Qui trình xây dựng thương hiệu
lượt xem 3
download
Xây dựng thương hiệu: Tất cả những gì bạn cần là tình yêu Là một người tiếp thị bạn phải nhận thức hoàn toàn được sự liên kết giữa việc xây dựng thương hiệu và tình cảm. Trong vài năm gần đây, vô số sách báo đã viết về đề tài này. Rõ ràng là khi con người đưa ra một quyết định trong cuộc sống đều dựa vào tình cảm. Và những quyết định về các thương hiệu mà chúng ta lựa chọn để hợp tác lại liên quan đến những tình cảm không ngờ tới. “Con tim có những lý lẽ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Qui trình xây dựng thương hiệu
- Xây dựng thương hiệu Xây dựng thương hiệu: Tất cả những gì bạn cần là tình yêu Là một người tiếp thị bạn phải nhận thức hoàn toàn được sự liên kết giữa việc xây dựng thương hiệu và tình cảm. Trong vài năm gần đây, vô số sách báo đã viết về đề tài này. Rõ ràng là khi con người đưa ra một quyết định trong cuộc sống đều dựa vào tình cảm. V à những quyết định về các thương hiệu mà chúng ta lựa chọn để hợp tác lại liên quan đến những tình cảm không ngờ tới. “Con tim có những lý lẽ mà ý nghĩ không thể lĩnh hội được”
- Blaise Pascal Jennifer Rice, đang làm việc tại Mantra Communications, đã chứng minh tình cảm của chúng ta về các thương hiệu. Cô gõ “I love [tên một thương hiệu nào đó]” vào Google và ghi nhận số mục mà Google tìm ra. Cô thực hiện điều này với nhiều thương hiệu nổi tiếng để có thể thấy những thương hiệu đó được yêu thích nhiều như thế nào. Thế là tôi lấy 5 thương hiệu đứng đầu gây ảnh hưởng mạnh mẽ nhất ở Mỹ và Canada trong năm 2005 (theo Interbrand) và làm theo cách của Jennifer để xem nó được yêu thích nhiều như thế nào. Và đây là kết quả tôi tìm được: Xếp Kết quả tìm kiếm của Google Thương hiệu hạng (mục) 1 Google 149,000 2 Apple 61,300 3 Starbucks 17,200 4 Target 13,200 Lance 5 677 Amstrong Rõ ràng là có rất nhiều sự yêu thích tương ứng với những thương hiệu được ưa chuộng nhất.
- Tình yêu: một tình cảm từ trong sâu thẳm, mềm yếu, mong manh, khó nói ra và sự quan tâm đến một người nảy sinh từ những sự tương đ ồng, từ nhận thức nh ững đặc điểm hấp dẫn hoặc từ một cảm nhận qua sự hòa hợp. Trong cuốn sách của mình, Kevin Robert, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Saatchi and Saatchi, đã đưa ra những lý luận thậm chí còn có phần mạnh mẽ hơn về mối liên hệ giữa tình cảm và sự thành công của một thương hiệu nào đó. Ông ta đã lý giải làm thế nào một số thương hiệu tranh thủ được lòng trung thành nhiều hơn. Ông ta gọi nó là “Lovemarks” và mô tả nó như là những thương hiệu có sức khơi gợi lòng trung thành vô điều kiện. Đ ể thăng tiến trong sự nghiệp, hãy để bạn được yêu. Tất cả những đề cập về tình cảm với các thương hiệu thành công này như là một thứ âm nhạc với những người đam mê công việc marketing, những người lúc nào cũng muốn tiến xa hơn. N ếu chính vì những đặc tính của thương hiệu mang tính chất tình cảm mà có nhiều sự phê phán về lòng trung thành thì ai sẽ làm điều này tốt hơn con người chúng ta? Chúng ta phải có một giới hạn nhất định đối với các sản phẩm, các doanh nghiệp cũng như các đ ịa điểm. Chúng ta cũng phải thúc đẩy lòng trung thành vô điều kiện nếu chúng ta muốn có một sự vững chắc trong nghề nghiệp. Trên trang web cá nhân của mình, Seth Godin, một chuyên viên rất có uy tín trong lĩnh vực marketing, đã viết: Có cơ hội nào cho bạn để tìm được một công việc tốt nếu lý lịch của bạn
- hoàn toàn bình thường ,trình đ ộ học vấn và kinh nghiệm làm việc cũng ở mức trung bình? “Này Bill hãy xem cái tay bình bình này với học vấn trung b ình và những kinh nghiệm làm việc cũng ở mức b ình thường! Có lẽ hắn ta là thứ rẻ tiền!!!” Bạn có thuê những người dạng này không? Bạn có chọn những sản phẩm dạng này không? Mọi người chỉ mua một thứ từ bạn đó là: cách mà bạn làm cho họ cảm nhận. Vậy thì làm bạn làm cho mọi người cảm nhận cách nào? Đ ừng hiểu lầm ý tôi. Được yêu mến không liên quan đ ến việc làm hài lòng tất cả mọi người. Là một người chuyên nghiệp, bạn cần phải thực hiện những quyết định mà nó làm cho bạn khác biệt với người khác. V à những thương hiệu mạnh họ có những quan điểm của riêng mình; họ không cố gắng làm tất cả mọi thứ cho tất cả mọi người. N hưng việc phát triển những mối liên hệ tình cảm với các đối tượng của bạn sẽ đảm bảo rằng họ sẽ tôn trọng bạn cả những khi họ không đồng ý với bạn về mọi việc. Ngày nay sự thành công còn có ý nghĩa là bạn phải thể hiện nhiều hơn nữa những cái bạn có. Đó không phải là điều xa vời mà là một mệnh lệnh: bạn phải là chính mình.
- Tất cả những thứ bạn cần là tình yêu Thật sự bạn cần nhiều hơn chỉ mỗi tình yêu. Khi bạn xây dựng thương hiệu cho chính bản thân mình bạn cần phải có nền tảng thương hiệu vững vàng trên cơ sở những đặc tính hợp lý của thương hiệu. Những đặc tính này sẽ minh chứng cho năng lực của bạn và làm bạn trở nên đáng tin cậy trong mắt mọi người. Thậm chí điều đáng yêu nhất trong chúng ta cũng sẽ không thể thăng hoa khi nó không có khả năng mang lại kết quả gì cả. N hưng khi bạn xây dựng thương hiệu cho chính bản thân mình thì tình cảm lại là một thành phần thiết yếu, chính nó sẽ giúp bạn tạo dựng được lòng trung thành to lớn hơn trong lòng các đối tượng của bạn. Bạn có thể thấy nó xung quanh mình. Những người trong công ty của bạn chỉ cần một chút xíu “dễ thương” cũng đủ để mọi người dùng những lời tốt đẹp khi nói về họ. Những
- thương hiệu tốt nhất có được thành công cũng nhờ vào sự liên kết vững chắc những đặc tính lý trí và tình cảm của thương hiệu. “Đ ể được yêu, hãy trở nên đáng yêu” Ovid Tom Sanders, tác giả của quyển “The Likeability Factor”, cho rằng có 4 điểm nhân cách nổi bật hình thành tính cách của một người: sự thân thiện, sự tương thích (bạn thuộc nhóm “sở thích” hay nhóm “nhu cầu”?), sự cảm thông và tính thực tế (xác thực). Đ ược yêu nghĩa là tạo dựng một “giao kèo” về mặt tình cảm thông qua sự thừa nhận về những điểm thu hút nổi bậc của bạn, những thứ đáng tin cậy với bạn (“tính thực tế” như Tom Sanders đã mô tả ở trên), nghĩa là sự lôi kéo bạn đến những đối tượng mục tiêu của m ình (sự tương thích) và tạo sự khác biệt với những người đồng nghiệp bạn. H ãy nhìn Tom Peters, ông là người nổi bậc trong sự hiểu biết về vai trò của tình cảm trong quá trình xây dựng những mối quan hệ. Ông luôn đặt rất nhiều tình cảm vào những việc mình làm, nói khác đi đó chính là sự hăng hái nhiệt tình, sự cống hiến và nghị lực. Những lời nói của ông hầu như không nằm trong sách vở nào cả. Những tấm slice PowerPoint của ông thì đặc sắc và vô cùng hấp dẫn. Những bài diễn văn trước công chúng của ông luôn hừng hực khí thế. Dấu hiệu chung thường thấy của ông ta là d ấu chấm than! Và đó là những mô tả một cách hoàn hảo ông là ai? Ông là bậc thầy trong việc sử dụng các đặc tính đáng tin cậy trong thương hiệu của ông để xây dựng những mối liên hệ tình cảm, từ đây lòng trung thành đã nảy sinh trong lòng những khán giả của ông.
- Tôi quý mến anh nhiều thế nào? Đó là câu hỏi mà sếp của bạn thật sự dùng tới khi muốn quyết định mức thưởng cho bạn hay khi quyết định có đưa bạn vào danh sách sa thải hay không. Và đó cũng là câu hỏi mà sếp của bạn sẽ hỏi sau khi phỏng vấn bạn. Bạn cần phải đối mặt với nó, tất cả đều liên quan đến tình cảm. Đ iều này thật sự tạo được sự mới lạ. Nghĩa là khi bạn là một “người tham vọng nghề nghiệp” bạn có thể xây dựng lòng trung thành vô điều kiện đối với người chủ, đồng nghiệp, sếp trực tiếp của bạn và những người muốn tìm hiểu về bạn, để bạn có thể đạt được những mục đích nghề nghiệp của mình. Đ ể làm được điều này b ạn phải nhận thức sâu sắc được những đặc tính thương hiệu của chính mình, cũng như cách mà mọi người nhận xét về bạn. Vậy thì sự kết hợp giữa lý trí và tình cảm trong các đặc tính thương hiệu của bạn là gì? Cái gì làm bạn trở nên đáng yêu? Bạn có khả năng để trở thành một thương hiệu lớn (như là Seth Godin, Malcom Gladwell, Tom Peters). “Thủ thuật” là phải “cực đại hóa” những mối quan hệ về mặt tình cảm của bạn và thể hiện các đặc tính thương hiệu của mình một cách tốt nhất để xây dựng danh tiếng của bạn và truyền cảm hứng về lòng trung thành vô điều kiện. Đ iều cuối cùng Sau đây là 5 lời khuyên để gây cảm hứng cho lòng trung thành vô điều kiện: 1. Kiểm soát các đặc tính thương hiệu của bạn (lý trí và tình cảm). 2. Thu thập các đặc tính khác từ bên ngoài bổ sung vào các đặc tính thương
- hiệu của bạn. Điều này sẽ giúp bạn xác nhận lại sự tự đánh giá của mình và đưa ra cái nhìn thấu đáo ở cách mọi người đang nhận xét về bạn. Bạn sẽ không thể thay đổi được nhận thức nếu như bạn không biết những điều đó là gì. 3. Quyết định những đặc tính (đích thực đối với bạn) thích hợp, thuyết phục đối với các đối tượng mục tiêu của bạn nhưng phải có sự khác biệt so với những người đồng nghiệp của bạn. 4. Sống trong sự tìm tòi. Tự hỏi bản thân mình làm thế nào để thêm những đặc tính thương hiệu này vào trong những việc bạn làm, mỗi báo cáo của bạn thực hiện, mỗi email bạn soạn thảo, mỗi cuộc nói chuyện điện thoại mà b ạn có. 5. Đánh giá. Yêu cầu những phản hồi. Đo lường kết quả. Có phải bạn được đánh giá một cách chính xác hơn không? Bạn có thỏa mãn hơn không? Bạn có thành công hơn không? Được yêu mến hơn không?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị thương hiệu - MBA. Đào Hoài Nam
120 p | 1681 | 901
-
Qui trình Marketing--Công cụ để phân tích thị trường, sáng tạo và chiến thắng trên thị trường!
0 p | 782 | 324
-
INCOTERMS 2010 CÁC THÔNG LỆ TỐT NHẤT - HỢP ĐỒNG MUA BÁN - 1
12 p | 220 | 102
-
Bài giảng Quản trị thương hiệu - ĐH Kinh tế TP.HCM
119 p | 304 | 72
-
QUI TRÌNH 4x8 MỘT PHƯƠNG PHÁP BÁN HÀNG HIỆU QUẢ
79 p | 210 | 55
-
Qui trình marketing
160 p | 120 | 48
-
Bài giảng Quản trị thương hiệu - Đào Hoài Nam, MBA
120 p | 230 | 44
-
11 QUI LUẬT VÀNG TRONG XÂY DỰNG NHÃN HIỆU TRÊN INTER NET
46 p | 96 | 39
-
kỹ năng cần có để tổ chức sự kiện
5 p | 159 | 16
-
Những thương hiệu phá vỡ mọi quy luật trong cuộc sống
4 p | 68 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn