Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
lượt xem 3
download
Bài viết này đề cập đến thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên địa bàn t nh Thanh Hóa. Qua đó, hàm ý các giải pháp cần áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HOÁ Nguyễn Thị Bình, Trường Đại học Hồng Đ c Tóm tắt: Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, trước là để tạo ra của cải cho bản thân doanh nghiệp, sau là cho toàn xã hội. Một nền kinh tế phát triển với tốc độ cao sẽ đem lại nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp. Tại địa bàn t nh Thanh Hoá, t nh đến tháng 12/2018, số doanh nghiệp đã tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, số doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa chiếm hơn 90%. Để tồn tại, phát triển và giành thắng lợi trong cạnh tranh, một yêu cầu quan trọng đặt ra với các doanh nghiệp là phải không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bài viết này đề cập đến thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên địa bàn t nh Thanh Hoá. Qua đó, hàm ý các giải pháp cần áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp này. Từ khóa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoạt động kinh doanh, hiệu quả kinh doanh, t nh Thanh Hoá. IMPROVING THE BUSINESS EFFICIENCY OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN THANH HOA PROVINCE Abstract: In the context of economic integration, businesses must constantly improve the quality of operations, first creating wealth for themselves and then the whole society. An economy that develops at a high speed will bring many business opportunities for businesses. In Thanh Hoa province, as of December 2018, the number of businesses has increased by more than 20% compared to the same period last year. In particular, the number of small and medium enterprises accounted for more than 90%. In order to survive, grow and win the competition, improving business performance continuously is an important and urgent requirement for businesses. This article addresses the current status of small and medium enterprises (SMEs) in Thanh Hoa province. Thereby, it implies the solutions applied to improve business efficiency for these businesses. 333
- INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 Keywords: Small and medium enterprises, business activities, business efficiency, Thanh Hoa province 1. Mở đầu Đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, DNNVV nói riêng đã và đang rất nỗ lực, để phát triển nền kinh tế đi trước đón đầu với những công nghệ mới, tri thức mới trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển thì không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước, mà bao gồm cả các doanh nghiệp nước ngoài, trên hầu hết các lĩnh vực và ở nhiều cấp độ khác nhau. Muốn cạnh tranh được, đòi hỏi doanh nghiệp cần tìm cách tối đa hoá lợi nhuận, điều này bắt buộc doanh nghiệp phải chủ động hơn trong việc lựa chọn, áp dụng công cụ tài chính sao cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra có hiệu quả nhất. Đối với Thanh Hóa - là một tỉnh đất rộng người đông, về diện tích đất (đứng thứ 5 cả nước), về dân số là tỉnh đông dân nhất trong sáu tỉnh Bắc Trung Bộ (đứng thứ 3 cả nước). Là điểm cuối của Bắc Bộ và đầu Trung Bộ lại còn là vùng Tây Bắc nối dài, có rừng, có đồng bằng, có biển và những đồi cát chạy dài, Thanh Hóa chính là vị trí mở, cửa ngõ vào Nam ra Bắc và cũng là điểm dừng chân trên đường hàng hải quốc tế. Chính những yếu tố về địa lý, tự nhiên đã đem đến cho mảnh đất này sự giao lưu, tiếp nhận và ảnh hưởng với các nền kinh tế khu vực và quốc tế. Với đặc điểm này, hứa hẹn đây sẽ là thị trường rất dồi dào cho việc phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trên mọi lĩnh vực. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 9.295 doanh nghiệp, trong đó, doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa là 9.130 (chiếm 98,2%). Tuy nhiên, theo thống kê các doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể chủ yếu là DNNVV, phần lớn lý do vì gặp khó khăn và thua lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ thường tỷ lệ nghịch với quy mô doanh nghiệp, những doanh nghiệp càng nhỏ thì càng dễ bị tổn thương trên thị trường (5). Trong những năm qua, tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa đã có những bước tiến vượt bậc, đạt được những thành tựu vô cùng quan trọng, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của các DNNVV thuộc các thành phần kinh tế. Trong bối cảnh của tiến trình tham gia hội nhập kinh tế, đã tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng đặt ra cho các doanh nghiệp những thách thức về sự cạnh tranh khốc liệt hơn bao giờ hết. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả tiến hành khái quát một số nét cơ bản về các DNNVV trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2018 thông qua phương pháp nghiên cứu định tính, đưa ra một số giải pháp phù hợp, để phần nào giúp các doanh nghiệp nhìn nhận được thực trạng hoạt động của doanh nghiệp mình, từ đó nghiên cứu phương hướng để doanh nghiệp phát triển tốt hơn trong tương lai. Tại Việt Nam, lần đầu tiên tiêu chí xác định DNNVV đã được thể hiện trong Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ, theo đó: ―Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người‖ (2). Tiếp đó, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV cũng xác định: ―Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh 334
- HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân năm (trong đó tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên) (3). Xác định được vai trò quan trọng về những đóng góp to lớn của DNNVV trong phát triển kinh tế. Ngày 12/6/2017 Quốc hội khoá 14 đã chính thức ban hành Luật hỗ trợ DNNVV, trong đó tiêu chí xác định DNNVV là: ―DNNVV bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây: Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng; Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng‖(4). Và hiện tại, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về DNNVV như sau (7): Bảng 01: Tiêu chí xác định DNNVV tại Việt Nam Nông Nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ L nh vực Thƣơng mại, dịch vụ sản, công nghiệp, xây dựng 1. Doanh nghiệp Có số lao Tổng doanh thu Có số lao Tổng doanh thu của siêu nhỏ động tham gia của năm không động tham gia năm không quá 10 BHXH bình quá 3 tỷ đồng BHXH bình tỷ đồng hoặc tổng quân năm hoặc tổng nguồn quân năm nguồn vốn không không quá 10 vốn không quá 3 không quá 10 quá 3 tỷ đồng người tỷ đồng người 2. Doanh nghiệp Có số lao Tổng doanh thu Có số lao Tổng doanh thu của nhỏ động tham gia của năm không động tham gia năm không quá 100 BHXH bình quá 50 tỷ đồng BHXH bình tỷ đồng hoặc tổng quân năm hoặc tổng nguồn quân năm nguồn vốn không không quá vốn không quá không quá 50 quá 50 tỷ đồng 100 người 20 tỷ đồng người 3. Doanh nghiệp Có số lao Tổng doanh thu Có số lao Tổng doanh thu của vừa động tham gia của năm không động tham gia năm không quá 300 BHXH bình quá 200 tỷ đồng BHXH bình tỷ đồng hoặc tổng quân năm hoặc tổng nguồn quân năm nguồn vốn không không quá vốn không quá không quá 100 quá 100 tỷ đồng 200 người 100 tỷ đồng người 2. Thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Thanh Hoá Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là biểu hiện mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nguyên vật liệu, thiết bị máy móc, lao động và đồng vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận (1). 335
- INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 Mỗi doanh nghiệp là một tế bào trong sự phát triển chung của toàn nền kinh tế. Nên hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng kinh tế qua từng thời kỳ. Thời kỳ 2016-2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tỉnh Thanh Hoá rất cao đạt mức 15,16%/năm, quy mô đầu tư công của Tỉnh liên tục gia tăng trong thời kỳ này. Quy mô lớn của đầu tư công đi cùng với sự tăng trưởng tốt của nền kinh tế đã tạo ra sự thay đổi rõ rệt trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng. Các DNNVV đã phát triển không chỉ tăng nhanh về mặt số lượng, mà chất lượng hoạt động cũng ngày càng được nâng cao. Thông qua Bảng thống kê số lượng DNNVV và Bảng thống kê doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các DNNVV phân theo ngành kinh tế, ta thấy được sự phát triển của doanh nghiệp qua các năm chi tiết theo từng lĩnh vực (8). Bảng 02: Số DNNVV đang hoạt động phân theo ngành kinh tế Số DN đang hoạt động phân theo ngành kinh tế Ngành kinh tế 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 485 535 572 Khai khoáng 142 166 190 Công nghiệp chế biến, chế tạo 830 953 1.170 SX và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 81 72 75 Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 33 34 42 Xây dựng 1.198 1.387 1.621 Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xê máy và xe có động cơ khác 1.970 2.316 2.893 Vận tải, kho bãi 444 550 649 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 205 274 429 Thông tin và tuyền thông 31 39 61 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 133 123 163 Hoạt động kinh doanh bất động sản 46 86 97 Hoạt động chuyên môn, khoa học và CN 464 623 706 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 145 201 256 Giáo dục và đào tạo 42 55 72 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 28 33 40 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 18 22 40 Hoạt động dịch vụ khác 30 46 54 Tổng 6.325 7.515 9.130 (Nguồn: Niên giám thống kê Thanh Hoá) 336
- HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Bảng 03: Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của DNNVV phân theo ngành kinh tế ĐVT: Tỷ đồng Doanh thu thuần SXKD của các DNNVV phân theo ngành kinh tế Ngành kinh tế 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 1.462,3 1.810,9 1.964,8 Khai khoáng 902,5 1.070,9 1.657,6 Công nghiệp chế biến, chế tạo 48.200 60.148,5 70.808,3 SX và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 6.951,2 8.090,4 4.297,9 Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 497,2 703,3 615,7 Xây dựng 22.408,5 23.910 22.031,2 Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xê máy và xe có động cơ khác 45.591 50.673 55.805,2 Vận tải, kho bãi 6060 6.577,9 6.430 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 1.553,8 1.415,7 1.853 Thông tin và tuyền thông 86,1 351,9 169,8 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 843,4 779,3 299,1 Hoạt động kinh doanh bất động sản 601,5 474,6 575,2 Hoạt động chuyên môn, khoa học và CN 149,2 1.124,1 1.671,9 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 301,9 562,6 852,5 Giáo dục và đào tạo 53,9 74,8 110 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 364,9 519,5 642,4 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 62,2 55,4 149,9 Hoạt động dịch vụ khác 43 105,4 173,3 Tổng 136.132,6 158.448,2 170.107,8 (Nguồn: Niên giám thống kê Thanh Hoá) Trong khoảng thời gian dài, nền kinh tế Việt Nam phải chịu nhiều tác động tiêu cực của kinh tế thế giới do các cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á và toàn cầu, nên kinh tế Việt Nam đã bị ảnh hưởng không nhỏ, quy mô vốn đầu tư phát triển toàn xã hội dần bị co lại. Tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP Thanh Hoá có những năm đã giảm xuống chỉ đạt mức 10,3%. Khiến cho các doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn trong thời buổi nền kinh tế thị trường phức tạp. Tìm được nguồn vốn sản xuất kinh doanh đã khó, nâng cao hiệu quả hoạt động lại càng khó hơn. Làm gì để giảm chi phí, giảm giá thành, tăng sản lượng, chiếm lĩnh được thị trường… đây là một câu hỏi luôn ám ảnh các nhà quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, tình hình này đã được cải thiện đáng kể nhờ những chính sách hội nhập, mở rộng, hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp của nhà nước. Với sự năng động của nhà đầu tư, doanh nghiệp đã biết tận dụng cơ hội để đem lại thành quả cho mình. 337
- INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 Sau đây là một số chỉ tiêu của các DNNVV đang hoạt động trên địa bàn Tỉnh Thanh Hoá. Bảng 04: Vốn SXKD bình quân năm của DNNVV phân theo ngành kinh tế ĐVT: Tỷ đồng Vốn SXKD bình quân năm phân theo ngành kinh tế Ngành kinh tế 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 7.586,9 8.147,9 8.833,2 Khai khoáng 2.587,6 2.818,3 4.560,2 Công nghiệp chế biến, chế tạo 26.349,8 34.107,1 55.674,9 SX và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 11.369,8 20.761,9 27.059,1 Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 805,8 1.113,5 1.453 Xây dựng 19.592,5 24.732,3 35.123,9 Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xê máy và xe có động cơ khác 11.272,1 16.302,8 18.048,5 Vận tải, kho bãi 7.049,4 7.842,8 10.005,6 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 2.612,7 4.003,5 5.690,3 Thông tin và tuyền thông 90,3 167,5 145,7 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 3.935 6.334,7 5.659,7 Hoạt động kinh doanh bất động sản 2.153,2 4.700,5 5.138 Hoạt động chuyên môn, khoa học và CN 1.617,9 2.457 2.774,3 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 546,7 669,8 1.086,2 Giáo dục và đào tạo 135,3 300,5 420,6 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 957,8 854,7 1.879,5 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 36,1 64,6 134,9 Hoạt động dịch vụ khác 82,2 247,7 292,9 Tổng 98.781,1 135.627,1 183.980,5 (Nguồn: Niên giám thống kê Thanh Hoá) Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm 2018 so với năm 2017 tăng 48.353,4 tỷ đồng (tương ứng 35,7%), năm 2017 so với năm 2016 tăng 36.846 tỷ đồng (tương ứng 37,3%). Trong giai đoạn 2016-2018, vốn SXKDBQ tăng lên nhưng so với cùng kỳ năm trước thì tốc độ tăng có bị giảm nhẹ. Cụ thể là sự tăng lên của vốn sản xuất kinh doanh các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, khai khoáng, SX và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí, xây dựng, cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải, bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xê máy và xe có động cơ khác, …, bên cạnh đó là sự sụt giảm vốn đầu tư cho các ngành Thông tin và tuyền thông, Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo 338
- HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 hiểm, … Kết quả này cho thấy xu hướng đầu tư vốn vào từng ngành nghề của doanh nghiệp chính là xu hướng phát triển của nền kinh tế hiện nay. Bảng 05: Giá trị TSCĐ và đầu tƣ TC dài hạn phân theo ngành kinh tế ĐVT: Tỷ đồng Giá trị TSCĐ và đầu tư TC dài hạn phân theo ngành kinh tế Ngành kinh tế 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 4.287,1 6.862,9 7.244,4 Khai khoáng 1.653,7 1.563,8 2.135,3 Công nghiệp chế biến, chế tạo 9.561,1 12.604,9 31.090,2 SX và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 9.482,5 12.017,1 11.699,9 Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 627,5 780 1165 Xây dựng 6.079,9 8.100,5 12.951,6 Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 5.017,5 6.310,8 9.510,6 Vận tải, kho bãi 4.205,9 5.213,8 5.474,7 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 1.974,1 2.273,2 4.066 Thông tin và tuyền thông 21,8 12,5 16,5 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 437,9 928,8 429,2 Hoạt động kinh doanh bất động sản 846,9 2.227,5 2.219,1 Hoạt động chuyên môn, khoa học và CN 382,8 524,6 513,3 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 306,7 289,2 512,3 Giáo dục và đào tạo 112,6 273,9 335,5 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 743,8 683,7 1.441,7 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 10,2 20,9 56,2 Hoạt động dịch vụ khác 51,7 187,3 172,5 Tổng 45.803,7 60.875,4 91.034 (Nguồn: Niên giám thống kê Thanh Hoá) Dựa vào kết quả thống kê của bảng 05, cho thấy giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn năm 2018 so với năm 2017 tăng 30.158,6 tỷ đồng ( tương ứng tỷ lệ 49,5%), năm 2017 so với năm 2016 tăng 15.071,7 tỷ đồng (tương ứng 32,9%). Năm 2018 giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn tăng mạnh, theo đó tốc độ tăng cũng tăng lên 16,6%. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp đang rất chú trọng vào việc đầu tư cho dài hạn, có như vậy mới phát triển bền vững và lâu dài. Đặc biệt giá trị đầu tư dài hạn tăng đột biến tập trung vào một số ngành như Công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng, bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xê máy và xe có động cơ khác, y tế và hoạt động trợ giúp xã hội, … 339
- INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 Bảng 06: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) của DN phân theo ngành kinh tế Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) của DN phân theo ngành kinh tế Ngành kinh tế 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 2,2 6,1 1,6 Khai khoáng -8,7 -4,9 -7,6 Công nghiệp chế biến, chế tạo 2,4 1,5 1,4 SX và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí -2,8 1,8 3,4 Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 3,2 6,4 6,8 Xây dựng 0,5 0,2 1,2 Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xê máy và xe có động cơ khác 0,4 0,2 0,3 Vận tải, kho bãi 0,7 - -2,5 Dịch vụ lưu trú và ăn uống -1,5 -2,5 -4,2 Thông tin và tuyền thông 0,6 1 2,1 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 10,9 12,9 4,4 Hoạt động kinh doanh bất động sản 0,8 -0,7 -1,6 Hoạt động chuyên môn, khoa học và CN 0,8 0,2 0,4 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 0,6 - 0,3 Giáo dục và đào tạo 0,9 -11,6 -6,7 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội -7,4 2,6 6,5 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 1,4 -1,2 -22,8 Hoạt động dịch vụ khác -1,4 -0,9 0,1 (Nguồn: Niên giám thống kê Thanh Hoá) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh nếu doanh nghiệp thu được 100 đồng doanh thu thì có được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Căn cứ vào kết quả ở bảng 06, cho thấy, tỷ suất lợi nhuận không đồng đều giữa các ngành nghề kinh doanh. Tỷ suất này cao ở ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội, thông tin và truyền thông, xây dựng, SX và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, điều hòa không khí. Ngược lại với các ngành nghệ thuật, vui chơi và giải trí, kinh doanh bất động sản, dịch vụ lưu trú và ăn uống, … có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu âm. Dựa vào kết quả này có thể xác định được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đang có thế mạnh trong lĩnh vực nào, từ đây nhà đầu tư xác định hướng đầu tư của mình. 340
- HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Bảng 07: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) của DN phân theo ngành kinh tế Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) của DN phân theo ngành kinh tế Ngành kinh tế 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 0,4 1,4 0,4 Khai khoáng -3,0 -1,9 -2,8 Công nghiệp chế biến, chế tạo 4,4 2,6 1,8 SX và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí -1,7 0,7 0,5 Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 2,0 4,0 2,9 Xây dựng 0,6 0,2 0,8 Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xê máy và xe có động cơ khác 1,6 0,6 0,9 Vận tải, kho bãi 0,6 0,0 -1,6 Dịch vụ lưu trú và ăn uống -0,9 -0,9 -1,4 Thông tin và tuyền thông 0,6 2,1 2,4 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 2,3 1,6 0,2 Hoạt động kinh doanh bất động sản 0,2 -0,1 -0,2 Hoạt động chuyên môn, khoa học và CN 0,1 0,1 0,2 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 0,3 0,0 0,2 Giáo dục và đào tạo 0,4 -2,9 -1,8 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội -2,8 1,6 2,2 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 2,4 -1,0 -25,3 Hoạt động dịch vụ khác -0,7 -0,4 0,1 (Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên kết quả nghiên cứu) Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tài sản thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả chỉ tiêu cho biết bình quân cứ một đồng tài sản sử dụng trong sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Do đó, chỉ tiêu này càng cao càng tốt, càng chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Theo kết quả tính toán ở bảng 07 cho thấy, vẫn là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp chế biến chế tạo, hoạt động cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, doanh nghiệp xây dựng, bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xê máy và xe có động cơ khác, lĩnh vực thông tin và truyền thông, hoạt động y tế và hoạt động trợ giúp xã hội có tỷ suất lợi nhuận cao. Riêng lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm đang có xu hướng giảm mạnh từ năm 2016 tỷ suất này là 2,3, đến năm 2018 chỉ còn 0,2. Là do giai đoạn này có nhiều tổ chức tài chính và chi nhánh được mở ra, hơn nữa, nền kinh tế lại có nhiều biến động, khiến cho tình hình cạnh tranh trở nên căng thẳng. Các tổ chức tài chính vì vậy mà hoạt động 341
- INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 kém hiệu quả hơn. Riêng nhóm các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nghệ thuật, vui chơi và giải trí, dịch vụ lưu trú và ăn uống, giáo dục và đào tạo, … đang hoạt động kém hiệu quả và tỷ suất lợi nhuận giảm thấp hơn so với những năm trước đó. Bảng 08: Tỷ suất đầu tƣ của DN phân theo ngành kinh tế Tỷ suất đầu tư của DN phân theo ngành kinh tế Ngành kinh tế 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 0,6 0,8 0,8 Khai khoáng 0,6 0,6 0,5 Công nghiệp chế biến, chế tạo 0,4 0,4 0,6 SX và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 0,8 0,6 0,4 Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 0,8 0,7 0,8 Xây dựng 0,3 0,3 0,4 Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xê máy và xe có động cơ khác 0,4 0,4 0,5 Vận tải, kho bãi 0,6 0,7 0,5 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 0,8 0,6 0,7 Thông tin và tuyền thông 0,2 0,1 0,1 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 0,1 0,1 0,1 Hoạt động kinh doanh bất động sản 0,4 0,5 0,4 Hoạt động chuyên môn, khoa học và CN 0,2 0,2 0,2 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 0,6 0,4 0,5 Giáo dục và đào tạo 0,8 0,9 0,8 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 0,8 0,8 0,8 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 0,3 0,3 0,4 Hoạt động dịch vụ khác 0,6 0,8 0,6 (Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên kết quả nghiên cứu) Tỷ suất vốn đầu tư phản ánh sự khác nhau giữa các ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường, đối với doanh nghiệp khai thác, chế biến, … tỷ lệ này khoảng 90%, đối với ngành công nghiệp nặng, tỷ lệ là 70% và thấp hơn ở các doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ (khoảng 20%). Ngoài ra, tỷ lệ này cũng cho biết mức độ ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Căn cứ vào dữ liệu được tính toán cho thấy, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải, giáo dục và đào tạo, y tế và hoạt động trợ giúp xã hội có tỷ suất đầu tư khá cao và có xu hướng tăng, chứng tỏ nhóm doanh nghiệp đang nỗ lực tập trung đầu tư cho chiến lược dài hạn trong tương lai. Sở dĩ như vậy bới vì xu thế phát triển của xã hội hiện 342
- HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 nay ở nước ta, hoạt động nông nghiệp, thủy sản đã, đang được chú trọng, doanh nghiệp kinh doanh, chế biến sản phẩm nông nghiệp ngày càng có nhiều đơn hàng không chỉ nội địa mà vươn xa đến rất nhiều nước trên thế giới. Nền kinh tế phát triển, kéo theo đó là những hệ lụy về môi trường, sức khỏe, … do đó, hoạt động xử lý rác thải, làm sạch môi trường trở thành nhu cầu tất yếu. Con người ngày càng chú trọng hơn đến sức khỏe, dịch vụ y tế mở rộng, hội nhập và ngày một trở nên tiên tiến hiện đại, phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe cho con người. Thông qua các số liệu trên, cho thấy các chỉ tiêu cơ bản tăng đều qua các năm 2016- 2018. Có thể nói, doanh nghiệp đã rất cố gắng trong việc huy động, sử dụng các nguồn lực để cải thiện tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên có sự chênh lệch giữa các ngành nghề kinh doanh, nguyên nhân do chính sách thu hút đầu tư, do xu thế phát triển của xã hội đang tập trung vào việc đầu tư cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường dẫn đến việc phải cải thiện môi trường sống, đời sống người dân nâng cao nên dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe được chú trọng, … 3. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa a. Thuận lợi Nhà nước liên tục ban hành những chính sách tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển. Tư vấn ngành nghề kinh doanh, hỗ trợ lãi suất, thuế, phí, trợ giá, tìm kiếm nguồn cung cấp đầu vào đa dạng, mở rộng tiêu thụ trong và ngoài nước, đảm bảo quyền ưu tiên hỗ trợ, ưu tiên tiếp cận các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp … Ngày 12/6/2017, Quốc hội đã thông qua Luật Hỗ trợ DNNVV có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Trong đó, khoản 5 Điều 5 của Luật quy định: ―Trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa đồng thời đáp ứng điều kiện của các mức hỗ trợ khác nhau trong cùng một nội dung hỗ trợ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan thì doanh nghiệp được lựa chọn mức hỗ trợ có lợi nhất‖. Chính phủ nói chung và cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa nói riêng, đã liên tục tổ chức các phong trào khởi nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận quỹ khởi nghiệp, tuyên truyền khởi nghiệp, tập huấn chính sách, ngành nghề doanh nghiệp nhỏ và vừa, … nhằm tạo điều kiện thúc đẩy các doanh nghiệp này phát triển thuận lợi hơn. Ủy ban nhân dân tỉnh đã kịp thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách nhằm cụ thể hóa các văn bản pháp luật, nghị quyết, quyết định, chỉ thị của Trung ương ban hành, bảo đảm linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế địa phương để tổ chức triển khai thực hiện; cùng nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế, mọi loại hình doanh nghiệp được thành lập, phát triển. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có một ưu thế là tốc độ chuyển đổi ngành nghề và công nghệ số sẽ nhanh và dễ dàng hơn các doanh nghiệp lớn. Nhà nước cũng như địa phương đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia tạo thuận lợi phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngân hàng Nhà nước Thanh Hóa đã và đang thực hiện các giải pháp ổn định mặt bằng lãi suất; nghiên cứu cắt giảm chi phí để hạ lãi suất cho vay; đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục và điều kiện cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn; triển khai có 343
- INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 hiệu quả chương trình kết nối doanh nghiệp - ngân hàng, các chương trình tín dụng của Chính phủ. Ngân hàng nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ - tín dụng chủ động, linh hoạt và đồng bộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng phục vụ sản xuất và kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. b. Khó khăn Khó khăn thường trực của doanh nghiệp nhỏ và vừa đó là về nguồn lực, các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay vẫn loay hoay với cơm áo gạo tiền. Nên cho dù lãnh đạo doanh nghiệp có nhận thức được tầm quan trọng của việc thay đổi công nghệ, tiếp cận khoa học hiện đại, … thì việc đầu tư vào công nghệ mới để thay đổi bản thân so với việc vận hành công nghệ cũ mà vẫn kiếm ra tiền là điều đáng cân nhắc. Vì hiện tại hoạt động theo lối cũ doanh nghiệp vẫn có lợi nhuận. Việc phát triển thị trường vốn hiện nay chủ yếu mới giải quyết được nguồn vốn cho doanh nghiệp lớn và có quy mô trung bình. Còn các doanh nghiệp nhỏ tiêp cận vốn vẫn gặp nhiều khó khăn. Nhóm doanh nghiệp này gặp nhiều vướng mắc khi tiếp cận với ngân hàng. Có những trường hợp, khi doanh nghiệp không vay được vốn của ngân hàng, trái phiếu Chính phủ lại không thể tiếp cận, họ buộc phải sử dụng đến nguồn vốn không chính thức hay gọi là "tín dụng đen". Việc này về lâu dài sẽ rất bất lợi cho doanh nghiệp. Một trong những lý do dẫn đến vấn đề này là bởi năng lực tiếp cận với hồ sơ và nguồn vay vốn còn hạn chế, bộ máy kế toán, năng lực quản lý chưa thực sự linh hoạt. Các cơ quan chức năng đang nỗ lực cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh không cần thiết, kiểm soát chặt các quy định có liên quan đến điều kiện đầu tư, kinh doanh, hạn chế tối đa việc ban hành mới các điều kiện kinh doanh bât hợp lý, không cần thiết. Tuy nhiên, doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn bị hạn chế về kiến thức, năng lực quản trị doanh nghiệp. Bản thân doanh nghiệp không có kinh nghiệm, nên việc quản trị doanh nghiệp chưa tốt cũng khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. 4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn phải tìm cho mình hướng đi đúng để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Vẫn tồn tại nhận thức của một số nhà quản trị DNNVV là luôn bằng long với kết quả hiện tại, hoạt động doanh nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, … Dẫn đến việc chú trọng đầu tư về cả mặt chất và mặt lượng đều bị hạn chế. Trong khi, nền kinh tế hội nhập ngày càng phát triển, không chỉ đổi mới, hiện đại về công nghệ, tri thức số cũng đang dần len lỏi vào từng cá thể doanh nghiệp, … doanh nghiệp cần thay đổi để thích nghi, cần hoài bão lớn hơn để nỗ lực. Nên việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Muốn vậy thì cần có những giải pháp cho DNNVV như: Thứ nhất, hoàn thiện tổ chức bộ máy quản trị, đội ngũ cán bộ công nhân viên: Mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một đội ngũ CBCNV có tinh thần trách nhiệm cao, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, linh hoạt xử lý tình huống thực tiễn hiệu quả đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh và quản lý trong quá trình hội nhập, nâng cao năng lực người quản lý lãnh 344
- HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 đạo. Người quản lý có vai trò đưa ra những quyết định liên quan đến việc tồn vong của doanh nghiệp do vậy họ phải là những người có sự hiểu biết và có tầm nhìn chiến lược trong việc phát triển kinh doanh của đơn vị mình cũng như của ngành. Muốn vậy, doanh nghiệp cần phải củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức và hệ thống quản lý, đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực doanh nghiệp. Chú trọng vào bộ máy và nhân lực đảm nhận công tác kế toán doanh nghiệp, ngoài việc thu thập, ghi nhận, tổng hợp số liệu, cần phải có năng lực phân tích dữ liệu để tư vấn, tham mưu phương án kinh doanh cho nhà quản trị doanh nghiệp. Thứ hai, hoàn thiện hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ phù hợp năng lực quản lý của doanh nghiệp; đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thị trường. Tìm hiểu và áp dụng công nghệ và kỹ thuật mới trong sản xuất kinh doanh, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, để luôn nhận được sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng, trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ. Giữ vững uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Thứ ba, các doanh nghiệp cần có các biện pháp để kiểm tra, đẩy mạnh thu hồi công nợ một cách thường xuyên (có thể gửi thư yêu cầu, gọi điện nhắc nhở, …), tiến hành quản lý chặt chẽ công nợ, xử lý nhanh chóng các khoản phải thu, hạn chế tối đa việc bị chiếm dụng vốn. Tuân thủ nghiêm túc quy tắc quản lý tài chính trong sản xuất. Thứ tư, tiết kiệm các khoản chi phí: Để tiết kiệm chi phí doanh nghiệp cần phải xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật về tiêu hao vật tư, định mức lao động khoa học và hợp lý, tiến hành so sánh giữa kế hoạch, định mức với thực tiễn để có những giải pháp điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí vật tư lao động…. Có các chính sách khuyến khích, động viên, biểu dương đối với người lao động có những cải tiến, sáng tạo trong quá trình lao động. Thứ năm, các DNNVV cần quan tâm tới việc quản lý và sử dụng máy móc, thiết bị hiệu quả góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể, DNNVV cần đa dạng hoá nguồn đầu tư máy móc thiết bị; tận dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị hiện có; theo dõi tình trạng, mức độ hao mòn của từng máy móc thiết bị cũng như nâng cao năng lực của cán bộ vận hành máy móc trang thiết bị. Thứ sáu, nâng cao năng lực huy động vốn với chi phí thấp nhất, hiệu quả nhất, xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, tiết kiệm với hiệu quả kinh doanh cao. Từ đó, mỗi doanh nghiệp nên xây dựng kế hoạch sử dụng vốn lưu động sao cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. 5. Kết luận Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm là ―Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV, doanh nghiệp khởi nghiệp. Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước‖. 345
- INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 Trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp được coi như là những nhân tố cấu thành nên xã hội mà sự tồn tại và phát triển của chúng đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế. Nên song song với chính sách khuyến khích, hỗ trợ của nhà nước, các DNNVV phải tự thân vận động, bằng tất cả lợi thế, nguồn lực của mình, tranh thủ khai thác các điều kiện của Đảng, Nhà nước, địa phương để không ngừng vươn lên phát triển bền vững. Nên việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là vấn đề thường xuyên được đặt ra trong bản thân mỗi doanh nghiệp nói chung và DNNVV trên địa bàn Tỉnh Thanh Hoá nói riêng trong nền kinh tế cạnh tranh như hiện nay./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Văn Vần, Vũ Văn Ninh, (2013). Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản tài chính. 2. Chính phủ, Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 3. Chính phủ, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 4. Chính phủ, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ về hướng dẫn Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 5. Cục Thống kê tỉnh Thanh Hoá, Niên giám thống kê năm 2018 6. Nguyễn Ngọc Quang (2010). Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội. 7. Quốc hội, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành ngày 12 tháng 6 năm 2017 8. https://hdndthanhhoa.gov.vn 9. https://thuvienphapluat.vn 346
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhờ sử dụng nguồn nhân lực bên ngoài
6 p | 382 | 135
-
Luận văn Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNPT Hải Phòng
100 p | 197 | 43
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh: Chương 4 - GV. Dương Công Doanh
70 p | 365 | 25
-
Nâng cao hiệu quả kinh doanh quảng cáo trực tuyến
3 p | 106 | 24
-
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ANTĐ
3 p | 197 | 14
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh: Chương 4 - ThS. Nguyễn Thị Phương Linh
15 p | 99 | 7
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh: Chương 13 - ThS. Lê Văn Hòa
10 p | 54 | 6
-
Giáo trình Thực tập quản trị kinh doanh tại doanh nghiệp (Ngành: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
59 p | 9 | 5
-
Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG
5 p | 87 | 5
-
Bài giảng môn Quản trị kinh doanh tổng hợp: Chương 7 - ThS. Ngô Thị Hương Giang
16 p | 40 | 4
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh - Chương 4: Hiệu quả kinh doanh
13 p | 95 | 4
-
Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tư nhân tỉnh Lâm Đồng trong nền kinh tế số
8 p | 4 | 4
-
Sử dụng dịch vụ tài trợ xuất khẩu để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam
10 p | 51 | 3
-
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cảng
5 p | 31 | 3
-
Thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh tại CTCP Việt Úc Bình Định và giải pháp hoàn thiện
5 p | 50 | 3
-
Nghiên cứu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
6 p | 10 | 2
-
Phân tích hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014
5 p | 83 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn