intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học

Chia sẻ: Gia Hà Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

453
lượt xem
128
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Làm thế nào để tạo khói màu trên sân khấu ? Trong các buổi biểu diễn ca nhạc hay trong các đám cưới, người ta thường tạo khói trắng bằng cách thả các viên đá băng khô (CO2 rắn) vào các ly đựng nước nóng. CO2 rắn thăng hoa nhanh, làm giảm nhiệt độ của vùng không khí xung quanh ly nước khiến cho hơi nước ngưng tụ tạo thành đám sương mù màu trắng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học

  1. Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học, phần 1. 1. Làm thế nào để tạo khói màu trên sân khấu ? Trong các buổi biểu diễn ca nhạc hay trong các đám cưới, người ta thường tạo khói trắng bằng cách thả các viên đá băng khô (CO2 rắn) vào các ly đựng nước nóng. CO2 rắn thăng hoa nhanh, làm giảm nhiệt độ của vùng không khí xung quanh ly nước khiến cho hơi nước ngưng tụ tạo thành đám sương mù màu trắng. Để tạo hiệu ứng khói màu, người ta chiếu ánh sáng màu lên màn sương này.
  2. Khói trắng được tạo thành do nhiệt độ bị hạ xuống khi CO2 thăng hoa 2. Vì sao nên bôi nước vôi vào vết côn trùng đốt ? Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại thì khi bị côn trùng đốt, nếu bôi nước vôi vào vết đốt thì vết thương sẽ mất đi và không còn cảm giác ngứa rát nữa. Hiện tượng này, ngày nay hoá học đã giải thích được rõ ràng: trong nộc độc của một số côn trùng như: ong, kiến, muỗi… có chứa một lượng a xit fomic gây bỏng da và đồng thời gây rát , ngứa. Ngoài ra, trong nọc độc ong còn có cả HCl, H3PO4, cholin… nên khi bị ong đốt, da sẽ phồng rộp lên và rất rát. Người ta vội lấy nước vôi trong hay dung dịch xút để bôi vào vết côn trùng đốt. Khi đó xảy ra phản ứng trung hoà làm cho vết phồng xẹp xuống và không còn cảm giác rát ngứa. 3. Làm thế nào để phân biệt muối iod và muối thường ? Muối iod ngoài thành phần chính là muối ăn (NaCl) còn có một lượng nhỏ NaI (nhằm cung cấp iod cho cơ thể).
  3. Để phân biệt muối thường và muối iod ta vắt nước chanh vào muối, sau đó thêm vào một ít nước cơm. Nếu thấy màu xanh đậm xuất hiện chứng tỏ muối đó là muối iod. Giải thích: Nước chanh có môi trường axit. Trong môi trường axit, NaI không bền bị phân hủy một phần thành I2. I2 mới tạo thành tác dụng với hồ tinh bột có trong nước cơm tạo thành phức chất có màu xanh đậm. 4. Vì sao UPSA C lại sủi bọt khi được cho vào nước ? Thành phần chính của viên UPSA C là vitamin C (axit ascorbic) và natri hidrocacbonat (NaHCO3). Khi được cho vào nước thì viên thuốc sủi tan rất nhanh
  4. và tạo nhiều bọt khí Khi ở trạng thái rắn, hai chất này không tác dụng với nhau. Nhưng khi viên UPSA C được cho vào nước, axit ascorbic và NaHCO3 tan vào dung dịch và phản ứng với nhau, tạo ra khí CO2 dưới dạng bọt khí thoát ra từ trong lòng dung dịch, các bọt khí này làm hoạt chất của thuốc tan vào trong nước nhanh hơn dạng viên nén thông thường. 5. Chất gây nghiện là những chất gì ? Chất gây nghiện (hay còn gọi là ma túy) dù ở dạng nào khi đưa vào cơ thể con người đều có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng sinh lí của cơ thể. Hóa học đã nghiên cứu làm rõ thành phần hóa học của những chất ma túy tự nhiên, ma túy nhân tạo và tác dụng sinh lí của chúng. Từ đó, chúng ta có thể sử dụng chúng như là một loại thuốc chữa bệnh hoặc ngăn chặn tác hại của các chất gây nghiện. Ma túy gồm những chất bị cấm (như thuốc phiện, cần sa, heroin, cocain), một số thuốc được dùng theo chỉ dẫn của thầy thuốc (như moocphin, seduxen), những chất hiện nay chưa bị cấm sử dụng (như thuốc lá, rượu…).
  5. Ma túy có tác dụng ức chế, giảm đau, kích thích mạnh mẽ hoặc gây ảo giác. Chúng được phân loại theo nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo hoặc theo mức độ gây nghiện. Sau đây xin giới thiệu một số chất gây nghiện phổ biến. - Rượu (C2H5OH): Tùy thuộc nồng độ và cách sử dụng, rựou có thể tác dụng tốt hoặc làm suy yếu nghiêm trọng sức khỏe con người. Với nhiều người, uống một lượng nhỏ rượu cũng dẫn đến phản ứng chậm chạp, xử trí kém linh hoạt, thần kinh dễ bị kích động gây ra những trường hợp đáng tiếc như tai nạn, hành động bạo ngược… Khi uống rượu đến giai đoạn say (nồng độ etanol trong máu từ 2- 3g/ml) người ta thường bị rối loạn nhận thức, quá trình ức chế giảm đồng thời làm tăng quá trình hưng phấn một cách giả tạo. Do đó người say sẽ nói nhiều, hoạt động nhiều nhưng thường chẳng đâu vào đâu, năng lực định hướng về không gian và thời gian bị rối loạn. Ngoài ra, trong rượu thường chưa một chất độc hại là etanal CH3-CHO, gây nôn nao khó chịu, nếu nồng độ cao có thể dẫn đến tử vong. - Nicotine (C10H14N2): có nhiều trong cây thuốc lá. Nó là chất lỏng sánh như dầu, không màu, có mùi thuốc lá, tan
  6. được trong nước. Khi hút thuốc lá, nicotine thấm vào máu và theo dòng máu đi vào phổi. Nicotine là một trong những chất độc cực mạnh (từ 1 đến 2 giọt nicotine có thể giết chết một con chó), tính độc của nó có thể sánh với axit xianhidric HCN. Nicotine chỉ là một trong số các chất hóa học độc hại có trong khói thuốc lá (trong khói thuốc lá có chứa tới 1400 hợp chất hóa học khác nhau). Dung dịch nicotine trong nước được dùng làm thuốc trừ sâu cho cây trồng. Những người nghiện thuốc lá thường mắc bệnh ung thư phổi và những bệnh ung thư khác. CTCT của nicotine - Caffeine (C8H10N4O2): có nhiều trong hạt cà phê, lá chè. Caffeine là chất kết tinh không màu, vị đắng, tan trong nước và rượu. Caffeine dùng trong y học với lượng nhỏ có
  7. tác dụng gây kích thích thần kinh. Nếu dùng caffeine quá mức sẽ gây bệnh mất ngủ và gây nghiện. CTCT của caffeine - Morphine (C17H19NO3): có trong cây thuốc phiện, còn gọi là cây anh túc. Morphine có tác dụng làm giảm hoặc mất cảm giác đau đớn. Từ morphine lại tinh chế được heroin có tác dụng hơn morphine nhiều lần, độc và dễ gây nghiện.
  8. CTCT của morphine - Hassish: là hoạt chất có trong cây cần sa còn gọi là bồ đà, có tác dụng chống co giật, chống nôn mửa nhưng có tác dụng kích thích mạnh và gây ảo giác. - Thuốc an thần: như là seduxen, meprobamat… có tác dụng chữa bệnh, gây ngủ, dịu cơn đau nhưng lại có thể gây nghiện. - Amphetamine (C9H13N): chất kích thích hệ thần kinh dễ gây nghiện, gây choáng, rối loạn thần kinh nếu dùng thường xuyên.
  9. CTCT của amphetamine Nghiện ma túy sẽ dẫn đến rối loạn tâm, sinh lí. Thí dụ như: rối loạn tiêu hóa, rối loạn chức năng thần kinh, rối loạn tuần hoàn, hô hấp. Tiêm chích ma túy gây trụy tim mạch dẫn đến tử vong. Do đó, để phòng chống ma túy, không được dùng thuốc giảm đau hay thuốc an thần quá liều chỉ định của bác sĩ, không sử dụng thuốc khi không biết tính năng tác dụng và cần phải luôn nói không với ma túy.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2