intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: Vương Tâm Lăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

34
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đi vào phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản liên quan đến góc độ lý luận và thực tiễn của việc liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC LIÊN KẾT GIỮA CƠ SỞ ĐÀO TẠO VÀ DOANH NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY PGS. TS. Trần Mai Ước Chánh Văn phòng, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM TÓM TẮT Nhìn từ góc độ tổng thể thì mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp là một loại quan hệ hỗ tương, cộng sinh. Tuy nhiên, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp là hai thể chế khác biệt, có những mục tiêu khác nhau, cho nên không thể nào có sự hài lòng đạt được một cách dễ dàng và đơn giản. Bài viết đi vào phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản liên quan đến góc độ lý luận và thực tiễn của việc liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: Cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, nhu cầu xã hội, phối hợp, đào tạo. 1. Bối cảnh hiện nay, khi mà thế giới đang dần “phẳng” hơn thì nguồn nhân lực có chất lượng cao là yếu tố cực kỳ quan trọng để đạt năng lực cạnh tranh cao đối với các doanh nghiệp (DN). Có thể nói rằng, nguồn nhân lực là một yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động sinh sản xuất kinh doanh của DN, chi phối đến “thế” và “lực” của DN, và một khi nguồn nhân lực đã được khẳng định là chìa khóa thắng lợi trong cạnh tranh kinh tế thì hậu quả của khủng hoảng, tụt hậu trong giáo dục - đào tạo mà trực tiếp là đào tạo đại học đối với phát triển kinh tế nói chung là vô cùng nặng nề. Do vậy, chủ trương liên kết giữa cơ sở đào tạo với các DN theo hướng đáp ứng nhu cầu của xã hội mà trước hết là nhu cầu của DN, đối tượng có nhu cầu lớn nhất về nhân lực đã qua đào tạo, hay nói một cách nôm na là chuyển từ “đào tạo cái mình có” sang “đào tạo cái mà xã hội (cụ thể ở đây là DN) cần” theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”33 và việc vận dụng các nguyên tắc của thị trường trong đào tạo và sử dụng là cần thiết. Nó không những giải quyết nhanh chóng vấn đề nguồn nhân lực có chất lượng cho DN, mà còn trở thành một động lực to lớn góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở đào tạo, nhất là trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và trước xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Vấn đề đào tạo theo nhu cầu xã hội thực sự trở thành một vấn đề cấp thiết với Việt Nam không chỉ trong hiện tại mà cả trong tương lai. Khái niệm đào tạo theo nhu cầu xã hội 33 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 - 2020, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 48. 335
  2. LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN… còn nhiều tranh luận và chưa đi đến thống nhất, chúng tôi cho rằng, đào tạo theo nhu cầu xã hội là phương thức đào tạo mà ở đó với ba trục chính cần phải trả lời là:  Đào tạo cái gì34;  Đào tạo như thế nào35;  Đào tạo bao nhiêu36, được định hướng bởi nhu cầu đào tạo xã hội. Và, để tìm được câu trả lời chuẩn xác những câu hỏi trên phải căn cứ vào nhu cầu xã hội, hay nói chính xác nhu cầu của xã hội sẽ là cái mốc để giáo dục - đào tạo dõi theo và điều chỉnh phương thức hoạt động của mình cho phù hợp. Về cơ bản, hiện nay, trên thị trường, đang tồn tại 2 loại hình đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Một là, đào tạo theo nhu cầu hiện tại của thị trường: tức là căn cứ vào nhu cầu hiện tại của thị trường đang thiếu lao động trong những ngành nghề gì thì đào tạo những ngành nghề đó và việc đào tạo này thường được tổ chức thành các lớp đào tạo ngắn hạn. Ưu điểm của loại hình đạo tạo này là đáp ừng ngay được nhu cầu lao động của thị trường, tuy nhiên nó có nhược điểm lớn là những lao động được đào tạo ra thường có tay nghề không cao nên sau một thời gian làm việc nếu không có sự bổ sung kiến thức thì dễ bị đào thải do không còn đáp ứng được yêu cầu cao hơn của công việc. Hai là, đào tạo đáp ứng nhu cầu tương lai của thị trường: theo hình thức này thì căn cứ vào tình hình phát triển hiện tại của nền kinh tế trong nước và xu thế phát triển của thế giới để đưa ra những dự đoán về những ngành nghề sẽ phát triển trong tương lai. Việc đào tạo này thường được tổ chức thành các lớp đào tạo dài hạn, những lao động được tạo ra từ đây thường có trình độ cao; khả năng học hỏi, tiếp cận những thành tựu của khoa học công nghệ, thích ứng với sự thay đổi là nhanh. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là do thời gian đào tạo là dài nên đòi hỏi việc dự báo phải có tính chính xác cao để tránh sự lãng phí nguồn lực và gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Cả thực tiễn và lý luận đều chứng minh rằng, đào tạo theo nhu cầu xã hội có một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Đây không phải là một phương thức đào tạo mới trên thế giới hiện nay, song đối với Việt Nam thì đây còn là một bài toàn khó cần phải giải quyết kịp thời để nhanh chóng tạo ra nguồn nhân lực tốt đáp ứng nhu cầu đòi hỏi trước mắt và lâu dài của xã hội. Để có thể thực hiện tốt công tác đào tạo theo nhu cầu xã hội, chúng tôi cho rằng, việc phối hợp trong đào tạo, nghiên cứu khoa học giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp là một trong những “cú hích”, nhất là trong bối cảnh hội nhập toàn cầu đang là xu thế phổ biến như hiện nay. 2. Xu thế vận động, phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang là tất yếu 34 Nhằm xác định cụ thể xã hội cần những con người trong những lĩnh vực hoạt động gì, ở trình độ, kỹ năng ra sao. Để tránh gây lãnh phí thời gian và tiền bạc thì việc điều tra, nghiên cứu, nắm bắt được nhu cầu xã hội trong tương lai gần và xa 35 Hướng đến tìm ra được để đào tạo có hiệu quả cao thì phải có một cách thức, phương thức đào tạo như thế nào cho đúng. 36 Để xác định cụ thể số lượng đào tạo trong mỗi ngành nghề có ý nghĩa rất quan trọng, tránh được tình trạng thất nghiệp do thừa nhân lực ở khu vực này và thiếu nhân lực ở khu vực khác do không dự báo được hết nhu cầu xã hội. 336
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC khách quan, trước xu thế cạnh tranh khốc liệt trong cơ chế thị trường và hội nhập, các DN rất cần đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu, thích ứng nhanh với yêu cầu sản xuất, kinh doanh, vì vậy DN thực sự kỳ vọng ở các cơ sở đào tạo. Với tư cách là đơn vị cung cấp nguồn nhân lực, cơ sở đào tạo cũng luôn phải cạnh tranh về chất lượng sản phẩm đào tạo. Sự hợp tác giữa cơ sở đào tạo với DN bởi vậy là tất yếu khách quan, nó diễn ra theo quy luật cung - cầu. Trong thực tế, mối quan hệ hợp tác này có thể diễn ra rất đa dạng, phong phú trên nhiều mặt, chúng tôi cho rằng, về cơ bản được thể hiện qua một số nét chính như sau:  Sự hợp tác giữa cơ sở đào tạo với DN trong việc triển khai xây dựng mục tiêu và nội dung đào tạo theo quy chế của Bộ GD & ĐT và theo nhu cầu của xã hội. Mặt khác, khi xây dựng mục tiêu, nội dung đào tạo phải xét đến tính đặc thù của DN là nơi sẽ tiếp nhận sinh viên sau khi tốt nghiệp.  DN đóng góp nguồn lực cho quá trình đào tạo như: Kinh phí, tài liệu, máy móc thiết bị, các chuyên gia, thợ bậc cao, tạo điều kiện cho sinh viên đến thực tập… Bên cạnh đó, DN cũng hợp tác trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo và sử dụng lao động qua việc hoạch định chiến lược phát triển của cơ sở đào tạo với DN, để từ đó xác định nhu cầu đào tạo: số lượng, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp, chuyên ngành đào tạo, môn học, hình thức đào tạo… Ngoài ra, để mối quan hệ hợp tác giữa trường đại học với DN được tốt, cần đảm bảo một số nguyên tắc sau:  Sự hợp tác phải đảm bảo mục tiêu đào tạo đề ra, không làm ảnh hưởng đến quy trình đào tạo của cơ sở đào tạo cũng như tiến độ sản xuất, kinh doanh của DN, mà trái lại nó góp phần vào sự phát triển của hai đơn vị, có lợi cho cả hai đơn vị;  Sự hợp tác phải đảm bảo tính giáo dục, nhằm hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cho người học, không quá thiên về lợi ích kinh tế mà quên đi tính giáo dục.  Sự hợp tác phải đảm bảo yếu tố vừa sức với giảng viên và sinh viên trong quá trình đào tạo Hoạt động phối hợp giữa nhà trường và xã hội trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi cho rằng, chủ yếu được thể hiện trên bốn nhóm hoạt động chủ yếu sau:  Kết hợp nghiên cứu (Engaged research): tổ chức hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ giữa nhà trường và xã hội  Chia sẻ kiến thức (Knowledge sharing): tổ chức cung cấp, trao đổi thông tin hay quan điểm giữa nhà trường và xã hội.  Dịch vụ (Service): tổ chức tư vấn, cung cấp các dịch vụ chuyên môn cho xã hội; tạo điều kiện để xã hội tiếp cận các nguồn tài nguyên của nhà trường (ví dụ thư viện, bảo tàng, sân bãi phục vụ thể thao,…); tham gia các chương trình, dự án phát 337
  4. LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN… triển cộng đồng, …  Giảng dạy (Teaching): tổ chức giảng dạy, đào tạo theo nhiều hình thức và bậc học nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội về trang bị kiến thức, kỹ năng, nhu cầu học tập suốt đời. Hình 1. Mô hình kết hợp sinh viên đồng thời là người lao động Nguồn: http://tchdkh.org.vn/khcn-trung-uong/4209-cac-phuong-thuc-gan-ket-hoat-dong-dao-tao- cua-truong-dai-hoc-voi-doanh-nghiep.html Chúng ta đều biết rằng, yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao đã và đang trở thành những đòi hỏi cấp bách đối với ngành giáo dục Việt Nam, trong đó có sứ mệnh của cơ sở đào tạo. Sự gắn kết hoạt động đào tạo của nhà trường và DN, là một quá trình tương tác không thể tách rời. Điều này tạo ra cơ hội và thách thức mới về đánh giá và hỗ trợ học tập tại nơi làm việc, về cơ hội tiếp cận và nội dung của chương trình học, vai trò của người dạy và quan hệ của họ với người lao động và người sử dụng lao động, cũng như về vai trò của DN trong việc cung cấp các cơ hội và mô hình học tập trong quá trình học tập suốt đời... Sự hợp tác giữa cơ sở đào tạo và DN sẽ mang lại các lợi ích cho tất cả các bên liên quan. Về phía DN, việc tham gia vào quá trình đào tạo như một hình thức đầu tư phát triển, sẽ giúp DN có thêm quyền và cơ hội lựa chọn các “sản phẩm” lao động chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu, giảm bớt thời gian và chi phí đào tạo lại. Bên cạnh đó, DN cũng có thêm cơ hội quảng bá hình ảnh của mình với xã hội... Về phía cơ sở đào tạo, sự hợp tác sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, tạo “đầu ra” cho sinh viên và nhất là góp phần phát triển và trọng dụng nhân tài cho đất nước. Điều này cũng sẽ giúp nhà trường tăng tính tự chủ hơn về tài chính và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư... Về phía sinh viên, sự hợp tác sẽ cho phép họ tự “ngộ” ra chính bản thân mình, tự điều chỉnh nhận thức, nâng cao động lực học tập và kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thực tiễn cuộc sống, tăng cơ hội tìm việc làm. Ngoài ra, hiệu quả đầu tư xã hội trong giáo dục nói riêng, trong đầu tư phát triển nói chung cũng sẽ tăng lên, giảm bớt tình trạng thất nghiệp, 338
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC nâng cao sức cạnh tranh và đẩy mạnh phát triển theo hướng kinh tế tri thức và bền vững. Hình 2. Mô hình kết hợp giữa giảng viên và người sử dụng lao động Nguồn: http://tchdkh.org.vn/khcn-trung-uong/4209-cac-phuong-thuc-gan-ket-hoat-dong-dao-tao- cua-truong-dai-hoc-voi-doanh-nghiep.html Về phía xã hội, sự kết hợp này chắc chắn sẽ tránh được tình trạng đào tạo tràn lan dẫn đến “vênh” nhu cầu của thị trường lao động. Khi sinh viên được thực hành tại DN cũng đồng nghĩa với việc các em được rèn luyện và tiếp cận với môi trường sản xuất kinh doanh thực tiễn, qua đó có thể lựa chọn việc làm phù hợp hơn. Ngoài ra, việc gắn kết DN còn tạo động lực để các cơ sở đào tạo phải luôn nâng cao chất lượng đào tạo nghề nhằm cạnh tranh lẫn nhau, từ đó tạo ra sự năng động, linh hoạt cho các cơ sở đào tạo, tăng thu nhập tài chính cho chính bản thân cơ sở đào tạo. Đối với DN, điều này sẽ đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt là khi có các đơn hàng gia tăng. DN cũng có thể cắt giảm các chi phí đào tạo lại cho người lao động, từ đó làm tăng lợi ích tài chính. Trong quá trình đó, những thách thức mà các cơ sở đào tạo gặp phải trong quá trình gắn kết với DN sẽ là:  Vượt lên cái tôi của mỗi cơ sở đào tạo, nhà trường cần mạnh dạn chỉ ra những yếu kém trong quá trình đào tạo của mình, với phương châm: không né tránh, hướng đến mục đích giúp cho sinh viên tốt hơn khi tốt nghiệp ra trường có thể bắt tay vào công việc ngay.  Cần tính đến yếu tố quản trị rủi ro, bởi vì nền kinh tế luôn biến động và DN có thể thay đổi quy mô sản xuất. Do đó, rõ ràng cơ sở đào tạo luôn phải có điểm tựa mới là các DN khác chứ không thể trông chờ vào một DN. Do vậy, vấn đề đặt ra đối với các cơ sở đào tạo hiện nay là cần phải chủ động thay đổi, phải đi tìm các DN chứ không thể thụ động chờ DN như trước kia. 339
  6. LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN… Trong giai đoạn hiện nay, liên kết đào tạo giữa cơ sở đào tạo và DN là nhu cầu khách quan và xu thế không tránh khỏi, xuất phát từ lợi ích của cả hai phía. Việc “bắt tay” giữa cơ sở đào tạo và DN vừa mang tính tất yếu, biện chứng và có tính khả thi cao trong việc đáp ứng nguồn nhân lực cho DN, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo. Thời gian tới, để tăng cường phối hợp, liên kết giữa trường đại học với DN, theo chúng tôi cần tập trung vào các vấn đề cơ bản sau: Một là, gắn chặt giữa cơ sở đào tạo với nhà tuyển dụng và DN từ việc xây dựng chương trình, nội dung đào tạo, tham gia đào tạo, hướng dẫn thực hành, thực tập đến việc hỗ trợ cơ sở thực hành, thực tập thông qua các hợp đồng, các hoạt động nghiên cứu... Ngoài ra, tăng cường nguồn lực đảm bảo các điều kiện cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, cách thức đào tạo, đầu tư thêm các trang thiết bị, dụng cụ dạy nghề hiện đại, bồi dưỡng trình độ giảng viên theo chuẩn quốc tế. Gắn chặt giữa học đi đôi hành, giữa rèn luyện kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp với kỹ năng sống cho học sinh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động và cuộc sống hiện đại. Hai là, xây dựng hệ thống dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động nhất thiết phải có sự phối hợp với các ngành ở địa phương và tham gia của các trường đại học và DN để đảm bảo gắn chặt giữa đào tạo với sử dụng. Xác định và cân đối chỉ tiêu đào tạo tổng thể và chỉ tiêu đào đạo của từng trường gắn kết với nhu cầu thực tế của xã hội theo ngành nghề và cấp trình độ đào tạo. Cần xác định được khung chương trình đào tạo phù hợp, có chất lượng phù hợp với nhu cầu công việc xã hội và các doanh nghiệp. Hạn chế việc đào tạo tự phát không đảm bảo chất lượng gây tình trạng thừa thiếu lao động và gia tăng thất nghiệp. Ba là, chủ động liên hệ với DN nhằm nắm bắt nhu cầu cũng như tiếp cận những công nghệ mới, từ đó có sự điều chỉnh trong chương trình cũng như phương pháp giảng dạy để đào tạo tốt hơn, đồng thời chủ động đầu ra cho sinh viên. Song song với đó cần chú trọng mời các DN tham gia vào quá trình biên soạn chương trình đào tạo, tham dự các hội thảo khoa học, các buổi đối thoại, hoạt động seminar, chuyên đề thỉnh giảng, chương trình tham quan thực tế doanh nghiệp, thực tập rèn nghề, phối hợp hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp… Đây là con đường cơ bản nhất để các trường đại học địa phương kịp thời điều chỉnh chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, từng bước chuyển đổi hình thức đào tạo nhân lực theo hướng ngày càng gắn với nhu cầu của DN, và điều này cũng giúp cho sinh viên có thêm kiến thức thực tế bám sát với ngành nghề mà học đang theo học. Bốn là, cần xác định rằng, việc hợp tác giữa cơ sở đào tạo và DN là mối quan hệ hợp tác cùng tồn tại và phát triển. Do vậy, phối hợp, liên kết giữa cơ sở đào tạo và DN là một quá trình lâu dài, điều kiện tiên quyết quyết định mối quan hệ bền vững này đó là cơ sở đào tạo phải tạo được niềm tin đối với DN, phải gắn chặt với DN, cùng làm và cùng phát triển. 340
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Năm là, đề nghị các bộ, ngành cùng UBND các tỉnh, thành phố nghiên cứu chính sách miễn, giảm thuế cho DN có đóng góp và tham gia đào tạo, đồng thời DN cung cấp thông tin nhu cầu sử dụng lao động cho cơ sở giáo dục. Sáu là, đẩy mạnh việc hợp tác ba bên Nhà nước - Nhà trường - Doanh nghiệp trong giáo dục đào tạo. Trong đó, đa dạng hóa các hình thức hợp tác về xây dựng chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo; tổ chức ký kết đào tạo theo đơn đặt hàng của DN… 3. Chúng tôi cho rằng, nhìn từ góc độ tổng thể thì mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và DN là một loại quan hệ hỗ tương, cộng sinh. Tuy nhiên, cơ sở đào tạo và DN là 2 thể chế khác biệt, có những mục tiêu khác nhau, cho nên không thể nào có sự hài lòng đạt được một cách dễ dàng và đơn giản. Tin tưởng và hy vọng rằng, khi đã thật sự quan tâm đến nhau, đến chất lượng đào tạo, đến nhu cầu, mục đích sử dụng… thì chính các cơ sở đào tạo và DN sẽ tìm ra lời giải thấu đáo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Trần Mai Ước (2013), Đào tạo theo nhu cầu xã hội theo cách tiếp cận CDIO, Báo cáo Khoa học Nâng cao chất lượng đào tạo các ngành kinh tế đáp ứng nhu cầu xã hội, trường ĐH Vinh, ISBN 978-604-923-039-4. 3. Trần Mai Ước (2013), Một số giải pháp đẩy mạnh E-learning hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo các ngành kinh tế đáp ứng nhu cầu xã hội, HTKH Quốc tế “Giáo dục Đài Loan và Việt Nam”. 4. A Review of Business–University Collaboration, https://www.gov.uk/.../12-610- wilson-review-business-university-collaborat... 5. How to foster a culture of collaboration between universities and industry, http://www.theguardian.com/higher-education- network/blog/2012/aug/02/the- value-of-research-collaborations 6. http://tchdkh.org.vn/khcn-trung-uong/4209-cac-phuong-thuc-gan-ket-hoat-dong- dao-tao-cua-truong-dai-hoc-voi-doanh-nghiep.html 7. Characterisingmodesofuniversityengagementwithwidersociety.pdf,http://www.tuft s.edu/talloiresnetwork/downloads 341
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1