Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học, phần 12.
lượt xem 61
download
Bảo vệ nhà cửa và đồng ruộng bằng đường Đường có thể trở thành vũ khí lợi hại trong việc ngăn chặn sự phá hoại công trình xây dựng và mùa màng của các loại côn trùng có hại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học, phần 12.
- Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học, phần 12. 31. Bảo vệ nhà cửa và đồng ruộng bằng đường Đường có thể trở thành vũ khí lợi hại trong việc ngăn chặn sự phá hoại công trình xây dựng và mùa màng của các loại côn trùng có hại. GDL có thể phá hủy hệ miễn dịch của côn trùng có hại GDL (Glucono-Delta-Lactone), một chất có trong đường glucose, là món ăn khoái khẩu của côn trùng nhưng chất
- này lại có khả năng hủy diệt hệ miễn dịch của chúng. Các chuyên gia của Viện công nghệ Massachusett (Mỹ) phát hiện ra rằng GDL có khả năng khống chế hoạt động của một số protein trong cơ thể côn trùng, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm tấn công và tiêu diệt chúng. Vì thế nhiều nhà khoa học ví von rằng GDL là thuốc phiện của côn trùng. “Côn trùng có hại, chẳng hạn như mối, có thể phá hoại cây lương thực và công trình xây dựng của con người. Thiệt hại mà chúng gây ra lên tới hơn 30 tỷ USD mỗi năm”, tiến sĩ Ram Sasisekharan, một nhà nghiên cứu của Viện công nghệ Massachusett, cho biết. Sasisekharan hy vọng rằng phát hiện này có thể dẫn tới một phương pháp bền vững, không độc hại để ngăn chặn sự phá hoại của côn trùng đối với mùa màng và công trình xây dựng. Để làm được điều đó, các nhà khoa học sẽ tác động vào gene của thực vật để chúng sản xuất nhiều GDL hơn mức bình thường. Họ cũng có thể trộn GDL vào vật liệu xây dựng để chống lại sự tấn công của côn trùng. Ngoài ra chúng ta còn có thể sử dụng chất đó trong quá trình chế biến và cất giữ thực phẩm.
- Theo vnexpress.net 32. “Gỗ lỏng” thay thế chất dẻo Chất dẻo là một trong những phát minh lớn nhất ở thế kỷ XX. Tuy nhiên, các nhà khoa học người Đức đang tìm cách thay thế chất dẻo bằng một loại vật liệu mới tạm gọi là “gỗ lỏng” với nhiều tính năng vượt trội. Chất dẻo rất hữu ích trong đời sống hiện nay nhưng lại có quá nhiều nhược điểm như: khó tái sử dụng, chứa nhiều hóa chất độc, làm hại môi trường và thậm chí là căn nguyên của một số bệnh ung thư; chất dẻo có nguồn gốc từ dầu mỏ mà đây lại là nguồn nguyên liệu không tái sinh… Kỹ thuật “gỗ lỏng” sẽ tạo nên chất liệu mới thay thế cho chất dẻo trong nhiều năm tới. Nhà nghiên cứu Norbert Eisenfreich tại Viện Kỹ thuật hóa học Frounhofer (ICT) cho biết, loại vật liệu mới có tên gọi arboform. Chúng được tạo thành từ chất lignin lấy ra từ các mô mềm của gỗ rồi phối hợp thêm một số thành phần khác để trở thành chất rắn, không độc hại và hoàn toàn có thể thay thế chất dẻo.
- “Gỗ lỏng” có thể là một sự thay thế tuyệt vời cho chất dẻo ? Gỗ gồm 3 thành phần: lignin, cellulose và hemicellulose; trong đó lignin thì không dùng trong công nghiệp giấy, bị loại bỏ trong quá trình sản xuất. Các nhà nghiên cứu đã dùng lignin phối hợp với một số chất liệu khác như sợi gỗ tự nhiên, sáp, sợi gai dầu, sợi lanh để tạo ra một hỗn hợp có thể nấu chảy và tơi xốp. Khi chuyển thành thể rắn thì arboform trông rất giống chất dẻo với những tính năng và công dụng tương tự. Hiện tại arboform có thể được dùng để chế tạo một số bộ phận của xe hơi. Tuy nhiên arboform còn một nhược điểm
- lớn là chứa quá nhiều chất sulphur. Các nhà khoa học người Đức tin rằng họ có thể làm giảm 90% sulphur trong arboform để có thể sử dụng an toàn trong nhà. Arboform có thể tái chế để sử dụng nhiều lần và khi tiêu hủy thì nó không làm hại môi sinh. 33. Chất nổ thế hệ mới: mạnh hơn, an toàn hơn Các nhà khoa học Đức vừa phát triển thành công một loại chất nổ thế hệ mới, mạnh hơn các loại chất nổ “truyền thống”, ít có khuynh hướng nổ đột ngột, và tạo ra ít chất khí độc hại hơn. Loại chất nổ mới mạnh hơn và thân thiện với môi trường
- Trong nghiên cứu mới về loại chất nổ thân thiện với môi trường này, hai nhà khoa học Thomas M. Klapötke và Carles Miró Sabate cho biết rằng các loại chất nổ “truyền thống” được sử dụng rộng rãi trong quân sự, như TNT, RDX và HMX, có chứa nhiều carbon và sản sinh ra nhiều khí độc khi được kích nổ. Các loại chất nổ “truyền thống” không chỉ làm ô nhiễm môi trường, mà còn có độ nhạy cao với các tác động vật lý, như sự va chạm mạnh và tia lửa điện, nên cực kỳ nguy hiểm khi sử dụng. Theo nhóm nghiên cứu, chất nổ thế hệ mới phải “xanh” hơn và an toàn hơn. Để đáp ứng yêu cầu đó, Klapötke và Sabate đã dùng loại nguyên liệu mới tên là tetrazoles mà hầu hết năng lượng nổ của nó có nguồn gốc từ nitơ thay vì carbon. Họ đã nhận diện được 2 loại tetrazoles có nhiều triển vọng và từ 2 loại nguyên liệu này, nhóm nghiên cứu đã tạo ra những “quả bom” bé xíu và kích nổ chúng trong phòng thí nghiệm. Kết quả thử nghiệm cho thấy so với các loại thuốc nổ thông thường hiện nay, loại chất nổ mới này ít nhạy với chấn động hơn và phát ra ít khí độc hơn khi nổ.
- 34. Sản xuất nilon từ nông nghiệp Nilon – loại sợi tổng hợp được sử dụng phổ biến thứ hai trên thế giới có vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Nhưng quá trình sản xuất nilon lại kéo theo nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường ! Vấn đề đặt ra cho các nhà hóa học là tìm được phương pháp mới để sản xuất nilon mà ít gây ô nhiễm. Axit adipic là một trong những mục tiêu được nhắm tới vì nó là nguyên liệu chính của nilon. Phương pháp truyền thống để sản xuất axit adipic ra đời cách đây gần một thế kỉ và đến nay vẫn áp dụng, đi từ benzen, một hoá chất gây ung thư lấy từ nguồn nguyên liệu không tái sinh là dầu mỏ. Việc chuyển hoá benzen thành axit adipic đòi hỏi nhiệt độ cao và áp suất cao. Khâu cuối cùng của quá trình nhiều giai đoạn có sự tham gia của axit nitric tạo ra khí nhà kính nitơ oxit (N2O). Trong bảng xếp hạng về ô nhiễm khí quyển thì ngành sản xuất axit adipic chiếm tới 10% lượng N2O sinh ra. Tại một phòng thí nghiệm, nilon đã được sản xuất từ loại đường phong phú nhất trong tự nhiên: D- glucozo. Hai nhà
- hoá học Karen Draths và John thuộc trường đại học Purdue bang Indiana, Mỹ, hi vọng rằng phương pháp này sẽ được triển khai để thay thế các quy trình vừa gây ô nhiễm vừa tốn năng lượng hiện nay. Từ đường D-glucozo có thể sản xuất được sợi nilon ? Nhưng D- glucozo ở đâu ra? Thật đơn giản, dễ kiếm và nhiều vô kể. Đó là các phế liệu nông nghiệp dưới dạng xenlulozo. Hai nhà khoa học vừa nói trên đã chỉ ra một con đường mới dùng enzym để chuyển hoá D- glucozo thành axit muconic. Chất này sẽ phản ứng với hidro để tạo thành axit adipic. Để chuyển hóa D-glucoza thành axit muconic, Draths và John đã kết hợp hai xúc tác sinh học phỏng theo quá trình trong thiên nhiên. Quá trình thứ nhất: biến D- glucozo thành các axit amin như Phenialamin, Tiroxin và Tritophan(cả ba đều chứa
- vòng benzen). Một tác động tự nhiên dẫn dắt các axit amin này qua hợp chất trung gian là axit 3- Dehidro- Sikimic (DHS), hai nhà bác học này coi phân tử trên là chìa khóa để tạo ra axit adipic. Họ thấy rằng có thể tăng hiệu suất của DHS đến cực đại bằng cách dùng thể đột biến di truyền của vi khuẩn E. Coli kí hiệu bằng mã số AB2834. Ngoài ra còn có các enzym khác nữa được Draths và John huy động để chuyển hoá DHS thành axit muconic. Hiệu suất sản xuất axit này tính theo D-glucozo là 30%. Giai đoạn cuối cùng là một quá trình hóa học thuần túy, axit muconic chuyển thành axit adipic bằng cách hydro hoá trên xúc tác platin. Các nhà phát minh cho rằng triển khai quy trình này trên quy mô công nghiệp là không phải dễ dàng. Song thuận lợi lớn đối với công nghiệp là quy trình diễn ra ở nhiệt độ và áp suất thường. Việc sản xuất nilon từ nguyên liệu sinh học đã mở ra phương pháp mới bảo vệ môi trường để nilon giảm đi danh tiếng là “kẻ gây ô nhiễm” và mãi giữ được vị trí thứ nhất trong thế giới sợi tổng hợp.
- 35. Tăng cường tính xúc tác của platin Trong nỗ lực để tạo ra quá trình quang hợp nhân tạo, tận dụng nguồn năng lượng dồi dào của Mặt trời, các nhà khoa học cần đến những điện cực làm từ platin, một vật liệu quý hiếm và đắt tiền. Những hạt platin nano đa diện, có diện tích bề mặt lớn gấp 4 lần đã tạo ra tính chất xúc tác mạnh cho các phản ứng diễn ra. Nếu các nhà nghiên cứu có thể chế tạo ra những hạt xúc tác nhỏ hơn nữa, với hình dạng đem lại hiệu quả tương tự, thì có thể giảm được lượng platin được sử dụng. Giảm được lượng kim loại đắt tiền này có thể giúp cho những ứng dụng của chúng dễ được chấp nhận hơn về mặt chi phí. Nó cũng có tầm quan trọng cho những ứng dụng khác, chẳng hạn như tổng hợp các nhiên liệu thay thế và chuyển hoá các chất khí thải như CO2 thành những sản phẩm hữu ích. Theo nhận xét của Francesco Stellacci, Giáo sư về khoa học và kỹ thuật vật liệu ở Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ, thì công trình nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng, vì nó liên quan đến platin, một kim loại mà cho đến nay vẫn được dùng nhiều nhất để làm chất xúc tác. Ngoài
- ra, nó cũng giúp tăng cường hiểu biết về sự thay đổi hình dạng của các hạt có ảnh hưởng thế nào tới tính chất xúc tác của chúng. Các hạt xúc tác platin có kích cỡ nano Để chế tạo các hạt nói trên, các nhà nghiên cứu ở Georgia Tech và Xiamen đã cho một lượng tương đối lớn các hạt platin phân tán lên bề mặt cacbon. Tiếp theo, họ đặt một điện thế xoay chiều lên đó, gây ra các phản ứng hoá học có tính quyết định về những điểm mà những nguyên tử platin sẽ tích tụ và những điểm chúng không tích tụ. Kết quả là những hạt platin 24 mặt đã hình thành ở trên bề mặt.
- Hạt đa diện mà các nhà nghiên cứu tạo ra có hoạt tính cao, tại đó có nhiều hơn số lượng các nguyên tử không ổn định và phản ứng mạnh so với các hạt platin thông thường. Các nhà nghiên cứu đã cho thấy rằng những bề mặt này, nếu so với các hạt platin đang được sử dụng hiện nay, có tỷ lệ phản ứng cao hơn, và từ đó có thể tạo ra các chất xúc tác rẻ hơn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học
9 p | 450 | 128
-
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học, phần 10.
13 p | 244 | 95
-
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học, phần 2.
6 p | 305 | 94
-
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học, phần 3.
10 p | 73 | 91
-
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học, phần 9
10 p | 352 | 90
-
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học, phần 8
6 p | 279 | 83
-
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học, phần 15
7 p | 201 | 74
-
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học, phần 6.
9 p | 215 | 73
-
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học, phần 4.
7 p | 256 | 71
-
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học, phần 11.
12 p | 214 | 70
-
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học, phần 5.
9 p | 204 | 70
-
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học, phần 7.
6 p | 216 | 67
-
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học, phần 13
15 p | 220 | 63
-
Bài giảng Phương pháp thuyết minh - Ngữ văn 8
34 p | 479 | 31
-
Giáo án tuần 15 bài Tập đọc: Bán chó - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
3 p | 244 | 28
-
Bài giảng Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh - Ngữ văn 8
49 p | 380 | 27
-
Phân tích những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình
6 p | 143 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn