Bài giảng Quản trị kinh doanh 1 - TS. Nguyễn Thị Phương Linh
lượt xem 14
download
Bài giảng Quản trị kinh doanh 1 có cấu trúc gồm 6 chương cung cấp cho người học các kiến thức: Nhập môn quản trị kinh doanh, kinh doanh, môi trường kinh doanh, hiệu quả kinh doanh, khái lược về quản trị kinh doanh, nhà quản trị. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản trị kinh doanh 1 - TS. Nguyễn Thị Phương Linh
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ KINH DOANH 1 Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Phương Linh Sinh viên: ............................................................................ Mã sinh viên: ....................................................................... Lớp: ..................................................................................... HÀ NỘI - 2020
- PHẦN 1: SLIDE CÁC CHƯƠNG VÀ ÔN TẬP
- Giới thiệu môn học Môn học QUẢN TRỊ KINH DOANH 1 LOGO Giáo trình PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên): Giáo trình QUẢN TRỊ KINH DOANH – NXB Đại học Kinh tế quốc dân 2013 PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên): Bài tập thực hành QUẢN TRỊ KINH DOANH – NXB Đại học Kinh tế quốc dân 2011 (chỉ sử dụng nội dung được học trong chương trình là chương 1, chương 2 và chương 13 + Bài tập) Giảng viên TS. Nguyễn Thị Phương Linh Bộ môn Quản trị kinh doanh Tổng hợp Đại học Kinh tế quốc dân Email: plinhkt@gmail.com 1
- Giới thiệu môn học Nội dung môn học Chương 1: Nhập môn QTKD Chương 2: Kinh doanh Chương 3: Môi trường kinh doanh Chương 4: Hiệu quả kinh doanh Chương 5: Khái lược về QTKD Chương 6: Nhà quản trị Hình thức kiểm tra đánh giá Chuyên cần: 10% (điểm danh + bài tập cá nhân) Bài tập nhóm 20% Bài kiểm tra: 20% Thi kết thúc học phần: 50% Kết cấu đề thi: Phần 1: Đúng/sai và giải thích (5 điểm) – 10 câu Phần 2: Trắc nghiệm (2 điểm) – 4 câu Phần 3: Tự luận – (1 điểm) Phần 4: Bài tập hiệu quả kinh doanh (2 điểm) Cách download tài liệu Tài liệu cho môn học gồm: Slide từng chương Tài liệu đi kèm Tài liệu được đưa lên sites google có địa chỉ là: https://sites.google.com/site/neulinhnp chọn môn Quản trị kinh doanh 1 2
- Giới thiệu môn học Quy định trong lớp học Không nói chuyện riêng trong giờ, nhận ‘^’ khi có nhắc nhở của GV Sử dụng điện thoại di động trong giờ học, nhận ‘^’ khi có nhắc nhở của GV Hai buổi đi muộn (M) bằng một buổi nghỉ (X) Đóng góp trong giờ học, nhận * khi giới thiệu đầy đủ tên và nhóm Lưu ý: ^^ trừ 1 điểm bài Kiểm tra, lẻ trừ sang điểm chuyên cần ** cộng 1 điểm bài Kiểm tra, lẻ cộng sang điểm chuyên cần 3
- Chương 1: Nhập môn QTKD LOGO Chương 1: NHẬP MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH GV: TS. Nguyễn Thị Phương Linh KẾT CẤU CHƯƠNG 1.1. Đối tượng nghiên cứu của môn học QTKD 1.2. Quản trị kinh doanh với tư cách một môn khoa học 1.3. QTKD với tư cách môn khoa học lý thuyết và ứng dụng 1.1. Đối tượng nghiên cứu của môn học QTKD 1.1.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC QTKD Kinh doanh: sản xuất các sản phẩm hoặc tạo ra các dịch vụ cung cấp cho thị trường nhằm mục đích kiếm lời Doanh nghiệp a) Từ khái niệm xí nghiệp: “xí nghiệp là một đơn vị kinh tế được tổ chức một cách có kế hoạch để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ trên thị trường” 1
- Chương 1: Nhập môn QTKD 1.1. Đối tượng nghiên cứu của môn học QTKD 1.1.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC QTKD Các đặc trưng cơ bản của Xí nghiệp: Là nơi kết hợp các yếu tố sản xuất để tạo ra sản phẩm và dịch vụ Đảm bảo nguyên tắc cân bằng về mặt tài chính Đảm bảo nguyên tắc hiệu quả 1.1. Đối tượng nghiên cứu của môn học QTKD 1.1.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC QTKD Xí nghiệp trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, có thêm 3 đặc trưng (ngoài 3 đặc trưng cơ bản): Thực hiện nguyên tắc công hữu về TLSX Thực hiện nguyên tắc xây dựng kế hoạch thống nhất Hoàn thành kế hoạch 1.1. Đối tượng nghiên cứu của môn học QTKD 1.1.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC QTKD Xí nghiệp trong cơ chế kinh tế thị trường, có thêm 3 đặc trưng (ngoài 3 đặc trưng cơ bản): Thực hiện nguyên tắc đa sở hữu về TLSX Tự xây dựng kế hoạch Tối đa hóa lợi nhuận 2
- Chương 1: Nhập môn QTKD 1.1. Đối tượng nghiên cứu của môn học QTKD 1.1.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC QTKD Vậy, DN chính là xí nghiệp hoạt động trong cơ chế kinh tế thị trường, nó là xí nghiệp hiểu theo nghĩa nguyên thủy ban đầu và được bổ sung thêm 3 đặc trưng như đã trình bày. Mọi DN đều là xí nghiệp, song không phải xí nghiệp nào cũng là DN 1.1. Đối tượng nghiên cứu của môn học QTKD 1.1.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC QTKD b) Từ luật DN, DN được xác định là tổ chức tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch được đăng ký thành lập theo quy định của Pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Căn cứ theo mục đích có 2 loại: DN kinh doanh và DN công ích 1.1. Đối tượng nghiên cứu của môn học QTKD 1.1.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC QTKD Thực hành: 3
- Chương 1: Nhập môn QTKD 1.1. Đối tượng nghiên cứu của môn học QTKD 1.1.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC QTKD Tóm lại, đối tượng nghiên cứu của môn học: hoạt động kinh doanh và quản trị kinh doanh trong các doanh nghiệp kinh doanh. 1.1. Đối tượng nghiên cứu của môn học QTKD 1.1.2. KINH TẾ VÀ NGUYÊN TẮC KINH TẾ Hoạt động kinh tế: hoạt động của con người tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình Quy luật và nguyên tắc kinh tế Quy luật khan hiếm Nguyên tắc kinh tế (nguyên tắc tiết kiệm, nguyên tắc hợp lý): nguyên tắc đối đa, nguyên tắc tối thiểu 1.2. QTKD với tư cách là một môn khoa học 1.2.1. NHIỆM VỤ Nhiệm vụ: nghiên cứu và phát hiện các tính quy luật vận động của các hoạt động kinh doanh; trên cơ sở các quy luật nghiên cứu các tri thức cần thiết về quản trị các hoạt động kinh doanh đó 4
- Chương 1: Nhập môn QTKD 1.2. QTKD với tư cách là một môn khoa học 1.2.2. VỊ TRÍ Khởi sự kinh CÁC MÔN doanh, chiến lược KỸ NĂNG kinh doanh, quản trị chất lượng, quản trị nhân lực,… MÔN HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH KIẾN THỨC Toán học, LÝ THUYẾT kinh tế học,… 1.3. QTKD với tư cách môn khoa học lý thuyết và ứng dụng Môn khoa học QTKD vừa nghiên cứu phát hiện, làm sáng tỏ các vấn đề có tính quy luật phổ biến, lại vừa nghiên cứu ứng dụng các kiến thức đó vào hoạt động thực tiễn. Đối tượng nghiên cứu: các doanh nghiệp, cụ thể là hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường (không nghiên cứu doanh nghiệp công ích) 1.3. QTKD với tư cách môn khoa học lý thuyết và ứng dụng Phương pháp nghiên cứu: phương pháp thực chứng & chuẩn tắc, tiếp cận vấn đề mang tính quy luật phổ biến. QTKD ứng dụng nghiên cứu hành vi của DN cũng như của mỗi nhà quản trị. 5
- Chương 2: Kinh doanh Chương 2 KINH DOANH GV: TS. Nguyễn Thị Phương Linh CÂU CHUYỆN KINH DOANH KẾT CẤU CHƯƠNG 2.1. Hoạt động kinh doanh 2.2. Phân loại hoạt động kinh doanh 2.3. Chu kỳ kinh doanh 2.4. Mô hình kinh doanh 2.5. Xu hướng phát triển kinh doanh trong môi trường toàn cầu KD: Kinh doanh 1
- Chương 2: Kinh doanh 2.1. Hoạt động kinh doanh 2.1.1. QUAN NIỆM VỀ KINH DOANH “KD là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ tên thị trường nhằm mục đích sinh lời” (khoản 2, điều 4, Luật DN 2005). 2.1. Hoạt động kinh doanh 2.1.1. QUAN NIỆM VỀ KINH DOANH Chuỗi giá trị là gì? Chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động sản xuất kinh doanh có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp đầu vào, sản xuất, thu gom, chế biến và cuối cùng là bán sản phẩm cho người tiêu dùng. 2.1. Hoạt động kinh doanh 2.1.1. QUAN NIỆM VỀ KINH DOANH Ví dụ: Chuỗi giá trị ngành dệt – may và sản phẩm iphone 2
- Chương 2: Kinh doanh 2.1. Hoạt động kinh doanh 2.1.1. QUAN NIỆM VỀ KINH DOANH Kinh doanh có 2 đặc trưng: • Thứ nhất, bao gồm một hoặc một số khâu trong quá trình sản xuất sản phẩm/cung ứng dịch vụ • Thứ hai, hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu sinh lời 2.1. Hoạt động kinh doanh 2.1.2. MỤC ĐÍCH KINH DOANH Nhằm tạo sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu thị trường và tạo ra giá trị gia tăng, thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển Là các mắt xích của quá trình tái sản xuất mở rộng, liên kết chuỗi Đào tạo một đội ngũ lao động có chuyên môn, có tay nghề, có ý thức tổ chức kỷ luật Tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội, đóng góp ngân sách, giải quyết các vấn đề của xã hội,.. Định hướng tiêu dùng, tạo ra văn minh tiêu dùng 2.1. Hoạt động kinh doanh 2.1.3. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH Kết quả kinh doanh phản ánh quy mô, tốc độ phát triển kinh doanh. Về bản chất, kết quả kinh doanh phản ánh mặt lượng của hoạt động kinh doanh và thường thể hiện thông qua các chỉ tiêu như sản lượng sản phẩm sản xuất, doanh thu bán hàng, lợi nhuận,… Hiệu quả phản ánh mặt chất của hoạt động kinh doanh, thể hiện thông qua các chỉ tiêu so sánh giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thực hiện khối lượng công việc đó. 3
- Chương 2: Kinh doanh 2.1. Hoạt động kinh doanh 2.1.4. TƯ DUY KINH DOANH Tư duy kinh doanh là tư duy và quyết định từ khái lược đến rất cụ thể liên quan trực tiếp hoạt động kinh doanh. Tư duy kinh doanh trực tiếp ảnh hưởng đến việc điều hành các hoạt động kinh doanh của nhà quán trị. 2.1. Hoạt động kinh doanh 2.1.4. TƯ DUY KINH DOANH Vai trò của tư duy kinh doanh giúp nhà quản trị: • Có tầm nhìn quản trị tốt • Thích nghi tốt hơn • Nhận rõ, chấp nhận và thay đổi theo những xu hướng mới trong cạnh tranh • Thay đổi tư duy kinh doanh khép kín • Xác định được vai trò của mình trong quy trình sản xuất sản phẩm/cung ứng dịch vụ 2.1. Hoạt động kinh doanh 2.1.4. TƯ DUY KINH DOANH Biểu hiện thường thấy của một tư duy kinh doanh tốt: • Dựa trên một nền tảng kiến thức tốt • Thể hiện tính định hướng chiến lược và rõ ràng • Thể hiện tính độc lập của tư duy • Thể hiện tính sáng tạo • Thể hiện tính đa chiều và đa dạng • Tập hợp và phát huy được năng lực của nhân viên dưới quyền • Thể hiện khả năng tổ chức thực hiện 4
- Chương 2: Kinh doanh 2.1. Hoạt động kinh doanh 2.1.4. TƯ DUY KINH DOANH Tư duy kinh doanh của bà Thái Hương (Tài liệu đi kèm): 2.1. Hoạt động kinh doanh 2.1.4. TƯ DUY KINH DOANH Tư duy kinh doanh của Đặng Lê Nguyên Vũ (Tài liệu đi kèm): 2.2. Phân loại hoạt động kinh doanh CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ PHÂN LOẠI: 1. Ngành kinh tế - kỹ thuật 2. Loại hình sản xuất 3. Phương pháp tổ chức sản xuất 4. Hình thức pháp lý 5. Tính chất sở hữu 6. Tính chất đơn hay đa ngành 7. Tính chất kinh doanh trong nước hay quốc tế 5
- Chương 2: Kinh doanh 2.2. Phân loại hoạt động kinh doanh 1. NGÀNH KINH TẾ - KỸ THUẬT Đây là việc phân nhóm các bộ phận của nền kinh tế theo các đặc trưng của quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ. Có nhiều cách phân loại: Theo cách phân loại truyền thống: chia 4 khu vực Theo phân ngành chuẩn quốc tế phân ngành của từng quốc gia Phân chia thành 3 lại: sản xuất, dịch vụ, kinh doanh sản xuất và dịch vụ 2.2. Phân loại hoạt động kinh doanh 2. LOẠI HÌNH SẢN XUẤT Loại hình sản xuất là đặc tính tổ chức – kỹ thuật tổng hợp nhất của sản xuất, được quy định bởi trình độ chuyên môn hóa của nơi làm việc, số chủng loại và tính ổn định của đối tượng chế biến trên nơi làm việc. Phân chia thành: Loại hình sản xuất khối lượng lớn Loại hình sản xuất hàng loạt Loại hình sản xuất đơn chiếc 2.2. Phân loại hoạt động kinh doanh 3. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT Phương pháp sản xuất dây chuyền Phương pháp sản xuất theo nhóm Phương pháp sản xuất đơn chiếc 6
- Chương 2: Kinh doanh 2.2. Phân loại hoạt động kinh doanh 4. HÌNH THỨC PHÁP LÝ Xét theo hình thức pháp lý, ở nước ta hiện nay có các nhóm đối tượng kinh doanh chủ yếu sau: Nhóm đối tượng kinh doanh được gọi là doanh nghiệp Nhóm đối tượng kinh doanh chưa được gọi là doanh nghiệp Nhóm đối tượng kinh doanh không là doanh nghiệp 2.2. Phân loại hoạt động kinh doanh 4. HÌNH THỨC PHÁP LÝ Doanh nghiệp • Doanh nghiệp tư nhân • Công ty TNHH một thành viên • Công ty TNHH hai thành viên trở lên • Công ty cổ phần • Công ty hợp danh Hợp tác xã Kinh doanh theo Nghị định 66/HĐBT ngày 02.03.1992 Nhóm công ty Doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp nước ngoài (FDI) 2.2. Phân loại hoạt động kinh doanh 4. HÌNH THỨC PHÁP LÝ Doanh nghiệp tư nhân Do một cá nhân làm chủ, tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Huy động vốn từ vốn chủ sở hữu, vốn tín dụng. • Ưu điểm: khả năng kiểm soát doanh nghiệp tối đa • Hạn chế: khả năng huy động vốn phụ thuộc vào kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp 7
- Chương 2: Kinh doanh 2.2. Phân loại hoạt động kinh doanh 4. HÌNH THỨC PHÁP LÝ Công ty TNHH • Công ty TNHH một thành viên: do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu o Có tư cách pháp nhân kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. o Được phép phát hành trái phiếu. • Công ty TNHH hai thành viên trở lên: thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50. o Có tư cách pháp nhân kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. o Được phép phát hành trái phiếu. 2.2. Phân loại hoạt động kinh doanh 4. HÌNH THỨC PHÁP LÝ Công ty cổ phần • Loại hình doanh nghiệp được hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông • Cần có tối thiểu 3 cổ đông, không quy định số lượng thành viên tối đa • Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. • Ưu điểm: chế độ trách nhiệm hữu hạn, cơ cấu vốn linh hoạt, huy động vốn (phát hành chứng khoán, tín dụng,..) • Hạn chế: việc quản lý và điều hành tương đối phức tạp 2.2. Phân loại hoạt động kinh doanh 4. HÌNH THỨC PHÁP LÝ Công ty hợp danh • Loại hình doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty. • Thành viên hợp danh là cá nhân, có trình độ chuyên môn, uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. • Thành viên góp vốn chị chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. • Có tư cách pháp nhân kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 8
- Chương 2: Kinh doanh 2.2. Phân loại hoạt động kinh doanh 4. HÌNH THỨC PHÁP LÝ Hợp tác xã • Là một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, hoạt động theo Luật hợp tác xã • Là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra để phát huy sức mạnh tập thể, cùng nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh. 2.2. Phân loại hoạt động kinh doanh 4. HÌNH THỨC PHÁP LÝ Kinh doanh theo nghị định 66 • Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên mười lao động phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp 2.2. Phân loại hoạt động kinh doanh 4. HÌNH THỨC PHÁP LÝ Nhóm công ty • Tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. • Nhóm công ty bao gồm các hình thức: công ty mẹ - công ty con; tập đoàn kinh tế và các hình thức khác. 9
- Chương 2: Kinh doanh 2.2. Phân loại hoạt động kinh doanh 4. HÌNH THỨC PHÁP LÝ Doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp nước ngoài • Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký kết giữa Chính phủ VN và Chính phủ nước ngoài. • Doanh nghiệp nước ngoài là doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. BÀI TẬP Phân biệt doanh nghiệp tư nhân với công ty hợp danh Phân biệt công ty TNHH với công ty Cổ phần Phân biệt doanh nghiệp tư nhân với Kinh doanh theo NĐ 66 2.2. Phân loại hoạt động kinh doanh 5. TÍNH CHẤT SỞ HỮU Căn cứ vào hình thức sở hữu có thể chia thành kinh doanh một chủ sở hữu và kinh doanh nhiều chủ sở hữu. Trong đó: Kinh doanh một chủ sở hữu: chủ sở hữu là cá nhân (DN tư nhân và kinh doanh cá thể); chủ sở hữu là tổ chức (Cty TNHH một thành viên) Kinh doanh nhiều chủ sở hữu: chủ sở hữu là các cá nhân (hợp tác xã, cty TNHH có trên một thành viên, cty cổ phần, cty hợp danh và nhiều người KD theo NĐ 66/HĐBT; chủ sở hữu là các tổ chức (cty TNHH có trên một thành viên mà các tổ chức cùng nhau thành lập) 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh thương mại dịch vụ
124 p | 477 | 78
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh nông nghiệp - Nguyễn Anh Trụ
176 p | 408 | 72
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh - TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi
67 p | 345 | 67
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh: Chương 1 - PGS.TS. Trần Việt Lâm
25 p | 198 | 36
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh: Chương 3 - PGS.TS. Trần Việt Lâm
29 p | 209 | 33
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh: Chương 5 - TS. Vũ Trọng Nghĩa
70 p | 218 | 29
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh 1 - ThS. Nguyễn Thị Phương Linh
159 p | 545 | 28
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh: Chương 8 - GV. Dương Công Doanh
38 p | 152 | 28
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh: Chương 2 - PGS.TS. Trần Việt Lâm
42 p | 143 | 26
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh: Chương 4 - TS. Vũ Trọng Nghĩa
46 p | 181 | 21
-
Tập bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế
158 p | 90 | 19
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh: Chương 2 - GV. Dương Công Doanh
69 p | 228 | 15
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh: Chương 6 - TS. Vũ Trọng Nghĩa
98 p | 181 | 13
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế - Bài 6: Quản trị nhân lực quốc tế (TS. Nguyễn Thị Thu Hường)
27 p | 86 | 12
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế - Trường ĐH Tài chính - Marketing
95 p | 78 | 10
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh 1 - ThS. Nguyễn Phương Linh
161 p | 151 | 9
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh: Chương 1 - ThS. Lê Văn Hòa
15 p | 113 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn