Nấm Thái dương – thức ăn ngon, vị thuốc quý
lượt xem 14
download
Tháng 9/2007, trong một chuyến đi khảo sát dược liệu do Công ty Domesco tổ chức, ThS. Cổ Đức Trọng đã phát hiện một loài nấm quý mọc hoang tại tỉnh Đồng Tháp. Đó là loài nấm Thái dương, còn gọi nấm Búp (Agaricus blazei). Đây là phát hiện lần đầu tiên nấm này có ngoài tự nhiên chẳng những ở Việt Nam mà còn của châu Á nữa. Việc tìm thấy nấm Thái dương ngay tại một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long cho thấy sự phong phú và đa dạng sinh học của các loài nấm...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nấm Thái dương – thức ăn ngon, vị thuốc quý
- Nấm Thái dương – thức ăn ngon, vị thuốc quý Tháng 9/2007, trong một chuyến đi khảo sát dược liệu do Công ty Domesco tổ chức, ThS. Cổ Đức Trọng đã phát hiện một loài nấm quý mọc hoang tại tỉnh Đồng Tháp. Đó là loài nấm Thái dương, còn gọi nấm Búp (Agaricus blazei). Đây là phát hiện lần đầu tiên nấm này có ngoài tự nhiên chẳng những ở Việt Nam mà còn của châu Á nữa. Việc tìm thấy nấm Thái dương ngay tại một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long cho thấy sự phong phú và đa dạng sinh học của các loài nấm trên đất nước ta, là một khích lệ rất lớn cho các nhà khảo cứu về nấm và càng chứng tỏ Việt Nam có khá nhiều loài nấm đặc hữu chưa khám phá hết. Sau đây chúng ta thử tìm hiểu về loài nấm quý này. ThS. Cổ Đức Trọng phát hiện nấm Thái dương
- Nấm Thái dương (Agaricus blazei) tại Đồng Tháp (9/2007) - (Agaricus blazei ảnh: PHAN ĐỨC BÌNH Murrill) có tên thông dụng là Sun Agaricus hay Royal Sun Agaricus. Nấm được Takatoshi Furumoto (Nhật kiều) phát hiện ở Brasil năm 1960. Năm 1965 ông gởi bào tử nấm về Nhật nghiên cứu và một nhà nấm học người Bỉ là Heinemann xác định tên khoa học là Agaricus blazei Murrill, cùng loài với Agaricus blazei do nhà khoa học W. Blazei phát hiện năm 1944 tại bang Florida của Mỹ và do Murrill định danh. Tuy nhiên, đến năm 2002 Wasser và cộng sự bằng những khảo cứu kỹ lưỡng về hình thái và sinh học phân tử, xác định loài ở Brasil và loài ở Florida là hai loài khác nhau và chỉnh lý tên của loài Agaricus mọc tại Brasil là Agaricus brasiliensis. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn đang tranh cãi và tên thông dụng hiện nay vẫn là Agaricus blazei Murrill. Nấm có màu nâu hồng, thịt ở mũ, trên mũ có những vảy nhỏ màu nâu sậm, đường kính mũ khi còn búp là 3 - 4 cm, khi nở có thể đến 10 cm, có vòng bao. Cuống nấm màu trắng, có đường kính từ 1 cm trở lên, cao 6 - 7 cm. Cho đến nay chưa thấy ghi nhận nấm này mọc hoang ở nơi khác, kể cả các nước châu Á. Nấm có thành phần dinh dưỡng rất cao. Kết quả phân tích thành phần trong 100 g nấm khô theo số liệu của Paul Stamets (2005): 100 g nấm cung cấp Calori: 362, protein: 35,19 g, chất béo: 3,39 g, trong đó chất béo chưa bão hòa: 1,71 g, chất béo bão hòa: 0,37 g, carbohydrat: 47,7 g, trong đó carbohydrat phức hợp:
- 26,5 g, đường: 21,2 g, chất xơ: 21 g. Rất giàu các vitamin nhóm B: vitamin B1: 0,26 mg, vitamin B2: 2,4 mg, vitamin B3: 58,5 mg, vitamin B5: 14,2 mg, vitamin D: 731 IU, calcium: 36 mg, đồng: 4,28 mg, sắt: 1,9 mg, kali: 5,20 mg, selenium: 0,35 mg. Hương vị của nấm Thái dương có hương hạnh nhân rất mạnh. Ngoài tác dụng dinh dưỡng, nấm còn có Nấm Thái dương (nấm dược tính quý trong hỗ trợ điều trị ung thư. Các Búp) - Agaricus blazei so với khảo cứu đầu tiên xuất phát từ Nhật Bản từ 20 kích thước cây bút bi - năm nay và khoảng 10 năm trở lại đây là Trung ảnh: PHAN ĐỨC BÌNH Quốc, Brasil, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Australia. Tác dụng chống ung thư của nấm Thái dương là chủ đề của những khảo cứu của nhiều nhóm nghiên cứu Nhật Bản. Thành phần có tác dụng chống tế bào ung thư là các polysaccharid bao gồm ß (1-3) D-glucan và ß (1- 6) D - glucan có sức mạnh chống tế bào ung thư sarcoma 180. Ngoài ra ergosterol chiết xuất từ nấm có tác dụng chống khối u rất mạnh thông qua nâng cao hệ miễn dịch. Các polysaccharid này cùng ergosterol hoạt hóa mạnh mẽ các đại thực bào, làm tăng hàm lượng các cytokin và tương tác với các tế bào lympho T khởi động các phản ứng miễn dịch đặc hiệu đồng thời kích thích sự gia tăng các tế bào sát thủ tự nhiên chuyên tìm diệt các tế bào lạ (ung thư). Delmanto et al, 2001 đã chứng
- minh nước chiết nấm Thái dương có tác dụng chống đột biến trên chuột. Gennari et al, 2001 khảo cứu trên bệnh nhân ung thư thấy nấm Thái dương làm gia tăng số lượng rất nhiều các tế bào sát thủ tự nhiên trong cơ thể bệnh nhân. Nấm Thái dương trồng tại TP.HCM - ảnh: CỔ ĐỨC TRỌNG Hiệp hội ung thư Nhật Bản đã chứng minh rằng polysaccharid của một số loài nấm có tác dụng trên các dạng ung thư thể rắn trong khi polysaccharid của nấm Thái dương không chỉ có tác dụng trên ung thư thể rắn mà còn có hiệu quả trên ung thư biểu bì, ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư phổi và ung thư gan. Cựu tổng thống Mỹ Ronald Reagan cũng đã dùng nấm Thái dương để điều trị thành công bệnh ung thư da và chính sự hiệu quả này của nấm đã được các nhà khoa học ngày càng chú ý. Nấm Thái dương chứa ß (1-6 ) D-glucan cao hơn bất kỳ một loại nấm nào khác và được xác nhận có khả năng gia tăng chức năng đáp
- ứng miễn dịch chống lại hầu hết các tế bào lạ trong cơ thể. Từ năm 1968 Takashi Mizuno, một nhà nghiên cứu về nấm nổi tiếng của Nhật Bản đã khảo cứu các hợp chất sinh học trong các loài nấm, đặc biệt là những polysaccharid có tác dụng chống khối u. Năm 1995 ông đã giới thiệu kết quả khảo cứu về nấm Thái dương như sau: “Tác dụng chống khối u phi thường được tìm thấy trong glycoprotein FIII- 2-b chiết xuất từ quả thể nấm Thái dương. Đây là phức hợp glucan-protein lần đầu tiên được tìm thấy trong nấm ăn”. Theo các công trình nghiên cứu tại Viện nghiên cứu ung thư quốc gia Nhật Bản, phối hợp với Viện đại học y và đại học dược Tokyo cho thấy nấm Thái dương có hiệu quả phòng ung thư đến 99% và hiệu quả điều trị đạt 90% với liều 10 mg tinh chất/ngày trong khi các loài nấm khác dùng với liều 30 mg tinh chất/ ngày nhưng tác dụng không cao bằng. Các nhà nghiên cứu cho rằng nấm Thái dương có các tác dụng như sau: Các tác dụng kích thích hệ miễn dịch: - Hiệu quả chống khối u: polysaccharid bao gồm beta và protein-glucan làm giảm và kiểm soát sự gia tăng nhanh chóng của tế bào ung thư. - Hiệu quả ngăn chặn ung thư: các steroid, nucleic acid, lipid và lectin ngăn cản sự sinh sản của tế bào ung thư.
- - Làm giảm đường huyết, có hiệu quả trong điều trị tiểu đường. - Giảm cholesterol và làm giảm xơ cứng động mạch. Hiện nay nấm Thái dương được công nhận rộng rãi là một loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe, đặc biệt hiếm có trong mục đích chống ung thư, gia tăng hệ miễn dịch và cũng được lưu ý trong điều trị bệnh AIDS. Mỗi năm tại Nhật có từ 300.000 - 500.000 người dùng nấm Thái dương để ngăn ngừa các bệnh ung thư với liều dùng nước chiết Thái dương 3 - 5 g/lần, dùng 3 lần/ngày (khoảng 25 tỷ yên hay 230 triệu USD/năm). TS. Inosuke Iwade là người trồng thành công nấm Thái dương lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1975 tại Nhật Bản. Hiện nay các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Brazil đều đã trồng và sử dụng nấm này. Nhật Bản đứng đầu thế giới về tiêu thụ nấm Thái dương. Gần 90% sản lượng nấm Thái dương của Brazil (60 tấn khô/năm) được xuất sang Nhật Bản (220 - 250 USD/kg nấm khô). Điểm đặc biệt khác với các loại nấm mỡ trong chi Agaricus, là nấm trồng được ở xứ nóng. Nấm Thái dương trồng được ở nhiệt độ môi trường từ 250-270C, trong khi các loài Agaricus khác chỉ trồng được ở nhiệt độ từ 16 - 210C. Nấm được trồng bằng các chất hoại sinh phân hủy thứ cấp như rơm rạ, phân trâu, bò, ngựa… Trung tâm nghiên cứu Linh chi & Nấm dược liệu TP.HCM chúng tôi đã nuôi trồng thành công nấm Thái dương trong bịch mạt cưa với công thức đất được
- phối trộn đặc biệt phủ lên mặt bịch sau khi hệ sợi đã sinh trưởng đầy đủ. Sau 15 ngày phủ đất, các hạt nhỏ hình trứng li ti xuất hiện, kết lại và lớn dần thành quả thể, sau 3 ngày đã thành tai nấm hoàn chỉnh và có thể thu hoạch. Nấm có mùi thơm, vị ngọt, ăn rất ngon, năng suất ban đầu đạt 150 g/kg cơ chất, hiệu suất sinh học là 15%. Đây là lần đầu tiên nấm Thái dương được trồng thành công ở Việt Nam (TP.HCM) với nhiệt độ ngày đêm trung bình trong khoảng 26 - 300C. ThS. CỔ ĐỨC TRỌNG
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
KIẾN THỨC - THÁI ĐỘ - THỰC HÀNH VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI BÁN VÀ NGƯỜI MUA THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ
20 p | 434 | 123
-
Tư thế nằm nào tốt nhất cho bà bầu?
2 p | 238 | 18
-
Canh lá sa kê – Món ngon cho người tiểu đường
4 p | 145 | 17
-
Mang thai: Nên chuẩn bị trước 1 năm
3 p | 135 | 15
-
Trứng vịt lộn: Ăn sao cho bổ?
5 p | 102 | 10
-
Kiến thức - thái độ - thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của người kinh doanh thức ăn đường phố tại Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm năm 2009
7 p | 97 | 9
-
Kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của người chế biến, kinh doanh thứ căn đường phố tại phường An Thạnh, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương năm 2013
10 p | 129 | 8
-
Khi nào nên cho trẻ ăn cơm nát?
4 p | 98 | 7
-
Dinh dưỡng cho lứa tuổi dậy thì
3 p | 94 | 6
-
Chất tốt cho não thai nhi
5 p | 78 | 6
-
Chứng nghén đồ ăn lạ
2 p | 97 | 5
-
Kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh an toàn của người cung cấp dịch vụ thức ăn đường phố tại tỉnh An Giang năm 2008
6 p | 67 | 5
-
Khảo sát và đánh giá thực trạng về kiến thức, thái độ, thực hành, điều kiện vệ sinh tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Quốc Oai - thành phố Hà Nội năm 2019
9 p | 25 | 5
-
Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành về an toàn thực phẩm của nhân viên chế biến tại các cơ sở nấu đám tiệc trên địa bàn TP Châu Đốc, tỉnh An Giang năm 2016
8 p | 11 | 4
-
Kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản của sinh viên năm nhất tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2016
10 p | 75 | 3
-
Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật tắc ruột do bã thức ăn ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương, giai đoạn 2017-2021
5 p | 19 | 3
-
Kiến thức, thái độ, thực hành về an toàn thực phẩm của người phục vụ tại các bếp ăn tập thể trường mầm non tại huyện Kim Bảng, Hà Nam năm 2019
7 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn