loét và kỹ<br />
thuật. Nếu thương tổn nhỏ và ổ loét nhỏ nông<br />
sau thực hiện PPCNMQNSOM, ổ loét sẽ lành<br />
sẹo nhanh. Thông thường khoanh niêm niêm<br />
được cắt theo PPCNMQNSOM có kích thước tối<br />
đa là 18 mm. Ngược lại nếu thương tổn to và ổ<br />
loét to sâu sau thực hiện phương pháp cắt và<br />
bóc tách dưới niêm, ổ loét sẽ lành sẹo lâu hơn.<br />
Kakushima thống kê rằng bệnh nhân uống<br />
thuốc ức chế bơm proton và sucralfate sẽ giúp<br />
cho ổ loét lành sẹo nhanh và không biến chưng<br />
trong vòng 8 tuần sau thực hiện phương pháp<br />
cắt và bóc tách dưới niêm(11). Trong nghiên cứu<br />
của chúng tôi, các bệnh nhân đều uống giống<br />
như vậy và trong quá trình theo dõi chúng tôi<br />
nhận thấy diễn tiến ổ loét lành nhanh, không có<br />
biến chứng chảy máu hoặc thủng.<br />
Gotoda ghi nhận có các biến chứng sau cắt<br />
niêm mạc qua nội soi như đau, chảy máu,<br />
thủng(9). Trong đó đau thường ở mức độ nhẹ và<br />
sẽ hết sau khi bệnh nhân uống thuốc ức chế<br />
bơm proton và sucralfate. Chảy máu là biến<br />
chứng thường gặp nhất với tần suất 8%, chúng<br />
ta có thể cầm máu bằng kẹp clip hoặc đốt bằng<br />
kềm sinh thiết. Thủng ống tiêu hóa là biến<br />
chứng ít gặp trong cắt niêm mạc qua nội soi,<br />
nếu có biến chứng này xảy ra thì lổ thủng nhỏ,<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011<br />
chúng ta có thể khâu lỗ thủng này bằng kẹp<br />
nhiều clip(9). Chúng tôi chưa gặp biến chứng<br />
thủng khi cắt niêm mạc qua nội soi ống mềm<br />
điều trị ung thư sớm dạ dày.<br />
Trong nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng<br />
kỹ thuật dùng dây thun thắt tạo giả políp dễ<br />
dàng và thực hiện nhanh hơn so với kỹ thuật<br />
dùng dụng cụ cap hút và cắt niêm mạc, nhưng<br />
kỹ thuật dùng dây thun chỉ dùng để cắt các ung<br />
thư sớm nhỏ hơn 1 cm, còn kỹ thuật dùng cap<br />
có thể cắt thương tổn nhỏ hơn 2 cm. Hiện tại các<br />
tác giả nước ngoài đang áp dụng phương pháp<br />
cắt và bóc tách dưới niêm (endoscopic<br />
submucosal dissection) bằng dụng cụ đặc biệt<br />
có đầu cách điện đắc tiền để cắt các ung thư<br />
niêm mạc dạ dày và đại trực tràng có kích thước<br />
lớn hơn 2 cm, đây là một kỹ thuật khó với nhiều<br />
nguy cơ chảy máu và thủng.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
9.<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
<br />
14.<br />
<br />
15.<br />
16.<br />
<br />
17.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Những kết quả sớm của chúng tôi cho thấy<br />
PPCNMQNSOM hiệu quả và an toàn trong điều<br />
ung thư sớm dạ dày.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
8.<br />
<br />
Abe N, Mori T, Takeuchi H, et al. (2005). Laproscopic lymph<br />
node dissection after endoscopic submucosal dissection: a novel<br />
and minimally invasive approach to treating early-stage gastric<br />
cancer. Am J Surg 190: 496 – 503.<br />
Cantor M.J, Davila R.E, Faigel D.O (2006). Yield of tissue<br />
sampling for subepithelial lesions evaluated by EUS: a<br />
comparison between forceps biopsies and endoscopic<br />
submucosal resection. Gastrointest Endosc 64: 29 –34.<br />
Choi I.J, Kim C.G, Chang H.J, et al. (2005). The learning curve for<br />
EMR with circumferential mucosal incision in treating<br />
intramucosal gastric neoplasm. Gastrointest Endosc 62: 860 – 65.<br />
Conio M, Cameron A.J, Chak A, et al. (2005). Endoscopic<br />
treatment of high-grade dysplasia and early cancer in Barrett’s<br />
oesophagus. Lancet Oncol 6: 311 – 21.<br />
Conio M, Ponchon T, Blanchi S, et al. (2006). Endoscopic<br />
Mucosal Resection. Am J Gastroenterol 101: 653 – 63.<br />
Ell C, May A, Pech O, et al. (2007). Curative endoscopic resection<br />
of early esophageal adenocarcinomas (Barrett’s cancer).<br />
Gastrointest Endosc 65: 3 – 9.<br />
Fujishiro M, Yahagi N, Kashimura K, et al. (2005). Gastrointest<br />
Endosc 2005; 62: 933 – 42.<br />
Fujishiro M, Yahagi N, Yahagi N, et al. (2006). Successful<br />
outcomes of a novel endoscopic treatment for GI tumors:<br />
endoscopic submucosal dissection with a mixture of high-<br />
<br />
18.<br />
<br />
19.<br />
<br />
20.<br />
<br />
21.<br />
<br />
22.<br />
<br />
23.<br />
<br />
24.<br />
25.<br />
<br />
molecular-weigh hyaluronic acid, glycerin, and sugar.<br />
Gastrointest Endosc 63: 243 – 49.<br />
Gotoda T (2006). Endoscopic resection of early gastric cancer: the<br />
Japanese perspective. Curr Opin Gastroenterol 22: 561 – 69.<br />
Ikeda K, Raven A.F, Mosse A, et al. (2005). Endoscopic fullthickness resection with sutured closure in a porcine model.<br />
Gastrointest Endosc 62: 122 – 29.<br />
Kakushima N, Yahagi N, Fujishiro M, et al. (2004). The healing<br />
process of gastric artificial ulcers after endoscopic submucosal<br />
dissection. Digestive Endosc 16: 327 – 31.<br />
Monkewich G.J, Haber G.J (2005). Novel endoscopic therapies<br />
for gastrointestinal malignancies: endoscopic mucosal resection<br />
and endoscopic ablation. Med Clin N Am 89: 159 - 86.<br />
Jameel J.K.A, Pillinger S.H, Moncur P, et al. (2006). Endoscopic<br />
mucosal resection (EMR) in the management of large colo-rectal<br />
polyps. Colorectal Dis 8, 497 – 500.<br />
Rajan E, Gostout C.J, Feitoza A.B, et al. (2004). Widespread EMR:<br />
a new technique for removal of large areas of mucosa.<br />
Gastrointest Endosc 60: 623 – 27.<br />
Reshamwala P.A, Darwin P.E (2006). Endoscopic management<br />
of early gastric cancer. Curr Opin Gastroenterol 22: 541 – 45.<br />
Saito Y, Emura F, Matsuda T, et al. (2005). A new sinker-assissted<br />
endoscopic submucosal dissection for colorectal cancer.<br />
Gastrointest Endosc 62: 297 – 301.<br />
Sumiyama K, Gostout C.J, Rajan E, et al. (2007). Endoscopic fullthickness closure of large gastric perforations by use of tissue<br />
anchors. Gastrointest Endosc 65: 134 – 139.<br />
Tanabe S, Koizumi W, Mitomi H, et al. (2004). Usefulness of<br />
EMR with an oblique aspiration mucosectomy device compared<br />
with strip biopsy in patients with superficial esophageal cancer.<br />
Gastrointest Endosc 59: 558 – 563.<br />
Watabe H, Yamaji Y, Okamoto M, et al. (2006). Risk assessment<br />
for delayed hemorrhagic complication of colonic polypectomy:<br />
polyp-related factors and patient-related factors. Gastrointestinal<br />
endoscopy 64: 73 – 78.<br />
Watanabe K, Ogata S, Kawazoe S, et al. (2006). Clinical outcomes<br />
of EMR for gastric tumors: historical pilot evaluation between<br />
endoscopic submucosal dissection and conventional mucosal<br />
resection. Gastrointest Endosc 63: 776 – 782.<br />
Yamamoto H (2005). Endoscopic therapy of early gastric cancer.<br />
Best Practice & Research Clinical Gastroenterology 19 (6): 909 –<br />
26.<br />
Yamao T, Shirao K, Ono H, et al. (1996). Risk factors for lymph<br />
node metastasis from intramucosal gastric carcinoma. Cancer 77:<br />
602-6.<br />
Ye B.D, Cheon J.H, Choi K.D, et al. (2006). Omeprazole may be<br />
superior to famotidine in the management of iatrogenic ulcer<br />
after endoscopic mucosal resection: a prospective randomized<br />
controlled trial. Aliment Pharmacol Ther 24: 837 – 43.<br />
Yeh R.W, Triadafilopoulos G.T (2005). Submucosal injection:<br />
safety cushion at what cost ?. Gastrointest Endosc 62: 943 – 45.<br />
Yokoi C, Gotoda T, Hamanaka H, et al. (2006). Endoscopic<br />
submucosal dissection allows curative resection of locally<br />
recurrent early gastric cancer after prior endoscopic mucosal<br />
resection. Gastrointest Endosc 64: 212 – 18.<br />
<br />
75<br />
<br />