intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao quan hệ hợp tác giữa các trường đại học ở Việt Nam và các hiệp hội nghề nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế lĩnh vực kế toán – kiểm toán

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nâng cao quan hệ hợp tác giữa các trường đại học ở Việt Nam và các hiệp hội nghề nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế lĩnh vực kế toán – kiểm toán" đề xuất một số khuyến nghị cho các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp và các trường đại học nhằm củng cố, duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác giữa các trường đại học và các hiệp hội nghề nghiệp tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao quan hệ hợp tác giữa các trường đại học ở Việt Nam và các hiệp hội nghề nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế lĩnh vực kế toán – kiểm toán

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 NÂNG CAO QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM VÀ CÁC HIỆP HỘI NGHỀ NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH HỘP NHẬP QUỐC TẾ LĨNH VỰC KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN ENHANCING IN COOPERATION BETWEEN UNIVERSITIES IN VIETNAM AND PROFESSIONAL ASSOCIATIONS IN THE PROCESSING OF INTERNATIONAL INTEGRATION OF ACCOUNTING - AUDITING FIELD TS. Trương Thanh Hằng Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Hợp tác nói chung hay hợp tác trong đào tạo nói riêng là quá trình mà các chủ thể tham gia cùng hành động, cùng làm việc, cùng hỗ trợ lẫn nhau vì mục tiêu chung và lợi ích của các bên. Trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, việc hợp tác trong đào tạo giữa các trường đại học với các tổ chức nghề nghiệp trong nước và quốc tế là vô cùng quan trọng, tạo điều kiện cho các trường từng bước chuẩn hóa chương trình đào tạo tiệm cận với quốc tế, người học sau khi tốt nghiệp có khả năng thực hành cao và đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng đặc biệt khi mà kế toán, kiểm toán được xác định là một trong tám ngành nghề được dịch chuyển tự do lao động trong khối ASEAN. Nghiên cứu đi sâu tìm hiểu các lý thuyết cơ bản về hợp tác, trên cơ sở đó phân tích thực trạng mối quan hệ hợp tác giữa trường đại học và các hiệp hội nghề nghiệp kế toán kiểm toán trong nước và quốc tế hiện nay tại Việt Nam. Nghiên cứu cũng đề xuất một số khuyến nghị cho các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp và các trường đại học nhằm củng cố, duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác giữa các trường đại học và các hiệp hội nghề nghiệp tại Việt Nam. Từ khóa: hợp tác, hợp tác đào tạo, tổ chức hiệp hội nghề nghiệp, đào tạo kế toán kiểm toán ABSTRACT Cooperation or cooperation in education is a process where partners, who participate, act together, work together, and support each other for common goals and benefits of the parties. In the field of accounting and auditing, training cooperation between universities and domestic and international professional organizations is extremely important, creating conditions for universities to step by step standardize their training programs following international training programs, students after graduating have high practical ability and meet the requirements of employers, especially when accounting and auditing are identified as one of the eight occupations that are free to move labor in ASEAN. The study delves into the basic theories of cooperation, on which to analyze the current state of the cooperation relationship between the university and the current domestic and international accounting and auditing professional associations in Vietnam. The study also proposes some recommendations for state management agencies, professional associations and universities to strengthen, maintain and develop cooperative relationships between universities and professional associations in Vietnam. Keywords: cooperation, training cooperation, professional association organization, accounting and auditing training 673
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 1. Đặt vấn đề Trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, hai trong số tám điểm mới được đề cập đã nhấn mạnh và yêu cầu các cơ sở giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học phải “ có chính sách đột phá phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục đại học”8. Để làm được điều đó văn kiện đại hội Đảng lần thứ XIII cũng đã yêu cầu các cơ sở giáo dục “Xây dựng và thực hiện có hiệu quả chiến lược hợp tác và hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo”9 Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra rất nhanh và mạnh mẽ trên thế giới và tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đòi hỏi các trường đại học cần phải linh hoạt trong việc thay đổi chương trình, mục tiêu đào tạo sao cho phù hợp với sự biến đổi của đời sống kinh tế - xã hội, sự hội nhập kinh tế quốc tế trong thời đại mới. Sau khi Việt Nam đã gia nhập AEC thì kế toán đã trở thành một trong tám ngành nghề được di chuyển tự do trong khối ASEAN và vì vậy, các trường đại học phải quan tâm, thực hiện đổi mới chương trình đào tạo ngành kế toán, kiểm toán để đáp ứng nhu cầu nhân lực kế toán trong khu vực và quốc tế. Để đạt được mục tiêu này, các trường đại học không thể thiếu được sự liên kết trong đào tạo với các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp đặc biệt là các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp quốc tế trên cơ sở định hướng của các cơ quan quản lý nhà nước để phát triển chuẩn hoá chương trình đào tạo kế toán kiểm toán tiệm cận với quốc tế, nâng cao năng lực giảng viên theo hướng quốc tế hóa, đào tạo nguồn nhân lực, những chuyên gia nghề nghiệp với khả năng thực hành cao và đáp ứng được yêu cầu nhân lực kế toán, kiểm toán trong thời đại mới. Người học sau khi tốt nghiệp sẽ gia tăng được cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp lớn không chỉ ở thị trường Việt Nam mà còn vươn ra thị trường lao động trong khu vực và trên toàn cầu. Nghiên cứu này tập trung nghiên cứu các lý thuyết cơ bản về hợp tác, thực trạng mối quan hệ hợp tác giữa trường đại học và các hiệp hội nghề nghiệp kế toán kiểm toán trong nước và quốc tế tại Việt Nam. Thông qua đó, nghiên cứu đề ra một số giải pháp khuyến nghị mang tính định hướng nhằm củng cố và phát triển mối quan hệ hợp tác giữa các trường đại học và các hiệp hội nghề nghiệp tại Việt Nam. 2. Cơ sở lý luận 2.1. Các lý thuyết nền tảng về sự hợp tác. Hợp tác là một hoạt động quan trọng trong mọi lĩnh vực, mọi khía cạnh của đời sống xã hội nói chung và trong giáo dục đào tạo nói riêng. Khi tham gia vào quan hệ hợp tác, các đối tác sẽ cùng chung tay, cùng hỗ trợ lẫn nhau trong giải quyết mọi công việc, mọi tình huống, tạo điều kiện cho các bên cùng phát triển trên cơ sở đảm bảo hiệu suất chung, tối thiểu hoá chi phí, hướng tới một mục tiêu chung và đảm bảo lợi ích cho các bên. Để giải thích cho mối quan hệ hợp tác hỗ trợ lãn nhau giữa các trường đại học đào tạo chuyên ngành kế toán – kiểm toán với các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp trong nước và quốc tế , nghiên cứu đã sử dụng các lý thuyết sau: Lý thuyết về sự hợp tác Theo Robert Axelrod và Robert O. Keohane (1985), sự hợp tác giữa các chủ thể (các bên tham gia) sẽ diễn ra trong những trường hợp, những vụ việc mà ở đó có sự đan xen giữa các lợi 8 https://daihoi13.dangcongsan.vn/tin-moi/thong-tin-dai-hoi/tam-diem-moi-trong-thuc-hien-doi-moi-can-ban-toan-dien-giao- duc-va-dao-tao-giai-doan-5-nam-2021-2025 9 https://daihoi13.dangcongsan.vn/tin-moi/thong-tin-dai-hoi/tam-diem-moi-trong-thuc-hien-doi-moi-can-ban-toan-dien-giao- duc-va-dao-tao-giai-doan-5-nam-2021-2025 674
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ích, mâu thuẫn đối ngược nhau và bổ sung cho nhau. Sự hợp tác không phải là sự hài hoà do sự hài hoà đòi hỏi phải có sự đồng nhất hoàn toàn về lợi ích. Trong hợp tác, các chủ thể (các bên tham gia) sẽ có sự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích, mong đợi thực tế hay là là sự kỳ vọng của đối tác để đạt được mục tiêu và sự thành công của quá trình hợp tác. Mục tiêu, sự kỳ vọng của mỗi chủ thể trong một hành động, một vụ việc, trong một lĩnh vực dựa trên nhu cầu về lợi ích mong muốn đạt được của chủ thể. Dựa trên mối quan hệ, sự đồng thuận hay khác biệt về mục tiêu lợi ích, các chủ thể sẽ quyết định có hợp tác với nhau hay không. Tuy nhiên trong hợp tác, có hai trường phái, hai quan điểm có ảnh hưởng đến quyết định của các chủ thể trong quan hệ hợp tác: - Theo quan điểm của chủ nghĩa hiện thực: Khi tham gia hợp tác, các chủ thể coi trọng phần lợi ích tương đối – phần lợi ích mà chủ thể sẽ thu được trong hợp tác so với đối tác. Các chủ thể sẽ quyết định tham gia hợp tác nếu thu được nhiều lợi ích hơn các đối tác. Theo quan điểm của chủ nghĩa hiện thực gây cản trở cho hoạt động hợp tác bởi vì trong hợp tác khó có thể mang lại lơi ích đồng đều cho các bên tham gia - Theo quan điểm của chủ nghĩa tự do: Khi tham gia hợp tác, các chủ thể coi trọng phần lợi ích tuyệt đối – phần lợi ích mà chủ thể sẽ thu được trong hợp tác mà không cần so với lợi ích mà các đối tác cùng tham gia thu được. Theo quan điểm của chủ nghĩa tự do thì cho dù thu được lợi ích nhiều hay ít, lớn hay nhỏ hơn lơi ích của các đối tác thì phần lợi ích tuyệt đối này cũng là mục tiêu đáng theo đuổi, vì nếu không tham gia hợp tác thì chủ thể sẽ không thu được lợi ích nào. gây cản trở cho hoạt động hợp tác bởi vì trong hợp tác khó có thể mang lại lơi ích đồng đều cho các bên tham gia. Vì vậy theo quan điểm của chủ nghĩa tự do, các chủ thể dễ dàng hơn và thuận lợi hơn trong quyết định hợp tác. Như vậy, hợp tác là quá trình mà các chủ thể tham gia cùng hành động, cùng làm việc, cùng hỗ trợ lẫn nhau trong công việc hay trong bất kỳ lĩnh vực nào vì mục tiêu chung và lợi ích của các bên. Lý thuyết về trò chơi Lý thuyết trò chơi còn được gọi là đối sách luận, lí luận ván cờ, là một phân nhánh mới của toán học hiện đại. Von Neumann, Oskar Morgenstern (1944) đã đưa ra phương pháp để tìm lời giải tối ưu cho những trò chơi tổng bằng không với hai người chơi. John Nash (1950) đã phát triển một định nghĩa về một chiến thuật "tối ưu" cho các trò chơi với nhiều người chơi, và chưa một tối ưu nào được định nghĩa trước đó, được biết đến như là cân bằng Nash. John Nash đã chứng minh rằng mọi trò chơi gồm n người chơi đều có ít nhất một điểm cân bằng. Trong trò chơi gồm n người chơi với các sự lựa chọn các chiến lược khác nhau để thực hiện trò chơi. Sự chi trả của mỗi người chơi cho các kết quả có thể xảy ra tương ứng với sự lựa chọn chiến lược của họ. Mỗi người chơi có thể lựa chon một chiến lược hỗn hợp và kết hợp các lựa chọn các chiến lược hỗn hợp của những người chơi khác xác định kết quả trung bình hoặc giá trị kỳ vọng cho mỗi người chơi. Theo John Nash (1950), mỗi người chơi có một tập các chiến lược hỗn hợp tối ưu khi biết sự lựa chọn chiến lược hỗn hợp của các người chơi khác. Mỗi chiến lược hỗn hợp tối ưu đưa đến kết quả trong giá trị kỳ vọng lớn nhất có thể cho người chơi khi biết chiến lược hỗn hợp của các người chơi khác. Một cân bằng Nash là một sự lựa chọn của chiến lược hỗn hợp mà kết quả cho mỗi người chơi là các giá trị kỳ vọng lớn nhất có thể ứng với chiến lược hỗn hợp của các người chơi khác. Như vậy, lí thuyết trò chơi là một trong những phương pháp để xem xét, nghiên cứu và phân tích hành vi, quyết định của các chủ thể trong một vụ việc hợp tác (trò chơi) cụ thể với hai giả định 675
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 cơ bản. Giả định 1: Mỗi chủ thể tham gia vụ việc – trò chơi đều có mục tiêu là làm thế nào để giành được lợi ích. Giả định 2: Mỗi chủ thể tham gia vụ việc – trò chơi đều đưa ra quyết định dựa trên những tính toán về lợi ích hay thiệt hại của mình khi tham gia trò chơi. Lí thuyết trò chơi cũng đưa ra hai trường phái về chủ nghĩa duy lý - nhận thức mang tính trí tuệ, suy diễn logic của các chủ thể tham gia. Trường phái 1 – Chủ nghĩa duy lý mang tính cá nhân: Mỗi chủ thể tham gia trò chơi sẽ luôn hành động với mục đích duy nhất là thu được lợi ích tuyệt đối cho mình, không quan tâm việc đến các chủ thể khác tham gia cuộc chơi có thu được lợi ích không. Trường phái 2 – Chủ nghĩa duy lý mang tính tập thể: Chủ thể tham gia trò chơi sẽ hành động vì một mục tiêu chung là ‘tất cả cùng thắng” (win – win situation). Mỗi chủ thể sẽ cố gắng hành động, quyết định để đạt lợi ích nhưng đồng thời cũng quan tâm đến giải pháp tất cả các chủ thể tham gia cuộc chơi đều chiến thắng, đều thu được lợi ích từ cuộc chơi. Việc các chủ thể tham gia cuộc chơi cùng theo đuổi giải pháp các bên cùng có lợi ích không chỉ giúp mỗi chủ thể đảm bảo được lợi ích của mình mà còn giúp cho các giải pháp, các đề xuất trong cuộc chơi được các đối tác, chủ thể khác ủng hộ. Chủ nghĩa duy lý mang tính tập thể giúp các chủ thể chấp nhận hợp tác với nhau, cùng tính toán và cùng hoạch định các giải pháp để thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên, tăng hiệu quả và năng suất trong giải quyết các công việc chung, giảm thiểu chi phí. Đồng thời chủ nghĩa duy lý tập thể cũng giúp đưa ra những nguyên tắc, khuôn mẫu cho các chủ thể trong hợp tác để giới hạn các hành động cá nhân đơn lẻ gây thiệt hại đến lợi ích chung của các bên tham gia. 2.2. Bản chất và chức năng của hiệp hội nghề nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp kế toán kiểm toán Theo Speight, James (2014) thì “Hiệp hội nghề nghiệp (còn được tổ chức nghề nghiệp hoặc tổ chức xã hội nghề nghiệp) được thành lập với mục tiêu phát triển một nghề cụ thể, vì lợi ích của các thành viên tham gia hoạt động nghề nghiệp đó và lợi ích cộng đồng” Tại Vương quốc Anh, Hội đồng Khoa học đã đưa ra định nghĩa “Tổ chức xã hội nghề nghiệp là một tổ chức có các thành viên cá nhân hành nghề chuyên nghiệp hoặc có được đào tạo về nghề nghiệp đó, mục đích của tổ chức là duy trì sự giám sát về kiến thức, kỹ năng, hành vi và thực hành của nghề đó"10 TạiViệt Nam thì theo Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội thì “Hội (hiệp hội) là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.” Ngoài ra, theo quy định tại điều 76 - Bộ Luật dân sự 2015 thì hiệp hội nghề nghiệp được công nhận là pháp nhân phi thương mại. Về vai trò, chức năng của các hiệp hội nghề nghiệp cũng có nhiều quan điểm khác nhau trong các nghiên cứu đã công bố. Theo Harvey, L. (2004) thì vai trò của hiêp hội nghề nghiệp là "duy trì kiểm soát hoặc giám sát hoạt động hợp pháp của nghề đó". Hay theo Harvey, L.; Mason, S.; Ward, R. (1995) thì vai trò 10 https://sciencecouncil.org/about-science/our-definition-of-a-professional-body 676
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 của hiệp hội nghề nghiệp là “đại diện cho lợi ích của những người hành nghề chuyên nghiệp", và vì vậy" hành động để duy trì vị trí đặc quyền và quyền lực của chính họ với tư cách là cơ quan kiểm soát”. Hay “Các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp tham gia vào việc công nhận bằng cấp, xác định và kiểm tra các kỹ năng và năng lực cần thiết để hành nghề cho cá nhân và cấp các chứng chỉ chuyên môn để chỉ ra rằng cá nhân đã được cấp chứng chỉ đủ tiêu chuẩn trong lĩnh vực hành nghề đó”11 Theo Nguyễn Thị Bình (2020) thì hiệp hội nghề nghiệp kế toán – kiểm toán có hai chức năng cơ bản đó là: Công bố các Chuẩn mực kế toán, Chuẩn mực kiểm toán và tổ chức thi và cấp chứng chỉ hành nghề Như vậy, theo quan điểm của tác giả thì hiệp hội nghề nghiệp kế toán kiểm toán là một tổ chức xã hội nghề nghiệp có tư cách pháp nhân, hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp theo các quy định riêng biệt, được Nhà nước quản lý và thừa nhận. Thành viên tham gia hiệp hội là những người có chức danh nghề nghiệp kế toán, kiểm toán được hiệp hội hỗ trợ và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình hoạt động nghề nghiệp. Các chức năng cơ bản của hiệp hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán có thể kể đến là: - Hỗ trợ, duy trì và kiểm soát hoạt động hợp pháp của nghề nghiệp kế toán, kiểm toán - Đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các thành viên tham gia - Tham gia vào việc quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán, công nhận bằng cấp, cấp chứng chỉ chuyên môn được chấp nhận trong khu vực và toàn cầu cho các cá nhân hành nghề, tạo điều kiện cho việc di chuyển lao động giữa các quốc gia. 3. Thực trạng hoạt động hợp tác giữa các tổ chức nghề nghiệp kế toán kiểm toán và các trường đại học tại Việt Nam Việt Nam hiện nay là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trong khu vực Asean, số lượng các doanh nghiệp Việt Nam thành lập mới, số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hàng năm tăng nhanh nên theo đó ngày càng gia tăng nhu cầu kế toán viên và kiểm toán viên chuyên nghiệp tại các doanh nghiệp. Vì vậy trong một nghiên cứu đã công bố năm 2019 của tổ chức Word Bank đã khẳng định “Việt Nam thực sự có nhu cầu đào tạo kế toán chất lượng cao do tăng trưởng kinh tế và đầu tư”. Các trường Đại học tại Việt Nam hiện nay đã từng bước cải cách chương trình đào tạo ngành kế toán kiểm toán chuyển dịch theo hướng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, không còn quá chú trọng, tập trung, bó hẹp trong phạm vi các quy định pháp lý hiện hành của Việt Nam, đã từng bước đảm bảo được các kiến thức và kỹ năng cho người học đáp ứng được với nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, mặc dù đã có những bước tiến, những cải cách đáng kể trong đổi mới chương trình đào tạo nhưng trong chương trình đào tạo vẫn còn một khoảng trống các nội dung kiến thức về đạo đức nghề nghiệp, về giá trị và thái độ đối với nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Bằng cấp của các trường đại học cấp cho người học vẫn chưa được công nhận trên phạm vi quốc tế hay được các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp quốc tế công nhận. Về các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp tại Việt Nam hiện nay trong lĩnh vực nghề nghiệp kế toán - kiểm toán có các hội nghề nghiệp như Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) thành lập năm 1994 với các chức năng được Bộ Tài chính ủy nhiệm như tổ chức đào tạo và cấp chứng 11 https://targetjobs.co.uk/professional-qualification-and-accreditation 677
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 chỉ, quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán, tham gia cố vấn các vấn đề về quản lý dịch vụ kế toán, chất lượng dịch vụ kế toán. Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) thành lập năm 2005 được Bộ Tài chính ủy quyền kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán của các công ty kiểm toán, nghiên cứu soạn thảo và cập nhật hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, tổ chức kỳ thi kiểm toán viên hàng năm. Bên cạnh đó còn một số hội khác như Hội Kế toán viên hành nghề, Câu lạc bộ Kế toán trưởng… Thời gian vừa qua các hội nghề nghiệp VAA, VACPA đã có nhiều hoạt động góp phần nâng cao vị thế quốc tế trong lĩnh vực nghề nghiệp kế toán kiểm toán của Việt Nam… Song, vai trò của các hội nghề nghiệp kế toán kiểm toán của Việt Nam trong việc hợp tác, hỗ trợ với các trường đại học để đào tạo sinh viên chuyên ngành kế toán kiểm toán vẫn còn khá mờ nhạt, chưa thể hiện được vai trò và vị thế của mình. Nguyên nhân chính là do hoạt động của VAA, VACPA vẫn còn Bộ Tài chính giới hạn ở một số tiêu chí nhất định trong quá trình hoạt động như trong hoạt động đào tạo và hợp tác quốc tế, các hiệp hội này vẫn chưa được quốc tế công nhận. Một vấn đề nữa là hai hiệp hội VAA, VACPA còn phải phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ kinh phí của Bộ Tài chính do chưa chủ động được nguồn thu bền vững, nên các dự án nhằm phát triển nghề nghiệp, hỗ trợ trong đào tạo kế toán, kiểm toán cho sinh viên chuyên ngành tại các trường đại hoc của Việt Nam cho đến hiện nay còn nhiều hạn chế. Mảng hợp tác giữa các trường đại học chuyên ngành kế toán kiểm toán với các hiệp hội nghề nghiệp hiện nay đang nổi lên, được khắc hoạ và thể hiện rõ nét là mối quan hệ hợp tác giữa các trường đại học và các tổ chức nghề nghiệp quốc tế như ACCA, CPA Australia, ICAEW… Sự hợp tác này đã và đang hỗ trợ các trường đại học dần dần lấp đầy được khoảng trống về nội dung kiến thức đạo đức, giá trị và thái độ đối với nghề nghiệp kế toán, kiểm toán cũng như đảm bảo chương trình đào tạo kế toán, kiểm toán được cập nhật thường xuyên và sâu rộng các chuẩn mực quốc tế. Bảng 1. Các nội dung hợp tác cơ bản của các hiệp hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán quốc tế với các trường Đại học tại Việt Nam Viện Kế toán Công Hiệp hội kế toán Chứng Vương quốc CPA Chỉ tiêu công chứng Anh Anh và xứ Wales Australia quốc (ACCA) (ICAEW) Năm bắt đầu hoạt động tại Việt Nam 2002 2015 2007 Thời gian hoạt động tại Việt Nam (tính 20 năm 7 năm 14 năm đến năm 2021) Số lượng các trường Đại học Việt Nam 22 17 17 đã đặt quan hệ hợp tác trong đào tạo (tính đến năm 2020) - Hỗ trợ đào tạo giảng viên, tài liệu giảng dạy, hỗ trợ sinh viên tham gia các kỳ thi lấy chứng chỉ của hiệp hội Nội dung hợp tác - Đưa các môn học của chứng chỉ do hiệp hội cấp tích hợp vào chương trình đào tạo với các cấp độ khác nhau. Số môn học được công nhận đối với 4 môn 5 môn Chưa có sinh viên tốt nghiệp tại các trường đại thông tin học ngành Kế toán – Kiểm toán Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 678
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Qua dữ liệu của bảng 1 ta có thể thấy, hiện nay, bên cạnh việc nghiên cứu, phát triển chương trình đào tạo ngành kế toán kiểm toán cho tiệm cận với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới các trường đai học tại Việt Nam đã có bước tiến quan trọng, hợp tác sâu rộng với các tổ chức nghề nghiệp quốc tế như ACCA, ICAEW, CPA Australia…, hướng đến việc phát triển các chương trình đào tạo đi đôi với thực tiễn hành nghề. Đặc biệt nhiều trường đã mạnh dạn tích hợp nội dung của một số môn học trong chương trình đào tạo các các tổ chức nghề nghiệp quốc tế và được hiệp hội nghề nghiệp công nhận miễn nhiều nhất số môn học có thể cho sinh viên tốt nghiệp của trường muốn học tập để nhận các chứng chỉ hành nghề quốc tế. Xu hướng trong thời gian không xa, các môn học trong chương trình đào tạo cấp các chứng chỉ quốc tế được công nhận trên thế giới của các tổ chức nghề nghiệp như ACCA, ICAEW, CPA Australia quốc tế sẽ được tích hợp đưa vào chương trình đào tạo của các trường đại học trước hết ở hệ đại học chất lượng cao, tiên tiến để sau khi tốt nghiệp sinh viên nhận được cùng một lúc bằng tốt nghiệp và chứng chỉ hành nghề quốc tế chuyên nghiệp, sinh viên tốt nghiệp có cơ hội để trở thành hội viên chính thức của các hiệp hội nghề nghiệp quốc tế, có đủ năng lực về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực tự chủ để sẵn sàng tham gia thị trường lao động dịch vụ tài chính hội nhập. Các tổ chức hiệp hội ACCA, ICAEW, CPA Australia cũng ngày càng mở rộng và thực hiện các gói hỗ trợ cho các trường về đào tạo giảng viên thông qua các buổi hội thảo, tập huấn, toạ đàm được triển khai hàng quý, hàng năm, xây dựng và tài trợ bản quyền sử dụng các giáo trình trong giảng dạy nhằm hỗ trợ các trường đại học trong cải tiến chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế. Các hiệp hội ACCA, ICAEW, CPA Australia cũng hỗ trợ triển khai, tài trợ các lớp kế toán, kiểm toán mẫu, các cuộc thi trong nước, khu vực… cho sinh viên ngành kế toán, kiểm toán tại các trường đại học có hợp tác đào tạo với hiệp hội, nhằm mục đích tạo điều kiện cho sinh viên đạt được các chứng chỉ quốc tế mong muốn. Việc hợp tác giữa các trường đại học Việt Nam và các tổ chức nghề nghiệp quốc tế trong xu thế hiện nay đã giúp cho các trường đại học đổi mới, sáng tạo trong xây dựng chương trình và giảng dạy, thực hiện được triết lý giáo dục, nâng tầm tri thức, đào tạo nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán chất lượng cao, đảm bảo được hội nhập và chuyển giao toàn cầu. 4. Giải pháp nâng cao mối quan hệ hợp tác giữa các hiệp hội nghề nghiệp kế toán - kiểm toán và các trường đại học ở Việt Nam 4.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan Cần tạo ra môi trường thúc đẩy hợp tác giữa các trường đại học với các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp trước hết bằng việc ban hành các quy định mới trong tổ chức hoạt động của các hiêp hội nghề nghiệp của Việt Nam để các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp của Việt Nam như VAA, VACPA … thực sự trở thành các tổ chức tự quản, mang tính nghề nghiệp cao, thu hút được nhiều hội viên đẳng cấp trong khu vực và quốc tế và được quốc tế công nhận, tạo điều kiện cho quá trình hội nhập về nghề nghiệp kế toán kiểm toán của Việt Nam. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu để xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện các “Cơ chế đặc thù” riêng trong hợp tác đào tạo sinh viên tại nhà trường và sau khi sinh viên tốt nghiệp ra trường giữa các trường đại học và các hiệp hội nghề nghiệp kế toán kiểm toán. 4.2. Đối với các hiệp hội nghề nghiệp kế toán kiểm toán trong nước và quốc tế - Các hiệp hội nghề nghiệp kế toán kiểm toán trong nước cần nâng cao vị thế độc lập của mình, tiến tới trong tương lai các hiệp hội sẽ được quốc tế công nhận. Trong giai đoạn hiện nay, 679
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 các hiệp hội nghề nghiệp Việt Nam cần thể hiện rõ vai trò của mình trong việc hỗ trợ các trường xác định khoảng cách thiếu hụt của chương trình đào tạo kế toán, kiểm toán trong nước với chương trình đào tạo tiên tiến của các nước phát triển, từ đó xây dựng và giám sát việc thực hiện các giải pháp để thu hẹp khoảng cách này, tiến tới mục tiêu trong tương lai bằng cấp, chứng nhận chuyên môn trình độ kế toán tại Việt Nam được IFAC công nhận, đảm bảo nguồn nhân lực tốt nghiệp ra trường được công nhận và đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng trong khu vực và quốc tế. Xây dựng quy chế để các hội viên hội nghề nghiệp kế toán Kiểm toán cùng tham gia định kỳ làm giáo viên thỉnh giảng tại các trường để chia sẻ kiến thức chuyên môn và truyền đạt kinh nghiệm làm việc cho các sinh viên. - Các tổ chức hiệp hội kế toán quốc tế cần tiếp tục nghiên cứu và xây dựng lộ trình phù hợp trong hợp tác đào tạo với các trường đại học của Việt Nam về hỗ trợ các học liệu trong đào tạo, về hỗ trợ công tác bồi dưỡng đào tạo giảng viên trong giảng dạy, về giám sát và phối hợp với các trường đại học trong quá trình sửa đổi, bổ sung và cập nhật các yếu tố mới, kiến thức mới của chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế trong chương trình giảng dạy, từng bước tiến tới công nhận bằng đại học về kế toán và kiểm toán của các trường Đại học của Việt Nam. 4.3. Đối với các trường đại học của Việt Nam đào tạo ngành kế toán, kiểm toán - Xây dựng các quy định, cơ chế nội bộ rõ ràng dựa trên quy định chung của Nhà nước trong hợp tác đào tạo với các hiệp hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán về các vấn đề về hình thức, nội dung và cơ chế hợp tác trên nguyên tắc cả hai bên cùng có lợi ích. - Các trường đại học cần chủ động so sánh chương trình đào tạo ngành kế toán, kiểm toán đang vận hành với các chương trình đào tạo kế toán, kiểm toán của các trường đại học của các nước phát triển trên thế giới, so sánh các môn học trong chương trình đào tạo của trường với các môn học của các chứng chỉ nghề nghiệp kế toán, kiểm toán được cấp bởi các tổ chức nghề nghiệp quốc tế uy tín, trên cơ sở đó xây dựng lộ trình tích hợp các môn học của nhà trường với các chương trình đào tạo của các tổ chức nghề nghiệp nhằm mục tiêu chương trình đào tạo kế toán, kiểm toán của Việt Nam sẽ được tổ chức nghề nghiệp quốc tế uy tín công nhận và có giá trị hành nghề quốc tế. - Khuyến khích và tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho các giảng viên tham gia tích cực vào các khoá đào tạo nâng cao kỹ năng chuyên môn, phương pháp giảng dạy tích cực, kỹ năng đánh giá người học phù hợp với quan điểm dạy học hiện đại. Hỗ trợ kinh phí cho giảng viên hoàn thành các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế về kế toán và kiểm toán. 5. Kết luận Kế toán, kiểm toán là một nghề nghiệp chuyên nghiệp và là một trong tám ngành nghề dịch chuyển tự do trong khối ASEAN. Việc hợp tác giữa các trường đại học đào tạo kế toán, kiểm toán với các tổ chức nghề nghiệp trong nước và quốc tế là vô cùng quan trọng, qua hợp tác sẽ giúp các trường đại học từng bước chuẩn hóa chương trình đào tạo tiệm cận với quốc tế, đào tạo ra những chuyên gia nghề nghiệp có khả năng thực hành cao và đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế Việt Nam và khu vực trong thời đại mới. 680
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t.1, tr.232-233 [2] Harvey, L. (2004), Professional body, Quality Research International. Analytic Quality Glossary [3] Harvey, L.; Mason, S.; Ward, R. (1995). Role of Professional Bodies in Higher Education [4] https://targetjobs.co.uk/professional-qualification-and-accreditation [5] https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD_thuy%E1%BA%BFt_tr%C3%B2_ch%C6%A1 i [6] Quality Monitoring. Birmingham: Quanlity in Higher Education Project. ISBN 1-85920- 108-3 [7] John F. Nash Jr (1950) Equilibrium points in n-person games, PNAS January 1, 1950 36 (1) 48-49; https://doi.org/10.1073/pnas.36.1.48 [8] Luật Giáo dục đại học 2012. [9] Nguyễn Thị Bình (2020), Nâng cao vai trò của hiệp hội nghề nghiệp với quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán, Tạp chí Công Thương Số 4;Tr. 313-318 [10] Quality Assurance Agency (2018), UK Quanlity Code for Higher Education: Part A: Seeing anhd Maintaining Academic Standards [11] Robert Axelrod and Robert O. Keohane (1985), Achieving Cooperation under Anarchy: Strategies and Institutions, World Politics, Vol. 38, No. 1 (Oct., 1985), pp. 226-254 (29 pages). https://doi.org/10.2307/2010357 [12] Speight, James (2014-12-10), Educating Scientists and Engineers for Academic and Non – Academic Career Success. CRC Press. p. 59. ISBN 9781466553576. [13] Science Council (2019), Our definition of Professional Body [14] Von Neumann, Morgenstern (1944), Theory of Games and Economics Behavier, Princeton University Press [15] World Bank Group (2019), Việt Nam đào tạo kế toán doanh nghiệp tại trường học 681
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2