Nâng cao năng lực phân phối hàng hóa của Việt Nam tại thị trường nội địa: Phần 2 - TS. Phạm Hồng Tú
lượt xem 5
download
Nội dung cuốn sách "Nâng cao năng lực phân phối hàng hóa của Việt Nam tại thị trường nội địa" gồm có 3 chương, trình bày như sau: Một số vấn để lý luận về nâng cao năng lực dịch vụ phân phối trong nền kinh tế; thực trạng và triển vọng nâng cao năng lực dịch vụ phân phối hàng hóa của Việt Nam ở thị trường nội địa; quan điểm, định hướng và giải pháp nâng cao năng lực ngành dịch vụ phân phối hàng hóa của Việt Nam tại thị trường nội địa giai đoạn 2018 - 2030.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nâng cao năng lực phân phối hàng hóa của Việt Nam tại thị trường nội địa: Phần 2 - TS. Phạm Hồng Tú
- Chương III QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC NGÀNH DỊCH VỤ PHÂN PHỐI HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA GIAI ĐOẠN 2018 - 2030 3.1. Quan điểm, định hướng nâng cao năng lực ngành dịch vụ phân phối của Việt Nam tại thị trường nội địa giai đoạn 2018-2030 3.1.1. Khung khổ xây dựng quan điểm, định hướng nâng cao năng lực ngành dịch vụ phân phối của Việt Nam tại thị trường nội địa giai đoạn 2018-2030 Việc nâng cao năng lực của ngành dịch vụ phân phối trong nền kinh tế có liên quan đến các ngành, các cấp quản lý và doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên, Bộ Công Thương là cơ quan Chính phủ trực tiếp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về dịch vụ phân phối trong nền kinh tế đóng vai trò chủ thể trong việc nâng cao năng lực của ngành. Trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2030, việc nâng cao năng lực ngành dịch vụ phân phối sẽ tập trung vào những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Xây dựng và thực thi hệ thống luật pháp hoàn chỉnh nhằm đảm bảo môi trường pháp lý minh bạch, môi trường kinh 147
- doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường dịch vụ phân phối; - Xây dựng và thực thi định hướng phát triển ngành và thị trường dịch vụ phân phối thông qua các công cụ như chiến lược, qui hoạch và kế hoạch; - Tăng cường khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển kết cấu hạ tầng trong ngành dịch vụ phân phối; - Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ công cho các đối tượng tham gia thị trường dịch vụ phân phối; - Xây dựng và điều chỉnh hệ thống quản lý thị trường dịch vụ phân phối từ trung ương đến địa phương, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm soát thị trường dịch vụ phân phối. Việc nâng cao năng lực ngành dịch vụ phân phối hướng tới xây dựng lĩnh vực dịch vụ phân phối có cấu trúc hiện đại, nâng cao tính cạnh tranh và năng suất lao động phù hợp với mục tiêu phát triển nền kinh tế đã được xác định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 (cơ bản hoàn thành công nghiệp hóa theo hướng hiện đại vào năm 2020); tích cực và chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường dịch vụ phân phối thế giới, kết nối chặt chẽ với các chuỗi cung ứng/phân phân phối và chủ động xây dựng chuỗi cung ứng/phân phối hàng hóa của Việt Nam đến các thị trường trong khu vực ASEAN và khu vực châu Á - Thái Bình Dương. 148
- Trong giai đoạn 2018 - 2030, việc nâng cao năng lực ngành dịch vụ phân phối cần tập trung vào những giá trị cốt lõi sau: - Hỗ trợ đắc lực cho phát triển các ngành sản xuất công nghiệp và nông nghiệp trong nước trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa theo hướng hiện đại và hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và quốc tế; - Đảm bảo cung cấp hàng hóa phù hợp với trình độ phát triển của cầu, an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; - Nâng cao khả năng đóng góp của ngành dịch vụ phân phối vào tăng trưởng GDP và giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động trong ngành dịch vụ phân phối. 3.1.2. Quan điểm và mục tiêu nâng cao năng lực dịch vụ phân phối hàng hóa của Việt Nam tại thị trường nội địa 3.1.2.1. Quan điểm 1) Phát triển nhanh ngành dịch vụ phân phối gắn với xây dựng cấu trúc ngành theo hướng hiện đại và hỗ trợ phát triển các ngành sản xuất trong nước trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa. Hiện đại hóa ngành dịch vụ phân phối gắn với mở rộng tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước là yêu cầu xuyên suốt của Chiến lược. Phát triển nhanh ngành dịch vụ phân phối tương xứng với triển vọng tăng trưởng nhanh của tổng cầu trong nền kinh 149
- tế cả về số lượng, sự chuyển dịch cơ cấu và nâng cao trình độ tiêu dùng. Phát triển nhanh phải kết hợp với phát triển đồng bộ các phân ngành dịch vụ phân phối, đẩy mạnh quá trình hình thành và phát triển các loại hình phân phối hiện đại, chuyển mạnh từ phương thức kinh doanh truyền thống sang phương thức kinh doanh hiện đại, thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng đầu tư theo chiều sâu, nâng cao năng suất lao động và trình độ cạnh tranh trên thị trường dịch vụ phân phối. Xây dựng cấu trúc ngành theo hướng hiện đại phải trên cơ sở phát triển nhanh các doanh nghiệp phân phối lớn, thúc đẩy đầu tư nâng cấp các loại hình thương mại truyền thống, phát triển các hộ kinh doanh nhỏ theo những tiêu chí, tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ văn minh thương nghiệp. Phải đặc biệt coi trọng phát triển các kênh phân phối hàng hóa sản xuất trong nước, từng bước xây dựng các chuỗi cung ứng/phân phối hàng hóa qui mô lớn theo cơ chế cầu kéo có sự tham gia của các doanh nghiệp phân phối lớn, doanh nghiệp logistics, các trang trại và doanh nghiệp sản xuất trong nước. 2) Đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý dịch vụ phân phối phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo lập và duy trì môi trường kinh doanh bảo đảm quyền tự chủ, tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể trên thị trường dịch vụ phân phối. Đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý lĩnh vực dịch vụ phân phối một cách đồng bộ và phù hợp với lộ trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo 150
- chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2011- 2020. Đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý lĩnh vực dịch vụ phân phối cần phân định rõ chức năng quản lý nhà nước với quản lý kinh doanh của doanh nghiệp; phân định rõ chức năng và cơ chế quản lý giữa các cơ quan chuyên ngành (y tế, môi trường, khoa học công nghệ…) với cơ quan quản lý hoạt động phân phối của Bộ Công Thương; xây dựng hệ thống quản lý từ trung ương đến địa phương đảm bảo tính thống nhất, minh bạch và giảm bớt thủ tục hành chính. Đẩy mạnh công tác sửa đổi, ban hành mới các văn bản luật và dưới luật điều chỉnh các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phân phối đảm bảo quyền tự chủ, tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể trên thị trường dịch vụ phân phối. Đổi mới, hoàn thiên cơ chế, chính sách quản lý lĩnh vực dịch vụ phân phối phải trên cơ sở tham vấn rộng rãi ý kiến của các chủ thể tham gia thị trường dịch vụ phân phối, các tổ chức nghề nghiệp cũng như ý kiến của người tiêu dùng và Hiệp hội người tiêu dùng. 3) Phát triển ngành dịch vụ phân phối gắn với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của nền kinh tế, tranh thủ nguồn lực bên ngoài, phát huy tối đa nội lực, thúc đẩy các doanh nghiệp phân phối lớn mở rộng nguồn cung trong nước, xây dựng các kênh phân phối kết hợp với tăng cường đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Thực hiện cam kết mở cửa thị trường dịch vụ phân phối, tiếp tục thu hút các nhà phân phối nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam trên cả 4 phân ngành, nâng cao tính cạnh 151
- tranh trên thị trường và tham gia tích cực vào quá trình hiện đại hóa ngành dịch vụ phân phối. Thu hút các doanh nghiệp phân phối nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam phải gắn liền nâng cao khả năng kiểm soát chống độc quyền. Tích cực đàm phán song phương và đa phương, hỗ trợ các doanh nghiệp phân phối trong nước khai thác tối đa cơ hội đầu tư ra nước ngoài. Quá trình tham gia vào các chuỗi cung ứng/phân phối ở phạm vi khu vực và toàn cầu phải gắn liền với quá trình xây dựng và mở rộng nguồn cung trong nước, xây dựng các chuỗi cung ứng/phân phối hàng hóa trong nước cả theo cơ chế cung đẩy và cơ chế cầu kéo. 4) Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và nâng cao giá trị dịch vụ gia tăng trong các phân ngành phân phối bán buôn, bán lẻ đáp ứng yêu cầu phát triển theo hướng văn minh, hiện đại. Nâng cao chất lượng qui hoạch phát triển các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại trên phạm vi cả nước cũng như tại từng địa phương. Qui hoạch là công cụ cần thiết, quan trọng để Nhà nước định hướng thu hút các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong ngành dịch vụ phân phối theo cơ chế thị trường. Chú trọng phát triển kết cấu hạ tầng thương mại phục vụ cho quá trình vận động hàng hóa từ người sản xuất đến người bán lẻ, đặc biệt nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ logistics, phát triển các chuỗi cung ứng/phân phối hàng hóa sản xuất trong nước. Đẩy mạnh nâng cấp các kết cấu hạ tầng thương mại truyền thống (chợ, cửa hàng của hộ kinh doanh) gắn với yêu 152
- cầu đổi mới, hiện đại hóa phương thức kinh doanh bán buôn, bán lẻ. Phát triển kết cấu hạ tầng trong ngành dịch vụ phân phối gắn liền với yêu cầu tổ chức hợp lý các kênh phân phối, giảm chi phí lưu thông, thời hạn giao hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ bán buôn, bán lẻ. 5) Phát triển lực lượng lao động trong ngành dịch vụ phân phối gắn liền với yêu cầu đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý, thu hút lao động từ khu vực nông nghiệp và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, trình độ tổ chức kinh doanh cho các đơn vị kinh tế trong ngành, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; nâng cao trình độ lao động là yếu tố then chốt trong quá trình phát triển ngành dịch vụ phân phối theo hướng hiện đại hóa, nâng cao năng suất lao động và trình độ cạnh tranh trong ngành. Phát triển lực lượng lao động trong ngành dịch vụ phân phối phải chú trọng nâng cao tiêu chí, tiêu chuẩn tuyển chọn lao động về kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp. Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình, phương thức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động quản lý, lao động trong các doanh nghiệp phân phối. Đào tạo lao động phải gắn liền với yêu cầu phát triển ngành dịch vụ phân phối theo hướng hiện đại, văn minh và hội nhập trong khu vực ASEAN. Phát triển hệ thống đào tạo lao động trong ngành dịch vụ phân phối gắn liền với yêu cầu xã hội hóa và vận hành theo cơ chế thị trường. Đẩy mạnh quá trình đổi mới và hoàn thiện thị trường lao động, tăng cơ hội lựa chọn việc làm và thuận lợi hóa quá trình di chuyển lao động giữa các ngành, khu vực trong nền kinh tế nói chung và ngành dịch vụ phân phối nói riêng. 153
- 3.1.2.2. Mục tiêu Mục tiêu tổng quát: Xây dựng dịch vụ phân phối phát triển vững mạnh dựa trên một cấu trúc hợp lý, theo hướng hiện đại và hội nhập với sự tham gia của các thành phần kinh tế và các loại hình tổ chức, vận hành trong môi trường cạnh tranh có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước; phát huy vai trò và vị trí của các doanh nghiệp phân phối trong việc định hướng và thúc đẩy sản xuất phát triển, định hướng và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú, đa dạng của nhân dân, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế bền vững; tạo tiền đề vững chắc để ngành dịch vụ phân phối hội nhập sâu hơn vào khu vực và thế giới. Mục tiêu cụ thể: - Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP của ngành cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP chung của nền kinh tế, bình quân tăng 7,5 - 8%/năm trong giai đoạn 2018 - 2030; tỷ trọng của ngành trong GDP chung chiếm 12,0-13,5% vào năm 2030. - Góp phần tích cực vào giải quyết việc làm cho lao động từ khu vực nông nghiệp, nông thôn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đô thị hóa. Phấn đấu thu hút lao động tăng thêm hàng năm vào ngành dịch vụ phân phối đạt bình quân 4,0 - 4,5% trong giai đoạn 2018 - 2030; tỷ lệ lao động trong ngành trên tổng số lao động có việc làm trong nền kinh tế chiếm khoảng 13,0-13,5% vào năm 2030. 154
- - Thu hút các nguồn vốn đầu tư xã hội vào ngành để nhanh chóng hiện đại hoá các loại hình kết cấu hạ tầng trong ngành; phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư xã hội vào ngành (theo giá thực tế) bình quân 18-19% trong giai đoạn 2018 - 2030; đưa tỷ trọng vốn đầu tư xã hội vào ngành trong tổng số vốn đầu tư xã hội của nền kinh tế từ 7,0-8,0% vào năm 2030. - Tốc độ tăng bình quân hàng năm của tổng mức bán lẻ hàng hoá (theo giá thực tế) giai đoạn 2018-2030 đạt khoảng 22- 23%/năm; tỷ trọng mức bán lẻ hàng hoá của khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng tương ứng vào năm 2030 là 10% và 90% (riêng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 7-10%); tỷ trọng mức bán lẻ hàng hoá theo loại hình thương mại hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, mạng lưới cửa hàng tiện lợi...) đạt 40% vào năm 2030. - Hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về lĩnh vực dịch vụ phân phối, bảo đảm hoạt động phân phối phát triển lành mạnh và bền vững; nâng cao khả năng tự điều chỉnh của thị trường hàng hóa trong nước trước những biến động của thị trường thế giới. - Phát triển đồng thời các phân ngành dịch vụ phân phối, phát triển nhanh các loại hình, phương thức kinh doanh hiện đại, nhất là trong phân ngành bán buôn, tăng nhanh số dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp phân phối trong nước trên cả 4 phân ngành. - Phát triển các doanh nghiệp phân phối lớn, đưa tỷ trọng các doanh nghiệp phân phối có qui mô vốn 50 tỷ đồng trở lên từ 7-10% vào năm 2020, phát triển một số doanh nghiệp 155
- phân phối lớn trong nước có thương hiệu mạnh, có đủ sức cạnh tranh và điều kiện để xây dựng chuỗi cung ứng/phân phối theo cơ chế cầu kéo; - Phát triển nhanh và đồng bộ kết cấu hạ tầng trong ngành dịch vụ phân phối trong giai đoạn 2018 - 2030, cụ thể: tốc độ gia tăng số lượng siêu thị đạt khoảng 15%/năm; trung tâm thương mại đạt khoảng 13%/năm; phát triển nhanh các chuỗi cửa hàng tiện lợi, từng bước thay thế cửa hàng, cửa hiệu truyền thống ở khu vực đô thị; xây dựng mới và khai thác có hiệu quả các trung tâm logistics, trung tâm bán buôn, sàn giao dịch hàng hóa… - Phát triển nguồn nhân lực trong ngành dịch vụ phân phối có kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ kinh doanh hiện đại và chuyên nghiệp, theo kịp yêu cầu phát triển của ngành dịch vụ phân phối trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; 3.1.2.3. Các đột phá trong việc nâng cao năng lực ngành dịch vụ phân phối + Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý lĩnh vực dịch vụ phân phối phù hợp với sự vận hành của cơ chế thị trường, trọng tâm là cải cách hành chính, tạo lập cơ chế phối hợp quản lý hiệu quả giữa Bộ công Thương với các Bộ, ngành và cơ quan quản lý chuyên ngành, giữa cấp trung ương và địa phương; + Phát triển kết cấu hạ tầng trong ngành dịch vụ phân phối phù hợp với xu hướng phát triển các loại hình, phương thức kinh doanh hiện đại và hội nhập với khu vực ASEAN, với các nước, khu vực khác; tập trung xây dựng các kết cấu hạ tầng phục vụ 156
- cho quá trình hình thành các chuỗi cung ứng/phân phối hàng hóa sản xuất trong nước, hạ thấp chi phí lưu thông, trong đó coi trọng phát triển các trung tâm dịch vụ logistics. + Phát triển các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường dịch vụ phân phối phù hợp với yêu cầu xây dựng cấu trúc ngành dịch vụ phân phối hiện đại, nâng cao trình độ cạnh tranh và năng suất lao động, tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phân phối lớn trong nước mở rộng mạng lưới kinh doanh, kể cả đầu tư ra nước ngoài và xây dựng chuỗi cung ứng/phân phối. 3.1.3. Định hướng nâng cao năng lực ngành dịch vụ phân phối 3.1.3.1. Định hướng nâng cao năng lực các phân ngành dịch vụ phân phối Phát triển toàn diện các phân ngành dịch vụ phân phối theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị dịch vụ gia tăng trong khâu phân phối, hỗ trợ đắc lực cho phát triển các ngành sản xuất trong nước mở rộng tiêu thụ sản phẩm. + Đối với phân ngành dịch vụ bán buôn: Phát triển nhanh các loại hình và phương thức bán buôn hiện đại góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu và nâng cao giá trị gia tăng của các ngành sản xuất, bao gồm tái cơ cấu theo ngành sản phẩm, phát triển vùng sản xuất tập trung và tham gia vào các khâu có giá trị gia tăng cao trong mạng sản xuất toàn cầu. Khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng đầu 157
- tư, tăng cường quan hệ hợp tác, liên kết xây dựng chuỗi cung ứng/phân phối để gia tăng năng lực cung cấp dịch vụ bán buôn, khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ và chi phí cao trong lĩnh vực bán buôn hiện nay. Xây dựng mô hình tổ chức hoạt động bán buôn bền vững, phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển của sản xuất theo ngành hàng, mặt hàng, nhất là đối với các sản phẩm nông nghiệp. + Đối với phân ngành bán lẻ: Tập trung phát triển nhanh các loại hình bán lẻ hiện đại kết hợp với củng cố và nâng cao trình độ văn minh của loại hình chợ truyền thống, cửa hàng, cửa hiệu. Khuyến khích các doanh nghiệp bán lẻ mở rộng đầu tư, phát triển chuỗi cửa hàng và tham gia ngày càng sâu vào chuỗi cung ứng/phân phối để chủ động đảm bảo nguồn hàng bán ra, hạ thấp chi phí. Khuyến khích các hộ kinh doanh, nhất là các hộ kinh doanh tại chợ kết thành lập hợp tác xã, hoặc trở thành vệ tinh cho các doanh nghiệp phân phối (bán buôn, bán lẻ). + Đối với phân ngành đại lý Khuyến khích các nhà sản xuất xây dựng hệ thống đại lý tiêu thụ sản phẩm và nâng cao năng lực quản lý tránh tình trạng tráo đổi hàng hóa, hoặc mạo danh đại lý. Phát huy vai trò của Liên hiệp các hợp tác xã Việt Nam chủ động trở thành cầu nối giữa các doanh nghiệp sản xuất và các hợp tác xã thành viên xây dựng hệ thống địa lý tiêu thụ sản phẩm, nhất là các mặt hàng vật tư nông nghiệp, hàng tiêu dùng thiết yếu. Khuyến khích thành lập các hợp tác xã thương mại, nhất là hợp tác xã 158
- của các hộ kinh doanh để trở thành đại lý tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp sản xuất. + Đối với phân ngành nhượng quyền thương mại: Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu, phát triển các sản phẩm có giá trị khác biệt trên thị trường tiêu thụ. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp, một mặt tập trung vào khâu sản xuất sáng tạo ra sản phẩm mới có giá trị khác biệt, mặt khác phát triển mạng lưới cửa hàng bán lẻ dưới hình thức nhượng quyền thương mại cả trên thị trường trong nước và nước ngoài. Khuyến khích các hộ kinh doanh, nhất là các hộ kinh doanh ở khu vực đô thị trở thành đối tác của các doanh nghiệp nhượng quyền thương mại. 3.1.3.2. Định hướng nâng cao năng lực ngành dịch vụ phân phối theo không gian lãnh thổ - Tập trung phát triển phân ngành dịch vụ bán buôn tại các khu vực đóng vai trò trung tâm thu hút và phát luồng hàng hóa, như: Vùng thủ đô với tư cách là trung tâm của cả nước, khu vực phía bắc, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trung tâm quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng; Vùng kinh tế TP Hồ Chí Minh với tư cách là trung tâm kinh tế của cả nước, khu vực phía Nam, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi hội tụ của các tuyến hành lang kinh tế Đông Tây (qua Campuchia); 159
- Đà Nẵng với tư cách là trung tâm kinh tế của toàn bộ khu vực miền Trung - Tây Nguyên, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nơi hội tụ của các tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây (qua Lào); Hải Phòng với tư cách là trung tâm lớn thứ hai và cửa ngõ ra biển của khu vực phía Bắc, một trong 3 cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nơi hội tụ của các tuyến hành lang kinh tế và vành đai kinh tế với Trung Quốc; Cần Thơ với tư cách là trung tâm kinh tế của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, một trong 4 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, có cảng biển lớn là cửa ngõ xuất - nhập khẩu hàng hóa chính trong vùng; Các khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt qui hoạch với tư cách là các “cửa ngõ” giao thương với các nước trong khu vực và thế giới. - Phát triển phân ngành dịch vụ bán lẻ phù hợp với trình độ phát triển cung ứng và tiêu dùng tại từng vùng, khu vực trên địa bàn cả nước: Đối với thị trường đô thị: phát triển đa dạng các loại hình và phương thức bán lẻ; tập trung phát triển nhanh các loại hình bán lẻ hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi) tại các đô thị lớn, đô thị trung tâm của tỉnh, thành phố; khuyến khích phát triển các cửa hàng theo phương thức nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. 160
- Đối với thị trường nông thôn: phát triển mạng lưới bán lẻ gắn với sự hình thành và phát triển của các điểm, cụm và tuyến dân cư; phát triển đa dạng các loại hình và phương thức bán lẻ theo hướng nâng cao trình độ văn minh bán lẻ đối với loại hình bán lẻ truyền thống và phù hợp điều kiện thị trường của từng vùng, khu vực, kể cả vùng sâu, vùng xa và vùng kinh tế còn khó khăn; lấy các thị trấn, thị tứ làm hạt nhân để tạo ra kết nối giữa khu vực nông thôn với các đô thị lớn theo các kênh phân phối khác nhau và tác động lan tỏa đến các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và vùng kinh tế còn khó khăn. 3.1.3.3. Định hướng ưu tiên nâng cao năng lực ngành dịch vụ phân phối Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, nội dung Định hướng phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế đã nêu rõ định hướng phát ngành dịch vụ phân phối là “Chủ động tham gia vào mạng phân phối toàn cầu, phát triển nhanh hệ thống phân phối các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở cả trong và ngoài nước, xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam”5. Đồng thời, trên cơ sở các khâu đột phá Chiến lược phát triển ngành dịch vụ phân phối đã xác định trên đây cũng như đánh giá về các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam, định hướng ưu tiên nâng cao năng lực ngành dịch vụ phân phối được xác định đến năm 2030, bao gồm: 5 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 11, trang 117. 161
- + Đổi mới và hoàn thiện khung khổ pháp lý tạo hành lang thuận lợi cho phát triển mối liên kết trực tiếp, ổn định và lâu dài giữa các doanh nghiệp phân phối bán buôn, bán buôn & bán lẻ với cơ sở công nghiệp chế biến, hợp tác xã thương mại và dịch vụ, công ty cổ phần nông thôn và với hộ nông dân, trang trại, cơ sở nuôi, trồng nông, lâm, thuỷ, hải sản. Trên cơ sở đó, khuyến khích các bên xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng/phân phối (lưu thông trong nước và xuất nhập khẩu) cho các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế cạnh tranh đã được xác định trong chiến lược, qui hoạch phát triển của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong đó, các doanh nghiệp phân phối cần chủ động, tích cực tham gia phát triển mối liên kết dọc theo từng sản phẩm, tham gia tư vấn từ khâu giống, kỹ thuật, vật tư đầu vào, sản xuất, thu mua, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ (trong và ngoài nước); xây dựng thương hiệu và ghi nhãn cho các sản phẩm trong các chuỗi liên kết này. + Rà soát, điều chỉnh và nâng cao chất lượng qui hoạch kết cấu hạ tầng thương mại, nhất là kết cấu hạ tầng thương mại phục vụ cho hoạt động bán buôn các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp (lưu thông trong nước và xuất – nhập khẩu). Trong đó, tập trung ưu tiên theo các tuyến hành lang kinh tế, các trục thương mại lớn và các tuyến vành đai kinh tế của vùng kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, vùng Thủ đô Hà Nội. Trên cơ sở đó, một mặt, nhà nước đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng giao thông và hạ tầng khác nhằm thuận lợi hóa quá trình lưu thông hàng hóa; mặt khác, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại (chợ đầu mối, trung tâm bán buôn, tổng kho bán buôn, trung tâm thương mại, trung tâm logistics,…) tại các trung tâm phân phối 162
- lớn nhằm gia tăng năng lực cung cấp dịch vụ phân phối (bán buôn, bán lẻ), dịch vụ logistics. + Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các qui định liên quan đến cấp phép gia nhập thị trường dịch vụ phân phối cho các chủ thể kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Trong đó tập trung bổ sung, hoàn thiện các qui định về cấp phép mới hoặc mở thêm cơ sở kinh doanh cho các doanh nghiệp phân phối nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam phù hợp với quan điểm phát triển nhanh theo hướng xây dựng ngành có cấu trúc hiện đại, phát huy nội lực là chính. Đồng thời, rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các qui định liên quan đến điều kiện và các chế tài điều chỉnh hoạt động trên thị trường dịch vụ phân phối của các chủ thể kinh doanh (doanh nghiệp, hộ kinh doanh) theo ngành hàng, mặt hàng trong lĩnh vực dịch vụ phân phối. + Đổi mới và hoàn thiện cơ chế phối hợp quản lý giữa các Bộ, ngành, cơ quan trong việc cấp phép kinh doanh, thanh tra, kiểm soát hoạt động và xử lý sai phạm của các chủ thể kinh doanh trên thị trường dịch vụ phân phối. Trong đó: tập trung làm rõ chức năng quản lý của các bộ, ngành theo từng mặt hàng, ngành hàng cụ thể, nhất là những mặt hàng thuộc diện hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, theo các khâu của quá trình lưu thông hàng hóa từ sản xuất đến tiêu dùng; tăng cường chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan (Bộ Công Thương) làm đầu mối quản lý đối với hoạt động phân phối trong nền kinh tế; xây dựng qui trình và cơ chế phối hợp quản lý giữa Bộ Công Thương với các Bộ, ngành liên quan khác. 163
- + Phát triển đa dạng các hoạt động hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phân phối gia tăng qui mô, mở rộng phạm vi thương mại và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng các cơ sở sữ liệu dùng chung trong các lĩnh vực như: Cơ sở dữ liệu tri thức về thương hiệu và quản trị kinh doanh; Cơ sở dữ liệu về nghiên cứu thị trường trong nước và ngoài nước; Cơ sở dữ liệu về thị trường ngành hàng; Cơ sở dữ liệu về các văn bản pháp luật liên quan đến qui định các điều kiện gia nhập, tiếp cận thị trường dịch vụ phân phối;… 3.1.3.4. Định hướng huy động và sử dụng vốn Căn cứ vào thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư xã hội vào ngành dịch vụ phân phối; định hướng đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020; mục tiêu huy động vốn đầu tư phát triển ngành, định hướng huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển ngành dịch vụ phân phối ở nước ta đến năm 2020 được xác định như sau: + Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư xã hội vào ngành dịch vụ phân phối trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 để đạt tốc độ tăng hàng năm và tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư xã hội của toàn nền kinh tế tương ứng với mục tiêu đã đề ra, trong đó tập trung tăng nhanh dòng vốn đầu tư từ khu vực kinh tế ngoài nhà nước, nhất là từ các doanh nghiệp trong nước. + Tập trung huy động mọi nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để thực hiện tốt các khâu đột phá chiến lược, đẩy 164
- mạnh đầu tư phát triển các kết cấu hạ tầng thương mại, nâng cao năng lực thể chế và năng lực cung cấp cơ sở hạ tầng, dịch vụ công nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp phân phối cả trên thị trường trong và ngoài nước. + Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phân phối huy động vốn từ nhiều kênh khác nhau, đẩy mạnh đầu tư vào các loại hình dịch vụ phân phối hiện đại, tại các khu thương mại trọng điểm có sức lan tỏa lớn và từng bước mở rộng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo cả 4 phân ngành dịch vụ phân phối. 3.1.3.5. Định hướng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Định hướng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ phân phối vừa phải phát huy được tiềm năng về nguồn lao động, vừa phải khắc phục điểm yếu của lực lượng lao động trong ngành hiện nay. Cụ thể là: + Chú trọng nâng cao nhận thức, kiến thức cho lực lượng lao động trong ngành dịch vụ phân phối về đặc trưng của sản phẩm “dịch vụ” trong từng phân ngành, các loại sản phẩm dịch vụ của ngành, mối quan hệ giữa phát triển các loại hình phân phối hiện đại với yêu cầu nâng cao giá trị và chất lượng dịch vụ của các đơn vị kinh tế trong ngành,... + Khuyến khích các cơ sở đào tạo trong nước đa dạng hóa các phương thức, hình thức đào tạo và mở rộng chương trình đào tạo; tập trung đào tạo nâng cao trình độ và kỹ năng chuyên môn cho các đối tượng lao động trong lĩnh vực dịch vụ phân phối, bao gồm: quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp, 165
- quản trị chuỗi cung ứng, nghiệp vụ bán hàng và các nghiệp vụ khác liên đến quá trình thu mua, bảo quản, phân loại, đóng gói hàng hóa,… + Khuyến khích các doanh nghiệp phân phối tăng cường đầu tư cho công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động; xây dựng các tiêu chí tuyển chọn và đào tạo lại lao động theo từng lĩnh vực hoạt động, từng nghiệp vụ cụ thể của doanh nghiệp. 3.1.3.6. Định hướng phát triển khoa học công nghệ Khoa học và công nghệ đang ngày đóng vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng tăng trưởng trong mọi lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế. Đối với ngành dịch vụ phân phối nước ta, định hướng phát triển khoa học công nghệ được xác định như sau: + Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, đặc biệt là những vấn đề lý luận về phát triển ngành dịch vụ phân phối trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; cung cấp đủ luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chủ trương, đường lối, chính sách phát triển ngành dịch vụ phân phối. + Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực như: khoa học về tổ chức, quản lý nhà nước đối với dịch vụ phân phối; thị trường trong nền kinh tế, khoa học về quản trị kinh doanh; khoa học về nghiên cứu nhu cầu, thị trường (hàng hóa và dịch vụ); khoa học về cạnh tranh,… 166
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Mục tiêu và kế hoạch hành động- bộ phận chăm sóc mẫu DENIM
5 p | 275 | 71
-
Ứng dụng CNTT trong hoạt động đăng ký kinh doanh
0 p | 154 | 31
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại Công ty TNHH 1 thành viên vận tải, giao nhận và phân phối ô tô Chu Lai – Trường Hải
5 p | 220 | 20
-
Cơ bản về marketing
255 p | 104 | 11
-
Thương mại và phân phối lần 2 năm 2020 - Kỷ yếu hội thảo quốc tế: Phần 1
558 p | 21 | 8
-
Nghiên cứu quan hệ phối hợp giữa nhà phân phối và nhà cung cấp nhằm tăng hiệu quả kinh tế
9 p | 99 | 7
-
Thương mại điện tử yếu tố không thể thiếu trong chuỗi cung ứng doanh nghiệp
4 p | 65 | 7
-
Cộng đồng kinh tế ASEAN: Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ nội địa ở Việt Nam
7 p | 48 | 6
-
Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam tại thị trường nội địa
7 p | 54 | 6
-
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản trị bán hàng tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quốc Khánh
10 p | 62 | 5
-
Phân tích hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí của các hộ sản xuất khoai lang ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
10 p | 100 | 4
-
Nâng cao năng lực phân phối hàng hóa của Việt Nam tại thị trường nội địa: Phần 1 - TS. Phạm Hồng Tú
146 p | 25 | 4
-
Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp logistics hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng về tác động của năng lực cung ứng dịch vụ tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp (Sách tham khảo): Phần 1
105 p | 39 | 4
-
Ma lực của thương hiệu
4 p | 62 | 4
-
Đề cương chi tiết học phần Marketing căn bản 1
13 p | 6 | 4
-
Những điểm còn hạn chế của thị trường bán lẻ VN
4 p | 40 | 3
-
Chuyển đổi số trong hoạt động thương mại và phân phối tại Việt Nam
12 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn