Một số lưu ý về việc tuyển dụng và quản lý tình nguyện viên trong tổ chức sự kiện
lượt xem 12
download
Những cuộc họp hay những hoạt động có sự góp mặt của các tình nguyện viên có thể tiết kiệm cho doanh nghiệp rất nhiều. Hãy tưởng tượng nếu chúng ta không có một ngân sách dành cho họ, một chế độ ưu đãi hay quyền lợi đặc biệt, chúng ta sẽ không có gì để tán dương và công nhận sự đóng góp của họ cho sự kiện của chúng ta. Sau đây là một số kinh nghiệm trong việc tuyển dụng cộng tác viên: 1. Tìm hiểu, tập hợp thông tin Thu thập thông tin về nhóm tình...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số lưu ý về việc tuyển dụng và quản lý tình nguyện viên trong tổ chức sự kiện
- Một số lưu ý về việc tuyển dụng và quản lý tình nguyện viên trong tổ chức sự kiện Những cuộc họp hay những hoạt động có sự góp mặt của các t ình nguyện viên có thể tiết kiệm cho doanh nghiệp rất nhiều. Hãy tưởng tượng nếu chúng ta không có một ngân sách dành cho họ, một chế độ ưu đãi hay quyền lợi đặc biệt, chúng ta sẽ không có gì để tán dương và công nhận sự đóng góp của họ cho sự kiện của chúng ta. Sau đây là một số kinh nghiệm trong việc tuyển dụng cộng tác viên: 1. Tìm hiểu, tập hợp thông tin Thu thập thông tin về nhóm tình nguyện viên là một hình thức quan tâm đến họ, cũng giống như khi bạn thuê một nhân viên mới, tìm hiểu về họ giúp bạn hiểu họ hơn về thế mạnh, mong muốn cũng như khả năng. Hiểu càng nhiều về họ, bạn càng chắc chắn rằng những tình nguyện viên của bạn thích hợp với vị trí công việc như thế nào, làm “PR cho sự kiện” hay phụ trách “ Công việc hậu trường”. Không có gì ngăn cản một tình nguyện viên trung thành với bạn hơn là giao cho họ một công việc họ thích và tôn trọng họ. 2. Mô tả công việc trong sự kiện của bạn cũng là một cách thu hút những tình nguyện viên. Gửi đến họ một bản mô tả công việc, nội dụng đặt ra chính xác những gì họ cần phải làm và những quyền lợi mà họ mong đợi. Chắc chắn rằng, những quy trình trên sẽ giúp họ và tổ chức của bạn làm việc một cách rõ ràng và ă n ý hơn. Vì bất cứ lý do gì mà thay đổi về vai trò tình nguyện viên hay lương
- xảy ra, phải nhanh chóng để ra phương án giải quyết và đề nghị họ phản hồi ngay sau đó. Phải làm cho họ hiểu mình cần làm gì và không làm gì. 3. Gửi đến họ lịch phân công công việc càng sớm càng tốt. Tôn trọng lịch phân công công việc của họ. Tôn trọng họ như những doanh nhân bận rộn. Hạn chế những thay đổi không cần thiết. Làm được điều đó, họ sẽ đánh giá cao nghiệp vụ tổ chức của bạn. 4. Giao tiếp với tình nguyện viên Tình nguyện viên muốn được đóng góp ý kiến, tham gia để họ cảm thấy mình là một phần của sự kiện. Chia sẻ những ý kiến của họ trên trang web để họ hiểu lời nói của họ luôn được quan tâm. Hãy nhớ, tình nguyện viên giúp bạn tiết kiệm chi phí, biết cách tôn trọng và lịch sự với các tình nguyện viên là cách giúp cho sự kiện của bạn thành công hơn. 5. Tuyên dương Bảng tuyên dương những tình nguyện viên xuất sắc đăng trên website của tổ chức. Chọn ra những tình nguyện viên có năng lực và gắn bó với tổ chức của bạn trong nhiều năm để khen thưởng. Điều đó sẽ thúc đẩy những người khác cố gắng, không những vậy còn làm cho họ cảm thấy mình được quan tâm rất chu đáo. 6. Gắn kết Bạn có muốn nhóm tình nguyện viên của bạn trông như một đội bóng gắn kết? Nếu muốn vậy, hãy khuyến khích họ nảy sinh ra những ý tưởng làm trang phục theo chủ đề cùng với logo của bạn. Đó cũng là một các để quảng
- bá thương hiệu của mình. Khách hàng luôn đánh giá cao đội ngũ tình nguyện viên và nhân viên của ta khi họ khoác lên người những bộ đồng phục vì nó thể hiện được tính chuyên nghiệp. Một mũi tên trúng hai con nhạn phải không nào! 7. Tập huấn ngoại khoá Tình nguyện viên là những người thông minh, có mong muốn được đào tạo để có kinh nghiệm trong mọi công việc. Hãy thưởng cho họ một cách xứng đáng nếu họ hoàn thành công việc. Nghiên cứu với nhóm lập kế hoạch để tìm ra những hoạt động ngoại khoá và tổ chức cho họ. 8. Công nhận. Chúng ta vinh danh các nhà tài trợ. Chúng ta vinh danh các chuyên gia bán hàng hàng đầu. Chúng ta vinh danh các nhân viên với nhiều năm cống hiến trên sân khấu sự kiện. Bạn cũng có thể xem xét việc khen tặng một số tình nguyện viên hàng đầu của bạn. Khen thưởng những tình nguyện viên đặc biệt trên sân khấu và ghi nhận công việc và cống hiến của họ. Toàn bộ đội ngũ tình nguyện viên sẽ vui mừng và tất cả họ sẽ chia sẻ điều đó trong lễ kỷ niệm. Đánh giá. Gửi cho họ bảng đánh giá chương trình và yêu cầu ý kiến từ họ. Hãy nhớ rằng, du khách và người tham dự sẽ thường xuyên chia se với các tình nguyện viên của bạn những gì họ thự sự nghị về sự kiện này. Tình nguyện viên của bạn thật sự là mắt và tai trong việc thu thập ý kiến khách hàng.
- Gặp họ và nói cảm ơn, những từ đơn giản nhưng chân thành sẽ làm họ cảm nhận mình được đánh giá rất cao, họ sẽ nhớ đến bạn cùng lời cảm ơn. Cách đơn giản nhất để đo lường chất lượng một sự kiện là nhìn vào những người tham dự. Dù là đại hội hàng chục ngàn người hay buổi gặp mặt nhóm nhỏ thân mật, thì một sự kiện được đánh giá là có hiệu quả khi các vị khách mục tiêu đến tương đối đủ. Khách mục tiêu phù hợp với sự kiện là những ai? Làm thế nào bảo đảm họ đến đông đủ? Dave Welty, Trưởng phòng sự kiện tại công ty quan hệ công chúng Maloney & Fox ở New York City cho biết: “Khách mời mục tiêu là những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng, những người đã đầu tư và các đối tác có hứng thú với hoạt động hiện tại và kế hoạch tương lai của thương hiệu chúng tôi”. Các bước thu hút khách mời phù hợp cho sự kiện doanh nghiệp: Xác định khách mời mục tiêu phù hợp Nếu tổ chức một sự kiện có quy mô lớn, bạn cần mời nhiều người hơn danh sách khách hàng thường xuyên của công ty. Nhà sản xuất chương trình Cass Phillipps khẳng định: Cần bảo đảm khách tham dự là thật sự đến vì có hứng thú với doanh nghiệp, chứ không phải chỉ để nhận quà hoặc ăn tiệc. Hãy tự hỏi: “Tôi muốn đạt được gì khi tổ chức sự kiện này?” Câu trả lời sẽ giúp xác định khách mời thích hợp. Ví dụ đó có thể là những khách hàng đã biết đến thương hiệu, muốn thử sản phẩm mới, và sẵn lòng giới thiệu sản phẩm mới cho bạn bè, người quen.
- Welty gợi ý một sự kiện được đánh giá là thành công khi khách ra về cảm thấy hài lòng và doanh nghiệp tổ chức đạt được mục đích đã đề ra. Hợp tác tổ chức Nếu tổ chức một sự kiện có quy mô lớn, bạn cần mời nhiều người hơn danh sách khách hàng thường xuyên của công ty. Những lúc thế này, bạn cần tìm đối tác cùng tổ chức sự kiện. Tương tự như khi tìm đối tác khởi nghiệp, nếu không có ít nhất một người đồng ý góp thời gian và công sức cho ý tưởng của bạn thì làm sao thu hút hàng trăm, hàng ngàn người đến dự sự kiện. Kết hợp với các tổ chức và doanh nghiệp khác thì sẽ tranh thủ được khách hàng của họ. Chọn đúng đối tác sẽ giúp tăng hiệu quả của sự kiện, thu hút thêm sự chú ý của giới truyền thông và khách hàng cho doanh nghiệp. Hãy để mắt đến các đối tác hoặc nhà tài trợ trong mạng lưới doanh nghiệp cùng ngành. Giăng lưới rộng Công ty nên mời nhiều gấp đôi, gấp ba số lượng khách mình muốn có mặt tại sự kiện. Ở những thành phố nhộn nhịp có nhiều người bận rộn, thì khả năng mất khách càng cao, đôi khi đến 50%, 70%. Nếu đó là sự kiện miễn phí thì nên mời dư 40% khách. Nhưng nếu là sự kiện mà khách phải trả tiền tham dự thì nhiều khả năng lượng đăng ký ít những lượng tham dự thực tế lại nhiều. Khi lập danh sách khách mời danh dự VIP thì hãy nghĩ đến các lãnh đạo đầu
- ngành, bởi vì chính họ cũng là nam châm thu hút người tham dự. Chọn địa điểm vàng Địa điểm tổ chức sự kiện, nếu không phải là quan trọng nhất, thì cũng là một trong những điều quan trọng nhất. Và chẳng có gì là bí mật: ai cũng biết nơi nổi tiếng thu hút đông đảo người đến dự hơn. Khi tổ chức sự kiện tại các thành phố lớn thì phải tính toán giải pháp phương tiện giao thông, đồng thời, cân đối thời gian để khách có thể đến đúng giờ… Họ đi thẳng từ phòng làm việc đến nơi tổ chức sự kiện một cách dễ dàng? Sau khi sự kiện kết thúc, họ về nhà bằng cách nào? Không phải mọi người đều có xe; và không phải mọi người đều sẵn lòng đi chặ đường xa để tham gia sự kiện. Giữ liên lạc Nếu hôm nay bạn đã tổ chức một sự kiện thành công thì hẳn bạn sẽ muốn họ lại đến dự nhiều lần sau này nữa. Sau đây là vài điều bạn có thể cân nhắc áp dụng để giữ liên lạc với các khách mời: - Khảo sát cảm nhận và đánh giá của khách mời sau sự kiện và điều chỉnh thích hợp để cải tiến dần. - Làm trung gian kết nối các vị khách trong và sau sự kiện. - Lập trang Facebook hay Twitter cho khách cùng lên để thảo luận, trò chuyện sâu hơn về sự kiện đã diễn ra, đồng thời, kích thích họ háo hức chờ đón thông tin của sự kiện tiếp theo.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
KIẾN THỨC ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM VÀ LƯU Ý KHI XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC 5
5 p | 285 | 74
-
Một số lưu ý khi tổ chưc họp báo
3 p | 200 | 46
-
Một số lưu ý khi tổ chức team building
4 p | 188 | 33
-
Marketing liên kết và những điều cần lưu ý
6 p | 136 | 21
-
Các quan điểm về CRM (1)
5 p | 205 | 19
-
Những điều nên lưu ý khi tìm hiểu về nghề event
4 p | 104 | 18
-
Quản trị thương hiệu trong thời đại CMCN 4.0 từ góc độ sở hữu trí tuệ
4 p | 96 | 15
-
Tạo uy tín khi mở web điện tử
8 p | 100 | 12
-
Nghề Marketing trực tuyến - Tiếp thị thời @
3 p | 136 | 9
-
Những lưu ý về thực đơn và vật trang trí ngày Tết mà người tổ chức sự kiện nên biết
6 p | 105 | 8
-
Đột phá với logo
5 p | 61 | 7
-
Một cách nhìn về CRM hướng nhu cầu (CRM On – Demand) - Phần 2
3 p | 89 | 7
-
Phương pháp gút lại việc bán hàng khi gặp khách hàng khó tính
3 p | 87 | 6
-
Tổng quan lý thuyết về hệ thống đổi mới sáng tạo ngành dịch vụ: Một số lưu ý về phương pháp nghiên cứu
18 p | 56 | 5
-
Sử dụng màu sắc thích hợp cho thương hiệu
9 p | 88 | 4
-
Qui trình xây dựng thương hiệu
8 p | 106 | 3
-
Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khoá 3 nghề Quản trị khách sạn môn Lý thuyết nghề - Mã đề thi: QTKS - LT44
1 p | 45 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn