Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
MỘT TRƯỜNG HỢP TIỂU KHÔNG KIỂM SOÁT 29 NĂM Ở BỆNH NHÂN<br />
NỮ CÓ THẬN-NIỆU QUẢN ĐÔI DO NIỆU QUẢN PHẢI LẠC CHỖ<br />
Trương Minh Khoa*, Lê Quang Dũng*, Nguyễn Phước Lộc*, Trương Công Thành*, Võ Hoàng Tâm*,<br />
Trần Hiếu Nghĩa*, Đàm Văn Cương**, Trần Huỳnh Tuấn**, Lê Quang Trung**, Nguyễn Trung Hiếu**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Niệu quản lạc chỗ là niệu quản cắm vào vị trí bất thường và thường xuất phát từ hệ thống thận đôi. Thay vì<br />
lỗ niệu quản đỗ vào bàng quang, nó cắm ở niệu đạo, âm đạo hay tử cung. Điều này gây chảy nước tiểu liên tục.<br />
Lúc này can thiệp phẫu thuật là cần thiết.<br />
Một bệnh nhân nữ 29 tuổi có tiểu không kiểm soát liên tục cùng với các bãi tiểu bình thường từ nhỏ. Soi<br />
bàng quang cho thấy 2 lỗ niệu quản bình thường và 2 niệu quản bất thường, với lỗ niệu quản lạc chỗ bên phải<br />
cắm ở lỗ niệu đạo.<br />
Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc nối niệu quản bể thận điều trị niệu quản lạc chỗ an toàn và có thể thực hiện<br />
tiếp và mang đến cho bênh nhân những lợi ít trong thời gian hậu phẫu.<br />
Từ khóa: Niệu quản lạc chỗ, rỉ giọt nước tiểu, nối niệu quản bể thận nội soi, hệ thống thận đôi.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ONE CASE OF URINARY INCONTINENCE IN A 29-YEAR-OLD DOUBLE -URETER WOMAN<br />
CAUSED BY RIGHT ECTOPIC URETER<br />
Truong Minh Khoa, Le Quang Dung, Nguyen Phuoc Loc, Truong Cong Thanh, Vo Hoang Tam,<br />
Tran Hieu Nghia, Dam Van Cuong, Tran Huynh Tuan, Le Quang Trung, Nguyen Trung Hieu<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 124 - 130<br />
Ectopic ureter is an abnormally located terminal portion of the ureter and often arises from a duplex system.<br />
Instead of the ureter opening in the bladder, it opens in the urethra, vagina, or uterus. The result is constant<br />
dribbling of urine. Surgical intervention is required to treat this condition.<br />
A 29-year-old woman presented with continuous dribbling of urine along with normal voiding pattern since<br />
childhood. Cystourethroscopy showed 2 normal and 2 abnormal ureteric openings with right ectopic opening into<br />
urethra orifice.<br />
Retroperitoneal Laparoscopic ureteropyelostomy for ectopic ureter is safe and reproducible and offers the<br />
patient the typical postoperative benefits of laparoscopic surgery.<br />
Key words: Ectopic ureter, dribbling of urine, laparoscopic ureteropyelostomy, duplex system.<br />
thường niệu quản lạc chỗ là niệu quản xuất phát<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
từ thận trên. Niệu quản lạc chỗ thường gây bế<br />
Niệu quản lạc chỗ là niệu quản không đỗ<br />
tắc trên dòng làm ứ nước thận trên, và gây triệu<br />
vào bàng quang vùng tam giác bàng quang(5,1,2).<br />
chứng tại chỗ tùy theo vị trí giải phẫu. Khi niệu<br />
Niệu quản lạc chỗ thường gặp nhất ở dị tật bẩm<br />
quản lạc chỗ đỗ vào vùng niệu đạo dưới cơ thắt<br />
sinh thận – niệu quản đôi - một dị tật hệ tiết niệu<br />
vân, cơ kiểm soát tiểu tự chủ, sẽ gây tiểu không<br />
với tỉ lệ trong cộng đồng khoảng 0,5%(6). Thông<br />
kiểm soát. Lúc này nước tiểu sẽ chảy ra ngoài<br />
*<br />
<br />
Bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ<br />
<br />
**<br />
<br />
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ<br />
<br />
Tác giả liên lạc: Ths.Bs. Trương Minh Khoa ĐT: 0989171007<br />
<br />
124<br />
<br />
Email: bstruongminhkhoa@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
từng đợt tùy theo sự bài tiết nước từ thận.<br />
Trong năm 2010, khoa Ngoại niệu BV ĐK<br />
TƯ Cần Thơ đã chẩn đoán và điều trị thành<br />
công tiểu không kiểm soát do niệu quản lạc chỗ<br />
cắm vào niệu đạo ở một bệnh nhân nữ có thận<br />
niệu quản đôi 2 bên bằng phương pháp phẫu<br />
thuật nội soi sau phúc mạc.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
- CT scan hệ niệu có dựng hình: niệu quản<br />
thận đôi 2 bên, 4 niệu quản lưu thông tốt. Niệu<br />
quản (P) thận trên dãn rộng hơn bình thường.<br />
<br />
BỆNH ÁN<br />
Bệnh nhân: Nguyễn Thị V., 29 tuổi. Nghề<br />
nghiệp: làm ruộng.<br />
Vào viện ngày: 26-5-2010; Mổ ngày: 02-62010; Ra viện: 11-6-2010.<br />
Lý do vào viện: tiểu không kiểm soát từ nhỏ.<br />
Bệnh sử:<br />
Bệnh nhân từ nhỏ có tiểu không kiểm soát<br />
nước tiểu thường tự chảy ra từng giọt, tăng dần<br />
theo tuổi, điều trị nội không giảm. Bệnh nhân<br />
thường xuyên mang băng gạc để thấm nước tiểu<br />
chảy ra. Bệnh đến khám tại bệnh viện ĐK TƯ<br />
Cần Thơ và nhập viện.<br />
<br />
(a) Nhìn từ trước<br />
<br />
Tiền sử: Thỉnh thoảng có từng đợt tiểu gắt,<br />
buốt và tự hết. Bệnh có thói quen uống ít nước.<br />
Bệnh đã lập gia đình 8 năm và có 1 con.<br />
Tình trạng nhập viện:<br />
Bệnh tiếp xúc tốt, không sốt, dấu hiệu sinh<br />
tồn ổn, nước tiểu tự chảy ra thấm ướt băng vệ<br />
sinh (khoảng 10 gạc/ ngày).<br />
Chẩn đoán lâm sàng: Tiểu không kiểm soát<br />
chưa rõ nguyên nhân.<br />
Bệnh được chỉ định làm các xét nghiệm:<br />
- Tb máu ngoại vi, urê, creatinin, glucose<br />
máu, Ion đồ, X quang phổi, ECG: trong giới hạn<br />
bình thường.<br />
- Siêu âm: Phát hiện thận – niệu quản đôi (P),<br />
niệu quản (P) lạc chỗ đỗ vào niệu đạo thành (P)<br />
dãn 1,2 cm và có sỏi nhỏ 0,3 x 0,5 cm. Thận 2 bên<br />
không ứ nước trên siêu âm. Siêu âm lại sau 5<br />
ngày, sỏi nhỏ niệu quản lạc chỗ (P) không còn.<br />
- KUB: có cản quang vùng thận 2 bên mờ,<br />
dạng chất trong lòng ống tiêu hóa.<br />
<br />
(b)Nhìn từ sau.<br />
Hình 1: a-b. CT Scan hệ niệu dựng hình, niệu quản<br />
(P) thận trên dãn to hơn bình thường, niệu quản thận<br />
trên 2 bên đi phía sau khi gần bàng quang và xuống<br />
dưới hơn 2 niệu quản thận dưới<br />
- Soi niệu đạo bàng quang:<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
125<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
+ Lần 1 chỉ thấy niệu đạo rộng hơn bình<br />
thường, có viêm đỏ niệu đạo bàng quang.<br />
+ Lần 2, vùng tam giác bàng quang có 2<br />
miệng niệu quản ở vị trí bình thường và 2 miệng<br />
<br />
niệu quản ở 2 vị trí 3h vùng cổ bàng quang và<br />
9h vùng cách lỗ niệu đạo ngoài 0,5cm. Đặt 2 dây<br />
dẫn (guidewire) lên 2 miệng niệu quản bất<br />
thường này vào chụp UPR.<br />
<br />
(b)<br />
<br />
(a)<br />
<br />
Hình 2: a-b. Hình UPR không thuốc với 2 dây guidewire ở 2 miệng niệu quản nằm vị trí bất thường. (a) UPR<br />
bệnh nhân; (b) Hình giải phẫu minh họa. “Nguồn: Skadalakis’s surgical anatomy, 2006”(4)<br />
Chẩn đoán xác định: Tiểu không kiểm soát<br />
do niệu quản (P) lạc chỗ tại miệng niệu đạo<br />
ngoài – Thận niệu quản đôi 2 bên.<br />
Điều trị trước mổ (6 ngày) do có viêm bàng<br />
quang và thực hiện thủ thuật xâm lấn (soi bàng<br />
quang).<br />
- Kháng<br />
2g/ngày.<br />
<br />
sinh:<br />
<br />
Cefotaxim<br />
<br />
- Vào khoang sau phúc mạc hông (P) qua 3<br />
trocar (2 trocar 10mm và 1 trocar 5mm).<br />
- Bộc lộ bể thận trên và dưới, trong niệu<br />
quản thận dưới có thông niệu quản (hình 3). Cắt<br />
bể thận-niệu quản thận trên, khâu nối tận-bên<br />
vào bể thận dưới, có lưu thông JJ bên trong.<br />
<br />
(Fortaxim)<br />
<br />
- Kháng viêm – đau: Meloxicam (mobic)<br />
15mg/ngày, Paracetamol (tydol) 1,3g/ngày.<br />
Bệnh được chỉ định mổ ngày 02-6-2010,<br />
phẫu thuật nội soi sau phúc mạc tạo hình nối bể<br />
thận – niệu quản (P) thận trên xuống bể thận –<br />
niệu quản (P) dưới.<br />
Thời gian phẫu thuật: Khởi mê 8h30 – Rạch<br />
da đặt trocar: 8h50 – Kết thúc: 11h20.<br />
Tường trình phẫu thuật:<br />
- Nằm sản khoa, tê tại chỗ bằng gel lidocain,<br />
soi niệu đạo (P), đặt thông niệu quản 6Fr lưu lên<br />
miệng niệu quản ở vị trí bình thường, thông tiểu<br />
Foley lưu<br />
- Mê NKQ, bệnh nằm nghiêng (T) theo tư<br />
thế mổ thận thông thường.<br />
<br />
126<br />
<br />
Hình 3: Thận-niệu quản đôi<br />
- Đặt thông niệu quản 6Fr vào đoạn niệu<br />
quản đã cắt thông ra miệng niệu đạo ngoài, rút<br />
thông niệu quản lộn tay áo niệu quản ra miệng<br />
niệu đạo, cắt cột sát gốc niệu quản (P).<br />
- Dẫn lưu cạnh thận (P).<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
Chẩn đoán sau mổ: Thận niệu quản đôi 2<br />
bên – niệu quản (P) lạc chỗ vùng niệu đạo.<br />
Thuốc sau mổ: kháng sinh, giảm đau:<br />
Diễn tiến sau mổ:<br />
- Ngày 1-4: Dẫn lưu cạnh thận ra ít dịch,<br />
tiểu vàng trong qua thông tiểu.<br />
- Ngày 5: rút dẫn lưu, bơm rửa rút thông<br />
tiểu.<br />
- Ngày 6-8: bệnh tự tiểu, còn rỉ nước tiểu ra<br />
ngoài, nhưng giảm so với trước mổ nhiều dung<br />
3-5 băng vệ sinh/ngày.<br />
- Ngày 9: Xuất viện.<br />
Theo dõi sau ra viện:<br />
- 1 tháng: tiểu còn gắt buốt, tiểu gấp, hết rỉ<br />
nước tiểu tự nhiên, siêu âm 2 thận (P) không ứ<br />
nước, còn lưu JJ (P).<br />
- 2 tháng: tái khám lần 2, tiểu gắt buốt, tiểu<br />
gấp, nhập viện với lý do rút JJ (P) khó do sỏi<br />
đóng quanh chân ống JJ.<br />
+ Chẩn đoán vào viện: Sỏi bàng quang.<br />
+ Bệnh được rút JJ (P) và bóp sỏi bàng<br />
quang.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Chowdhary (2001) ghi nhận trong 118/127<br />
trường hợp niệu quản lạc chỗ có thận đôi, chỉ có<br />
11/127 trường hợp không có thận đôi(1).<br />
- Giải phẫu và hình thái:<br />
+ Thận niệu quản đôi có thể ở một hay hai<br />
bên. Hai đơn vị thận này có thể có 2 niệu quản<br />
riêng biệt được gọi là thận niệu quản đôi hoàn<br />
toàn hay 2 niệu quản sẽ hợp lại làm 1 và đỗ vào<br />
bàng quang được gọi là thận-niệu quản đôi<br />
không hoàn toàn. Đơn vị thận phụ nằm bên trên<br />
và thường nhỏ hơn thận dưới(6).<br />
+ Ở nữ, miệng niệu quản lạc chỗ có thể đỗ<br />
vào trên cơ thắt niệu đạo (ở cổ bàng quang,<br />
niệu đạo gần) hay ngoài cơ thắt gây tiểu<br />
không kiểm soát. Theo Ellerker (1958), trong<br />
363 trường hợp niệu quản lạc chỗ ở nữ, có<br />
35% trường hợp miệng niệu quản ở niệu đạo,<br />
34% ở vùng tiền đình, 25% ở âm đạo, 5% ở tử<br />
cung, ít hơn 2% vào ống Garner và túi thừa<br />
niệu đạo. Ở bệnh nhân này, có 2 vị trí niệu<br />
quản cực trên đỗ vào là vùng cổ bàng quang<br />
(T) và niệu đạo dưới cơ thắt (P).<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Về bệnh học<br />
- Dịch tể học:<br />
+ Dị tật nhiều thận thường gặp là thận-niệu<br />
quản đôi với tỉ lệ 2-4% khi khám hệ tiết niệu và<br />
khoảng 0,5% ở cộng đồng, hiếm gặp thận niệu<br />
quản 3 và rất hiếm là thận niệu quản 4(6).<br />
+ Niệu quản lạc chỗ thường xuất hiện ở nữ<br />
nhiều hơn nam, từ 2 đến 12 lần. Theo các<br />
nghiên cứu nhiều tác giả: Eisendrath (1938),<br />
Mills (1939), Burford (1949), Lowsley &<br />
Kerwin (1956) và Ellerker (1958), trong 494<br />
trường hợp niệu quản lạc chỗ, có 363 nữ và<br />
128 nam, tỉ lệ nữ - nam là 2,9/1.<br />
+ Trong tất cả các trường hợp niệu quản lạc<br />
chỗ có khoảng 80% kết hợp với thận-niệu quản<br />
đôi. Theo Schulman (1976) và Ahmed & Barker<br />
(1992) hơn 80% niệu quản lạc chỗ có thận-niệu<br />
quản đôi ở nữ, còn ở nam hầu hết là thận đơn.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Hình 4: Các vị trí (chấm đen) miệng niệu quản lạc<br />
chỗ ở nữ. “Nguồn: Campbell’s Urology, 2007”<br />
(Error! Reference source not found.).<br />
- Vị trí lỗ niệu quản:<br />
+ Định luật Weigert-Meyer: miệng niệu quản<br />
cực dưới nằm trên và bên hơn miệng niệu quản<br />
cực trên.Nhưng chỉ có 85% trường hợp có thậnniệu quản đôi theo định luật này(3).<br />
+ 15% các trường hợp còn lại: Khi 2 miệng<br />
niệu quản không nằm cạnh nhau, miệng niệu<br />
quản cực trên có thể nằm bất kỳ nơi đâu trên<br />
đường đi đã dự đoán, mà Stephen (1958, 1963)<br />
<br />
127<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
gọi là đường lạc chỗ (ectopic pathway). Đường<br />
này nằm –hình sừng cừu, bên trên và giữa niệu<br />
quản bình thường.<br />
<br />
+ CT scan: xác định được chức năng thận và<br />
hình thái thận-niệu quản, đặc biệt với CT scan<br />
dựng hình.<br />
+ Soi niệu đạo-bàng quang: giúp đánh giá vị<br />
trí các lỗ niệu quản và xác định nguyên nhân<br />
gây tiểu không kiểm soát. Qua soi bàng quang<br />
có thể kết hợp chụp bể thận-niệu quản ngược<br />
dòng và giúp cho phẫu thuật phân biệt niệu<br />
quản gây tiểu không kiểm soát.<br />
<br />
Về điều trị<br />
- Chủ yếu là điều trị phẫu thuật (mổ mở, mổ<br />
nội soi qua phúc mạc hoặc sau phúc mạc), có 3<br />
hướng phẫu thuật:<br />
<br />
Hình 5: Đường lạc chỗ Stephen. “Nguồn: Am. J.<br />
Roentgenol., 1972”<br />
<br />
Về chẩn đoán<br />
- Lâm sàng: Niệu quản lạc chỗ có biểu hiện<br />
lâm sàng từ nhỏ tùy theo vị trí giải phẫu bất<br />
thường của lỗ niệu quản này.<br />
+ Tiểu không kiểm soát: nước tiểu rỉ liên tục,<br />
lượng nước tiểu thường không nhiều và ít dần<br />
theo tuổi do phần thận có niệu quản lạc chỗ mất<br />
dần chức năng. Bệnh vẫn tiểu bình thường với<br />
số lượng bình thường/ ngày.<br />
+ Nhiễm khuẩn cấp đường niệu và thường<br />
tái phát.<br />
+ Các triệu chứng khác: đau bụng, nhiễm<br />
khuẩn mãn tính, chậm lớn...<br />
+ Niệu quản lạc chỗ có thể gây bế tắc gây ứ<br />
nước thận, niệu quản.<br />
- Hình ảnh cận lâm sàng:<br />
+ Siêu âm: giúp gợi ý thận đôi 2 bên, đánh<br />
giá trình trạng nhu mô thận độ bế tắc thận niệu<br />
quản.<br />
+ UIV: đánh giá chức năng thận chính và<br />
thận phụ.<br />
<br />
128<br />
<br />
+ Khi thận mất chức năng: Cắt bỏ phần thận<br />
có niệu quản lạc chỗ (hay cắt thận ở hệ thống<br />
thận đơn) thường được khuyến khích (Sullivan,<br />
1978; Paire, 1997; Johnathan, 2006).<br />
+ Cắm lại niệu quản bàng quang trong các<br />
trường hợp sau:<br />
(1) Chức năng thận còn tốt trên hệ thống<br />
thận đơn của niệu quản lạc chỗ.<br />
(2) Bệnh quá nhỏ tuổi, chọn phẫu thuật bảo<br />
tồn để tránh gây thương tổn cuống thận làm<br />
mất thận, với điều kiện niệu quản không quá to<br />
và không viêm xơ dày(5).<br />
+ Khâu nối chuyển lưu bể thận-niệu quản<br />
được chỉ định khi niệu quản lạc chỗ hay nang<br />
niệu quản có chức năng thận cực trên tốt. Tuy<br />
nhiên cực trên thận chỉ đảm nhiệm 1/3 chức<br />
năng của thận. Nên nếu kỹ thuật khâu nối bể<br />
thận niệu quản quá khó khăn để thực hiện, thì<br />
khả năng cắt thận cực trên cần được chọn lựa.<br />
+ Mở niệu quản lạc chỗ ra được chỉ định ở<br />
vài trường hợp khi tắc nghẽn đường niệu dưới<br />
hay khi cần giải áp thận ngay để cải thiện chức<br />
năng thận.<br />
- Do đó, cần có chẩn đoán đúng về hình thái,<br />
chức năng thận-niệu quản đôi để có chọn lựa<br />
điều trị phù hợp.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />