intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nắng nóng và sức khỏe

Chia sẻ: Ps Ps | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

84
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hàng năm, cứ vào tiết Xuân phân, 21/3 dương lịch thì Mặt trời chiếu thẳng góc với xích đạo, nghĩa là đường đi từ Mặt trời tới xích đạo là ngắn nhất, nên vùng này bị nắng nóng nhất. Vị trí TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam rất gần xích đạo (mũi Cà Mau ở vĩ độ 8 Bắc, TP.HCM ở khoảng vĩ độ 11 so với vĩ độ 0 của xích đạo), do đó cũng bắt đầu nắng nóng nhiều suốt từ sau tết, nhất là từ 21/3 đến 21/5 dl, mặc dù có mưa. Quảng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nắng nóng và sức khỏe

  1. Nắng nóng và sức khỏe Hàng năm, cứ vào tiết Xuân phân, 21/3 dương lịch thì Mặt trời chiếu thẳng góc với xích đạo, nghĩa là đường đi từ Mặt trời tới xích đạo là ngắn nhất, nên vùng này bị nắng nóng nhất. Vị trí TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam rất gần xích đạo (mũi Cà Mau ở vĩ độ 8 Bắc, TP.HCM ở khoảng vĩ độ 11 so với vĩ độ 0 của xích đạo), do đó cũng bắt đầu nắng nóng nhiều suốt từ sau tết, nhất là từ 21/3 đến 21/5 dl, mặc dù có mưa. Quảng Nam - Huế sẽ bị nắng nóng nhất vào cuối tháng 5 và đến Hà Nội và vùng Đông, Tây Bắc vào 15 - 21/6 vì lúc này (21/6), Mặt trời thẳng góc với Bắc chí tuyến, ngang với biên giới phía bắc nước ta (vĩ độ 22 - 23), rồi liền quay trở vào Nam, nên đến cuối tháng 7 miền Bắc mới hết nóng. Đến tiết Đông chí (22/12) Mặt trời thẳng góc với Nam chí tuyến (vĩ độ 22,8 Nam bán cầu, nên miền Bắc, miền Trung rất xa Mặt trời do đó rất lạnh trong khi phía nam chỉ hơi se lạnh mà thôi… TÁC HẠI CỦA ÁNH NẮNG Ánh nắng mặt trời đem lại tốt tươi cho cây cỏ và diệt trừ mầm bệnh, nhưng nó cũng ảnh hưởng xấu không ít cho con người. Tia cực tím (tử ngoại) tuy không nhìn thấy được nhưng có tác hại mạnh nhất trong các tia sáng của mặt trời. Tia cực
  2. tím dải A hay ultra violet band A (UVA) có tác dụng xuyên sâu qua lớp bì nên nếu phơi nắng lâu có thể bị phỏng da hoặc làm tổn thương đến cơ cấu gen, có thể gây ung thư da. Tia cực tím dải B (UVB) yếu hơn nhưng có thể gây rám nắng (da bồ quân) khi phơi nắng lâu. Tác hại của tia cực tím có tính cách “cộng dồn”, nghĩa là nếu nay ta phơi nắng vài giờ, mai vài giờ… từ tháng này qua năm khác thì các tác hại không đáng kể của nắng sẽ cộng dồn lại để gây tác hại lớn như da bị nám, mất tính đàn hồi và nhăn nheo, mờ mắt vì thủy tinh thể bị đục (cườm khô) có thể dẫn tới mù lòa sau tuổi 50… Đối với tuổi trẻ, nhờ khả năng phục hồi, tái tạo da còn tốt nên “không thấy thay đổi gì nhiều” trong mươi năm đầu. Nhưng thực ra nếu ai phơi nắng nhiều, không đội nón mũ, không mang kính mát thì sẽ bị đen, nám, nhăn da sớm, bị cườm sớm vào tuổi 40 - 50... BA TẦNG BẢO VỆ CHỐNG NẮNG Thực phẩm chống nắng: Bản thân da và niêm mạc của ta cũng có khả năng tiết ra những chất cản nắng. Mồ hôi nhờn và mồ hôi nước đều có chưKhoa học phổ thông 206 v v Khoa học phổ thông 206 a những chất cản nắng như acid urocanic, các acid béo…
  3. nhưng với điều kiện là thức ăn phải có đủ những yếu tố cần thiết như tiền sinh tố A, nhất là beta caroten, carotenoid, flavonoid, sinh tố P, PP, E, C, PABA (para amino benzoic acid) và các khoáng vi lượng như đồng, mangan, selenium, kẽm… Nửa kilô rau quả tươi các loại (200 g rau lá lục đậm, 100 g củ quả màu vàng, cam, đỏ và 200 g quả chín tươi) mỗi ngày, sẽ đáp ứng các vi chất dinh dưỡng nói trên. Áo quần, mũ, nón, kiếng: Ngoài việc đổi giờ lao động cho thích hợp với mùa nắng (buổi sáng đi sớm, chiều ra ngoài trễ…), chúng ta luôn nhớ tới việc che nắng bằng trang phục. Áo quần che kín thân thể tối đa, luôn đội nón mũ rộng vành, mang kiếng đen, nâu, luôn là cần thiết cho việc bảo vệ sức khỏe và sắc đẹp với bất cứ ngày nào, tháng nào, mùa nào trong năm vì luôn có nắng. Nón mũ không chỉ bảo vệ chống nắng cho da mặt mà còn giữ an toàn cho đầu và che không cho nắng chiếu trực tiếp vào mắt. (Dĩ nhiên ta cũng cần phơi nắng sớm mươi, mười lăm phút để khỏi bị thiếu sinh tố D, để tránh loãng xương). Phương tiện thứ ba: Hai cách trên là áp dụng cho mọi người, trong mọi trường hợp. Trong trường hợp đi đến các vùng có nhiều tia cực tím như bãi biển, cao nguyên, núi cao thì nên dùng thêm tầng thứ ba - kem chống nắng, đối với da và kính mát, đối với mắt.
  4. Kem chống nắng là từ gọi chung các sản phẩm chống nắng, nhưng chúng cũng có thể là dầu (oil) hay dung dịch (lotion). Chúng thường mang các tên thương mại nói lên công dụng như Sun Oil, Sunblock, Sunscreen, Sunplay… Kem chống nắng thường chứa các hoạt chất cản nắng bằng lý tính như kẽm oxid, titanium dioxid, hoặc bằng hóa tính như 2-methylhexyl 4-methoxycinamat… Những kem này cản cả các tia UVA và UVB nên thích hợp với người châu Á da vàng hơn, trong khi loại kem chỉ chống tia UVA và để lại tia UVB làm da rám nắng thì thích hợp cho người Âu Mỹ da trắng hơn. Khả năng chống nắng của kem còn được biểu hiện qua chỉ số chống nắng SPF (sun protective factor). Bình thường nếu bạn ra nắng 30 phút thì da hết chịu nổi, bị ửng đỏ chẳng hạn. Khi thoa kem chống nắng vào bạn có thể chịu được 60 phút mới ửng đỏ chẳng hạn, thì chỉ số chống nắng của kem đó là SPF = 2. Thông thường kem có chỉ số SPF từ 15 trở lên là dùng được. Người ta cũng cho vào kem những chất giữ ẩm, cản không cho nước làm trôi (water resistant)… nhưng thông thường mồ hôi và nước biển có thể làm trôi bớt kem, nên cứ sau 2 giờ, hoặc sau khi xuống biển lên, bạn nên thoa kem chống nắng một lần. Vì cát và nước biển có thể phản chiếu rất nhiều tia nắng vốn giàu tia cực tím, nên sau khi tắm biển lên, bạn nên ngồi dưới dù che chứ không nên phơi trực tiếp ngoài bãi biển dù có hay không có bôi kem chống nắng.
  5. Kính mát, ở thành phố và các vùng sông nước, nắng không chỉ chiếu vào người từ mặt trời, mà còn vô số tia sáng phản chiếu từ xe cộ, tường nhà, mái tôn, mặt nước… vào chúng ta. Do đó mắt kính mát màu đen hay nâu là tầng che chở thứ ba để bảo vệ mắt vô cùng cần thiết. Kính mát vừa che bụi, che khói xe, che chắn vật lạ vào mắt và nhất là cản tia cực tím không cho vào mắt để khỏi bị đục thủy tinh thể (cườm khô) sớm ở tuổi 45 - 60. Toàn thế giới hiện có 180 triệu người bị mù lòa, trong đó có 45 triệu người mù, 19 triệu người bị đục thủy tinh thể nặng... Bạn thử nghĩ: khi xem nhật thực là lúc Mặt trời gần bị Mặt trăng che khuất, chỉ trong vài phút mà các nhà khoa học khuyến cáo mọi người phải mang kính màu bảo vệ mắt. Thế mà ở ta có khối người hàng ngày mang mắt trần mà nhìn Mặt trời hoặc bị ánh nắng phản chiếu vào mắt từ mọi phía! Cho nên 4/5 số người mù lòa nói trên là tại các nước đang phát triển như ta. Tóm lại, ở vùng nhiệt đới nắng nhiều như ta, ngoại trừ trẻ con chưa biết đi và người bệnh liệt giường mới bị thiếu nắng, còn lại chúng ta, ai cũng phải đương đầu với nắng và áp dụng đủ 3 tầng chống nắng nêu trên để ngăn ngừa các bệnh do nắng đối với da và mắt. DS. PHAN BẢO AN BS. VĨNH PHÚ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0