Một số quy định pháp lý về thủ tục tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên tại Liên Bang Nga
lượt xem 3
download
Bài viết chủ yếu đề cập về các quy định tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên tại Liên Bang Nga. Điều này sẽ góp phần cho việc hoàn thiện Bộ luật Tố tụng Hình sự trong thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số quy định pháp lý về thủ tục tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên tại Liên Bang Nga
- MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TẠI LIÊN BANG NGA. Võ Phan Như Quỳnh Tóm tắt: Liên Bang Nga được biết đến là một trong những nước có Bộ luật Hình sự và Tố tụng Hình sự phát triển, khoa học. Với tình hình người chưa thành niên phạm tội ngày một tăng, việc xét xử cũng đòi hỏi nhiều yếu tố đặc biệt hơn. Việc nghiên cứu quá trình tố tụng đối với người chưa thành niên là điều cần thiết. Vì vậy, bài viết chủ yếu đề cập về các quy định tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên tại Liên Bang Nga. Điều này sẽ góp phần cho việc hoàn thiện Bộ luật Tố tụng Hình sự trong thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam. Từ khóa: Người chưa thành niên; Bộ luật Tố tụng Hình sự; Thủ tục Tố tụng. Аннотация: Российская Федерация известна как одна из стран с развитым и научно разработанным Уголовным кодексом и Уголовно-процессуальным кодексом. С увеличением количества несовершеннолетних правонарушителей судебный процесс также требует более специальных факторов. Необходимо изучить процесс ювенальной юстиции. Поэтому в статье в основном рассматриваются положения об уголовном судопроизводстве в отношении несовершеннолетних в Российской Федерации. Это будет способствовать доработке Уголовно-процессуального кодекса в отношении несовершеннолетних в соответствии с реалиями Вьетнама. Ключевые слова: Hесовершеннолетние; Уголовно-процессуальный кодекс; Процедура. 1. Đặt vấn đề Tố tụng trong vụ án hình sự về tội phạm do người chưa thành niên thực hiện là một hình thức tố tụng hình sự đặc biệt do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định những đặc điểm mà bản chất của nó là bảo đảm bổ sung cho người chưa thành niên trong quá trình thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp và giảm tác động tiêu cực của thủ tục tố tụng trong vụ án hình sự đối với tâm lý của trẻ vị thành niên, ngăn chặn các trường hợp truy tố trái pháp luật đối với trẻ vị thành niên và tước đoạt quyền tự do của họ một cách vô lý, mang lại những tác động giáo dục và phòng ngừa đối với trẻ vị thành niên có hành vi trái pháp luật. 2. Một số quy định pháp lý đối với người chưa thành niên. Theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Dân sự Liên Bang Nga về người chưa thành niên là người từ đủ mười bốn tuổi đến mười tám tuổi 1. Người chưa thành niên phải chịu trách Thạc sĩ Viện Luật Công và Quản lý nhà nước thuộc Đại học Luật quốc gia Moscow 1 Điều 26 Bộ luật Dân sự Liên Bang Nga 97
- nhiệm hình sự về hành động của mình từ năm 14 tuổi. Nhưng không phải đối với tất cả các loại tội phạm, mà chỉ đối với tội giết người, gây tổn hại nghiêm trọng hoặc trung bình đến sức khỏe con người, bắt cóc, hiếp dâm hoặc hành vi tình dục bạo lực, tất cả các loại trộm cắp, trộm xe, khủng bố, phá hoại, trộm cắp hoặc tống tiền vũ khí, ma túy hoặc thuốc hướng thần, làm hư hỏng phương tiện hoặc phương tiện liên lạc, cố ý phá hoại hoặc làm hư hỏng tài sản trong các tình tiết tăng nặng theo quy định tại 2 Điều 20 Bộ luật Hình sự Liên bang Nga. Cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Bộ luật Hình sự Liên Bang Nga về tuổi chịu trách nhiệm hình sự, vào thời điểm phạm tội, người đủ mười sáu tuổi tại thời điểm phạm tội phải chịu trách hình sự 2. Khác với quy định về độ tuổi người chưa thành niên, Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015 quy định về độ tuổi về người chưa thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên tại Điều 21 Bộ luật Dân sự Việt Nam3. Một điểm tương đồng giữa pháp luật Hình sự Việt Nam với pháp luật Liên Bang Nga khi quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên vào thời điểm phạm tội, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự. Một nét tương đồng khác trong pháp luật hình sự hai nước, về quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về hành động của mình từ năm 14 tuổi đối với một số tội phạm. Tuy nhiên, đối với một số tội phạm trong pháp luật Hình sự Việt Nam, quy định về tội tuổi chịu trách nhiệm về hành vi là từ năm 13 tuổi. 4 Tại các tòa án ở Nga, đối với những người phạm tội ở tuổi 16 và đối với những tội phạm được xác lập trách nhiệm từ 14 tuổi, trình tự tố tụng đặc biệt dành cho trẻ vị thành niên được áp dụng. Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người chưa thành niên trong độ tuổi từ 14 đến 18 phải chịu trách nhiệm về tài chính đối với những thiệt hại do họ gây ra. Đối với thiệt hại do người chưa thành niên (dưới 14 tuổi) gây ra thì cha, mẹ hoặc người thay thế họ phải chịu trách nhiệm về tài sản (Điều 26, 28 Bộ luật Dân sự Liên bang Nga)5. 3. Thủ tục Tố tụng Hình sự đối với người chưa thành niên Hiện nay, pháp luật Liên Bang Nga đã có những quy định riêng biệt trong Bộ luật Hình sự Liên bang Nga và Bộ luật Tố tụng Hình sự Liên bang Nga về trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên và thủ tục tố tụng trong các vụ án liên quan đến người chưa thành niên. Các thủ tục tố tụng trong các vụ án hình sự về tội phạm do người chưa thành niên thực hiện được thực hiện theo cách chung, ngoại trừ các trường hợp ngoại lệ được quy định tại Chương 50 Bộ luật Tố tụng Hình sự Liên bang Nga. Những quy tắc đặc biệt này 2 Điều 20 Bộ luật Hình sự Liên Bang Nga 3 Điều 21 Bộ luật Dân sự Việt Nam 4 Khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 5 Điều 28 Bộ luật Dân sự Liên Bang Nga 98
- được áp dụng trong các trường hợp liên quan đến những người dưới 18 tuổi vào thời điểm tội phạm được thực hiện. Về tách, nhập vụ án hình sự trong trường hợp người chưa thành niên tham gia cùng với người thành niên. Nếu một người chưa thành niên tham gia thực hiện tội phạm cùng với người lớn, thì vụ án liên quan đến hành vi của người thực hiện, nếu có thể, nên được tách thành một thủ tục tố tụng riêng biệt (được quy định tại Điều 154 Bộ luật Tố tụng Hình sự)6, với điều kiện là điều này không tạo ra trở ngại đáng kể cho việc xem xét đầy đủ, toàn diện và khách quan đối với tội phạm tình tiết của vụ án hình sự. Trong trường hợp không thể tách vụ án hình sự thành một vụ án riêng biệt thì các quy tắc điều chỉnh thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên được áp dụng đối với bị can chưa thành niên bị xét xử cùng với người thành niên trong một vụ án hình sự. (Điều 422 Bộ luật Tố tụng Hình sự Nga)7. Điều này dựa trên các Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về quản lý tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội và theo đuổi các mục tiêu nhân đạo. Theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam không đề cập đến vấn đề này. Điều luật chỉ đề cập đến các trường hợp “ Bị can phạm nhiều tội; Bị can phạm tội nhiều lần; Nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có” 8. Không đề cập đến trường hợp tách, nhập một vụ án hình sự trong trường hợp có người chưa thành niên tham gia. Trong Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT – VKSNDTC – BCA – BQP của Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng: Quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự cũng chưa đề cập đến vấn đề nhập, tách vụ án hình sự trong trường hợp người chưa thành niên tham gia vào cùng một vụ án hình sự với người thành niên. Về vấn đề chứng minh, chứng cứ trong vụ án hình sự đối với người chưa thành niên. Trong trường hợp tội phạm là người chưa thành niên, bên cạnh một số chứng minh chung liên quan đến vụ án thì cần một số đặc điểm cần được được cung cấp trong chủ đề chứng minh. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga, việc xác định tuổi của người chưa thành niên là bắt buộc, vì tuổi là một trong những trường hợp cần chứng minh, một trong những điều kiện để anh ta chịu trách nhiệm hình sự.Một người được coi là đã đến tuổi phát sinh trách nhiệm hình sự, không phải vào ngày sinh, mà sau khi hết hạn, tức là từ 0 giờ ngày hôm sau.Vì vậy, theo Điều 421 của Bộ luật Tố tụng Hình sự của Liên bang Nga trong quá trình điều tra và xét xử sơ bộ, cùng với việc chứng minh 6 Điều 154 Bộ luật Tố tụng Hình sự Liên Bang Nga 7 Điều 422 Bộ luật Tố tụng Hình sự Liên Bang Nga 8 Điều 170 Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam 99
- các tình tiết thuộc đối tượng chứng minh chung, những điều sau đây cần được xác định: tuổi của người chưa thành niên, ngày, tháng và năm sinh; điều kiện sống và giáo dục, mức độ phát triển tinh thần và các đặc điểm khác trong tính cách của người đó; những người lớn tuổi ảnh hưởng đến đối với người chưa thành niên.9 Trong trường hợp nếu có bằng chứng về tình trạng chậm phát triển trí tuệ không liên quan đến rối loạn tâm thần, thì cũng có thể xác định liệu trẻ vị thành niên có thể nhận thức đầy đủ bản chất thực tế và mối nguy hiểm xã hội của các hành động của mình hoặc kiểm soát chúng hay không. Phiên họp toàn thể của Tòa án tối cao Liên bang Nga, tại Nghị quyết số 1 ngày 1 tháng 2 năm 2011 (sửa đổi số 32 ngày 28 tháng 10 năm 2021) “Về thực tiễn tư pháp trong việc áp dụng pháp luật quy định các đặc thù của trách nhiệm hình sự và hình phạt của người chưa thành niên”, đã lưu ý đến nghĩa vụ tố tụng của các tòa án để đảm bảo việc xem xét chất lượng cao trong một thời gian hợp lý các vụ án hình sự của người chưa thành niên. Sự bảo vệ pháp lý của họ ngụ ý nhu cầu xác định các tình huống liên quan đến điều kiện sống và giáo dục của từng trẻ vị thành niên, tình trạng sức khỏe của họ, dữ liệu thực tế khác, cũng như lý do thực hiện hành vi phạm tội, để đưa ra một bản án hợp pháp, chính đáng và công bằng. Các vụ án hình sự liên quan đến trẻ vị thành niên được xem xét bởi các thẩm phán giàu kinh nghiệm nhất. Trong pháp luật tố tụng Hình sự Việt đã đã quy định cụ thể từng trường hợp để xác định về tuổi người chưa thành niên tại Khoản 2 Điều 147 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Tuy nhiên, chưa có các quy định cụ thể về các tình tiết khác cần phải chứng minh phù hợp với người chưa thành niên. Điều này là cần thiết và quan trọng trong chứng minh vụ án có người là chưa thành niên tham gia, để đưa ra được những biện pháp, bản án phù hợp với người chưa thành niên. Việc tham gia của người bào chữa, người đại diện hợp pháp trong việc thực hiện tố tụng hình sự là bắt buộc theo quy định pháp luật tố tụng Hình sự Liên Bang Nga. Ngoài ra quy định sự tham gia bắt buộc của giáo viên hoặc nhà tâm lý học khi thẩm vấn trẻ vị thành niên từ 14 đến 16 tuổi và từ 16 đến 18 tuổi, với điều kiện trẻ bị rối loạn tâm thần hoặc chậm phát triển tâm thần. Điều tra viên, phải bảo đảm có giáo viên, nhà tâm lý tham gia hỏi cung bị can, bị can là người chưa thành niên theo yêu cầu của người bào chữa hoặc theo sự chủ động của mình. Giáo viên hoặc nhà tâm lý học có quyền, với sự cho phép của điều tra viên, người thẩm vấn, đặt câu hỏi cho nghi phạm vị thành niên, bị cáo và khi kết thúc cuộc hỏi cung để kiểm tra trình tự thủ tục hỏi cung và đưa ra nhận xét bằng văn bản về tính đúng đắn và đầy đủ của các hồ sơ được thực hiện trong đó. Các quyền này được điều tra viên, cán bộ thẩm vấn giải thích cho giáo viên hoặc nhà tâm lý học trước khi thẩm vấn trẻ vị thành niên bị tình nghi hoặc bị cáo, được ghi trong giao thức. Trường hợp người chưa thành niên trong quá trình xét xử và tại phiên tòa có người 9 Điều 421 Bộ luật Hình sự Liên Bang Nga 100
- đại diện hợp pháp của họ tham gia thì được Điều tra viên, cán bộ hỏi cung cho phép tham gia vụ án kể từ thời điểm người chưa thành niên được hỏi cung lần đầu với tư cách là bị can hoặc bị cáo bị buộc tội. Không thể chấp nhận tham gia vào vụ án với tư cách là người đại diện hợp pháp của những người đã phạm tội cùng với bị cáo chưa thành niên, cũng như những người mà trẻ vị thành niên đã phạm tội. Người đại diện theo pháp luật có thể bị miễn nhiệm tham gia vụ án nếu có căn cứ cho rằng hành vi của người đại diện đó làm phương hại đến lợi ích của bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Điều tra viên, cán bộ hỏi cung ra quyết định về việc này. Trong trường hợp này, người đại diện hợp pháp khác của bị can, bị cáo chưa thành niên được tham gia vụ án. Theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, một trong những nguyên tắc tiến hành tố tụng đối với vụ án có sự tham gia của người chưa thành niên nói chung và người chưa thành niên bị buộc tội nói riêng là “Bảo đảm quyền tham gia tố tụng của người đại diện của người dưới 18 tuổi” (Khoản 3 Điều 414 BLTTHS năm 2015). Điều 420 BLTTHS năm 2015 cụ thể hóa nguyên tắc này thông qua việc quy định quyền và nghĩa vụ của người đại diện cho người chưa thành niên. Theo đó, người đại diện của người dưới 18 tuổi có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng theo quyết định của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam chưa quy định trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể từ chối quyền tham gia tố tụng của người đại diện người chưa thành niên. Trên thực tế có rất nhiều trường hợp mà sự tham gia của cha mẹ với tư cách là người đại diện của con chưa thành niên sẽ mang lại những tác động tiêu cực đến đứa trẻ. Chẳng hạn, trong một số trường hợp, cha mẹ có hành vi xúi giục con cái thực hiện tội phạm như trộm cắp, cướp bóc, mại dâm...10 Đối với những trường hợp mà cha mẹ có sự ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của con cái, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về việc hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên11 tuy nhiên BLTTHS lại không đề cập đến vấn đề này. Quyền bảo mật thông tin về người vị thành niên phải được đảm bảo ở tất cả các giai đoạn của quy trình để tránh tổn hại và tổn hại đến danh tiếng của người chưa thành niên. Dựa trên điều này, việc xem xét các vụ án hình sự đối với người vị thành niên có sự tham gia của đại diện giới truyền thông, cũng như việc sử dụng video và hình ảnh của tội phạm vị thành niên và nạn nhân trong phòng xử án và các cơ sở khác của tòa án, trừ trường hợp trẻ vị thành niên phạm tội là không thể chấp nhận được trừ trường hợp đại diện hợp pháp của anh ấy yêu cầu điều này. Đối chiếu với quy định của BLTTHS năm 2015, có thể thấy, BLTTHS năm 2015 tuy có quy định về quyền bảo đảm bí mật cá nhân của người chưa thành niên nhưng còn rất sơ sài. Khoản 2 Điều 414 quy định nguyên tắc “Bảo đảm giữ bí mật cá nhân của 10 Bùi Minh Nhất, Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên. Thực tiễn và Giải pháp. 11 Khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 101
- người dưới 18 tuổi”. Về hoạt động xét xử, khoản 2 Điều 423 quy định: “Trường hợp đặc biệt cần bảo vệ bị cáo, bị hại là người dưới 18 tuổi thì Tòa án có thể quyết định xét xử kín”. Theo Điều 423 BLTTHS năm 2015 thì việc xét xử những vụ án có bị cáo, bị hại là người dưới 18 tuổi có thể được tiến hành một cách công khai trong những trường hợp thông thường và chỉ được xét xử kín nếu Tòa án nhận thấy đó là trường hợp “đặc biệt”. Có thể nói, cách thức quy định của Điều 423 như vậy là chưa phù hợp với tinh thần của pháp luật quốc tế. Ngoài ra, BLTTHS năm 2015 cũng thiếu những quy định về quyền được giữ bí mật cá nhân của người bị buộc tội dưới 18 tuổi trong các giai đoạn khác của quá trình tố tụng như giai đoạn điều tra, truy tố, thi hành án. Đây là một sự thiếu sót cần thiết phải bổ sung của BLTTHS năm 2015. Sự tồn tại của thủ tục tố tụng đặc biệt, đó là thủ tục tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên, là do nhu cầu đạt được các mục tiêu sau: ngăn ngừa có hiệu quả tội phạm do người chưa thành niên gây ra; xác lập sự thật khách quan trong vụ án hình sự để giải quyết vấn đề có tội (hoặc vô tội) của người chưa thành niên và quy định hình phạt công bằng cho người đó (hoặc miễn trách nhiệm hình sự), bảo đảm sự bảo vệ thích đáng của pháp luật đối với bị cáo là người chưa thành niên. Chính độ tuổi và đặc điểm tâm lý - xã hội của người dưới 18 tuổi là yếu tố quyết định việc tách tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên thành một loại tố tụng hình sự đặc biệt. Đặc điểm của thủ tục tố tụng hình sự trong các vụ án hình sự đối với người chưa thành niên được thể hiện cả ở giai đoạn điều tra sơ bộ và trong thủ tục tố tụng tại tòa án. Các hướng chính của chính sách tố tụng hình sự vị thành niên hiện đại của Nga là: tổ chức hệ thống tư pháp hình sự vị thành niên; hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự; phân tích các vấn đề trong thực tiễn thực thi pháp luật liên quan đến việc thực hiện thủ tục tố tụng hình sự người chưa thành niên và xác định các cách để cải thiện nó; hợp lý hóa các hoạt động của các cơ quan nhà nước khác nhau tham gia vào hệ thống làm việc đối với những người chưa thành niên phạm tội, được thiết kế để thúc đẩy việc thực hiện một số chức năng xã hội của tư pháp hình sự người chưa thành niên; giới thiệu các yếu tố hoàn thiện công lý trong tư pháp hình sự vị thành niên; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nghiệp vụ cho hệ thống tư pháp hình sự người chưa thành niên. Các hệ thống tư pháp hiện đại dành cho người chưa thành niên được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc bắt nguồn từ các tiêu chuẩn quốc tế về quyền trẻ em. Luật quốc tế, cùng với luật quốc gia của các quốc gia hiện đại, là nguồn luật chứa đựng các quy phạm điều chỉnh tư pháp hình sự người chưa thành niên. Các quy tắc này có thể được cả các tổ chức quốc tế trên thế giới thông qua và là kết quả của việc xây dựng quy tắc quốc tế trong khu vực. 102
- DANH MỤC TÀI LIÊỤ THAM KHẢO 1. Bộ luật Tố tụng Hình sự Liên Bang Nga: "Уголовно-процессуальный кодекс Российской Федерации" от 18.12.2001 N 174-ФЗ (ред. от 02.11.2023). 2. Bộ luật Hình Sự Liên Bang Nga: "Уголовный кодекс Российской Федерации" (УК РФ) от 13.06.1996 N 63-ФЗ (последняя редакция)/ КонсультантПлюс (consultant.ru). 3. Nghị quyết số 1 ngày 1 tháng 2 năm 2011 (sửa đổi số 32 ngày 28 tháng 10 năm 2021) “Về thực tiễn tư pháp trong việc áp dụng pháp luật quy định các đặc thù của trách nhiệm hình sự và hình phạt của người chưa thành niên”. 4. Bộ Luật Dân sự Liên Bang Nga. 5. Bộ Luật Hình sự Việt Nam năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. 6. Bộ Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam năm 2015. 7. Công ước Quốc tế về quyền trẻ em. 8. Trong Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT – VKSNDTC – BCA – BQP của Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng: Quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. 9. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. 10. Bùi Minh nhất, Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên – Thực tiễn và giải pháp, http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao- doi.aspx?ItemID=1742. 103
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy định pháp luật về chuyên gia, tư vấn trong lĩnh vực kinh tế - pháp lý
233 p | 144 | 28
-
Các quy định pháp lý liên quan đến chính sách sản phẩm trong marketing xuất khẩu - Thị trường EU: Phần 2
208 p | 125 | 14
-
Quy định pháp luật về giá đất đối với việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất tại Việt Nam
14 p | 31 | 9
-
Một số vấn đề pháp lý về “Condotel” ở Việt Nam hiện nay
12 p | 41 | 6
-
Một số quy định của pháp luật về chăm sóc, bảo vệ trẻ em - Bạn với trợ giúp pháp lý
33 p | 54 | 5
-
Một số bất cập trong quy định pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và kiến nghị hoàn thiện
4 p | 5 | 5
-
Một số vấn đề pháp lý về trục lợi bảo hiểm
7 p | 11 | 5
-
Quản lý vốn đầu tư của nhà nước tại các doanh nghiệp - Một số vấn đề pháp lý phát sinh
7 p | 14 | 5
-
Hoàn thiện một số quy định của pháp luật về công tác bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm
5 p | 13 | 5
-
Một số quy định của pháp luật quốc tế về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu từ tàu
7 p | 116 | 5
-
Hoàn thiện quy định pháp lý về tội tài trợ khủng bố trong Bộ luật Hình sự 2015
5 p | 8 | 4
-
Hoàn thiện quy định pháp lý về tội khủng bố trong bộ Luật Hình sự năm 2015
6 p | 48 | 4
-
Một số vấn đề pháp lý về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
13 p | 37 | 4
-
Quản lý giá hợp đồng trọn gói từ điểm nhìn các quy định pháp luật hiện hành
6 p | 59 | 4
-
Quy định pháp luật Trung Quốc về xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em và một số kiến nghị cho Việt Nam
10 p | 8 | 3
-
Hoàn thiện quy chế pháp lý cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê rừng, đất rừng tại Việt Nam
7 p | 47 | 2
-
Người chưa thành niên phạm tội và các tội phạm liên quan đến trẻ em - Một số quy định của pháp luật hình sự
21 p | 60 | 2
-
Trách nhiệm pháp lý đối với vi phạm pháp luật về quyền được bảo vệ dữ liệu cá nhân
16 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn