intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mức độ hồi phục vận động của người bệnh đột quỵ cấp sau điều trị phục hồi chức năng theo thang điểm vận động Fugl-Meyer và Barthel

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này nhằm đánh giá mức độ hồi phục chức năng vận động của người bệnh đột quỵ cấp điều trị PHCN tại BV An Bình, nhằm nâng cao chất lượng điều trị phục hồi chức năng vận động, hướng đến giảm thiểu khiếm khuyết vận động cho người bệnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mức độ hồi phục vận động của người bệnh đột quỵ cấp sau điều trị phục hồi chức năng theo thang điểm vận động Fugl-Meyer và Barthel

  1. vietnam medical journal n02 - june - 2020 MỨC ĐỘ HỒI PHỤC VẬN ĐỘNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ CẤP SAU ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG THEO THANG ĐIỂM VẬN ĐỘNG FUGL-MEYER VÀ BARTHEL Trần Đức Sĩ1, Nguyễn Kim Trang1,2, Đặng Vĩnh Hiệp1 TÓM TẮT trouble. Conclusion: Both Fugl-Meyer scale and Barthel Index showed the recuperation of patient’s 6 Mục tiêu: Ghi nhận mức độ hồi phục vận động ở motor function after 1 week of physiotherapy. We người bệnh đột quỵ được điều trị vật lý trị liệu tại need more study with longer survey period to assess Bệnh viện An Bình theo thang điểm vận động Fugl- the longterm recuperation. Meyer và Barthel. Phương pháp: Nghiên cứu tiến Keywords: Stroke, recuperation, rehabilitation, cứu. Đối tượng là những người bệnh đột quỵ cấp được physiotherapy, Fugl-Meyer, Barthel điều trị phục hồi chức năng tại Bệnh viện An Bình. Các tiêu mục tập vận động trong phương pháp Fugl-Meyer I. ĐẶT VẤN ĐỀ được sử dụng để đánh giá sự hồi phục vận động, đối chiếu trước và sau tập 1 tuần tập VLTL. Thang điểm Tai biến mạch máu não (đột quỵ) là một cấp Barthel cũng được áp dụng để đánh giá mức độ hồi cứu thần kinh thường gặp, là nguyên nhân tử phục của bệnh nhân. Kết quả: Có 97 người bệnh vong đứng thứ hai và là nguyên nhân chính gây tham gia nghiên cứu, trong đó tỷ lệ nam:nữ = 0,94:1, tàn tật ở người trưởng thành trên thế giới.[1] Di tuổi của nam (57,9) nhỏ hơn so với tuổi của nữ chứng đột quỵ (ĐQ) là gánh nặng không chỉ đối (66,5). Tỷ lệ có hồi phục vận động theo thang điểm Fugl-Meyer là 74,2% và theo Barthel là 79,4%. Các với người bệnh (NB), gia đình họ mà còn ảnh yếu tố liên quan đến sự hồi phục vận động ở 2 thang hưởng đến cộng đồng và quốc gia họ đang điểm là: yếu liệt nặng và rối loạn nuốt. Kết luận và sống.[2] Việc tổ chức các Đơn vị đột quỵ, việc kiến nghị: Cả 2 thang điểm đều cho thấy có sự hồi chẩn đoán, điều trị và điều trị cấp cứu ngày càng phục chức năng vận động ở người bệnh đột quỵ sau 1 tốt đã giúp NB đột quỵ sống sót.[3],[4]. Mục tiêu tuần tập VLTL. Cần nghiên cứu mức độ hồi phục này mới đặt ra cho việc điều trị ĐQ là phục hồi chức vào các tuần tập tiếp theo, dài thời gian hơn. Từ khóa: Tai biến mạch máu não, đột quỵ, VLTL, năng (PHCN), nhằm giảm thiểu các biến chứng, PHCN, Fugl-Meyer, Barthel di chứng, giúp nâng cao khả năng độc lập, tái hòa nhập cộng đồng và nâng cao chất lượng SUMMARY sống cho NB[3]. MOTOR FUNCTION RECUPERATION AFTER Trên thế giới, mức độ cải thiện của bệnh nhân PHYSIOTHERAPY IN POST-STROKE PATIENT USING MODIFIED FUGL-MEYER sau ĐQ đã được nghiên cứu nhiều và đa số đều SCALE AND BARTHEL INDEX ghi nhận tác dụng của PHCN. Okamusa T và cộng Objectives: Assess the motor function sự, cho thấy: Việc tiến hành thường xuyên PHCN recuperation of post-stroke patients after 1 week of vận động có tác dụng tốt, giúp cải thiện mức độ physiotherapy in An Binh Hospital using modified Fugl- độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người Meyer Scale and Barthel Index. Methods: A prospective study was conducted in a rehabilitation bệnh sau ĐQ [7]. Ở nước ta có ít nghiên cứu về unit at An Binh hospital. Patients with a newly PHCN cho người bệnh sau ĐQ đề cập đến mức độ diagnosed stroke were recruited. Motor function hồi phục, từ đó thiếu cơ sở cho việc đánh giá mức recuperation pre- and post-treament was assessed độ ảnh hưởng của di chứng vận động, sự độc lập using two scales: modified Fugl-Meyer and Barthel trong sinh hoạt hàng ngày của NB. Index. Results: In our 97 cases, the sex ration is An Bình là một trong bốn bệnh viện đa khoa 0.94:1; the mean age is 57,9 for male and 66,5 for female. After 1 week of physiotherapy, most patients có Đơn vị đột quỵ sớm nhất ở thành phố Hồ Chí (74.2%) have had motor recuperation according to Minh. Khoa Y học cổ truyền- Vật lý trị liệu (VLTL) our modified Fugl-Meyer scale. Similarly, 79.4% của Bệnh viện, có khu điều trị nội trú và ngoại patients have had an increasement of Barthel Index. trú, bên cạnh đó Khoa còn phối hợp điều trị với Fugl-Meyer scale and Barthel Index impovement were các khoa khác, đặc biệt là khoa Nội Thần kinh. both related to seririty of weakness, deglutition Các bệnh nhân ĐQ chiếm phần lớn lượng bệnh điều trị ở Khoa. Bệnh nhân được tập các bài tập 1Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch theo lý thuyết của Bobath và Fugl-Meyer (FM) từ 2Bệnh viện An Bình, TPHCM giai đoạn rất sớm sau chẩn đoán. Fugl-Meyer là Chịu trách nhiệm chính: Trần Đức Sĩ, một trong những phương pháp PHCN được sử Email: sitd@pnt.edu.vn dụng rộng rãi trên thế giới. Song song với đó là Ngày nhận bài: 1/4/2020 hệ thống thang điểm Fugl-Meyer giúp đo lường Ngày phản biện khoa học 19/4/2020 mức độ tàn tật. Hệ thống tập và đánh giá 5 Ngày duyệt bài: 8/5/2020 20
  2. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 491 - THÁNG 6 - SỐ 2 - 2020 thành phần (vận động, cảm giác, thăng bằng, đánh giá chi tiết hơn và so sánh với thang điểm biên độ cử động và đau khớp). Barthel. Cả 2 thang đo này cùng được đánh giá 2 Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm lần, trước và sau một tuần tập VLTL. đánh giá mức độ hồi phục chức năng vận động Nghiên cứu được tiến hành với sự đồng ý của (CNVĐ) của NB đột quỵ cấp điều trị PHCN tại BV Hội đồng xét duyệt đề cương, Hội đồng y đức An Bình, nhằm nâng cao chất lượng điều trị phục trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch; của Giám hồi CNVĐ, hướng đến giảm thiểu khiếm khuyết đốc và Hội đồng nghiên cứu khoa học- Hội đồng vận động cho NB. thuốc và điều trị BV An Bình và các đối tượng tham gia. Chỉ định và quy trình tập VLTL đang II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU được áp dụng thường quy tại BV An Bình, do đó, Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu không có sự khác biệt trong chăm sóc và điều trị cắt dọc, tiến cứu, đánh giá mức độ vận động của giữa NB có hoặc không tham gia nghiên cứu. 97 người bệnh đột quỵ (nhồi máu não, xuất huyết não…) trước và sau 1 tuần điều trị PHCN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU tại BV An Bình trong 1 năm 2018. Số ca nghiên Trong 97 NB, nam ít hơn nữ, tỉ suất là 0.94:1. cứu đủ nhiều hơn cỡ mẫu tối thiểu cần là 94 Tuổi trung bình của người bệnh là 62,3 tuổi; người. Cỡ mẫu được tính bằng chương trình nam giới bị đột quỵ sớm hơn, tuổi đột quỵ của Stata/SE 15.1 để ước tính cỡ mẫu cho 2 số trung nam (57,9) nhỏ hơn so với nữ (66,5). Thời gian bình phụ thuộc, dựa vào mức độ cải thiện- phục từ nhập viện đến bắt đầu tập VLTL hay khám lần hồi chức năng vận động- theo thang điểm 1 trung bình là 2 ngày và dài nhất là 12 ngày. Barthel (BI) trung bình sau 6 tuần tập VLTL của 3.1. Đặc điểm lâm sàng và độ nặng của một nghiên cứu năm 2017, tác giả Lê Minh Hải đột quỵ. Chẩn đoán xác định là Nhồi máu não làm tại BV Phục hồi chức năng- Điều trị bệnh chiếm 86,6% trong nghiên cứu này. Tỉ lệ xuất nghề nghiệp[6]. Trong đó, do = 39,3 (ĐLC 19,1) huyết là 12,4%. Có 1 trường hợp (1,0%) vừa là mức thay đổi điểm Barthel trung bình sau 6 nhồi máu vừa xuất huyết/huyết khối tĩnh mạch tuần tập VLTL (so sánh trước và sau 6 tuần tập), nội sọ. da = 34,3 là mức thay đổi điểm Barthel trung Đánh giá sức cơ trong lần khám 1 hay khi bác bình sau 1 tuần tập VLTL mong muốn trong sĩ PHCN khám nhận bệnh, cho biết: tỷ lệ yếu cơ nghiên cứu này, vì nghiên cứu chúng tôi thực nặng- sức cơ của bên liệt ở mức từ 0/5 đến 2/5- hiện trên NB là đột quỵ cấp và đánh giá sau chỉ là 34,0% và tỷ lệ không yếu cơ nặng hay yếu cơ 1 tuần tập VLTL. nhẹ- sức cơ 3/5 đến 4/5- là 66,0%. Trong đó 54 Người bệnh ĐQ có đủ các tiêu chuẩn sau sẽ (55,7%) người bệnh bị yếu liệt bên phải, còn lại được chọn vào mẫu nghiên cứu: có đột quỵ mới là bên trái. dẫn đến yếu liệt vận động, không có tiền sử yếu Qua thăm khám, có 4 trường hợp không xác liệt vận động trước đó. Nhóm nghiên cứu ghi định được người bệnh có rối loạn cảm giác hay nhận vào Phiếu thu thập các thông tin hành không do vấn đề tri giác của người bệnh. Tỷ lệ chánh, bệnh sử, tiền sử, tình trạng lúc nhập viện có rối loạn cảm giác nông là 26,8% và có rối và các vấn đề xảy ra trước khi khám PHCN từ hồ loạn cảm giác sâu là 17,5%. Có 31,8% người sơ bệnh án hoặc có thể bổ sung khi bắt đầu bệnh có rối loạn nuốt hoặc đang đặt thông dạ nhận vào nghiên cứu. dày nuôi ăn. Có rối loạn ngôn ngữ lúc nhập viện Việc khám- đánh giá CNVĐ, ghi nhận vào là 49,5%, nói đớ chiếm 35,0%. Rối loạn cơ vòng Phiếu thu thập ở khám lần 1 và theo dõi- đánh là 14,4% và có 10,3% trường hợp đang có giá, ghi nhận các số liệu vào Phiếu thu thập sau thông tiểu lưu. Có 4 (4,1%) người bệnh cần hỗ một tuần tập VLTL, được thực hiện bởi các bác sĩ trợ hô hấp. Điểm Glasgow lúc nhập viện có giá của Khoa (đã được tập huấn quy trình thống trị trung bình là 14,6 (+/-1,4). Có đến 86,7% nhất). Chúng tôi đánh giá mức độ hồi phục vận trường hợp có Glasgow ở mức điểm 15 và động của bệnh nhân dựa trên các tiêu mục đánh Glasgow nhỏ nhất là 8 điểm. giá vận động của hệ thống thang đo Fugl-Meyger 3.2. Chức năng vận động theo Fugl- (chúng tôi không ghi nhận các yếu tố cảm giác, Meyer. Điểm vận động trước tập VLTL có trung thăng bằng, biên độ cử động và đau khớp trong vị là 70 điểm (trung bình là 53,6). Điểm thấp nghiên cứu này). Ở đây chúng tôi quy ước chia nhất là 0 điểm (liệt hoàn toàn) và cao nhất là khả năng vận động của bệnh nhân theo 3 cấp 110 điểm. Điểm Vận động trong lần khám thứ 2 bậc: 0 = không làm được; 5= cần trợ giúp; 10=tự (sau tập 1 tuần) có trung vị là 75 điểm (trung làm được. Các đánh giá này tương tự như những bình là 65,6). Sự khác biệt trước sau này có ý thang điểm vận động khác, cho phép chúng ta nghĩa thống kê với p của Wilcoxon signed- rank 21
  3. vietnam medical journal n02 - june - 2020 test ghép cặp < 0,001. (+/- 11,5); mức tăng nhiều nhất là 45 điểm, nhỏ Phần lớn người bệnh (74,2%) có tăng điểm nhất là 0 điểm (không cải thiện gì). Không có Vận động ít nhất là 5 điểm sau 1 tuần tập VLTL. trường hợp nào điểm vận động sau tập giảm so Mức tăng điểm vận động trung bình là 12 điểm với trước tập. Bảng 1. Các yếu tố liên quan đến sự thay đổi điểm vận động FM sau 1 tuần tập Điểm Vận động sau 1 tuần đầu tập Các yếu tố OR P Có thay đổi (n=72) Không thay đổi (n=25) Yếu cơ nặng 52 (72,2%) 12 (48,0%) 0,36 0,029 Rối loạn nuốt 55 (82,1%) 12 (48,0%) 0,29 0,009 3.3. Sự thay đổi điểm Barthel sau 1 tuần Mức tăng điểm Barthel sau 1 tuần tập VLTL tập VLTL. Chức năng vận động theo thang điểm trung bình là 10 điểm. Phần lớn người bệnh Barthel đánh giá trong khám PHCN lần 1, trước (79,4%) có tăng điểm Barthel ít nhất là 5 điểm tập VLTL, có trung vị là 30 điểm. Mức độ độc sau 1 tuần tập VLTL. Trong đó trường hợp cải lập hay phụ thuộc của NB vào người thân trong thiện tốt nhất là tăng 50 điểm; không có trường các hoạt động sống hằng ngày thể hiện qua hợp nào điểm Barthel giảm so với trước tập. Sự thang điểm Barthel. Trước tập VLTL, tỷ lệ phụ khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < thuộc hoàn toàn là 43,3%; phụ thuộc nhiều 0,001và z = 8,22 > 0 (Wilcoxon signed- rank 28,8%; phụ thuộc ít 24,8%; và độc lập 3,1%. test ghép cặp). Bảng 2. Các yếu tố liên quan đến sự thay đổi điểm Barthel sau 1 tuần tập Các yếu tố Điểm Barthel sau 1 tuần đầu tập OR p Có thay đổi (n=77) Không thay đổi (n=20) Yếu cơ nặng 19 (24,68%) 14 (70%) 0,14 < 0,001 Hỗ trợ hô hấp 1 (1,3%) 3 (15%) 0,07 < 0,01 Rối loạn cơ vòng 8 (10,39%) 6 (30%) 0,27 0,03 Rối loạn nuốt 20 (25,97%) 10 (50%) 0,35 0,04 Liệt chi bên phải 47 (61,04%) 7 (35%) 2,91 0,04 3.4. Tương quan giữa các thang điểm 4.1. Chức năng vận động trước tập và đánh giá sự hồi phục CNVĐ sau 1 tuần tập sau tập VLTL. Chức năng vận động theo thang VLT: Có sự tương quan giữa 2 thang điểm sử điểm Barthel lúc ban đầu, trước tập VLTL, đánh dụng để đánh giá mức độ hồi phục chức năng giá trong khám PHCN lần 1- có trung vị là 30 vận động của NB với giá trị r = 0,63. điểm. Nghiên cứu của tác giả Lê Minh Hải [6], chức năng vận động theo thang điểm Barthel IV. BÀN LUẬN trước lúc tập là 20 điểm, và mức độ phụ thuộc Đối tượng nhập khoa VLTL của chúng tôi theo thang Barthel thể hiện qua tỷ lệ phụ thuộc không bị ảnh hưởng tri giác nặng nên hầu hết hoàn toàn: phụ thuộc một phần: độc lập là 52%: được tập VLTL sớm. Việc kết hợp điều trị PHCN 42%: và 6%. Điểm trung bình của Barthel lúc sớm cho người bệnh ĐQ cấp tại Bệnh viện là rất khám nhận bệnh thấp hơn nhiều so với nghiên tốt, phù hợp với nhiều khuyến cáo hiện nay. Tất cứu của chúng tôi và tỷ lê NB phụ thuộc hoàn cả người bệnh nhập viện vì ĐQ cấp nên được bắt toàn là 52%, cao hơn so với nghiên cứu của đầu vận động sớm[3] (trong vòng 24 đến 48 giờ chúng tôi (43,30%). Tuy nhiên, nghiên cứu của sau khi ĐQ khởi phát) nếu không có chống chỉ tác giả này có thời gian từ lúc ĐQ đến lúc “khám định. PHCN sau ĐQ cần được bắt đầu ngay khi lần 1” là hơn 1 tháng chiếm đến 77%. Cũng thế, người bệnh được cấp cứu ổn định về thần kinh tỷ lệ này ở nghiên cứu của tác giả Trần Thị Mỹ và nội khoa. Ở giai đoạn “rất sớm” này, chương Luật là 75,8%: 22,6% và 1,6%; tỷ lệ phụ thuộc trình tập VLTL có thể chỉ là VLTL hô hấp, hoặc hoàn toàn là rất cao (75,8%)[8]. Các tác giả trên cùng với điều dưỡng đã được huấn luyện về đều nghiên cứu tại các viện điều dưỡng, đối PHCN giúp NB giữ tư thế tốt, phòng chống loét tượng nặng hơn, cần chăm sóc tại viện lâu dài nằm, huyết khối tĩnh mạch, những bất lợi cho hơn nên kết quả khác biệt là hợp lý. việc tập luyện vận động sau này. Chỉ việc dịch Tỷ lệ NB có hồi phục CNVĐ theo Barthel chuyển sớm (giai đoạn từ 24 đến 48 giờ) [1] thì (79,4%) cao hơn so với theo thang điểm Vận phải cân nhắc và cần bàn hỏi với bác sĩ điều trị động Fugl-Meyer (74,2%). Dù vậy, không thể nói trong giai đoạn “rất sớm” này. là khả năng đánh giá hồi phục CNVĐ của thang 22
  4. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 491 - THÁNG 6 - SỐ 2 - 2020 Fugl-Meyer là kém hơn Barthel; bởi Barthel thiên mức độ vận động trong sinh hoạt hàng ngày cao về đánh giá sự vận động trong các sinh hoạt hơn bên trái, cộng với tác động của việc tập VLTL hàng ngày của người bệnh. Sự cải thiện của sẽ giúp sự cải thiện vận động được tốt hơn. điểm Barthel ngoài khả năng vận động còn liên 4.3. Tương quan giữa các thang điểm quan đến mức độ tỉnh táo, sự thích nghi, v.v… đánh giá sự hồi phục CNVĐ. Có sự tương của người bệnh. quan tốt giữa 2 thang điểm sử dụng để đánh giá 4.2. Các yếu tố liên quan đến sự hồi mức độ hồi phục CNVĐ của NB với giá trị r = phục chức năng vận động sau 1 tuần tập 0,63. Không những vậy, giữa 2 thang đo đều VLTL. Trong nghiên cứu của chúng tôi, yếu tố cùng có sự tương đồng về các yếu tố liên quan tuổi không liên quan với mức độ hồi phục CNVĐ đến sự hồi phục vận động. Các yếu tố: yếu liệt sau 1 tuần tập VLTL; khác với nghiên cứu của nặng; rối loạn nuốt đều liên quan có ý nghĩa tác giả Trần thị Mỹ Luật ghi nhận dưới 60 tuổi thì thống kê với hồi phục ở 2 thang điểm vận động phục hồi tốt hơn trên 60 tuổi.[8] Fugl-Meyer và Barthel. Sự khác biệt giữa 2 thang Hồi phục CNVĐ có liên quan với mức độ yếu điểm này là thang Vận động Fugl-Meyer mô tả cơ của NB ở cả hai thang đo. Điều này là phù đơn thuần về mức độ vận động, còn thang hợp với logic thông thường. Khả năng thay đổi Barthel đánh giá mức độ lệ thuộc trong sinh hoạt điểm Vận động sau 1 tuần tập VLTL ở người có hàng ngày. Như vậy thang Vận động Fugl-Meyer yếu cơ nặng chỉ bằng 0,36 lần khả năng này ở phù hợp hơn với các kỹ thuật viên, bác sĩ VLTL người có yếu cơ vừa và nhẹ. Sự khác biệt này ở để theo dõi quá trình tập hoặc nếu các bác sĩ nội thang điểm Barthel càng rỏ hơn. Sau 1 tuần tập thần kinh có quan tâm đến khả năng vận động VLTL, người có yếu cơ nặng có tỉ lệ hồi phục chỉ của NB một cách chi tiết. Thang Barthel vừa bằng 0,14 lần nhóm còn lại. Có thể là người có đánh giá vận động nhưng nhắm đến mức độ lệ yếu cơ nặng thì mức độ lệ thuộc trong các sinh thuộc trong sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân hoạt hàng ngày càng cao, sự lệ thuộc này không nên hữu ích trong trường hợp muốn đánh giá, dễ được cải thiện cho dù sức cơ có cải thiện nhẹ. dự liệu chất lượng sống của bệnh nhân sau tai Trong khi đó ở thang đo Vận động Fugl-Meyer, biến hơn. chúng tôi chỉ đánh giá các CNVĐ đơn thuần, các thay đổi về vận động sẽ được ghi nhận trực tiếp V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ dù có làm thay đổi cuộc sống hàng ngày của Bắt đầu tập VLTL sớm là phù hợp với các bệnh nhân hay không. khuyến cáo hiện nay. Tuy nhiên vẫn còn những Tình trạng rối loạn nuốt có liên quan với thay NB được chỉ định trễ. Điều này phải được cải đổi chức năng vận động ở cả 2 thang điểm được thiện nhưng cần có sự đồng thuận từ các đồng sử dụng. Điều này có thể do ảnh hưởng của độ nghiệp trong lĩnh vực đột quỵ. nặng ĐQ hoặc liên quan đến sức cơ mặt. Sau 1 Phần lớn NB đều có sự hồi phục chức năng tuần tập VLTL người có rối loạn nuốt có sự hồi vận động sau 1 tuần tập VLTL. Sự cải thiện chức phục kém hơn ở người không có rối loạn nuốt năng vận động và mức độ hồi phục chức năng lần lượt là 0,29 lần (thang F-M) và 0,35 lần (BI). vận động cũng thể hiện rõ ở cả 2 thang điểm vận Tỉ số chênh cao hơn ở Barthel vì rối loạn nuốt động Fugl-Meyer và Barthel. Có sự tương quan tốt không được tính trong phần vận động của Fugl- giữa mức độ hồi phục của 2 thang đo. Tuy nhiên, Meyer nhưng lại ảnh hưởng đến chất lượng mức độ cải thiện yếu liệt được thể hiện theo thang điểm vận động Fugl-Meyer diễn tả sự hồi sống, mức độ phụ thuộc của bệnh nhân. phục chức năng vận động đơn thuần, còn thang Tương tự như vậy, tình trạng rối loạn cơ vòng Barthel cho thấy tiên lượng về sự lệ thuộc của và sự hỗ trợ chức năng hô hấp cũng không được bệnh nhân trong hoạt động hàng ngày. tính đến trong CNVĐ FM nên không liên quan có Mức độ yếu cơ là yếu tố chính tiên lượng mức ý nghĩa, mà chỉ liên quan đến sự cải thiện điểm độ hồi phục. Người có mức độ yếu cơ vừa hoặc Barthel. Số trường hợp NB có các yếu tố kết hợp nhẹ có cải thiện vận động nhiều hơn. Dù vậy, này cũng ít do đó hiện chưa thể đưa ra kết luận chúng tôi kiến nghị áp dụng tập VLTL vận động hay khuyến cáo về mặt lâm sàng. cho cả những NB bị yếu liệt nặng vì họ vẫn có Riêng vấn đề bên liệt, sự hồi phục CNVĐ theo những cải thiện nhất định sau tập. thang điểm Barthel là có tương quan. Khả năng Bệnh nhân liệt bên phải sẽ tiên lượng tốt hơn thay đổi điểm Barthel sau 1 tuần tập VLTL ở NB về việc cải thiện mức độ lệ thuộc trong sinh hoạt liệt bên phải thì tốt hơn và gấp 2,9 lần khả năng hàng ngày sau tập VLTL. Như vậy cần khuyến này ở NB liệt bên trái. Vấn đề này chúng tôi cho khích người bệnh chủ động tập vận động, sử rằng do bên phải là bên thuận của đa số NB nên dụng chi bị yếu đặc biệt là nếu bị yếu bên trái. 23
  5. vietnam medical journal n02 - june - 2020 Chúng tôi đã thực hiện một nghiên cứu với cỡ independence in activitive of daily living. Nippon - mẫu tối thiểu vừa đủ do giới hạn về thời gian và Koshu - Eisei - Zasshi, 42; 887. 5. Fugl-Meyer AR, Jaasko L, Leyman I, Olsson nguồn lực; cần có những nghiên cứu khác lớn hơn S, Steglind S (1975). The poststroke hemiplegic với thời gian theo dõi dài hơn để kiểm chứng và patient. 1. A method for evaluation of physical mở rộng những kết quả ghi nhận trên đây. performance. Scand J Rehabil Med.;7:13–31. 6. Lê Minh Hải (2017). Mức Độ Phục Hồi Chức TÀI LIỆU THAM KHẢO Năng Vận Động Và Chất Lượng Cuộc Sống Của 1. Sundseth A., Thommessen B., Ronning O.M. Bệnh Nhân Tai Biến Mạch Máu Não Trước Và Sau (2012). "Outcome after mobilization within 24 Khi Điều Trị Phục Hồi Chức Năng Vận Động Tại hours of acute stroke: a randomized controlled Bệnh Viện Phục Hồi Chức Năng - Điều Trị Bệnh trial". Stroke; 43(9):2389-2394. Nghề Nghiệp Năm 2017. Luận văn Chuyên khoa 2; 2. Nguyễn Xuân Nghiên (2002). Vật lý trị liệu Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. phục hồi chức năng. NXB Y học Hà Nội. 7. Cao Phi Phong, Trần Trung Thành (2012). 3. Winkler A (2019). AVANT - Stroke-Rehabilitation Đánh giá chất lượng sống của bệnh nhân sau đột Education Program in Vietnam. 11th World Stroke quỵ. Hội Thần kinh học Việt Nam. Congress. Morressier doi:10.26226/MORRESSIER. 8. Trần Thị Mỹ Luật (2008). Đánh giá kết quả 5B9A8CFFDBD47E000FBF5A20. phục hồi chức năng vận động của bệnh nhân tai 4. Okamusa T, Nakagawa Y (1995). biến mạch máu não tại bệnh viện điều dưỡng- Characteristics of participant in community based PHCN tỉnh Thái nguyên. Luận văn Thạc sĩ Y khoa; rehabilitation program and treir lavels of Trường đại học Y dược-Đại học Thái Nguyên ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT TẠO HÌNH NIỆU QUẢN SAU TĨNH MẠCH CHỦ DƯỚI BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI SAU PHÚC MẠC Hoàng Văn Hậu1, Đỗ Trường Thành2, Hoàng Long1, Vũ Nguyễn Khải Ca1, Nguyễn Đình Liên1, Đỗ Ngọc Sơn2, Nguyễn Đức Minh2, Trần Chí Thanh2, Vũ Văn Hà2, Nguyễn Minh Tuấn3, Phạm Văn Khiết4, Ngô Trung Kiên4 TÓM TẮT điển hình chữ J ngược hay kèn Saxophone 100%, với mức độ giãn bể thận độII chiếm chủ yếu với tỉ lệ 7 Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm 71,0%. Chẩn đoán: Niệu quản sau tĩnh mạch chủ dưới sàng,chỉ định phâuc thuật tạo hình niệu quản sau tĩnh bên phải 31/31 ca.Chỉ định điều trị phẫu thuật nội soi mạch chủ dưới bằng phẫu thuật nội soi sau phúc sau phúc mạc tạo hình niệu quảncho 31 trường hợp mạcđiều trị bệnh niệu quản sau tĩnh mạch chủ dưới. được chẩn đoán hẹp niệu quản sau tĩnh mạch chủ Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang dưới có kết quả tốt. Kết luận: Niệu quản sau tĩnh trên31 trường hợp được chẩn đoán niệu quản sau tĩnh mạch chủ dưới là bệnh lý bẩm sinh hiếm gặp, tỷ lệ mạch chủ dưới tại Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Đại bệnh 1/1000 - 1/1500. Diễn biến bệnh âm thầm, tuổi học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Xanh phát hiện trung bình là 30 đến 40 tuổi, triệu chứng Pôn trong thời gian từ tháng 1 năm 2011 đến tháng thường gặp là đau hông lưng bên phải. Chụp cắt lớp 12 năm 2019. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm vi tính hệ tiết niệu cho hình ảnh đặc trưng giãn niệu nghiên cứu là 34,3±16,3, thấp nhất là 15 tuổi, cao quản bể thận bên phải. Tất cả 31 bệnh nhân đều nhất là 68 tuổi. Nam giới chiếm chủ yếu với tỉ lệ được chỉ định phẫu thuật nội soi sau phúc mạc tạo 64,5% cao hơn nữ giới 35,5%. Bệnh nhân có triệu hình niệu quản sau tĩnh mạch chủ. chứng lâm sàng chủ yếu đau thắt lưng hông âm ỉ Từ khóa: Niệu quản sau tĩnh mạch chủ dưới, nội chiếm tỉ lệ87,1%, vị trí bệnh gặp ở 100% bên phải. soi sau phúc mạc Cận lâm sàng: siêu âm có giãn niệu quản, bể thận. Chụp cắt lớp vi tính đa dãy hệ tiết niệu có hình ảnh SUMMARY CLINICAL, PARACLINICAL FEATURES AND 1Bệnh viện ĐH Y Hà Nội INDICATION AND RECONSTUCTION OF 2Bệnh viện Việt Đức, LAPAROSCOPIC TECHNIQUES OF 3Bệnh viện Bạch Mai, RETROCAVAL URETER 4Bệnh viện Xanh Pôn. Objective: To describe clinical, para-clinical Chịu trách nhiệm chính: Hoàng Văn Hậu features and indication and reconstruction of Email: hauhmu@gmail.com laparoscopic techniques of retrocaval ureter. Patients Ngày nhận bài: 2/5/2020 and method: A cross-section study of 31 patients Ngày phản biện khoa học: 20/5/2020 was operated to repair of retrocaval ureter by Ngày duyệt bài: 27/5/2020 retroperitoneal laparoscopic surgery during period of 24
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2