Nâng cao hiệu quả trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Văn
lượt xem 30
download
Dạy văn và học văn là giúp con người hình thành nên nhân cách đẹp . Với đặc điểm tâm hồn và truyền thống của người Việt Nam có lẽ không lâu nữa môn văn sẽ được coi trọng hơn và trở về đúng vị trí của nó trong đời sống xã hội .Vì vậy việc rèn luyện học sinh giỏi văn cũng là một trong những vấn đề khá quan trọng , chiếm vị trí không nhỏ trong nhà trường phổ thông.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nâng cao hiệu quả trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Văn
- Nâng cao hiệu quả trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Văn I/ĐẶT VẤN ĐỀ : Dạy văn và học văn là giúp con người hình thành nên nhân cách đẹp . Với đặc điểm tâm hồn và truyền thống của người Việt Nam có lẽ không lâu nữa môn văn sẽ được coi trọng hơn và trở về đúng vị trí của nó trong đời sống xã hội .Vì vậy việc rèn luyện học sinh giỏi văn cũng là một trong những vấn đề khá quan trọng , chiếm vị trí không nhỏ trong nhà trường phổ thông . Thế nhưng trước thực trạng hiện nay phan nhiều học sinh chưa thực sự yêu thích môn văn , các em thường đầu tư vào các môn tự nhiên nhằm mục đích chọn ngành nghề sau này .Theo quan điểm các em và cả không ít bậc phụ huynh đều hướng vào việc luyện thi đại học các ngành thuộc khối A. Vì vậy môn văn ít được các em đặt nặng.
- Việc tuyển chọn học sinh giỏi văn b ước đầu gặp không ít khó khăn ,có những học sinh thực sự giỏi văn nhưng lại không chọn thi môn văn, lại có những học sinh chọn thi môn văn thì lại không giỏi lắm. Vấn đề đặt ra cho mỗi giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn văn chúng tôi là phải luôn tìm giải pháp thích hợp để làm sao cho việc rèn luyện học sinh đạt kết quả trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi của ngành. Được sự phân công của Ban giám hiệu , thực hiện bồi dưỡng học sinh giỏi văn cấp THCS nhiều năm qua , tôi tự rút ra được một ít kinh nghiệm trong việc hướng dẫn các em học tập môn văn và dự thi học sinh giỏi đạt kết quả khá cao . II/ BIỆN PHÁP VÀ QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC : Dạy văn đã khó, dạy học sinh giỏi văn lại là một công việc vô cùng khó khăn. Làm thế nào để học sinh say mê học tập , ngày càng hứng thú với môn học mình đã chọn là một việc không dễ chút n ào . Người giáo viên phải là người khơi mở tâm hồn các em ,làm cho các em biết rung động trước vẻ đẹp của văn chương , cảm thụ được sâu sắc trong từng tác phẩm . Trước những khó khăn đó đòi hỏi người thầy phải có nhiều tâm huyết , phải kiên trì từ những ngày đầu tiên rèn luyện. Để việc giảng dạy HS giỏi đạt hiệu quả , chúng tôi tiến h ành qua các bước sau:
- 1/ Phát hiện và tuyển chọn học sinh : Đây là khâu đầu tiên vô cùng quan trọng trong công tác bối dưỡng HS giỏi .Được sự quan tâm của Ban giám hiệu trường , vấn đề phát hiện HS giỏi đ ược đặt ngay từ năm học đầu cấp . Căn cứ vào điểm trúng tuyển , căn cứ th ành tích học tập của học sinh ở bậc tiểu học , trường đã có hướng đầu tư cho các em ở tất cả các môm từ năm lớp 6 . Sau khi tuyển học sinh vào , trường xếp riêng các em HS giỏi vào một lớp .Việc phân loại HS để dạy cũng có nhiều thuận lợi , giáo viên rất dễ mở rộng kiến thức cho các em , với trình độ tương đương nhau ở lớp này , học sinh cũng dễ tiếp thu và thường tranh nhau học tập để vươn lên , kết quả học tập của các em cuối năm đạt loại khá giỏi từ 90 đến 100 % . Đến năm lớp 8, trường đẩy mạnh công tác bồi dưỡng HS giỏi , phân công giáo viên phụ trách bồi dưỡng trực tiếp dạy lớp này ở tất cả các môn . Đối với môn văn , từ ch ương trình lớp 8 các em bắt đầu học văn nghị luận .Vì vậy việc bắt tay vào việc rèn luyện học sinh từ năm lớp 8 là kịp thời và đúng lúc . Dạy HS giỏi cần phải mở rộng cho các em ở các phân môn . Chẳng hạn , đối với môn giảng văn ngo ài việc hướng dẫn các em hiểu nội dung tác phẩm , giáo viên liên hệ thêm các vấn đề có liên quan đến tác phẩm đó hoặc cùng một tác giả giáo viên có thể giảng thêm một số bài ngoài chương trình . Dần dần các em sẽ có tầm nh ìn xa hơn , cảm nhận tác phẩm với chiều sâu hơn về mọi mặt , hiểu thêm về phong cách riêng của từng tác giả , điều này chỉ có học sinh giỏi mới nắm bắt kịp . Đối với môn tập làm văn , ngoài dàn bài cơ bản của văn nghị luận , ngoài kĩ năng viết văn theo yêu cầu thông thường , giáo
- viên cũng cần trang bị cho các em kĩ năng cao h ơn trong bài viết . Chẳng hạn khi hướng dẫn HS làm bài văn chứng minh : Ở các lớp đại trà chỉ yêu cầu các em hiểu nội dung đề bài , nắm dược yêu cầu bài văn chứng minh và thực hiện theo dàn bài chung là đạt . Nhưng dạy học sinh lớp chọn , yêu cầu các em phải biết sáng tạo thêm , sưu tầm thêm những dẫn chứng mới lạ , khi đưa dẫn chứng vào bài còn phải biết phân tích dẫn chứng bằng góc độ hiều biết của các em , chứ không chỉ nêu dẫn chứng là đủ . Qua thực tế cho thấy , bao giờ b ài làm của các em lớp chọn cũng có những nét nổi bật, sâu sắc, mới lạ hơn bài của học sinh các lớp khác . Được trực tiếp dạy đối tượng học sinh lớp chọn từ năm lớp 8, n ên việc phát hiện và tuyển chọn các em vào đội tuyển học sinh giỏi văn của trường gặp nhiều thuận lợi. Thế là đến đầu năm lớp 9, trường đưa ra chỉ tiêu chọn học sinh giỏi ở các môn để bồi dưỡng trái buổi. Qua một năm giảng dạy, tôi đã phát hiện ra những em có năng khiếu đặc biệt từ các bài viết, tôi khuyến khích các em đăng ký dự thi môn văn. Tuy nhiên việc lựa chọn này cũng gặp khó khăn bước đầu : có những học sinh yêu thích môn văn tự nguyện đăng ký vào đội tuyển, nhưng bên cạnh đó một số học sinh có năng khiếu lại không thích thi văn. Đứng trước hiện trạng này, giáo viên cần khéo léo giảng giải cho các em hiểu, thuyết phục các em bằng việc chỉ ra những yếu tố cần có của một học sinh giỏi văn. Chẳng hạn giáo viên nêu ra : học sinh giỏi văn là học sinh thực sự có năng khiếu môn văn, ngo ài ra các em phải biết rung động trước bài văn hay, có cảm xúc thẩm mỹ và biết sáng tạo trong bài
- văn, những trường hợp này không phải ai cũng có được. Khi học sinh hiểu được mình thuộc những tiêu chuẩn trên, các em sẽ thấy phấn khởi và lựa chọn ngay. Phát hiện và tuyển chọn học sinh thực sự có năng khiếu và yêu thích môn văn cùng với việc đã được đầu tư kiến thức từ những năm học trước sẽ thuận lợi rất nhiều cho người giáo viên giảng dạy. Đây là khâu đầu tiên quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Trước thuận lợi này nhiều năm qua đội tuyển học sinh giỏi trường tôi luôn chiếm ưu thế trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Có năm, học sinh đạt giải với số điểm cao nhất, nhì trong tỉnh. 2. Nội dung giảng dạy : Sau khi chọn học sinh vào đội tuyển, chúng tôi tiến h ành bồi dưỡng các em bằng những giờ phụ đạo trái buổi từ đầu năm lớp 9 . Trường lên thời khoá biểu cụ thể mỗi tuần 2 buổi. Đối với môn văn, mỗi buổi giáo viên chỉ cần dạy 3 tiết là đủ, không nên dạy nhiều tiết trên 1 buổi, tránh dồn ép quá tải các em sẽ không tiếp nhận hết. Vấn đề đặt ra là nội dung giảng dạy : cần phải dạy học sinh những kiến thức gì? Phương pháp dạy như thế nào? Đây cũng là một khâu không kém phần quan trọng. Từ trước đến giờ chưa có ai biên soạn một chương trình nào riêng cho việc
- bồi dưỡng học sinh giỏi, có chăng chỉ là những phạm vi giới hạn chung cho một cấp học. Vì vậy mỗi giáo viên tự biên soạn cho mình nội dung kiến thức và tự vận dụng phương pháp truyền đạt của mình cho học sinh cảm nhận. Ở mặt này tôi chia làm 2 khâu : - Trước tiên là hệ thống lại kiến thức cho học sinh, giảng kỹ từng phần cho các em nắm vững. Ngoài kiến thức đã học trên lớp, tôi tổng hợp lại cho các em cả các giai đoạn văn học suốt các thời kỳ từ trước đến nay : Từ văn học dân gian, văn học trung đại, đến văn học hiện đại, mỗi thời kỳ chọn lọc những nét trọng tâm nổi bật cần nhớ cho các em khắc sâu. Dạy nhữn g bài trong tâm trong chương trình và cả những bài đọc thêm có trong từng giai đoạn văn học. Mặc dù ở mỗi năm học, mỗi phần giáo viên đều có ôn tập, tổng hợp lại kiến thức nhưng thực tế cho thấy học sinh vẫn còn rất yếu về khả năng khái quát, các em dễ nhầm lẫn các tác phẩm các tác phẩm khác nhau trong các giai đoạn văn học n ên khi đưa ra dẫn chứng thường sai lệch. Chẳng hạn có một lần thi học sinh giỏi cấp tỉnh, đề b ài yêu cầu phân tích hình ảnh người phụ nữ trong văn học thời phong kiến giai đoạn từ thế kỉ V đến hết thế kỉ XIX. Rất nhiều học sinh đ ưa vào phân tích hình ảnh chị Dậu trong tác phẩm “Tắt Đèn” của Ngô Tất Tố. Điều n ày cho thấy các em chưa nắm rõ các giai đoạn văn học cụ thể.
- Giáo viên cũng cần hướng dẫn các em phân biệt rõ nét đặc điểm văn học của từng thời kỳ, mỗi thời đại văn học sẽ gắn liền với lịch sử, từ đó nội dung phản ánh trong từng tác phẩm cũng theo xu hướng của thời đại. Có thế các em sẽ không bị lạc đề khi gặp đề bài tổng hợp cả giai đoạn văn học. Trong quá trình khái quát từng giai đoạn văn học cũng cần giảng lại nội dung chính của mỗi tác phẩm, mở rộng các vấn đề có liên quan đến tác phẩm. Ví dụ khi ôn bài “chạy giặc” của Nguyễn Đình Chiểu cần liên hệ đến bài khác nhưng cùng tác giả đó và cùng thể hiện nội dung như bài “Xúc cảnh” chẳng hạn. Khi dạy bài “Qua Đèo Ngang” cũng cần liên hệ thêm bài “Chiều hôm nhớ nhà” của bà Huyện Thanh Quan. Dạy bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến cũng phải giới thiệu thêm bài “Thu vịnh”, “Thu ẩm”… Có thế học sinh mới có tầm nh ìn xa hơn về nội dung tác phẩm, hiểu sâu th êm về phong cách sáng tác của từng tác giả, khi gặp dạng đề tổng hợp yêu cầu phân tích một vài tác phẩm hoặc phân tích sánh đôi hai tác phẩm một lúc, các em sẽ không bở ngở. Nói chung, về phần kiến thức khi dạy cho học sinh giỏi, tôi soạn kỹ nội dung văn học suốt các thời kỳ, kể cả các tác phẩm học sinh đ ã học ở những năm lớp 6, lớp 7, làm sao cho các em hình thành cả một nền văn học Việt Nam trong trí nhớ và sắp xếp có hệ thống, buộc các em phải nhớ. Ngo ài ra học sinh cũng cần phải thuộc một số tác phẩm tiêu biểu để làm tư liệu dẫn chứng.
- - Khi học sinh đã nắm được nội dung kiến thức, bước tiếp theo là luyện cho các em kỹ năng làm bài. Phần nhiều học sinh còn vụng về trong cách viết văn, các em chưa biết sắp xếp hợp lý theo lô gích trong quá trình làm bài, từ đó diễn đạt lan man không rõ ý, ho ặc còn lập lại ý vừa diễn đạt, có khi đưa đến sai yêu cầu của đề bài. Vì vậy tập cho các em có thói quen thực hiện theo trình tự là việc làm trước tiên trong quá trình rèn luyện kỹ năng. Trước tiên , tập cho HS cách nhận dạng đề , tìm hiểu các yêu cầu của đề bài , phân tích tích đề và lập dàn ý trước khi làm bài . Muốn làm được việc này , giáo viên cần sưu tầm nhiều đề bài với nhiều dạng khác nhau để các em phân biệt thể loại , xong rồi chọn vài đề cụ thể hướng dẫn các em phân biệt thể loại , xong rồi chọn vài đề cụ thể hướng dẫn các em thực hiện . Trước một đề bài , HS xác định được đề bài có mấy yêu cầu ? ( yêu cầu về thể loại , yêu cầu về nội dung ) , xác định từ ngữ trọng tâm của đề bài , gạch dưới để nhấn mạnh , xong tiến h ành chọn dàn ý . Cần phải cho HS có thói quen lập dàn ý trước khi làm bài , có thế khi tiến hành viết văn các em sẽ không lúng túng vì có chỗ dựa để làm , bài viết sẽ đi đúng hướng . Khi học sinh đã định hướng được những việc cần làm , bước tiếp theo cần luyện cho các em cách sử dụng ngôn ngữ diễn đạt . Việc lựa chọn từ ngữ không khéo sẽ dẫn đến bài văn thiếu mạch lạc hoặc bình luận không rõ vấn đề . Vì vậy phải rèn luyện cho học sinh ngay trong từng câu văn , khi các em viết chưa lưu
- loát . Giáo viên sẽ chọn một vài câu điển hình để sửa chung cho cả nhóm , sửa cả những trường hợp các em dùng lỗi lặp , có thể chỉ cách cho các em cùng một tên gọi nhưng có thể diễn đạt bằng nhiều kiểu khác nhau , tránh lặp lại từ đ ã dùng . Nắm vững kĩ năng làm bài , diễn đạt ý lưu loát bài văn học sinh sẽ gây sức thu hút cho người đọc . 3/ Thực hành trên bài viết : Học sinh nắm vững nội dung kiến thức, hiểu rõ kĩ năng làm bài , giáo viên bắt đầu hướng dẫn các em thực hành một số đề bài cụ thể . Đề bài phải được chọn lọc mới, lạ có tính chất khơi mở cho các em tìm tòi . Có thể chọn những đề chìm cho học sinh tự tìm ra những yêu cầu của đề hoặc các đề có tính chất tổng hợp cả giai đoạn , cũng có thể chọn các đề phân tích , b ình luận sánh đôi , các đề có đối chiếu với vấn đề khác… Tập cho các em quen dần với những vấn đề khó nhận dạng để các em thực h ành . Xong, giáo viên chấm và chỉ ra những thiếu sót cho học sinh rõ . Chẳng hạn : ở đề bài chứng minh hay phân tích đòi hỏi HS phải biết vận dụng sáng tạo từ vốn kiến thức sẳn có của m ình về văn học và xã hội . Bài viết phải có ý mới mẻ , xuất phát từ khả năng hiểu biết của các em .
- Đối với đề bài bình luận , yêu cầu HS có vốn kiến thức về đời sống xã hội phong phú , có cái nhìn sâu xa về thực tế , bài viết phải có sức thuyết phục cao . Có được điều này học sinh phải biết biến kiến thức của thầy , của tài liệu thành kiến thức của mình , phải có được những ý kiến thuyết phục trước vấn đề đặt ra . Việc chấm và sửa bài HS đòi hỏi giáo viên phải tốn nhiều thời gian và công sức , bởi lẽ qua quá trình rèn luyện, thành quả đạt được là từ bài làm mà các em thể hiện lên . Vì vậy phải xem xét kĩ từ nội dung đến hình thức diễn đạt, sửa cho các em trong từng câu văn khi viết chưa lưu loát hoặc liên kết ý trong từng đoạn chưa rõ ràng . Điều này phải căn cứ vào thực tế bài làm của học sinh để chỉ ra cho các em thấy khuyết điểm của mình . Sau mỗi bài làm được giáo viên sửa kĩ , học sinh sẽ có thêm kinh nghiệm để làm ở những bài tiếp theo . 4/ Hướng dẫn học sinh tự học : Ngoài việc được giáo viên giảng dạy trên lớp , được tiếp cận kiến thức từ sách giáo khoa , học sinh cũng cần có thời gian tự học ở nhà. Trong việc tích luỹ kiến thức , bước tự học có vai trò quan trọng. Một trong những “tiêu chuẩn” của học sinh giỏi là vốn kiến thức ( về văn ch ương , về cuộc đời ) phải phong phú , sâu rộng , chắc chắn và có hệ thống. Những kiến thức mà các em thu lượm được trong nhà trường , trong bài giảng của giáo viên chưa đủ.
- Các em còn phải tích luỹ thêm qua con đường tự đọc sách. Tuy nhiên việc tự học này, cũng phải theo trình tự, cần có sự hướng dẫn của giáo viên : phải chọn tài liệu gì để đọc? Khi đọc phải đảm bảo yêu cầu : đọc có hệ thống, đọc theo mục đích, đọc theo đề tài, đọc để mở rộng… có thế các em mới nắm vững kiến thức vừa đọc. Giáo viên còn phải hướng dẫn các em sưu tầm thêm những câu ca dao, tục ngữ, những bài thơ hoặc các câu thơ trong những bài thơ dài, ghi lại để làm tư liệu dẫn chứng, các em phải biết ghi lại theo nhóm cùng thể hiện nội dung. Ví dụ: - Những câu ca dao, tục ngữ mang tính triết lý, mang ý nghĩa giáo dục - Những câu ca dao, tục ngữ nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. - Những bài thơ nói lên tình yêu thiên nhiên của các tác giả thời trung đại… Biết phân nhóm theo cùng nội dung và thuộc bài các em sẽ dễ dàng vận dụng trong quá trình làm bài không ph ải mất nhiều thời gian chọn lọc.
- Ở khả năng tự học còn yêu cầu học sinh phải đọc th êm những bài văn mẫu được chọn lọc từ các kỳ thi học sinh giỏi để các em bổ sung vốn kiến thức của mình, đọc cả những bài bình luận văn học của các tác giả lớn để mở rộng tầm hiểu biết, học tập cách bình luận ở góc độ cao hơn. Học sinh cần phải hiểu tầm quan trọng của việc tự học để các em có sự cố gắng tìm tài liệu và tự nghiên cứu. Tóm lại, muốn đạt được kết quả cao trong kỳ thi chọn học sinh giỏi môn văn, không chỉ nhờ sự hướng dẫn của thầy mà còn có sự kết hợp về khả năng tự rèn luyện của các em. III/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC : Qua thực tế bồi dưỡng học sinh giỏi văn trong các kỳ thi chọn học sinh của nghành, áp dụng theo cách dạy trên, đúc kết kinh nghiệm của từng năm tôi thấy kết quả có sự gia tăng, thành tích đạt được năm sau luôn cao hơn năm trước. Thống kê kết quả của học sinh giỏi văn cấp tỉnh những năm qua nh ư sau :
- NĂM HỌC TỔNG SỐ HS DỰ KẾT QUẢ ĐẠT DANH HIỆU ĐƯỢC THI 1 giải nhì, 2 giải 1998 - 1999 04 (HS) 03 ba 1999 - 2000 07 (HS) 06 2 giải nhì, 4 giải 2001 - 2002 07 (HS) 06 ba 3 giải nhì, 3 giải ba IV/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM : Để đạt được kết quả cao trong quá trình bồi dưỡng học sinh dự thi chọn học sinh giỏi chúng tôi phải bỏ nhiều tâm huyết , kiên trì , chịu khó tìm tòi và phát hiện những điều mới lạ để truyền đạt cho học sinh . Đi vào thực tế việc bồi dưỡng học sinh giỏi có nhiều khâu phong phú và phức tạp như kỹ năng viết , kỹ năng trình
- bày … Tuy nhiên ở phàm vi giới hạn tôi chỉ trình bày những su y nghĩ riêng của mình trong quá trình thực hiện nhiều năm qua, những việc trọng tâm mình đã làm : - Thực tế cho thấy việc phát hiện và chọn học sinh giỏi phải có sự hổ trợ của Ban giám hiệu trường , phải được đầu tư từ những năm học trước , đồng thời phải có sự tự nguyện của học sinh khi tham gia học tập cũng nh ư khi đăng kí dự thi . - Nội dung giảng dạy được biên soạn chu đáo , mở rộng các vấn đề xa hơn và truyền đạt có hệ thống , kết hợp với việc rèn luyện kĩ năng viết văn cho học sinh , tập cho các em có thói quen sắp xếp theo trình tự trước khi làm để đi đúng hướng . -Hướng dẫn học sinh thực hành trên cơ sở chọn lọc kĩ các dạng đề , chấm và sửa bài cụ thể từng chi tiết cho học sinh , rèn luyện phong cách viết văn theo yêu cầu . - Học sinh tự học, tự tìm tòi nghiên cứu tài liệu theo sự hướng dẫn của giáo viên, bổ sung thêm kiến thức cho phong phú .
- Muốn việc bối dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả tốt theo tôi cần phải có sự kết hợp nhiều mặt : + Trước tiên giáo viên phải yêu nghề , có bản lĩnh và có tinh thần trách nhiệm cao . + Học sinh phải có năng khiếu , biết đam m ê và chịu khó học tập . Các em phải biết rung động trước vẻ đẹp của văn chương và biết biến những rung cảm ấy thành lời , thành bài làm văn qua cách tiếp nhận của chính mình . + Có sự hổ trợ của lãnh đạo trong việc chọn lựa học sinh . Đó là những điều kiện không thể thiếu được để đạt kết quả tốt . V/ KẾT LUẬN : Trãi qua thực tế giảng dạy mỗi giáo viên đều rút ra được cho mình một ít kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng HS giỏi . Tuy nhiên đây chỉ là kinh nghiệm cá nhân , còn tu ỳ thuộc vào điều kiện của từng trường, từng địa phương khác nhau sẽ có thêm những kinh nghiệm hay và mới mẽ hơn nữa. Rất mong được trao đổi, học tập, bổ sung thêm từ các kinh nghiêm của đồng nghiệp để công tác bồi d ưỡng học sinh giỏi ngày càng đạt thành tích cao hơn.
- -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác văn thư lưu trữ ở trường THPT
16 p | 3889 | 772
-
Sáng kiến kinh nghiệm để tài: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh
24 p | 4220 | 603
-
SKKN: Nâng cao hiệu quả dạy và học môn Tiếng Anh bậc THCS bằng các thủ thuật dạy học mới
15 p | 1038 | 253
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả cải cách hành chính trong nhà trường
10 p | 3641 | 215
-
SKKN: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy phân môn Vẽ trang trí ở trường THCS
16 p | 1199 | 200
-
SKKN: Nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học tế bào (Sinh học 10)
32 p | 500 | 72
-
SKKN: Sử dụng phương tiện hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy thực hành Địa lý ở trung tâm giáo dục thường xuyên
17 p | 132 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác văn thư, lưu trữ ở trường THPT Lưu Hoàng
24 p | 26 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng đồ dùng, thiết bị môn Vật lý ở trường THCS
20 p | 61 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ ở trường Tiểu học Ninh Thắng
11 p | 73 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học phần Lịch sử Thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại qua phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức
19 p | 112 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn ở trường THPT Đặng Thai Mai
51 p | 13 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc triển khai các cuộc vận động và phong trào thi đua tại trường THPT Đô Lương 4
49 p | 21 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kiểm tra từ vựng thường xuyên để nâng cao hiệu quả học tập môn Tiếng Anh lớp 8 tại trường THCS Bình An, thị xã Dĩ An
31 p | 34 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 6
20 p | 47 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy chủ đề Ancol - Hóa học 11
71 p | 12 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục phẩm chất phát triển năng lực cho học sinh qua hoạt động dạy học
20 p | 31 | 3
-
SKKN: Kỹ năng dồn biến để giải bài toán tìm cực trị của biểu thức, nhằm nâng cao hiệu quả của việc ôn tập học sinh giỏi và thi THPT Quốc Gia tại trường THPT Như Thanh
23 p | 37 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn