intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số lưu ý khi cứu hộ người bị vùi lấp

Chia sẻ: Bupbe Xinhxan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

167
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đối với những nạn nhân này, nguy cơ lớn nhất là bị ngạt, tiếp đến là hội chứng đè ép, chảy máu nhiều, gãy xương. Xử trí không đúng cách có thể khiến họ bị tử vong hoặc tàn phế. Công tác cứu hộ khi có người bị vùi lấp cần tuân thủ các hướng dẫn sau: - Nhanh chóng phán đoán, định hướng nơi nạn nhân có thể bị vùi lấp rồi khẩn trương, nhẹ nhàng đào bới, tránh gây tổn thương thêm. Nếu cảm thấy đã gần tới thì nên dùng tay moi. Khi đã thấy nạn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số lưu ý khi cứu hộ người bị vùi lấp

  1. Một số lưu ý khi cứu hộ người bị vùi lấp Đối với những nạn nhân này, nguy cơ lớn nhất là bị ngạt, tiếp đến là hội chứng đè ép, chảy máu nhiều, gãy xương. Xử trí không đúng cách có thể khiến họ bị tử vong hoặc tàn phế. Công tác cứu hộ khi có người bị vùi lấp cần tuân thủ các hướng dẫn sau: - Nhanh chóng phán đoán, định hướng nơi nạn nhân có thể bị vùi lấp rồi khẩn trương, nhẹ nhàng đào bới, tránh gây tổn thương thêm. Nếu cảm thấy đã gần tới thì nên dùng tay moi. Khi đã thấy nạn nhân, nhanh chóng làm lộ phần đầu cổ. Nếu bới thấy chân thì phải đổi chiều để tìm phía đầu. - Khi đã lộ phần đầu, cần moi hết đất cát trong mũi miệng, kiểm tra xem nạn nhân còn tự thở được không, nếu không thì phải thổi ngạt ngay. Trong khi đó, những người khác tiếp tục bới để giải phóng phần ngực, kịp thời bóp tim ngoài lồng ngực nếu nạn nhân ngừng thở, tim không đập. - Tiếp tục bới cho tới khi cơ thể nạn nhân được giải phóng hoàn toàn. Tuyệt đối không được lôi kéo khi một phần cơ thể còn đang bị vùi lấp. Để đề phòng hội chứng đè ép chi do bị vùi lấp kéo dài, khi đào bới đến phần tay hoặc chân, nếu thấy vật nặng đè chẹn lên thì phải garo phía trên chỗ đó một chút (không chặt quá). Mục đích là để ngăn chất độc ở phần chi bị đè ép (được sinh ra do tế bào thiếu dưỡng khí) nhiễm vào các phần khác của cơ thể. Sau đó, tiêm thuốc trợ tim (nếu có) rồi từ từ nhấc bỏ vật đè và tiếp tục đào bới.
  2. - Sau khi đã đào bới xong, đặt nạn nhân nằm ngửa ở nơi đất phẳng, tiếp tục thổi ngạt và bóp tim ngoài lồng ngực cho đến khi nạn nhân tự thở lại được. Việc này có khi kéo dài đến 2-3 giờ. - Chuyển ngay nạn nhân đến bệnh viện, nhất là nếu có đặt garo. Phần chân tay có garo phải được để lộ, không ủ ấm ngay cả khi trời lạnh. Để tránh hoại tử chi, cần nới garo 30-60 phút một lần.
  3. Sơ cứu Nghẽn khí đạo Khí đạo có thể bị nghẽn do thức ăn, do nôn mửa hay do vật thể lạ khác xâm nhập, do bị sưng họng sau khi bị thương hay ở nạn nhân bất tỉnh, do lưỡi cản trở. Một đứa bé nuốt vào một vật thể lạ có thể làm nghẽn đường dẫn khí dưới hay làm sưng phổi, làm phổi xẹp hay bị viêm phổi. Các dấu hiệu chung khi bị nghẽn khí đạo • Thở to, gắng sức • Cử động ngực và bụng ngược chiều: thành ngực hóp vào còn bụng phình ra • Da tái xanh (cyanosis) • Lỗ mũi đỏ lên • Thànhngực giữa xương sườn và các phần mềm trên xương cổ và xương ngực dãn ra • Nghẹt thở • Nghẹt thở xảy đến khi không khí không được đưa đến phổi bởi vì có vật cản chắn ở mũi và miệng không cho khí vào hay bởi vì nạn nhân hít vào khí đầy khói hay khói thuốc. Cách chữa trị
  4. Những điều nên làm • Giúp đưa không khí trong lành vào phổi nạn nhân • Gọi giúp đỡ y tế • Lấy bất kỳ vật nào cản trở việc thở ra khỏi miệng hay di chuyển nạn nhân đến nơi có không khí trong lành. Nếu nạn nhân bất tinh, kiểm tra nhịp thở và mạch đập của nạn nhân và chuẩn bị hô hấp nhân tạo. Quay số 115 gọi cứu thương và đặt nạn nhân ở vị trí dễ hồi sức. • Nếu nạn nhân còn tinh táo, hãy trấn tĩnh nạn nhân nhưng phải thường xuyên theo dõi họ. Gọi bác sĩ hoặc xe cứu thương.
  5. Sơ cứu Ngất xỉu Ngất xỉu (Cũng giống như syncope) là sự mất tỉnh táo trong chốc lát do lượng máu chảy đến não tạm thời bị giảm. Không giống như bị sốc, mạch đập rất chậm mặc dù chẳng bao lâu nó sẽ trở lại mức bình thường. Việc hồi phục diễn ra nhanh và hoàn toàn. Ngất xỉu có thể là phản ứng khi bị đau hay sợ sệt hoặc do tức tối, kiệt sức và đói Tuy nhiên, nó thường xảy ra hơn sau một thời thời gian dài không hoạt động thể chất, đặc biệt là ở nơi nóng bức. Máu chảy xuống phần phía dưới cơ thể làm giảm lượng máu hiện có trong não. Cách nhận biết • Bất tỉnh trong một khoảng thời gian ngắn; bệnh nhân sẽ ngã xuống sàn. • Mạch đập chậm. • Da nhợt nhạt. • Những điều nên làm : • Tăng lượng máu chảy đến não.
  6. • Trấn an khi bệnh nhân tỉnh lại và làm bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, thoải mái. • Đặt bệnh nhân nằm xuống, nâng và đỡ chân bệnh nhân lên. • Bảo đảm cho bệnh nhân thở nhiều không khí trong lành; nếu cần thiết thì hãy mở cửa sổ ra. • Khi bệnh nhân tỉnh lại, trấn tĩnh và giúp bệnh nhân ngồi dậy từ từ. • Tìm xem bệnh nhân có còn bị thương tích nào do bị ngã gây ra không và điều trị cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân không hồi tỉnh lại nhanh, hãy kiểm tra nhịp thở và mạch đập của bệnh nhân, chuẩn bị hô hấp nhân tạo nếu thấy cần thiết. Đặt bệnh nhân ở tư thế dễ hồi sức và quay số 115 gọi cấp cứu. Nếu bệnh nhẩn bắt đầu cảm thấy muốn ngất xỉu trở lại, hãy đặt đầu bệnh nhân giữa hai đầu gối họ và bảo họ hít sâu vào.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2