intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị kinh doanh: Bài 7 - TS. Vũ Trọng Nghĩa

Chia sẻ: Việt Cường Nguyễn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:40

36
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Quản trị kinh doanh - Bài 7: Hiệu quả kinh doanh" được biên soạn giúp người học nắm được bản chất của hiệu quả kinh doanh; phân tích hiệu quả kinh doanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị kinh doanh: Bài 7 - TS. Vũ Trọng Nghĩa

  1. Bài 7 HIỆU QUẢ KINH DOANH TS. Vũ Trọng Nghĩa Đại học Kinh tế quốc dân v1.0013105221 1
  2. TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Xác định hiệu quả kinh doanh của Café Bình Tiếp tục tình huống bài 6, giả định • Anh quyết định mở cửa hàng Café Bình; • Tổng vốn đầu tư (cho thủ tục, bàn ghế, cốc chén…): 120 triệu đồng; • Doanh thu hàng tháng là 22 triệu đồng; • Chi phí hàng tháng là 15 triệu đồng; • Anh Bình trực tiếp pha chế và không tính tiền thuê nhà vì anh cho rằng đó là nhà riêng không phải tính. Vợ và con gái anh đồng thời làm nhân viên phục vụ, anh không trả lương vì cho rằng người nhà, tất nhiên phải làm việc. Tiếp tục tình huống bài 6. • Lợi nhuận của anh Bình: A = 22 tr- 15 tr = 7 triệu đồng/ 1 tháng B = Ít hơn C = Nhiều hơn D = Không có Lý giải tại sao? • Hiệu quả kinh doanh là gì? Đánh giá hiệu quả kinh doanh của anh Bình. v1.0013105221 2
  3. MỤC TIÊU Nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện sống còn để doanh nghiệp tồn tại, phát triển và thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Qua bài học này, sinh viên sẽ hiểu rõ bản chất phạm trù hiệu quả và tính toán các chỉ tiêu hiệu quả và tính toán các chỉ tiêu hiệu quả một cách chính xác; sau đó mới là phân tích kinh doanh và đưa ra các giải pháp phù hợp. Nhiệm vụ của sinh viên là nắm chắc được các vấn đề trên. v1.0013105221 3
  4. NỘI DUNG Bản chất của hiệu quả kinh doanh Phân tích hiệu quả kinh doanh v1.0013105221 4
  5. 1. BẢN CHẤT CỦA HIỆU QUẢ KINH DOANH 1.1. Khái lược 1.2. Sự cần thiết phải tính và nâng cao hiệu quả kinh doanh v1.0013105221 5
  6. 1.1. KHÁI LƯỢC 1.1.1. Khái niệm 1.1.2. Các loại hiệu quả 1.1.3. Bản chất của hiệu quả kinh doanh v1.0013105221 6
  7. 1.1.1. KHÁI NIỆM Hiệu quả xét ở góc độ kinh tế học vĩ mô: • Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó. • Hiệu quả là không lãng phí. Hiệu quả xét ở góc độ chung và doanh nghiệp: • Hiệu quả được xác định bởi tỉ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. • Mối quan hệ tỉ lệ giữa chi phí kinh doanh phát sinh trong điều kiện thuận nhất và chi phí kinh doanh thực tế phát sinh được gọi là hiệu quả xét về mặt giá trị. • Là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định. Công thức: H = K/C Trong đó:  H : Hiệu quả  K : Kết quả đạt được  C : hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó v1.0013105221 7
  8. 1.1.2. CÁC LOẠI HIỆU QUẢ 1.1.2.1. Hiệu quả xã hôi, kinh tế, kinh tế - xã hội và kinh doanh 1.1.2.2. Hiệu quả đầu tư và hiệu quả kinh doanh 1.1.2.3. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp và kinh doanh trên từng lĩnh vực 1.1.2.4. Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và dài hạn v1.0013105221 8
  9. 1.1.2.1. HIỆU QUẢ XÃ HỘI, KINH TẾ, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ KINH DOANH • Thứ nhất, hiệu quả xã hội:  Là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định.  Các mục tiêu xã hội đạt càng cao càng tốt:  Giải quyết công ăn, việc làm;  Xây dựng cơ sở hạ tầng;  Nâng cao phúc lợi xã hội, mức sống và đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động;  Đảm bảo và nâng cao sức khỏe cho người lao động;  Cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo vệ sinh môi trường. v1.0013105221 9
  10. 1.1.2.1. HIỆU QUẢ XÃ HỘI, KINH TẾ, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ KINH DOANH • Thứ hai, hiệu quả kinh tế:  Phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt các mục tiêu kinh tế của một thời kỳ nào đó.  Các mục tiêu kinh tế đạt càng cao càng tốt:  Tốc độ tăng trưởng kinh tế;  Tổng sản phẩm quốc nội;  Thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân bình quân;  Hiệu quả kinh tế gắn với nền kinh tế thị trường thuần túy và thường được nghiên cứu ở giác độ quản lý vĩ mô. v1.0013105221 10
  11. 1.1.2.1. HIỆU QUẢ XÃ HỘI, KINH TẾ, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ KINH DOANH • Thứ ba, hiệu quả kinh tế - xã hội  Phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất xã hội để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định.  Các mục tiêu kinh tế - xã hội:  Tốc độ tăng trưởng kinh tế;  Tổng sản phẩm quốc nội;  Thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân bình quân;  Giải quyết công ăn, việc làm…  Hiệu quả kinh tế - xã hội gắn với nền kinh tế hỗn hợp và được xem xét ở góc độ quản lý vĩ mô. • Thứ tư, hiệu quả kinh doanh:  Hiệu quả kinh doanh phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu xác định.  Chỉ xem xét ở các doanh nghiệp kinh doanh. v1.0013105221 11
  12. 1.1.2.2. HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH • Hiệu quả đầu tư là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đầu tư xác định. Hiệu quả đầu tư gắn với hoạt động đầu tư cụ thể. • Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu kinh doanh xác định. Hiệu quả kinh doanh gắn liền với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. v1.0013105221 12
  13. 1.1.2.3. HIỆU QUẢ KINH DOANH TỔNG HỢP VÀ TỪNG LĨNH VỰC • Thứ nhất, hiệu quả kinh doanh tổng hợp:  Phản ánh trình độ lợi dụng mọi nguồn lực để đạt mục tiêu toàn doanh nghiệp hoặc từng bộ phận của nó;  Đánh giá khái quát và cho phép kết luận tính hiệu quả của toàn doanh nghiệp trong một thời kỳ xác định. • Thứ hai, hiệu quả ở từng lĩnh vực:  Phản ánh trình độ lợi dụng một nguồn lực cụ thể theo mục tiêu đã xác định;  Hiệu quả ở từng lĩnh vực không đại diện cho tính hiệu quả của doanh nghiệp, chỉ phản ánh tính hiệu quả sử dụng một nguồn lực cá biệt cụ thể. v1.0013105221 13
  14. 1.1.2.4. HIỆU QUẢ KINH DOANH NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN • Thứ nhất, hiệu quả kinh doanh ngắn hạn:  Là hiệu quả kinh doanh được xem xét, đánh giá ở từng khoảng thời gian ngắn như: tuần, tháng, quý, năm, vài năm… • Thứ hai, hiệu quả kinh doanh dài hạn:  Là hiệu quả kinh doanh được xem xét, đánh giá trong từng khoảng thời gian dài, gắn với các chiến lược, các kế hoạch dài hạn, lâu dài, gắn với quãng đời tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. • Thứ ba, mối quan hệ biện chứng giữa hiệu quả kinh doanh dài hạn và hiệu quả kinh doanh ngắn hạn:  Vừa có quan hệ biện chứng với nhau, và có thể mâu thuẫn nhau;  Chỉ có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh ngắn hạn trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh doanh dài hạn;  Nếu xuất hiện mâu thuẩn thì chỉ có hiệu quả kinh doanh dài hạn phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. v1.0013105221 14
  15. 1.1.3. BẢN CHẤT CỦA HIỆU QUẢ KINH DOANH • Phản ánh mặt chất lượng các hoạt động kinh doanh. • Phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. • Hiệu quả kinh doanh phức tạp và khó đánh giá vì cả kết quả và hao phí nguồn lực đều khó xác định chính xác. Kết quả • Là tất cả những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình kinh doanh nhất định; • Được đo bằng thước đo hiện vật; • Nếu đo bằng thước đo giá trị. Chi phí • Được tính bằng chi phí tài chính hoặc chi phí kinh doanh; • Chịu ảnh hưởng của trình độ nhận thức, tính toán và tính không ổn định của thước đo giá trị. v1.0013105221 15
  16. 1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TÍNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH 1.2.1. Sự cần thiết phải tính hiệu quả kinh doanh 1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh v1.0013105221 16
  17. 1.2.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TÍNH HIỆU QuẢ KINH DOANH • Để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cần có chỉ tiêu hiệu quả để đánh giá tính hiệu quả đã đạt được, đánh giá:  Bộ phận và nguồn lực nào đã sử dụng có hiệu quả;  Bộ phận và nguồn lực nào sử dụng chưa có hiệu quả;  Phân tích các nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng. • Có cơ sở để hình thành các giải pháp cần thiết:  Điều chỉnh chất lượng kinh doanh đúng đắn, phù hợp với thị trường;  Điều chỉnh phân bổ và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả;  Phối hợp tốt các nguồn lực để liên tục tăng hiệu quả. v1.0013105221 17
  18. 1.2.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH • Quy luật khan hiếm buộc mọi doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực. • Quy luật cạnh tranh buộc mỗi doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển được khi luôn biết tạo ra và duy trì các lợi thế cạnh tranh. v1.0013105221 18
  19. 2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH 2.1. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh 2.2. Tiêu chuẩn hiệu quả kinh doanh 2.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh v1.0013105221 19
  20. 2.1. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ KINH DOANH 2.1.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp 2.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh ở từng lĩnh vực v1.0013105221 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2