intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngân hàng là gì?

Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

2.622
lượt xem
274
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngân hàng có thể nói là một trong những từ được chúng ta nhắc đến nhiều nhất. Ở Việt Nam, nói về Ngân hàng, ta nghĩ ngay đến Vietcombank, BIDV, Sacombank, Techcombank, ... Thực ra tên của những tổ chức này là ngân hàng thương mại. Trên thế giới hiện nay ngân hàng đã phát triển đến mức nếu chỉ nhắc đến từ ngân hàng, ta sẽ không thể biết một tổ chức thực sự làm gì. Vậy ngân hàng là gì? Ngân hàng là gì? Ngân hàng trước tiên là một tổ chức trung gian tài chính. Trung gian tài...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngân hàng là gì?

  1. Ngân hàng là gì? Ngân hàng có thể nói là một trong những từ được chúng ta nhắc đến nhiều nhất. Ở Việt Nam, nói về Ngân hàng, ta nghĩ ngay đến Vietcombank, BIDV, Sacombank, Techcombank, ... Thực ra tên của những tổ chức này là ngân hàng thương mại. Trên thế giới hiện nay ngân hàng đã phát triển đến mức nếu chỉ nhắc đến từ ngân hàng, ta sẽ không thể biết một tổ chức thực sự làm gì. Vậy ngân hàng là gì? Ngân hàng là gì? Ngân hàng trước tiên là một tổ chức trung gian tài chính. Trung gian tài chính là gì? Trung gian tài chính là một tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân thực hiện các chức năng trung gian giữa hai hay nhiều bên trong một hoạt động tài chính nhất định. Cũng có thể hiểu theo một cách định nghĩa khác, trung gian tài chính là một tổ chức hỗ trợ các kênh luân chuyển vốn giữa người cho vay và người đi vay theo phương thức gián tiếp. Những tổ chức trung gian tài chính mà ta thường nghe nhắc đến bao gồm: Ngân hàng; Tổ chức công cộng/hiệp hội; Tổ chức tín dụng nghiệp đoàn; Đơn vị tư vấn/cố vấn tài chính và môi giới; Các hình thức công ty bảo hiểm; Quỹ tương hỗ; Quỹ hưu trí Ngân hàng có thể định nghĩa đơn giản là tổ chức hoạt động kinh doanh cung cấp các dịch vụ ngân hàng để tìm kiếm lợi nhuận. Đến đây, bạn khó tính sẽ hỏi dịch vụ ngân hàng là gì? Trả lời cho câu hỏi này cần phải đi vào phân tích kĩ hơn một chút.
  2. Bản thân ngân hàng đã có lịch sử vài chục thế kỷ phát triển, tính ngược cả về trước Công Nguyên, khi các thầy tu quyết chí đi làm kinh doanh đã mang tiền người ta gửi để cho kẻ khác vay (nói vui thế, các thầy làm uy tín lắm, không mất tiền đâu). Kể từ thời kỳ đó, ngân hàng đã phát triển qua nhiều hình thái, theo xu thế ngày càng mở rộng. Sự mở rộng thể hiện ở lượng dịch vụ, quy mô dịch vụ và ở sự lan rộng vượt ra ngoài mọi biên giới địa lý. Ngày nay, người ta nhắc nhiều đến những khái niệm là Ngân hàng bán lẻ, Ngân hàng Bán buôn, Ngân hàng đầu tư,... Ngân hàng bán lẻ là khái niệm chỉ những hệ thống ngân hàng lớn, nhiều chi nhánh mà đối tượng phục vụ thường là các khách hàng cá nhân, đơn vị riêng lẻ và tập trung và các dịch vụ là tiết kiệm, tạo tài khoản giao dịch, thanh toán, thế chấp, cho vay cá nhân, các loại thẻ tín dụng,... Ngược lại ngân hàng bán buôn lại là dạng ngân hàng chỉ cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp, làm vai trò trung gian cho các doanh nghiệp. Một ví dụ vui vui là thế này, ngân hàng bán lẻ là cửa hàng sửa xe máy, còn ngân hàng bán buôn là các cửa hàng bán buôn phụ tùng sửa xe máy.
  3. Thế nhưng những phân loại trên gần đang bị đe dọa bởi làn sóng sáp nhập và mua lại, bởi toàn cầu hóa, với sản phẩm là những tập đoàn tài chính - ngân hàng khổng lồ, hoạt động trên phạm vi toàn thế giới. Mười tổ hợp ngân hàng lớn nhất thế được mô tả trong phần thống kê ở dưới, so sánh theo vốn loại 1 (loại vốn tự có của ngân hàng: vốn cổ phần và lợi nhuận giữ lại) Dưới đây là một số thống kê hữu ích phục vụ tham khảo: Ngân hàng tư nhân lâu đời nhất • Ngân hàng Barclays, do John Freame và Thomas Gould thành lập năm in 1690, đổi tên thành Barclays vào năm 1736. • Ngân hàng Hope \& Co., thành lập năm 1762. • Ngân hàng Barings thành lập năm 1806. • Ngân hàng Rothschild, do gia đình Rothschild vận hành từ những năm 1700 đến nay. Ngân hàng quốc gia lâu đời nhất • Ngân hàng Quốc gia Thụy Điển, 1668 — khởi đầu cho làn sóng hình thành các Ngân hàng Quốc gia. • Ngân hàng Quốc gia Anh, 1694 - Bắt đầu cuộc cách mạng hình thành các chính sách về Ngân Hàng Trung Ương hiện đại.
  4. • Ngân hàng Quốc gia Mỹ, 1874 - Sự ra đời của công nghệ séc và thanh toán trung ương. • Ngân hàng Pennsylvannia Land, 1723 với sự ủng hộ của Benjamin Franklin. • Ngân hàng Vương Quốc Persia (Iran), 1889 — Bắt đầu lịch sử ngân hàng Trung Đông Danh sách 10 tổ hợp tài chính-ngân hàng có quy mô vốn (loại 1) lớn nhất (2004) Vốn loại 1 STT Tên Country (tỷ USD) 1. Citigroup 73 Hoa Kỳ 2. JPMorgan Chase 69 Hoa Kỳ 3. HSBC 67 Vương Quốc Anh 4. Bank of America 64 Hoa Kỳ 5. Credit Agricole Group 63 Pháp 6. Royal Bank of Scotland 43 Vương Quốc Anh Mitsubishi Tokyo Financial 7. 40 Nhật Bản Group
  5. 8. Mizuho Financial Group 39 Nhật Bản 9. HBOS 36 Vương Quốc Anh 10. BNP Paribas 35 Pháp Quy trình tín dụng của ngân hàng 1. Quy trình tín dụng là gì? Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. 2. Ý nghĩa của quy trình tín dụng Việc xác lập một quy trình tín dụng và không ngừng hoàn thiện nó đặc biệt quan trọng đối với một ngân hàng thương mại. Về mặt hiệu quả, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Về mặt quản lý, quy trình tín dụng có tác dụng: • Làm cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng. • Làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn. 3. Một quy trình tín dụng căn bản
  6. Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như: • năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng • khả năng sử dụng vốn vay • khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi) Bước 2: Phân tích tín dụng Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lại của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay + hoàn trả nợ vay. Mục tiêu: • Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng. • Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay. Bước 3: Ra quyết định tín dụng Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Khi ra quyết định, thường mắc 2 sai lầm cơ bản: • Đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt
  7. • Từ chối cho vay với một khách hàng tôt. Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh tín dụng, thậm chí sai lầm thứ 2 còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Bước 4: Giải ngân Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng. Bước 5: Giám sát tín dụng Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng,... để đảm bảo khả năng thu nợ. Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2