Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN DỰ BÁO CHO ĐỐI<br />
TƯỢNG VAN MỞ NHANH<br />
Hoàng Đức Quỳnh1, Nguyễn Đình Hòa2, Nguyễn Doãn Phước2<br />
1<br />
Trường CĐ Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp<br />
2<br />
Đại học Bách Khoa Hà Nội<br />
TÓM TẮT<br />
Bài báo này giới thiệu và so sánh một số phương pháp thiết kế bộ điều khiển dự báo có khả<br />
năng đảm bảo được chất lượng hệ thống bền vững với những thành phần bất định như thời gian<br />
trễ, khe hở cho đối tượng phi tuyến là van mở nhanh. Những bộ điều khiển này được xây dựng<br />
thông qua cực tiểu hóa sai lệch bám giữa lưu lượng đặt trước và lưu lượng thực của van. Sự ảnh<br />
hưởng của các thành phần bất định lên chất lượng điều khiển được giảm thiểu nhỏ nhất. Hai mô<br />
hình dự báo khác nhau, cụ thể là phi tuyến và tuyến tính hóa chính xác, được sử dụng. Sau đó,<br />
một ví dụ cùng các kết quả mô phỏng được giới thiệu để so sánh chất lượng điều khiển khi sử<br />
dụng hai mô hình đó và để minh họa tính hiệu quả của các bộ điều khiển dự báo đã đề xuất.<br />
Từ khóa: Điều khiển dự báo, Hệ phi tuyến bất định, Tối ưu hóa, Van mở nhanh.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong tài liệu [8], chúng tôi đã đi tiến<br />
hành thiết kế bộ điều khiển dự báo cho đối<br />
tượng van công nghiệp nhằm mục đích đưa ra<br />
hướng giải quyết mới để điều khiển đối tượng<br />
này khi có sự tham gia của các thành phần bất<br />
định. Tuy nhiên, bài báo [8] mới chỉ mới xét<br />
trường hợp van có đặc tính tuyến tính, tức là<br />
loại van có lưu lượng q ∈ [0 , 100]% của<br />
dòng chất lỏng chảy qua van tỷ lệ tuyến tính<br />
với độ mở van thực v / ∈ [0 , 1] theo công<br />
thức:<br />
<br />
q = C v f (v / )<br />
<br />
∆P<br />
<br />
(1)<br />
<br />
ρ<br />
<br />
với f (v / ) = v / , trong đó ∆P là độ chênh áp<br />
giữa hai đầu van, C v là lưu lượng (gpm) tính<br />
trên một đơn vị chênh áp (psi), ρ là khối<br />
lượng riêng của chất lỏng và f (v / ) là hàm<br />
mô tả đặc tính của loại van được sử dụng.<br />
v<br />
<br />
Khe hở,<br />
dính, trễ<br />
<br />
v/<br />
<br />
Van mở<br />
nhanh<br />
<br />
q<br />
<br />
H1: Cấu trúc cơ bản của hệ van công nghiệp có<br />
để ý tới các thành phần bất định.<br />
<br />
Với mong muốn tiếp tục mở rộng phạm<br />
vi áp dụng của bộ điều khiển dự báo cho đối<br />
tượng van công nghiệp, trong khuôn khổ của<br />
bài báo này, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên<br />
<br />
cứu thiết kế hai bộ điều khiển dự báo cho đối<br />
tượng van công nghiệp trong trường hợp van<br />
có dạng mở nhanh (phi tuyến):<br />
(2)<br />
f (v / ) = v /<br />
Kết hợp với hàm mô tả tạp nhiễu bất định<br />
như đã đưa ra trong [8], mô tả sai lệch mô<br />
hình, hiện tượng khe hở và dính trong van:<br />
(3)<br />
v ֏ v / = d (v ,t )<br />
ta sẽ có mô hình dạng phi tuyến của van mở<br />
nhanh như mô tả ở hình H1.<br />
Nhiệm vụ điều khiển ở đây là phải có khả<br />
năng cập nhật online để có thể khống chế<br />
được sự ảnh hưởng của thành phần bất định<br />
d (v ,t ) trong hệ ở mức thấp nhất. Bài báo đề<br />
xuất hai bộ điều khiển dự báo phi tuyến cho<br />
đối tượng van mở nhanh trên, đồng thời mô<br />
phỏng và đánh giá chất lượng thông qua so<br />
sánh hiệu quả của các phương pháp thiết kế<br />
theo các hướng giải quyết khác nhau này.<br />
MÔ HÌNH HÓA VAN MỞ NHANH<br />
Bằng cách xấp xỉ thành phần bất định (3)<br />
nhờ một khâu quán tính bậc 2, đồng thời kết<br />
hợp với (2) ta có mô hình dự báo liên tục của<br />
van mở nhanh như sau:<br />
x<br />
<br />
<br />
/<br />
d v <br />
<br />
= 1 −v / − (T + T )x + av <br />
dt x <br />
1<br />
2<br />
<br />
(4)<br />
1 2<br />
TT<br />
<br />
<br />
SĐT:0982235309. Email: hoangducquynh@gmail.com.<br />
<br />
/<br />
<br />
= A/ x + b v<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
∆P<br />
<br />
q = Cv v /<br />
<br />
(5)<br />
<br />
ρ<br />
<br />
trong đó v là tín hiệu vào, x = (v / , x )T là<br />
trạng thái van, q là tín hiệu ra, T1 ,T2 là hai<br />
hằng số thời gian quán tính, a là hệ số<br />
khuếch đại tương ứng của mô hình xấp xỉ và:<br />
1<br />
0<br />
<br />
0 <br />
<br />
<br />
/<br />
/<br />
A = −1 −(T1 + T2 ) , b = a (6)<br />
TT<br />
<br />
TT <br />
TT<br />
1 2<br />
1 2<br />
<br />
1 2<br />
Đến đây, ta có hai cách để thiết lập mô<br />
hình trạng thái cho đối tượng van mở nhanh<br />
và tương ứng là hai cách thiết kế điều khiển<br />
sẽ được giới thiệu trong mục tiếp theo:<br />
− Cách đầu tiên là giữ nguyên mô hình phi<br />
tuyến ở trên, thiết kế bộ điều khiển MPC<br />
với phiếm hàm mục tiêu tương ứng.<br />
− Cách thứ hai là tìm cách chuyển mô hình<br />
van mở nhanh về dạng tuyến tính và áp<br />
dụng kết quả thiết kế bộ điều khiển MPC<br />
đã được chúng tôi giới thiệu ở tài liệu [8].<br />
Đầu tiên chúng tôi giới thiệu mô hình phi<br />
tuyến không liên tục của van mở nhanh. Từ<br />
(4) và (5) ta có:<br />
/<br />
xɺ = Ax<br />
+ b /v và q =C / (1,0)x<br />
<br />
(7)<br />
<br />
với:<br />
<br />
vk <br />
<br />
<br />
xk +i = Ai xk + Ai −1b , … , A b , b ⋮ (11)<br />
v<br />
<br />
k +i −1 <br />
<br />
(<br />
<br />
)<br />
<br />
Tiếp đến, ta sẽ xem xét mô hình tuyến<br />
tính hóa chính xác cho van mở nhanh.<br />
Đặt biến mới:<br />
<br />
y =q2<br />
thì:<br />
<br />
y = C v2<br />
<br />
∆P<br />
<br />
ρ<br />
<br />
v ' = C v2<br />
<br />
∆P<br />
<br />
ρ<br />
<br />
(1<br />
<br />
v '<br />
0) <br />
x <br />
<br />
= cT x<br />
trong đó<br />
<br />
c T = C v2<br />
<br />
∆P<br />
<br />
ρ<br />
<br />
(1<br />
<br />
0)<br />
<br />
Kết hợp với (4) ta có mô hình tuyến tính sau<br />
đây của van mở nhanh:<br />
dx<br />
= A / x + b /v<br />
dt<br />
(12)<br />
T<br />
y =c x<br />
Với mô hình tuyến tính (12), ta có thể dễ dàng<br />
thiết kế thuật toán điều khiển MPC cho nó<br />
như đã làm ở [8].<br />
THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN<br />
A. Mô hình phi tuyến<br />
<br />
C / = Cv<br />
<br />
∆P<br />
<br />
(8)<br />
<br />
ρ<br />
<br />
Tiếp tục chuyển (7) sang dạng không liên<br />
tục với chu kỳ trích mẫu T và thay<br />
xk = x (kT ) , vk = v (kT ) , ta được:<br />
<br />
xk +1 = Axk + bvk<br />
<br />
(9)<br />
<br />
qk = C / (1,0)xk<br />
trong đó:<br />
/<br />
<br />
T<br />
<br />
/<br />
<br />
<br />
<br />
A = e A T , b = ∫ e A tdt b /<br />
0<br />
Từ (9) ta lại có:<br />
<br />
<br />
<br />
J k = e T diag(ai )e + uT diag(bi )u<br />
<br />
(13)<br />
<br />
trong đó<br />
qk +1 <br />
wk +1 <br />
vk <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
q = ⋮ , w = ⋮ , u = ⋮ <br />
q<br />
<br />
w <br />
v<br />
<br />
k +N <br />
k +N <br />
k +N −1 <br />
<br />
(14)<br />
<br />
e = q −w<br />
<br />
(10)<br />
<br />
xk +i = Axk +i −1 + bvk +i −1<br />
= A ( Axk +i − 2 + bvk +i − 2 ) + bvk +i −1<br />
= A2xk +i −2 + A bvk +i − 2 + bvk +i −1<br />
⋮<br />
= Ai xk + Ai −1bvk + ⋯ + A bvk +i −2 + bvk +i −1<br />
<br />
hoặc có thể viết lại thành:<br />
<br />
Để áp dụng phương pháp điều khiển dự<br />
báo, ta sử dụng hàm mô tả sai lệch dự báo<br />
dạng toàn phương như sau:<br />
<br />
với wk là tín hiệu chủ đạo ở thời điểm trích<br />
mẫu thứ k và N là độ dài cửa sổ dự báo.<br />
Như vậy hàm mục tiêu (13) tương đương:<br />
J k = e T diag (ai )e + uT diag(bi )u,<br />
<br />
(<br />
<br />
2<br />
<br />
)<br />
<br />
(<br />
<br />
= qk +1 − wk +1 a1 + ... + qk + N − wk + N<br />
+ vk2b1<br />
<br />
+ ... + vk2 + N −1bN<br />
<br />
Ta có thể viết lại thành:<br />
<br />
2<br />
<br />
)<br />
<br />
aN<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
J k = a1 (C / (1, 0) [Axk + bvk ] − wk +1 )2 +<br />
<br />
v <br />
+ a 2 (C / (1, 0) A2xk + (Ab , b ) k − wk + 2 )2<br />
vk +1 <br />
<br />
+ ...<br />
+ aN (C /<br />
<br />
<br />
vk <br />
N<br />
<br />
<br />
N −1<br />
(1, 0) A xk + (A b ,..., b ) ⋮ <br />
v<br />
<br />
<br />
k +N −1 <br />
<br />
<br />
− wk +N ) 2 + b1vk2 + b2vk2+1 + ... + bN vk2+N −1<br />
<br />
hoặc tương đương với:<br />
2<br />
<br />
<br />
i<br />
N<br />
/<br />
i<br />
i −j<br />
<br />
Jk = ∑ ai C (1,0)(Axk + ∑ A bvk+j −1) − wk +i <br />
<br />
<br />
i =1 <br />
j =1<br />
<br />
<br />
2<br />
+bv<br />
i k +i −1<br />
<br />
)<br />
<br />
Ở đây, các biến trạng thái xk và tín hiệu chủ<br />
đạo wk +i là đã biết và các biến cần tìm khi tối<br />
thiểu hóa J k là vk , vk +1 ,..., vk +N −1 . Đây là<br />
một bài toán tối ưu hóa phi tuyến, để giải bài<br />
toán tối ưu này, ta có thể sử dụng rất nhiều<br />
thuật toán khác nhau như: gradient, NewtonRaphson, Quasi-Newton, Gauss–Newton,<br />
Levenberg-Marquard, Trust Region, giải thuật<br />
di truyền... Phần mềm mô phỏng MATLAB<br />
cũng đã cung cấp sẵn các lệnh tìm nghiệm tối<br />
ưu có sử dụng các phương pháp tối ưu này.<br />
Vậy bộ điều khiển dự báo vk (xk ) cho<br />
van mở nhanh (trường hợp sử dụng mô hình<br />
phi tuyến) sẽ làm việc theo các bước của thuật<br />
toán sau:<br />
Thuật toán 1:<br />
<br />
1. Chọn độ dài N cho cửa sổ dự báo, các<br />
giá trị tham số ai ,bi ,i = 1,…, N và chu<br />
kỳ trích mẫu T .<br />
2. Xây dựng các ma trận và vector A, b ,C /<br />
từ mô hình hệ thống theo các công thức<br />
(8) và (10). Thực hiện các bước sau lần<br />
lượt với k = 1, 2, …<br />
a) Đo (hoặc quan sát) trạng thái tức thời<br />
xk .<br />
b) Giải quyết bài toán tối ưu J k → min để<br />
tìm uk tối ưu.<br />
c) Đưa giá trị vk là phần tử đầu tiên của<br />
uk vào điều khiển đối tượng van, tức là<br />
<br />
vk = (1,0, … ,0 ) uk rồi gán k := k + 1<br />
và trở về bước a).<br />
B. Mô hình tuyến tính<br />
Phiếm hàm mục tiêu trong trường hợp<br />
này được chọn như sau:<br />
<br />
J k = ekTQek + uTk Ruk ,<br />
<br />
(15)<br />
<br />
trong đó Q , R là các ma trận dương với kích<br />
thước phù hợp, ek = yk − wk và<br />
<br />
wk2+1 <br />
yk +1 <br />
vk +1 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
yk = ⋮ , wk = ⋮ , uk = ⋮ <br />
y<br />
<br />
v<br />
<br />
2<br />
<br />
k +N −1 <br />
k +N −1 <br />
wk +N −1 <br />
Theo kết quả của [8], ta có tín hiệu điều<br />
khiển tối ưu tương ứng với phiếm hàm mục<br />
tiêu (15) là:<br />
<br />
(<br />
<br />
uk* = − R + BTQB<br />
<br />
)<br />
<br />
−1<br />
<br />
BTQ (Cxk − wk ) (16)<br />
<br />
Với tín hiệu điều khiển (16), vector tín<br />
hiệu đầu ra yk sẽ bám theo được vector tín<br />
hiệu đặt wk . Điều này cũng có nghĩa là lưu<br />
lượng qk cũng bám theo được giá trị đặt wk .<br />
Giống như đã làm ở [8], ta có thuật toán<br />
thiết kế bộ điều khiển dự báo cho van mở<br />
nhanh (trường hợp sử dụng mô hình tuyến<br />
tính) gồm các bước lặp sau:<br />
Thuật toán 2:<br />
<br />
1. Chọn các ma trận Q , R đối xứng xác định<br />
dương, độ dài N cho cửa sổ dự báo và<br />
chu kỳ trích mẫu T .<br />
2. Xây dựng ma trận và vector C , B , c , b từ<br />
mô hình hệ thống theo các công thức đã<br />
có trong [8]. Thực hiện các bước sau lần<br />
lượt với k = 0,1, …<br />
a) Đo (hoặc quan sát) trạng thái tức thời<br />
xk .<br />
b) Tính uk* theo (16).<br />
c) Đưa giá trị vk là phần tử đầu tiên của<br />
<br />
uk* vào điều khiển đối tượng van, tức là<br />
<br />
vk = (1,0, … ,0) uk* rồi gán k := k + 1<br />
và trở về bước a).<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
KẾT QUẢ MÔ PHỎNG<br />
Để minh họa các phương pháp đã đề<br />
xuất, ta sẽ mô phỏng bộ điều khiển dự báo đã<br />
thiết kế cho đối tượng được lựa chọn là van<br />
mở nhanh bằng phần mềm MATLAB với các<br />
tham số sau:<br />
− Chu kỳ trích mẫu T = 0.1(s ) .<br />
− Hằng số thời gian quán tính T1 = 0.1 và<br />
T2 = 0.5 .<br />
− Hệ số khuếch đại a = 100 .<br />
− Độ chênh áp suất ∆P = 1(psi ) .<br />
− Khối<br />
<br />
lượng<br />
<br />
riêng<br />
<br />
của<br />
<br />
chất<br />
<br />
lỏng<br />
<br />
3<br />
<br />
ρ = 1000(kg / m ) .<br />
A. Mô hình phi tuyến<br />
Với các thông số được lựa chọn, ta dễ<br />
dàng tính được các ma trận của mô hình phi<br />
tuyến liên tục (4) của van mở nhanh:<br />
0 1 / 0 <br />
A/ = <br />
, b = <br />
<br />
−2 −3 <br />
200 <br />
Sử dụng các công thức (8) và (10) ta cũng có<br />
được các thông số của mô hình phi tuyến<br />
không liên tục (9) của van mở nhanh:<br />
0.990944082993937 0.0861066649579777 <br />
<br />
−0.172213329915955 0.732624088120004 <br />
<br />
A= <br />
<br />
0.905591700606271<br />
<br />
b =<br />
<br />
17.2213329915955 <br />
<br />
C. So sánh chất lượng<br />
Hình H2 và H3 biểu diễn các kết quả mô<br />
phỏng cho hai mô hình trong trường hợp<br />
không có nhiễu (H2) và có nhiễu (H3) để tiện<br />
cho việc so sánh.<br />
Các kết quả mô phỏng cho hai trường hợp<br />
mô hình phi tuyến và tuyến tính cho thấy các<br />
bộ điều khiển MPC tương ứng đưa đến các kết<br />
quả khá giống nhau, cụ thể như sau. Hình H2<br />
chỉ ra rằng khi không có nhiễu thì đáp ứng khi<br />
thay đổi giá trị đặt của hai bộ điều khiển MPC<br />
cho hai mô hình là gần như giống nhau. Khi<br />
có nhiễu ồn trắng ở đầu vào, hình H3 cho thấy<br />
đáp ứng của hai bộ điều khiển có khác nhau<br />
nhưng không nhiều, thời gian đáp ứng là gần<br />
như bằng nhau. Ngoài ra, bộ điều khiển dự<br />
báo được thiết kế trong cả hai trường hợp vẫn<br />
thể hiện tính bền vững với nhiễu đầu vào khi<br />
tín hiệu ra vẫn bám theo giá trị đặt.<br />
Từ đáp ứng gần như giống nhau của hai<br />
trường hợp, ta thấy rằng hoàn toàn có thể dùng<br />
mô hình tuyến tính hóa chính xác thay cho mô<br />
hình phi tuyến của đối tượng van mở nhanh.<br />
1.2<br />
<br />
1<br />
<br />
0.8<br />
<br />
mo hinh phi tuyen<br />
mo hinh tuyen tinh<br />
Tin hieu dat<br />
<br />
0.6<br />
<br />
0.4<br />
<br />
/<br />
<br />
C = 0.316227766016838<br />
Tiếp theo, ta chọn cửa sổ dự báo N = 2 ,<br />
các trọng số ai = 1, bi = 1, i = 1, …, N và tiến<br />
hành theo các bước như ở Thuật toán 1, rồi<br />
mô phỏng cho đối tượng.<br />
B. Mô hình tuyến tính<br />
Từ các thông số lựa chọn như trên ta<br />
cũng có được mô hình dạng tuyến tính liên<br />
tục (12) của van mở nhanh:<br />
0 1<br />
0 <br />
0.1<br />
và c = <br />
A/ = <br />
, b/ = <br />
<br />
<br />
−2 −3<br />
200<br />
0 <br />
Chọn các ma trận trọng số Q = I , R = I . Từ<br />
đây ta cũng dễ dàng mô phỏng được hoạt<br />
động của bộ điều khiển theo các bước của<br />
Thuật toán 2 cho van mở nhanh (trường hợp<br />
sử dụng mô hình tuyến tính).<br />
<br />
0.2<br />
0<br />
<br />
10<br />
<br />
20<br />
<br />
30<br />
<br />
40<br />
<br />
50<br />
<br />
H2: So sánh kết quả mô phỏng 2 mô hình khi<br />
không có nhiễu<br />
1.2<br />
<br />
1<br />
<br />
0.8<br />
<br />
mo hinh phi tuyen<br />
mo hinh tuyen tinh<br />
Tin hieu dat<br />
<br />
0.6<br />
<br />
0.4<br />
<br />
0.2<br />
0<br />
<br />
10<br />
<br />
20<br />
<br />
30<br />
<br />
40<br />
<br />
50<br />
<br />
H3: So sánh kết quả mô phỏng 2 mô hình khi có<br />
nhiễu ồn trắng ở đầu vào<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
Bài báo đã đi xây dựng mô hình toán cho<br />
đối tượng van mở nhanh thường dùng trong<br />
công nghiệp và thiết kế bộ điều khiển cho đối<br />
tượng này theo hai cách khác nhau. Ở cách<br />
thứ nhất mô hình phi tuyến của van mở nhanh<br />
được sử dụng làm mô hình dự báo. Ở cách<br />
thứ hai, chúng tôi chỉ ra cách đổi biến để thu<br />
được một mô hình tuyến tính cho van mở<br />
nhanh trong toàn bộ không gian trạng thái<br />
(tuyến tính hóa chính xác).<br />
Từ cả hai mô hình dự báo đó, ta cũng có<br />
một cách tương ứng hai bộ điều khiển dự báo.<br />
Kết quả mô phỏng cho hai mô hình được giới<br />
thiệu và sau đó so sánh trong hai trường hợp<br />
không có nhiễu và có nhiễu đầu vào. Ở cả hai<br />
trường hợp, đáp ứng là gần như giống nhau.<br />
Từ đó, ta thấy rằng hoàn toàn có thể dùng mô<br />
hình tuyến tính hóa chính xác của van mở<br />
nhanh thay cho mô hình phi tuyến. Điều này<br />
rất thuận lợi cho việc thiết kế bộ quan sát<br />
trạng thái cho đối tượng van mở nhanh dựa<br />
trên mô hình tuyến tính hóa chính xác của nó.<br />
Các kết quả này sẽ được giới thiệu trong các<br />
bài báo tiếp theo.<br />
<br />
[1] Camacho, E. and Bordons, C. (1999): Model<br />
predictive control. Springer.<br />
[2] Chalupa,P.; Novak,J. and Bobal,V. (2011):<br />
Mathematical modelling of control valve of<br />
three tank system. Int. Journal of Mechanics.<br />
Vol. 5, Issue 4, pp. 310-317.<br />
[3] Choudhury,M.A.A.S. (2005): Modelling valve<br />
stiction. Control engineering practice, Vol.<br />
13, No. 5, pp. 641-658.<br />
[4] Choux,M. and Hovland,G. (2010): Adaptive<br />
backstepping control of nonlinear hydraulic<br />
mechanical system including valve dynamic.<br />
Journal of Modelling, Identification and<br />
Control, Vol. 31, No. 1, pp. 35-44.<br />
[5] Knight,E.; Russell,M.; Sawalka,D. and<br />
Yendell,S. (2013): Valve modelling. In<br />
ControlsWiki.<br />
Địa<br />
chỉ:<br />
https://controls.engin.umich.edu/wiki/index.p<br />
hp/ValveModelling.<br />
[6] Nocedal,J. and Wright,S.J. (1996): Numerical<br />
Optimization. Springer-New York.<br />
[7] Phước,N.D. (2002): Lý thuyết điều khiển<br />
tuyến tính. NXB KH&KT.<br />
[8] H.Đ.Quỳnh, N.D.Phước, N.Q.Hùng: Thiết kế<br />
bộ điều khiển dự báo cho đối tượng van công<br />
nghiệp. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Quân<br />
sự, số 4 (2014).<br />
[9] N.Q.Hùng(chủ biên), N.Vũ (2013): Lý thuyết<br />
điều khiển tự động – Mô tả các hệ thống điều<br />
khiển và khảo sát tính ổn định. NXB<br />
KH&KT.<br />
<br />
SUMMARY<br />
MODEL PREDICTIVE CONTROLLER DESIGN METHODS FOR INDUSTRIAL<br />
QUICK-OPENING VALVES<br />
This paper proposes and compares some model predictive controller design methods to<br />
guarantee the robustness with respect to some uncertainties such as dead-time, backlash,<br />
for a nonlinear plant namely industrial quick-opening valves. The controllers are designed<br />
by minimizing performance indexes including the error between the reference flow and the<br />
actual flow. The impact of uncertainty on the tracking performance is minimized. Two<br />
different predictive models for quick-opening valves namely nonlinear model and exact<br />
linearization model are considered. Then a numerical example with simulation results is<br />
introduced to compare the control performances for two models and to show the<br />
effectiveness of the proposed MPC controllers.<br />
Keywords: Model Predictive Control, Uncertain Nonlinear Systems, Optimization, QuickOpening Valves.<br />
<br />