intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số vấn đề pháp lý về mua lại công ty cổ phần tại thị trường Việt Nam theo luật cạnh tranh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

49
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nền kinh tế thị trường của Việt Nam là một nền kinh tế mới, có rất nhiều tiềm năng khai thác và phát triển nên thu hút nhiều sự đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bài viết trình bày khái quát về mua lại công ty cổ phần theo luật cạnh tranh; Thực trạng hoạt động mua lại doanh nghiệp - công ty cổ phần tại Việt Nam; Một số hạn chế và kiến nghị giải pháp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số vấn đề pháp lý về mua lại công ty cổ phần tại thị trường Việt Nam theo luật cạnh tranh

  1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ MUA LẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM THEO LUẬT CẠNH TRANH Phạm Ngọc Quyền, Lý Phương Thảo, Hồ Thị Hoa, Võ Ngọc Quế Lam* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS.LS. Vũ Thanh Dương TÓM TẮT Năm 2007, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã thu hút một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài. Cùng với việc thu hút đầu tư, Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết các Hiệp định Thương mại tự do (FTA). Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia nhiều FTA song phương và đa phương, điển hìnhh như: FTA với ASEAN+6 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand); FTA giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu; Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Việc tham gia nhiều FTA giúp Việt Nam mở ra nhiều thị trường xuất khẩu và giảm thiểu sự phụ thuộc vào những thị trường xuất khẩu đơn lẻ truyền thống, hoặc giảm thiểu sự phụ thuộc vào một số nguồn vốn nhất định. Trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là rất lớn. Cạnh tranh là một nhu cầu tất yếu của hoạt động kinh tế trong cơ chế thị trường, nhằm mục đích chiếm lĩnh thị phần, tiêu thụ được nhiều sản phẩm hàng hoá để đạt được lợi nhuận cao nhất. Nhằm tạo ra lợi thế trong cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp đã tiến hành hoạt động mua lại doanh nghiệp. Hoạt động này ngày càng phổ biến và thu hút sự tập trung của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt là đối với các công ty cổ phần, hoạt động mua lại ngày càng phổ biến và sôi nổi. Mua lại doanh nghiệp mang lại nhiều tác động tích cực đến nền kinh tế nhưng cũng có những hạn chế, tiêu cực. Đây là một thuận lợi cũng là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động đổi mới kinh tế thị trường. Từ khóa: cạnh tranh, doanh nghiệp, kinh tế thị trường, mua lại, thu hút đầu tư. 1 KHÁI QUÁT VỀ MUA LẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THEO LUẬT CẠNH TRANH Nền kinh tế thị trường của Việt Nam là một nền kinh tế mới, có rất nhiều tiềm năng khai thác và phát triển nên thu hút nhiều sự đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Sự cạnh tranh ngày càng gây gắt trên thị trường buộc các doanh nghiệp phải nâng cao nâng lực cạnh tranh của mình để có thể tiếp tục tồn tại. Một hoạt động để tăng khả năng cạnh tranh được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến hiện nay là hoạt động mua lại doanh nghiệp. Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp trong đó, vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ một số trường 1817
  2. hợp pháp luật quy định điều kiện chuyển nhượng hoặc cấm chuyển nhượng. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn. Theo đó, mua lại công ty cổ phần là một hình thức của mua lại doanh nghiệp. Mua lại doanh nghiệp theo thuật ngữ tiếng Anh là Acquisition có nghĩa là thâu tóm hay là việc một công ty mua lại một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc cổ phiếu công ty khác và sau đó có thể giành được quyền kiểm soát công ty đã được mua lại. Theo pháp luật Việt Nam thì “mua lại doanh nghiệp có nghĩa là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại” (khoản 4 điều 29 Luật Cạnh tranh 2018). Ngoài Luật Cạnh tranh, Luật Doanh nghiệp 2020 tuy không quy định cụ thể thế nào là mua lại doanh nghiệp nhưng tại Luật này lại quy định việc mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp tại điều 51, trên thực tế đây cũng là một trong những hình thức mua lại doanh nghiệp; cũng giống như Luật Doanh nghiệp 2020 thì Luật Chứng khoán 2019 cũng chỉ quy định các hình thức mua lại doanh nghiệp như mua cổ phiếu, các loại chứng khoán. Mua lại doanh nghiệp thực chất là hành vi tập trung kinh tế. Trong trường hợp một doanh nghiệp lớn thâu tóm hết các doanh nghiệp trong cùng một thị trường, doanh nghiệp này sẽ nằm được sức mạnh thị trường, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, chi phối nó để trục lợi, gây ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng. Để tránh được điều này, pháp luật Việt Nam đã quy định việc tập trung kinh tế, ở đây là hoạt động mua lại doanh nghiệp không được gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam. Cấm mua lại doanh nghiệp nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật. Vì vậy, trước khi tiến hành mua lại doanh nghiệp, doanh nghiệp phải gửi hồ sơ tập trung kinh tế lên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia để đánh giá sơ bộ nếu như doanh nghiệp đó thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế theo quy định tại Điều 33 Luật Cạnh tranh 2018. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, trước khi tiến hành mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam phải tiến hành xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Như vậy, điều kiện để hoạt động mua lại doanh nghiệp được diễn ra hợp pháp thì doanh nghiệp mua lại phải thực hiện thủ tục đánh giá sơ bộ ngưỡng tập trung kinh tế, không thuộc trường hợp không được phép tập trung kinh tế, nếu là tập trung kinh tế có điều kiện thì phải thỏa mãn điều kiện pháp luật đưa ra. Sau khi thực hiện đánh giá sơ bộ về ngưỡng tập trung kinh tế, doanh nghiệp có quyền mua lại các doanh nghiệp khác tiến hành mua lại doanh nghiệp theo trình tự thủ tục được pháp luật quy định cụ thể. Việc mua bán công ty cổ phần được thực hiện bằng cách chuyển nhượng cổ phần, sau khi đã đáp ứng điều kiện về ngưỡng tập trung kinh kế, không thuộc trường hợp cấm tập trung kinh tế hoặc hạn chế tập trung kinh tế. Các bên liên quan ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần. Tiến hành lập biên bản xác nhận về việc đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng cổ phần. Tổ chức cuộc họp Đại Hội đồng cổ đông để thông qua việc chuyển nhượng cổ phần. Tiến hành chỉnh sửa, bổ sung thông tin trong Sổ đăng ký cổ đông của công ty. Tiến hành đăng ký thay đổi cổ đông theo quy định. 1818
  3. 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA LẠI DOANH NGHIỆP - CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM Ngày nay, trên thị trường thế giới, hoạt động mua lại và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) đang diễn ra hết sức bùng nổ. Ở Việt Nam, hoạt động này chỉ mới là sự khởi đầu. Hoạt động này diễn ra sôi nổi ở nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, phân phối… Trong đó, một trong những lĩnh vực tiên phong trong hoạt động này ở Việt Nam là làn sóng mua lại cổ phần để trở thành các cổ đông chiến lược của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam từ các tập đoàn ngân hàng, tài chính lớn trên thế giới (thay vì thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoặc phát triển các chi nhánh trong chiến lược kinh doanh của họ). Cụ thể trong thời gian qua, một số ngân hàng nước ngoài mua lại cổ phần của các ngân hàng Việt Nam với tỷ lệ như sau: HSBC và Techcombank 20%, Deutsche Bank và Habubank 20%, ANZ và Sacombank 10%, Standard Chatered Bank và ACB 15%. Các thương vụ thâu tóm trên sàn chứng khoán cũng đã xuất hiện. Năm 2010 bắt đầu nổi lên những vụ chào mua công khai và thôn tính trên sàn mà tiêu biểu là vụ Thủy sản Hùng Vương chào mua Thủy sản An Giang hay Dược Viễn Đông tìm cách thâu tóm Dược Hà Tây. Từ 2011 đến 2013, các tập đoàn của Nhật Bản đóng góp đến 2,5 tỷ USD vào Việt Nam, đặc biệt hai ngành hàng tiêu dùng và tài chính-ngân hàng. Tiêu biểu là vụ Vietcombank phát hành 15% cổ phần cho Mizuho; Bảo Việt và Vietinbank cũng là điểm đến của Sumitomo Life và UFJ Mishubishi Bank. Theo báo cáo Toàn cảnh thị trường M&A Việt Nam 2018, trong 10 năm qua (2009 - 2018), cả nước có 4.353 thương vụ M&A, với tổng giá trị đạt 48,8 tỷ USD. Hoạt động M&A đã phát triển mạnh mẽ không chỉ về số lượng và quy mô, mà còn trở thành một kênh huy động vốn mới hiệu quả trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, góp phần nâng cao năng lực quản trị và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp. Sự bùng nổ các thương vụ M&A ở Việt Nam thời gian qua đã và đang mở ra một kỷ nguyên mới, với kỳ vọng lớn hơn về giá trị và số lượng thương vụ. Tại khu vực Doanh nghiệp Nhà nước, với chủ trương cổ phần hóa, bán vốn nhà nước, đến nay, mới có 8% tổng số vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được bán thành công. Điều đó cho thấy, tiềm năng M&A trong khu vực này hết sức to lớn. Cùng với đó, ở khu vực tư nhân, các doanh nghiệp bất động sản, ngân hàng, bán lẻ, sản xuất thực phẩm và đồ tiêu dùng nhanh của Việt Nam đã và đang tạo ra những bước ngoặt mới trong hoạt động M&A. Chỉ tính riêng trong năm 2017, tổng giá trị M&A tại Việt Nam đạt 10,2 tỷ USD (mức cao nhất từ trước đến nay) tăng trưởng 175% so với năm 2016. Hoạt động M&A năm 2017 có sự tăng trưởng đột biến với dấu mốc quan trọng là thương vụ ThaiBev, thương vụ kỷ lục nhất trong 10 năm qua đã được thực hiện, thông qua công ty con Vietnam Beverage đã mua lại 51% Sabeco với giá trị lên đến 4,8 tỷ USD. Thương vụ này chiếm gần 50% tổng giá trị M&A năm 2017 và bằng 86,2% tổng giá trị của tất cả các thương vụ M&A tại Việt Nam năm 2016. Lĩnh vực M&A sôi động nhất năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018 tập trung vào sản xuất hàng tiêu dùng và bất động sản. Ngày 11/11/2019 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và KEB Hana Bank chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược và công bố KEB Hana Bank là cổ đông chiến lược nước ngoài, sở hữu 15% vốn điều lệ của BIDV. Trên cơ sở chấp thuận của Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền hai nước Việt Nam - Hàn Quốc, BIDV và KEB Hana Bank đã hoàn tất các thủ tục giao dịch và hồ sơ pháp lý theo quy định của pháp luật hai nước để KEB Hana Bank chính thức trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài đầu tiên của BIDV. Cụ thể, BIDV đã phát hành riêng lẻ cho KEB Hana Bank hơn 603,3 triệu 1819
  4. cổ phần với tổng giá trị giao dịch gần 20.300 tỷ đồng. Sau khi phát hành cổ phần cho KEB Hana Bank, vốn điều lệ BIDV tăng từ 34.187 tỷ đồng lên 40.220 tỷ đồng, cao nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đây là giao dịch mua bán - sáp nhập (M&A) với một nhà đầu tư chiến lược lớn nhất lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam. KEB Hana Bank đầu tư để sở hữu 15% cổ phần của BIDV với thời gian nắm giữ ít nhất 5 năm. Bên canh đó, các nhà đầu tư từ Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động M&A tại Việt Nam. Nếu 2016 là năm lên ngôi của bán lẻ với các thương vụ mua lại các chuỗi phân phối thì năm 2017, ngành có tỷ trọng giá trị M&A lớn nhất là sản xuất hàng tiêu dùng (chiếm tỷ lệ 57%), tiếp theo là ngành Bất động sản (chiếm tỷ lệ 27%), tài chính - ngân hàng (chiếm tỷ lệ 4%), vật liệu hóa chất (chiếm tỷ lệ 3%). Theo báo cáo toàn cảnh thị trường M&A Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2018, hoạt động M&A tiếp tục sôi động khi tổng giá trị các thương vụ đạt 3,55 tỷ USD (bằng 155% cùng kỳ năm 2017). Trong các lĩnh vực, bất động sản chiếm ưu thế trong M&A (chiếm tỷ lệ 66,75%), tiếp đến là tài chính - ngân hàng (chiếm tỷ lệ 19,06%) và sản xuất công nghiệp (chiếm tỷ lệ 9%). Có thể nhận thấy, những ngành đang được quan tâm nhất hiện nay đều hướng tới việc tiếp cận và khai thác thị trường 95 triệu dân của Việt Nam. 3 MỘT SỐ HẠN CHẾ VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP Những thay đổi pháp lý và hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian qua đã giúp Việt Nam duy trì được vị trí là một trong những điểm đến thu hút đầu tư hàng đầu trên thế giới, đồng thời giúp tạo ra môi trường đầu tư kinh doanh đa dạng. Sự bùng nổ các thương vụ mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam thời gian qua đã và đang mở ra một kỷ nguyên mới cho nền kinh tế. Tuy nhiên, cơ hội mở ra thì cũng kéo theo nhiều hạn chế và thách thức. Một là, các quy định về hoạt động mua lại doanh nghiệp đang được quy định tại nhiều luật và văn bản quy phạm pháp luật khác nhau và chưa có hệ thống chi tiết. Hoạt động mua lại doanh nghiệp vừa được quy định tại Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh, Luật Đầu tư, Luật chứng khoán. Điều này làm cho các chủ thể tham gia hoạt động mua lại doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục sao cho đúng quy định pháp luật. Bên cạnh đó, việc quy định một vấn đề ở nhiều văn bản pháp lý dễ dẫn đến việc chồng chéo quy định pháp luật, gây ảnh hưởng đến các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm soát hoạt động mua lại doanh nghiệp. Một khung pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động mua lại doanh nghiệp rất cần thiết. Cụ thể, còn thiếu quy định về giao dịch có yếu tố nước ngoài; chưa có quy định cụ thể bảo vệ quyền lợi người lao động, cổ đông; thiếu quy định về công tác quản lý, giám sát đối với hoạt động mua lại doanh nghiệp nhằm hạn chế những tác hại tiêu cực như thâu tóm hay đánh mất thương hiệu Doanh nghiệp. Hai là, mua lại doanh nghiệp là việc một công ty mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp và đặt mình vào vị trí chủ sở hữu mới. Về pháp lý, công ty bị mua lại không còn tồn tại, còn công ty tiến hành mua lại sẽ ‘tiếp quản” toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty kia hoặc công ty mua lại sẽ kiểm soát hoạt động kinh doanh của công ty bị mua lại một phần. Mục đích của hoạt động mua lại toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp là giành quyền kiểm soát đơn vị doanh nghiệp ở mức độ nhất định chứ không đơn thuần chỉ là sở hữu một phần vốn góp hay cổ phần của doanh nghiệp như các nhà đầu tư nhỏ, lẻ. Do đó, mua lại doanh nghiệp sẽ làm giảm số lượng doanh nghiệp, tăng lợi thế cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh thị trường... Điều này đặt ra một vấn đề là các doanh nghiệp chiếm thị phần cao sẽ tạo ra sự chiếm lĩnh vị trí độc quyền, gây khó khăn, sức ép cho các doanh nghiệp có thị phần nhỏ. 1820
  5. Năm là, sự hiểu biết về hoạt động mua lại doanh nghiệp của các chủ thể còn hạn chế. Nhiều nhà quản trị Doanh nghiệp chưa xem hoạt động mua lại doanh nghiệp là công cụ để tái cấu trúc hay cạnh tranh nên không có sự chuẩn bị tốt, làm tăng tỷ lệ thất bại khi thực hiện. Với cơ quan quản lý, hiểu biết về hoạt động mua lại doanh nghiệp chưa đầy đủ gây ra nhiều khoảng trống pháp lý cho hoạt động này. Chẳng hạn, vẫn chưa xác định cơ quan quản lý trực tiếp thị trường mua lại doanh nghiệp mà chỉ có quy định Cục Quản lý cạnh tranh quản lý khía cạnh tập trung kinh tế của các thương vụ. Khi đó, một thương vụ tập trung kinh tế chia ra rất nhiều hoạt động, mỗi hoạt động lại có những vấn đề khác nhau cần giải quyết. Việc để một cơ quan kiểm soát hoạt động này dễ dẫn dến việc quá tải công việc, không thể chuyên môn hóa từng hoạt động, không đảm bảo việc quản lý, gây ra các khoảng trống pháp lý. Để giải quyết một số vấn đề trên, chúng tôi đưa ra các giải pháp sau: Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp lý cho hoạt động mua lại doanh nghiệp. Chính phủ cần ban hành một văn bản hướng dẫn thống nhất cho hoạt động mua lại doanh nghiệp thay vì đề cập rải rác ở nhiều văn bản như hiện nay. Đó có thể là một Nghị định như một bộ khung kết nối với các văn bản pháp lý khác. Văn bản này nên có những nội dung như: phân công cơ quan quản lý hoat động mua lại doanh nghiệp kèm với quy định trách nhiệm, quyền hạn; các hình thức thực hiện mua lại doanh nghiệp đối với các chủ thể trong và cả ngoài nước; thủ tục và trình tự thực hiện hoạt động mua lại doanh nghiệp; quy định về công bố thông tin liên quan đến hoạt động chào bán cổ phần, cổ phiếu doanh nghiệp hay chính doanh nghiệp; các hình thức mua lại doanh nghiệp bị cấm, bị hạn chế, có điều kiện. Thứ hai, xây dựng thị trường mua lại doanh nghiệp chuyên nghiệp. Cơ quan quản lý cần quy định về việc công bố thông tin của các đối tượng là doanh nghiệp nói chung chứ không chỉ riêng với công ty đại chúng như hiện nay, đồng thời quy định rõ các loại thông tin và hình thức công bố mà doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện. Các thông tin này có thể được cung cấp cho thị trường như một dịch vụ với chi phí hợp lý. Nâng cao trình độ của các nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà quản lý thị trường. Việc đào tạo nguồn nhân lực cho thị trường phải được thực hiện với sự hợp tác của các doanh nghiệp, các bên tư vấn, các trường đại học và cả cơ quan quản lý trực tiếp thị trường này. Tạo điều kiện phát triển các công ty tư vấn chuyên nghiệp cho hoạt động mua lại doanh nghiệp. Sự tham gia của bên thứ ba sẽ giúp giảm rủi ro cho cả hai phía và tăng sự chuyên nghiệp cho mỗi thương vụ. Thứ ba, nâng cao hiệu quả kiểm soát tập trung kinh tế, nâng cao năng lực của cơ quan quản lý cạnh tranh trong kiểm soát thị trường kinh tế, tăng cường khả năng kiểm soát của Cục Quản lý cạnh tranh - Cơ quan có chức năng kiểm soát tập trung kinh tế theo hướng cơ quan quản lý cạnh tranh cần được trao quyền chủ động khi thực thi dựa trên những nguyên tắc được pháp luật ghi nhận, bao gồm quyền tự chủ trong việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện, công cụ kỹ thuật cho từng vụ việc; chủ động xây dựng quy trình cho việc kiểm soát tập trung kinh tế. Bồi dưỡng và nâng cao kiến thức kinh tế và pháp lý, chính sách và pháp luật cạnh tranh cho nhân sự của các cơ quan quản lý cạnh tranh và các tổ chức có liên quan. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Thúy Hà, Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Thị trường M&A tại Việt Nam sẽ bật mạnh trở lại, xem tại: http://baochinhphu.vn/Kinh- te/Thi-truong-MA-tai-Viet-Nam-se-bat-manh-tro-lai/413106.vgp 1821
  6. [2] Phạm Gia Khiêm - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Nhân dân điện tử. Việt Nam sau hai năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, xem tại: https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/Vi%E1%BB%87t-Nam-sau-hai-n%C4%83m- gia-nh%E1%BA%ADp-T%E1%BB%95-ch%E1%BB%A9c-Th%C6%B0%C6%A1ng- m%E1%BA%A1i-Th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-518593 [3] Nguyễn Lan - Thùy Vân, Báo Đầu tư. 50 thương vụ đầu tư và M&A Việt Nam 2019 - 2020 (phần I), xem tại: https://baodautu.vn/50-thuong-vu-dau-tu-va-ma-viet-nam-2019-- -2020-phan-i-d134337.html [4] Luật Cạnh tranh 2018. [5] Luật Doanh nghiệp 2020. [6] TS. Nguyễn Thị Việt Nga – Học viện Tài chính, Tạp chí Tài chính. “Triển vọng hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam”, xem tại: https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/trien-vong-hoat-dong-mua-ban-va-sap- nhap-doanh-nghiep-tai-viet-nam-301760.html [7] Tài liệu học tập Luật Cạnh tranh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. [8] Tài liệu học tập Luật Doanh nghiệp, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. [9] H. Thoan, Tạp chí tài chính, Sôi động thị trường M&A tại Việt Nam, xem tại: https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/soi-dong-thi- truong-ma-tai-viet-nam-142096.html [10] Vụ Chính sách Thương mại đa biên, Bộ Công thương Việt Nam. Việc tham gia các FTA mang lại nhiều tác động tích cực cho kinh tế Việt Nam, xem tại: https://www.moit.gov.vn/web/guest/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/viec-tham-gia-cac-fta-mang-lai- nhieu-tac-%C4%91ong-tich-cuc-cho-kinh-te-viet-nam-20524-16.html 1822
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0