intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số tồn tại chủ yếu của hệ thống ngân hàng

Chia sẻ: Lê Phước Cửu Long | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

722
lượt xem
333
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gần 20 năm qua, hoạt động của hệ thống ngân hàng đã được cải cách mạnh mẽ theo hướng thị trường, dần phù hợp với nguyên tắc và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng Việt Nam còn một số tồn tại làm cản trở tiến trình hội nhập sâu rộng với hệ thống ngân hàng, tài chính khu vực và quốc tế. Phần lớn các ngân hàng thương mại (NHTM) có vốn tự có thấp và không đạt tiêu chuẩn an toàn vốn: Vốn tự có của các NHTM mới chiếm 5,4% tổng nguồn vốn của các tổ chức tín dụng(TCTD); trong đó...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số tồn tại chủ yếu của hệ thống ngân hàng

  1. Một số tồn tại chủ yếu của hệ thống ngân hàng Việt Nam Gần 20 năm qua, hoạt động của hệ thống ngân hàng đã được cải cách mạnh mẽ theo hướng thị trường, dần phù hợp với nguyên tắc và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng Việt Nam còn một số tồn tại làm cản trở tiến trình hội nhập sâu rộng với hệ thống ngân hàng, tài chính khu vực và quốc tế. Phần lớn các ngân hàng thương mại (NHTM) có vốn tự có thấp và không đạt tiêu chuẩn an toàn vốn: Vốn tự có của các NHTM mới chiếm 5,4% tổng nguồn vốn của các tổ chức tín dụng(TCTD); trong đó vốn điều lệ chiếm 3,4%. Ngân hàng có vốn tự có cao nhất là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNNo), khoảng 250 triệu USD và thấp nhất là các NHTM cổ phần nông thôn, khoảng 5 triệu USD. Trong khi đó, ngân hàng trung bình trong khu vực có mức vốn tự có xấp xỉ 1 tỷ USD. Theo tiêu chuẩn hiện hành, tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng phải là 8%, nhưng tỷ lệ hiện có của các ngân hàng Nhà nước trung bình chỉ có 4,6%, trong đó 4/5 NHTM Nhà nước đạt tỷ lệ an toàn vốn dưới 4%, 13 NHTM cổ phần đạt dưới 7%. Nếu không được tiếp tục bổ sung vốn, đến cuối năm 2005, tỷ lệ này sẽ giảm xuồng còn 3,19%. Mặt khác, nếu áp dụng chuẩn mực quốc tế, vốn tự có của ba ngân hàng Công thương, Đầu tư và Phát triển, NHNNo có thể âm do chưa tích tụ dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ xấu. Theo tính toán, số lượng vốn cấp bổ sung cần được xử lý là 10.000 tỷ đồng và ước tính, để đảm bảo mức tăng dư nợ bình quân ở mức 18%/năm thì mức vốn tối thiểu của các NHTM phải đạt 23.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện mới chỉ có Ngân hàng Đầu tư và Phát triển được cấp bổ sung vốn từ nguồn phát hành trái phiếu đặc biệt, còn 3 NHTM còn lại theo kế hoạch vẫn chưa được bổ sung 3.000 tỷ đồng vào vốn điều lệ. Rủi ro tín dụng lớn; cơ cấu kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động không tương xứng với nguồn vốn cho vay; vốn huy động của hệ thống ngân hàng tăng chậm hơn tốc độ tăng dư nợ cho vay: Tính đến 31/12/2003, tổng số nợ quá hạn của các NHTM quốc doanh chiếm khoảng 6% tổng dư nợ, nhưng có khả năng còn cao hơn, bởi các ngân hàng này đã nhận được sự hỗ trợ từ phía Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thông qua tái cấp vốn, Ngoài ra, với mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) như hiện nay, tỷ lệ nợ xấu sẽ còn tăng lên. Mặt khác, các NHTM đều thiếu chiến lược kinh doanh hiệu quả và bền vững, chỉ nhằm tới đích ngắn hạn, nên khi thị trường giá cả có biến động (như giá thép, xi măng… tăng) sẽ kéo theo các khoản nợ ngân hàng lớn. Do kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư thông qua thị trường chứng khoán vẫn còn nhỏ bé, nên nguồn vốn cho đầu tư của doanh nghiệp vẫn dựa chủ yếu vào các NHTM. Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn trên 1 năm chỉ chiếm khoảng 30%, còn lại là ngắn hạn dưới 1 năm chiếm đến 70%. Trong khi đó, tỷ lệ tín dụng trung và dài hạn hiện nay đã ở mức trên 40% và đang có chiều hướng
  2. tăng lên. Cho vay trung và dài hạn bằng nội tệ chiếm 30,8% trên tổng dư nợ và khoảng 39% so với tổng dư nợ bằng nội tệ trong năm 2002, và tỷ lệ này là 34,8% và 41,5% vào cuối năm 2003. Cho vay trung và dài hạn bằng ngoại tệ chiếm 60,4% trên tổng dư nợ bằng ngoại tệ năm 2002 và chiếm 52,2% năm 2003, trong khi tiền gửi bằng ngoại tệ chủ yếu là ngắn hạn. Việc cho phép các NHTM dùng một lượng tiền gửi bằng nội tệ ngắn hạn lớn hơn để cho vay dài hạn đang làm tăng thêm nguy cơ mất khả năng thanh toán khi có biến động bất thường xảy ra. Tính đến hết tháng 5/2004, tại Hà Nội, tổng nguồn vốn huy động của các NHTM và các tổ chức tín dụng tăng 3,2% so với cuối tháng 12/2003, nhưng dư nợ cho vay tăng tới 9,5%; vốn huy động nội tệ giảm 0,1%, nhưng dư nợ cho vay tăng tới 10,2%. Tại Tp. Hồ Chí Minh, diễn biến chậm hơn: tổng nguồn vốn huy động tăng 12,85%, dư nợ cho vay tăng: 12,67%. Cơ chế điều hành lãi suất còn có bất hợp lý: Lãi suất cơ bản không phản ánh đúng bản chất của nó: Theo quy định, lãi suất cơ bản là lãi suất cho vay khách hàng tốt nhất của 12 NHTM có quy mô lớn được lựa chọn. Song trong thực tế, các NHTM cho vay với lãi suất thấp nhất là 0,68% - 0,7%/tháng, bình quân 0,8%/tháng. Nhưng lãi suất cơ bản do NHNN công bố trong các tháng qua vẫn giữ nguyên là 0,65%/tháng. Điều này khiến cho các NHTM “khó xử” khi khách hàng dựa vào mức lãi suất cơ bản của NHNN để mặc cả hạ lãi suất vay vốn xuống. Cạnh tranh về lãi suất chưa có một khuôn khổ nhất định: 3 năm trước đây, các NHTM cạnh tranh với nhau hạ lãi suất cho vay vốn xuống rất thấp để thu hút khách hàng. Một số NHTM có quy mô lớn, có ưu thế hạ lãi suất cho vay xuống còn 0,6%/tháng, thậm chí còn 0,56% - 0,58%/tháng, so với mức lãi suất cơ bản 0,7%/tháng để lôi kéo khách hàng, gây khó khăn về tài chính cho NHTM do chênh lệch lãi suất quá nhỏ, thu nhập thấp. Từ tháng 6/2002 và cả năm 2003, các NHTM lại cạnh tranh với nhau nâng lãi suất huy động vốn. Đầu tháng 7/2003, lãi suất huy động vốn cao nhất của một số tổ chức tín dụng cá biệt lên tới 0,78% -0,81%/tháng; trong khi lãi suất cho vay của một số NHTM đối với khách hàng uy tín chỉ có 0,70%/tháng. Mâu thuẩn này làm cho tình hình tài chính của các NHTM giảm sút do khoảng cách giữa lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay quá hẹp. Đầu tháng 3/2004, lãi suất huy động của một số NHTM Nhà nước vừa được điều chỉnh tăng 0,01 – 0,02%/tháng, đã lập tức giảm xuống nhờ một cam kết không chính thức của bốn NHTM Nhà nước. Đây là lần điều chỉnh thứ hai kể từ cuối tháng 8/2003. Cuộc đua tăng lãi suất đã thực sự bắt đầu khi từ 1/6/2004, NHNHo và Ngân hàng Thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VP Bank) quyết định tăng lãi suất huy động vốn. Cụ thể, lãi suất tiền gửi của VP Bank tăng 0,01%/tháng đối với lãi suất tiền gửi nội tệ của các kỳ hạn từ 3 tháng trở lên và 0,1%/năm đối với tiền gửi USD kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Tiếp theo, các Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Habubank và ICB cũng đồng loạt tăng lãi suất.
  3. Lãi suất cho vay của các NHTM và các TCTD hiện nay đã lên tới trên dưới 10%/năm. Có quá nhiều lãi suất ưu đãi trong nền kinh tế: Hiện nay, hệ thống ngân hàng có khoảng gần 10 loại lãi suất ưu đãi, đó là lãi suất đối với hộ nghèo, sinh viên, cho vay vốn giải quyết việc làm… do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện. Lãi suất cho vay giảm 15% đối với vùng II và 30% đối với vùng III do NHNNo thực hiện. Quỹ hỗ trợ phát triển cũng có trên 10 loại lãi suất ưu đãi, đó là lãi suất cho vay địa bàn khó khăn, cho vay trồng rừng nguyên liệu, cho vay giao thông nông thôn, cho vay theo Nghị quyết 11/2000/NQ-CP…Ngoài ra, còn có cơ chế miễn giảm lãi suất đối với một số DNNN và một số chương trình của Chính phủ; chính sách hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn ngân hàng cho một số chương trình kinh tế của các tỉnh, thành phố… Việc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ của các TCTD còn dễ dãi: Theo quy định, TCTD có toàn quyền điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và lãi, gia hạn trả nợ gốc và lãi đối với trường hợp khách hàng không trả nợ đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. (Điều 22, Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng, ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2004/QĐ- NHNN ngày 31/12/2001). Tuy nhiên, hầu hết các khoản nợ quá hạn khó đòi phát sinh thường được các TCTD cho gia hạn, điều chỉnh trả nợ nhiều lần. Nhiều trường hợp, TCTD cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ đến 3 – 4 lần mà chỉ căn cứ vào văn bản đề nghị của khách hàng, không tổ chức kiểm tra trước khi cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ; gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cả những khoản vay mà khách hàng sử dụng vốn sai mục đích; cho gia hạn trong khi nợ chưa đến hạn trả và duyệt thời gian lớn hơn thời gian xin gia hạn của khách hàng… Đáng ngại hơn, nhiều chi nhánh NHTM sử dụng quy định này như một công cụ để điều tiết mặt nổi nợ quá hạn, đặc biệt các Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ một cách tràn lan. Tại nhiều QTDND, tỷ lệ nợ được gia hạn và được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ chiếm trên 70% tổng dư nợ. Trình độ quản lý của nhiều NHTM và khả năng giám sát của NHNN còn nhiều bất cập so với yêu cầu mới: Các ngân hàng chưa tạo dựng được một hệ thống thông tin đáp ứng kịp thời, có hiệu quả cho phân tích, dự báo tình hình tiền tệ, lãi suất, tín dụng, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp… Các quy định về việc phân loại cho vay chủ yếu dựa vào thời gian quá hạn hơn là rủi ro tín dụng của các khoản vay. Các vấn đề liên quan đến việc định giá tài sản thế chấp không được đánh giá đầy đủ. Các quy trình thanh tra tập trung vào việc tuân thủ luật định với những hướng dẫn do NHNN ban hành thay vì việc đánh giá mức vốn an toàn trên cơ sở cơ cấu rủi ro của ngân hàng.
  4. Công nghệ ngân hàng còn một khoảng cách khá xa so với hệ thống ngân hàng của các nước trong khu vực và chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân: Tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông vẫn chiếm một tỷ lệ lớn và là phương tiện thanh toán chủ yếu ở Việt Nam. Các doanh nghiệp và dân cư vẫn chưa sẵn sàng sử dụng dịch vụ thanh toán của ngân hàng. Trên thực tế, thanh toán không dùng tiền mặt trong hệ thống ngân hàng khoảng 87%, trong khi đó, tỷ lệ trong toàn bộ nền kinh tế hiện chỉ vào khoảng 23%.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2