Đỗ Khắc Hùng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
90(02): 3 - 7<br />
<br />
MỘT SỐ TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CƠ BẢN CỦA ĐẤT DƢỚI CÁC QUẦN XÃ<br />
THỰC VẬT THỨ SINH Ở HUYỆN VỊ XUYÊN TỈNH HÀ GIANG<br />
Đỗ Khắc Hùng, Hồ Duy Kiên, Lê Ngọc Công*<br />
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thảm thực vật có vai trò quan trọng không những đối với môi trƣờng sinh thái nói chung nhƣ điều<br />
hòa khí hậu, làm giảm những tác động có hại của hiệu ứng nhà kính gây nên biến đổi khí hậu toàn<br />
cầu, mà nó còn có vai trò quan trọng khác trong việc bảo vệ hệ sinh thái đất, chống sự xói mòn rửa<br />
trôi…Kết quả nghiên cứu tại huyện Vị Xuyên cho thấy các quần xã thực vật có ảnh hƣởng rõ rệt<br />
đến một số tính chất hóa học của đất theo chiều hƣớng làm tăng các chỉ số nhƣ: độ pH (tức là làm<br />
giảm độ chua của đất), hàm lƣợng đạm, hàm lƣợng mùn, hàm lƣợng lân và kali dễ tiêu, hàm lƣợng<br />
Ca2+ và Mg2+ trao đổi. Xu hƣớng chung là tăng tỷ lệ thuận với độ che phủ và cấu trúc của thảm<br />
thực vật. Vì vậy cần phải bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý các thảm thực vật nói chung.<br />
Từ khoá: Rừng thứ sinh, thảm thực vật, huyện Vị Xuyên, độ che phủ, tính chất hóa học<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Vị Xuyên là huyện miền núi thấp của tỉnh Hà<br />
Giang, trung tâm huyện là thị trấn Vị Xuyên<br />
nằm trên quốc lộ 2, cách thành phố Hà Giang<br />
khoảng 20 km về phía nam. Huỵện Vị<br />
Xu9yên có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh,<br />
độ dốc lớn tạo ra các tiểu vùng khí hậu đặc<br />
thù: Tiểu vùng núi cao, tiểu vùng núi trung<br />
bình, tiểu vùng núi thấp và thung lũng. Vị<br />
Xuyên chịu ảnh hƣởng của khí hậu vùng đông<br />
bắc với chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa.<br />
Nhiệt độ trung bình năm là 22,6oC, độ ẩm<br />
không khí trung bình đạt 85%, lƣợng mƣa<br />
trung bình hàng năm cao (2.0002.400mm/năm) [4]. Với điều kiện vị trí địa lý,<br />
địa hình, khí hậu nhƣ vậy, đó là điều kiện rất<br />
thuận lợi cho thảm thực vật nói chung và rừng<br />
nói riêng của huyện Vị Xuyên phát triển đa<br />
dạng và phong phú. Tuy nhiên, trong một thời<br />
gian dài diện tích rừng của huyện Vị Xuyên<br />
đã giảm sút nghiêm trọng do khai thác và chặt<br />
phá lấy đất làm nƣơng rẫy, nên diện tích đất<br />
trống đồi núi trọc hiện nay chiếm trên 35%<br />
[4]. Vì vậy, hiện tƣợng suy thoái đất do xói<br />
mòn rửa trôi đang diễn ra ngày càng gay gắt<br />
trên địa bàn tỉnh Hà Giang nói chung và<br />
huyện Vị Xuyên nói riêng.<br />
*<br />
<br />
Tel: 0915 462404<br />
<br />
Để đánh giá vai trò của thảm thực vật trong<br />
việc bảo vệ, chống xói mòn rửa trôi các chất<br />
dinh dƣỡng của đất, trong bài báo này chúng<br />
tôi trình bày kết quả nghiên cứu một số tính<br />
chất hoá học của đất dƣới các quần xã thực<br />
vật ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Đối tƣợng nghiên cứu<br />
<br />
PHƢƠNG<br />
<br />
PHÁP<br />
<br />
Đối tƣợng nghiên cứu là một số tính chất hóa<br />
học cơ bản của đất: độ pH, tỷ lệ (%) mùn,<br />
đạm, hàm lƣợng lân, ka ly dễ tiêu, Ca2+ ,<br />
Mg2+trao đổi (mg/100g) của đất dƣới các<br />
quần xã thực vật thứ sinh là thảm cỏ, thảm<br />
cây bụi thấp, thảm cây bụi cao và rừng thứ<br />
sinh đang phục hồi, tại huyện Vị Xuyên (tỉnh<br />
Hà Giang).<br />
Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
- Đối với quần xã thực vật: Sử dụng các<br />
phƣơng pháp truyền thống trong Sinh thái học<br />
nhƣ: Lập tuyến điều tra (TĐT) và ô tiêu<br />
chuẩn (OTC). Tại mỗi quần xã thực vật bố trí<br />
TĐT có hƣớng vuông góc với đƣờng đồng<br />
mức, các tuyến sau song song với tuyến đầu,<br />
khoảng cách giữa hai tuyến từ 50-100m.<br />
Chiều rộng của tuyến điều tra là 4m, chạy<br />
xuyên suốt và cắt ngang qua các vùng đại<br />
diện cho quần xã nghiên cứu. Trên TĐT xác<br />
định thành phần loài, dạng sống thực vật,<br />
3<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đỗ Khắc Hùng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
đồng thời đặt các OTC, mỗi quần xã đặt 3<br />
OTC. Kích thƣớc OTC đối với rừng thứ sinh<br />
là 20x20m, đối với thảm cây bụi là 10x10m<br />
và với thảm cỏ là 1x1m. Trong OTC sẽ xác<br />
định rõ hơn về thành phần loài, dạng sống,<br />
chiều cao vút ngọn (m) của các loài và độ che<br />
phủ (%) của quần xã theo phƣơng pháp của<br />
Hoàng Chung (2008)[3]. Tên loài thực vật<br />
đƣợc xác định theo Nguyễn Tiến Bân và CS<br />
(2005)[1], Bộ Nông nghiệp và PTNT<br />
(2000)[2].<br />
- Đối với tính chất hóa học của đất: Ở mỗi<br />
quần xã thực vật tiến hành đào 3 phẫu diện<br />
nhỏ, đƣợc phân bố đều ở các vị trí: chân đồi,<br />
sƣờn đồi và đỉnh đồi. Sau đó lấy đất theo các<br />
tầng có độ sâu khác nhau: 0 – 10cm, 10 –<br />
20cm, 20 – 30cm. Đất của từng tầng ở mỗi vị<br />
trí đƣợc trộn đều với nhau, mỗi tầng lấy<br />
khoảng 1kg để phân tích một số tính chất hoá<br />
học cơ bản. Quá trình phân tích đất đƣợc thực<br />
hiện theo các phƣơng pháp chuyên ngành tại<br />
Viện Hoá học (Viện Khoa học và Công nghệ<br />
Việt Nam).<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật khu<br />
vực nghiên cứu<br />
Thành phần loài thực vật<br />
Trong bốn quần xã nghiên cứu đã thống kê<br />
đƣợc 315 loài, 231 chi, 84 họ thuộc 4 ngành<br />
thực vật bậc cao có mạch là ngành Thông đất<br />
(Licopodiophyta), ngành Cỏ tháp bút<br />
(Equisetophyta),<br />
ngành<br />
Dƣơng<br />
xỉ<br />
(Polypodiophyta) và ngành Mộc lan<br />
(Magnoliophyta). Trong đó quần xã Rừng thứ<br />
sinh có 206 loài, 66 họ. Tiếp theo là Thảm<br />
cây bụi cao có 136 loài thuộc 47 họ thực vật.<br />
Thảm cây bụi thấp gồm 77 loài, 33 họ. Thảm<br />
cỏ phục hồi sau nƣơng rãy có số loài (42<br />
loài), số họ (22 họ) thấp nhất. Kết quả trình<br />
bày tại bảng 1.<br />
Thành phần dạng sống thực vật<br />
Số liệu trong bảng 1 cho thấy các quần xã<br />
nghiên cứu có 5 dạng sống cơ bản: Cây có<br />
chồi trên đất (Ph), cây có chồi mọc sát đất<br />
(Ch), cây có chồi nửa ẩn (He), cây có chồi ẩn<br />
(Cr), cây 1 năm (Th). Trong đó dạng Ph<br />
<br />
90(02): 3 - 7<br />
<br />
chiếm ƣu thế ở tất cả các quần xã, cụ thể ở<br />
Rừng thứ sinh là 84,5% tổng số loài, ở Thảm<br />
cây bụi cao là 79,4%, ở Thảm cây bụi thấp là<br />
61,0%, thấp nhất là Thảm cỏ 40,5%. Dạng<br />
sống He đƣợc sắp xếp theo thứ tự từ cao<br />
xuống thấp là: Thảm cỏ (31%), Thảm cây bụi<br />
thấp (20,8%), Thảm cây bụi cao (10,2%),<br />
Rừng thứ sinh 9,2%. Các dạng sống còn lại<br />
đều có tỷ lệ chênh lệch nhau không nhiều.<br />
Sự phân tầng thẳng đứng của các quần xã<br />
Sự phân tầng thẳng đứng của các quần xã có<br />
ý nghĩa sinh học quan trọng, nó thể hiện khả<br />
năng tận dụng khoảng không gian sống, đặc<br />
biệt là chế độ ánh sáng đối với sự sinh trƣởng<br />
phát triển của cây rừng. Kết quả bảng 1 cho<br />
thấy các quần xã Rừng thứ sinh có cấu trúc 4<br />
tầng, các tầng đều có thành phần loài phong<br />
phú, dạng sống đa dạng phức tạp, mật độ cá<br />
thể loài cao, độ che phủ lớn. Thảm cây bụi<br />
cao có 3 tầng, thành phần loài ở đây kém<br />
phong phú và đa dạng hơn so với Rừng thứ<br />
sinh. Còn lại Thảm cây bụi thấp và Thảm cỏ<br />
chỉ có 2 tầng, trong đó tầng trên chủ yếu là<br />
các loài cây gỗ nhỏ, cây bụi hạn sinh, ƣa sáng<br />
phát triển, tầng dƣới là các loài cỏ chiếm ƣu<br />
thế, nhƣ Cỏ lá tre, Cỏ giác…<br />
Độ che phủ của các quần xã<br />
Độ che phủ của các quần xã đƣợc thể hiện<br />
trong bảng 1, trong đó Rừng thứ sinh có độ<br />
che phủ cao nhất (95-100%), sau đó là Thảm<br />
cây bụi cao (90-95%), Thảm cây bụi thấp là<br />
70-75%, thấp nhất là Thảm cỏ 60-65%, do<br />
Thảm cỏ mới đƣợc hình thành sau khi nƣơng<br />
rãy bị bỏ hóa hơn 1 năm. Độ che phủ của các<br />
quần xã có vai trò lớn trong việc bảo vệ đất<br />
chống xói mòn, rửa trôi, nhất là vùng đồi núi có<br />
độ dốc cao, thảm thực vật bị tàn phá cạn kiệt.<br />
Một số tính chất hoá học của đất trong các<br />
quần xã thực vật nghiên cứu<br />
Để đánh giá vai trò quan trọng của thảm thực<br />
vật trong việc bảo vệ đất chống xói mòn, rửa<br />
trôi các chất dinh dƣỡng tích lũy trong đất,<br />
chúng tôi đã tiến hành phân tích một số tính<br />
chất hóa học cơ bản của đất dƣới các quần xã<br />
thực vật có đặc điểm cấu trúc khác nhau trong<br />
khu vực nghiên cứu. Kết quả phân tích đất<br />
đƣợc trình bày trong bảng 2.<br />
<br />
4<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đỗ Khắc Hùng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
90(02): 3 - 7<br />
<br />
Bảng 1. Cấu trúc các quần xã thực vật nghiên cứu<br />
Cấu trúc<br />
Thành phần loài<br />
Thành phần<br />
dạng sống (%)<br />
<br />
Sự phân tầng<br />
thẳng đứng<br />
Độ che phủ (%)<br />
<br />
Quần xã<br />
Số loài<br />
Số họ<br />
Ph<br />
Ch<br />
He<br />
Cr<br />
Th<br />
Số<br />
tầng<br />
<br />
Rừng<br />
Thứ sinh<br />
206<br />
66<br />
84,5<br />
4,4<br />
9,2<br />
3,9<br />
2,4<br />
4<br />
95-100<br />
<br />
Thảm cây<br />
bụi cao<br />
136<br />
47<br />
79,4<br />
4,8<br />
10,2<br />
3,8<br />
5,1<br />
3<br />
90-95<br />
<br />
Thảm cây<br />
bụi thấp<br />
77<br />
33<br />
61,0<br />
6,5<br />
20,8<br />
6,5<br />
6,5<br />
2<br />
<br />
Thảm<br />
cỏ<br />
42<br />
22<br />
40,5<br />
7,1<br />
31,0<br />
4,8<br />
11,9<br />
2<br />
<br />
70-75<br />
<br />
60-65<br />
<br />
* Ký hiệu dạng sống theo Raunkiaer (1934): Ph (Cây có chồi trên đất); Ch (Cây có chồi sát đất); He (Cây<br />
có chồi nửa ẩn); Cr (Cây có chồi ẩn); Th (Cây 1 năm).<br />
Bảng 2: Một số tính chất hoá học của đất dưới các quần xã thực vật<br />
<br />
Quần xã<br />
<br />
Rừng thứ sinh<br />
<br />
Thảm<br />
Cây bụi cao<br />
Thảm<br />
Cây bụi thấp<br />
<br />
Thảm cỏ<br />
<br />
Độ sâu<br />
(cm)<br />
0-10<br />
10-20<br />
20-30<br />
0-10<br />
10-20<br />
20-30<br />
0-10<br />
10-20<br />
20-30<br />
0-10<br />
10-20<br />
20-30<br />
<br />
pH<br />
(KCl)<br />
4,09<br />
4,11<br />
4,13<br />
3,23<br />
3,41<br />
3,56<br />
3,25<br />
3,26<br />
3,20<br />
2,87<br />
2,92<br />
2,83<br />
<br />
Đạm<br />
(%)<br />
0,42<br />
0,30<br />
0,23<br />
0,29<br />
0,20<br />
0,15<br />
0,27<br />
0,27<br />
0,20<br />
0,12<br />
0,10<br />
0,09<br />
<br />
Độ chua pH(KCl)<br />
Độ chua là một chỉ tiêu của tính chất hóa học<br />
của đất, nó ảnh hƣởng đến nhiều quá trình lý,<br />
hóa học và sinh học của đất và tác động trực<br />
tiếp đến sự sinh trƣởng phát triển của cây<br />
rừng. Nhìn chung pH(KCl) có xu hƣớng tăng<br />
theo độ sâu tầng đất nhƣng không nhiều, tuy<br />
nhiên độ chua pH(KCl) của các quần xã biến<br />
động theo qui luật chung là giảm dần khi độ<br />
che phủ của thảm thực vật giảm. Trong các<br />
quần xã nghiên cứu, pH(KCl) cao nhất là ở<br />
tầng đất mặt (0-10 cm) của Rừng thứ sinh là<br />
4,09 và thấp nhất là Thảm cỏ (2,87). Kết quả<br />
nghiên cứu cho thấy ở những thảm thực vật<br />
<br />
Chỉ tiêu phân tích<br />
Mùn<br />
Lân, Ka ly dễ tiêu<br />
(%)<br />
(mg/100g)<br />
K2O5<br />
P2O5<br />
4,86<br />
11,20<br />
8,58<br />
2,43<br />
6,02<br />
6,50<br />
1,72<br />
5,71<br />
6,27<br />
4,13<br />
9,86<br />
6,50<br />
1,59<br />
5,18<br />
5,20<br />
1,13<br />
4,63<br />
5,01<br />
3,80<br />
8,74<br />
4,72<br />
2,67<br />
3,84<br />
4,30<br />
2,02<br />
3,65<br />
3,08<br />
3,35<br />
5,41<br />
2,20<br />
1,72<br />
2,19<br />
2,07<br />
1,20<br />
2,17<br />
1,97<br />
<br />
Ca2+ ,Mg2+trao<br />
đổi (mg/100g)<br />
Ca2+<br />
Mg2+<br />
27,36<br />
4,42<br />
24,04<br />
4,36<br />
19,25<br />
4,30<br />
17,66<br />
4,40<br />
14,41<br />
3,49<br />
16,66<br />
2,67<br />
5,72<br />
3,57<br />
3,86<br />
3,50<br />
4,45<br />
3,09<br />
5,61<br />
3,27<br />
5,00<br />
2,63<br />
4,87<br />
2,62<br />
<br />
mà có độ che phủ thấp sẽ có xu hƣớng làm<br />
cho đất khô và chua.<br />
Hàm lượng đạm tổng số (%)<br />
Hàm lƣợng đạm tổng số trong đất của các<br />
quần xã hầu nhƣ đều tập trung cao ở lớp đất<br />
mặt (0-10 cm). Ở các quần xã Rừng thứ sinh<br />
hàm lƣợng đạm là cao nhất (0,42%), các quần<br />
xã tƣơng ứng là 0,29% và 0,27%, còn Thảm<br />
cỏ có hàm lƣợng đạm thấp nhất, chỉ có<br />
0,12%. Từ bảng 2 cho thấy hàm lƣợng đạm<br />
biến động theo quy luật giảm dần theo độ sâu<br />
tầng đất và độ che phủ của thảm thực vật<br />
giảm. Bởi vì ở lớp đất mặt tập trung nhiều<br />
5<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đỗ Khắc Hùng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
chất hữu cơ do xác chết của động, thực vật<br />
đƣợc phân hủy.<br />
Hàm lượng mùn tổng số (%)<br />
Kết quả phân tích đất ở bảng 2 cho thấy ở lớp<br />
đất mặt (0-10 cm) của các quần xã Rừng thứ<br />
sinh có hàm lƣợng mùn cao nhất (4,86%).<br />
Tiếp theo là Thảm cây bụi cao có hàm lƣợng<br />
mùn là 4,13%, Thảm cây bụi thấp là 3,8%.<br />
Hàm lƣợng mùn thấp nhất ở Thảm cỏ là<br />
3,35%. Từ các số liệu có thể thấy vai trò quan<br />
trọng của thảm thực vật và độ che phủ của nó<br />
trong việc cung cấp các chất hữu cơ chủ yếu<br />
cho đất làm tăng độ phì nhiêu và có tác dụng<br />
bảo vệ đất, chống xói mòn rửa trôi các chất<br />
dinh dƣỡng tích lũy trong đất.<br />
Hàm lượng lân và kali dễ tiêu<br />
Hàm lƣợng lân dễ tiêu ở các quần xã thực vật<br />
khác nhau là khác nhau. Ở độ sâu tầng đất từ<br />
0-10 cm, hàm lƣợng lân dễ tiêu cao nhất gặp<br />
ở đất Rừng thứ sinh (11,20 mg/100g). Sau đó<br />
là Thảm cây bụi cao (9,86 mg/100g), Thảm<br />
cây bụi thấp là 8,74 mg/100g. Đất nghèo lân<br />
nhất là ở Thảm cỏ chỉ có 5,41 mg/100g.<br />
Hàm lƣợng kali dễ tiêu ở các quần xã<br />
nghiên cứu là khá cao, ở Rừng thứ sinh hàm<br />
lƣợng kali dễ tiêu cao nhất là lớp đất mặt<br />
(0-10cm) là 8,58mg/100g. Sau đó là Thảm<br />
cây bụi cao đạt 6,50 mg/100g; Thảm cây<br />
bụi thấp đạt 4,72 mg/100g, thấp nhất là ở<br />
Thảm cỏ đạt 2,20mg/100g. Kết quả ở bảng<br />
2 cho thấy hàm lƣợng kali dễ tiêu ở các lớp<br />
đất sâu (10-30 cm) thƣờng thấp hơn so với<br />
lớp đất mặt (0-10 cm).<br />
Hàm lượng Ca2+ và Mg2+ trao đổi<br />
Hàm lƣợng Ca2+ trao đổi của đất dƣới các<br />
thảm thực vật nghiên cứu có xu hƣớng giảm<br />
theo chiều sâu của tầng đất và giảm khi độ<br />
che phủ của thảm thực vật giảm. Các quần xã<br />
Rừng thứ sinh có hàm lƣợng Ca2+ trao đổi cao<br />
nhất (19,25-37,26 mg/100g), còn các quần xã<br />
khác có hàm lƣợng Ca2+ trao đổi thấp hơn và<br />
<br />
90(02): 3 - 7<br />
<br />
xếp theo thứ tự thấp dần là Thảm cây bụi cao,<br />
Thảm cây bụi thấp và Thảm cỏ.<br />
Hàm lƣợng Mg2+ trao đổi ở các quần xã<br />
nghiên cứu cũng có quy luật tƣơng tự nhƣ đối<br />
với hàm lƣợng Ca2+ trao đổi, cao nhất cao<br />
nhất Rừng thứ sinh (4,42 mg/100g), còn các<br />
quần xã khác có hàm lƣợng Ca2+ trao đổi<br />
thấp hơn và xếp theo thứ tự từ thấp dần là<br />
Thảm cây bụi cao, Thảm cây bụi thấp và<br />
Thảm cỏ.<br />
KẾT LUẬN<br />
Thảm thực vật có vai trò quan trọng không<br />
những đối với môi trƣờng sinh thái nói chung<br />
nhƣ điều hòa khí hậu, làm giảm những tác<br />
động có hại của hiệu ứng nhà kính gây nên<br />
biến đổi khí hậu toàn cầu, mà nó còn có vai<br />
trò quan trọng khác trong việc bảo vệ hệ sinh<br />
thái đất, chống sự xói mòn rửa trôi…Kết quả<br />
nghiên cứu tại huyện Vị Xuyên cho thấy các<br />
quần xã thực vật có ảnh hƣởng rõ rệt đến một<br />
số tính chất hóa học của đất theo chiều hƣớng<br />
làm tăng các chỉ số nhƣ: độ pH (tức là làm<br />
giảm độ chua của đất), hàm lƣợng đạm, hàm<br />
lƣợng mùn, hàm lƣợng lân và kali dễ tiêu,<br />
hàm lƣợng Ca2+ và Mg2+ trao đổi. Xu hƣớng<br />
chung là tăng tỷ lệ thuận với độ che phủ và<br />
cấu trúc của thảm thực vật. Vì vậy cần phải<br />
bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý các thảm<br />
thực vật nói chung.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Nguyễn Tiến Bân và CS (2003-2005), Danh<br />
lục các loài thực vật Việt Nam, tập 2, 3. Nxb Nông<br />
nghiệp, Hà Nội.<br />
[2]. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2000), Tên cây<br />
rừng Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.<br />
[3]. Hoàng Chung (2008), Các phương pháp nghiên<br />
cứu quần xã thực vật. Nxb Giáo dục, Hà Nội.<br />
[4]. Viện Thổ nhƣỡng Nông hoá (2008), Nghiên<br />
cứu tài nguyên đất vùng kinh tế trọng điểm, đề<br />
xuất giải pháp sử dụng hợp lý để phát triển vùng<br />
cây hàng hoá và cây nguyên liệu phục vụ công<br />
nghiệp chế biến gỗ, giấy ở Hà Giang. Báo cáo đề<br />
tài khoa học.<br />
<br />
6<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đỗ Khắc Hùng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
90(02): 3 - 7<br />
<br />
SUMMARY<br />
SOME BASIC CHEMICAL PROPERTIES OF LAND UNDER SECONDARY<br />
PLANT COMMUNITIES IN VI XUYEN, HA GIANG PROVINCE<br />
Do Khac Hung, Ho Duy Kien, Le Ngoc Cong*<br />
College of Education- Thai Nguyen University<br />
<br />
The vegetation has an important role not only for the ecological environment in general as climate<br />
control, reducing the harmful effects of greenhouse gases causing global climate change, but it<br />
also plays important role in the protection of land ecosystems, anti-erosion runoff ... results in Vi<br />
Xuyen district that the plant communities are influential to some chemical properties of soil under<br />
increasing trend indicators such as pH (ie, reduce soil acidity), protein content, humus content,<br />
phosphorus and potassium content of easily digestible, levels of Ca2+ and Mg2+ exchange. The<br />
general trend is increased proportional to the coverage and structure of vegetation. So we need to<br />
protect, exploit and rational use of vegetation in general.<br />
Key words: Secondary forest, flora, Vi Xuyen district, cover, chemical.<br />
<br />
*<br />
<br />
Tel: 0915 462404<br />
<br />
7<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />