intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghề quản lý có phải dành cho bạn?

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

91
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn băn khoăn mình muốn trở thành một nhà quản lý, có quyết định chính xác và tìm một con đường đi đúng đối với nghề nghiệp của mình? Có thể công ty bạn đã dự định cho bạn một vị trí quản lý. Cuộc sống là một sự cạnh tranh, bạn đang cố gắng quyết định thi một bằng thạc sĩ về ngành kỹ thuật chuyên sâu hay một bằng MBA chẳng hạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghề quản lý có phải dành cho bạn?

  1. Nghề quản lý có phải dành cho bạn? Bạn băn khoăn mình muốn trở thành một nhà quản lý, có quyết định chính xác và tìm một con đường đi đúng đối với nghề nghiệp của mình? Có thể công ty bạn đã dự định cho bạn một vị trí quản lý. Cuộc sống là một sự cạnh tranh, bạn đang cố gắng quyết định thi một bằng thạc sĩ về
  2. ngành kỹ thuật chuyên sâu hay một bằng MBA chẳng hạn. Bất kể lý do mà bạn cho là có ích đối với một nhà quản lý chuyên nghiệp, bài báo này sẽ giúp bạn quyết định có hay không kỹ năng quản lý đối với bạn. Bề mặt nổi của một người quản lý Có nhiều xu hướng để trở thành một nhà quản lý. Những nhà quản lý thường dành nhiều thời gian hơn người khác cho công ty. Họ xuất hiện với nhiều quyền năng hơn. Và sức mạnh cũng như lợi ích khác nhau trong các cuộc tranh luận và uy tín cá nhân. - Mức lương hoàn hảo: Tất nhiên, mức lương thỏa đáng đối với một quản lý đứng đầu công ty như vị trí Giám đốc điều hành (CEO) cao hơn những người khác trong công ty. Các nhà quản lý vị trí thấp hơn CEO thường được trả lương nhiều hơn nhiều người còn lại nhưng không phải luôn luôn thế. Tôi quản lý một nhóm người trong ngành khoa học nhưng người đứng đầu trong các nhà khoa học đó được trả lương cao hơn tôi.
  3. Các công ty về chất xám trả mức lương cơ bản theo giá trị của họ chứ không tính tới vị trí của người đó và đối với công ty khoa học cao thì chìa khóa tài năng có giá trị hơn là người quản lý. - Quyền lực: bao gồm hầu hết người ở vị trí quản lý tin rằng người quản lý có nhiều quyền hành hơn những người khác trong nhóm của họ. Trong khi sự thật là các nhà quản lý thường phải chắc chắn họ là người có quyền hành thực đối với nhân viên. Bạn chỉ là người có quyền thực khi bạn có năng lực làm cho nhóm của mình thành công hơn. Và trong khi khả năng lãnh đạo nhóm của bạn thông suốt, quyền lực của bạn mới trở thành hiện thực và tự nguyện đối với mọi người, họ sẽ tự động công nhận tài năng của bạn. - Biểu tượng, trung tâm: Trong xã hội, giá trị con người là trên hết. Một người làm marketing có thể làm việc cho 3 công ty và kiếm 30,000 USD mỗi năm trong khi một nhà quản lý các nhà hóa học cho một công ty dầu mỏ với 4 kỹ sư hóa học khác sẽ kiếm 100,000 USD mỗi năm.
  4. - Cảm nhận về khả năng cá nhân: Nếu mục tiêu của bạn trở thành một CEO của công ty ô tô lớn, bạn nên bắt đầu với một kỹ năng quản lý. Nếu bạn muốn trở thành tổng thống, kỹ năng quản lý không phải là tất cả. Nếu bạn muốn làm mẹ bạn tự hào về những thành công của mình, sức mạnh, sự xác nhận, tiền bạc rất quan trọng trong quyết định thành công, nghề quản lý có thể là con đường đi cho bạn. Nếu bạn đo lường sự thành công bằng bạn bè, kỹ năng quản lý chuyên nghiệp có thể giúp bạn nhưng phải có nhiều sự ủng hộ khác nữa. Mặt chìm của người làm quản lý - Nỗi khổ của nhà quản lý: Không ai thích ông chủ và bạn phải cô đơn khi ở vị trí đứng đầu. Bạn là người luôn phải ra quyết định đúng hoặc sai và ai đó luôn luôn muốn bạn rời khỏi chiếc ghế lãnh đạo. Ở vị trí đứng đầu bạn có nghĩa vụ pháp lý mà không một vị quản lý nào không có là phải giới hạn chi phí tài chính. Ngoài ra bạn không được nhân viên gần gũi khi bạn ở vị trí ông chủ. Một quản lý cần khách quan trong việc ra các quyết định của mình. Thường thì một người lên vị trí quản lý đồng nghĩa với việc họ phải tạo khoảng cách với nhân viên.
  5. - Luôn luôn phải nỗ lực: Làm lãnh đạo bạn không được quyền không cố gắng, mà phải luôn luôn tự hỏi mình đã hoàn thành tốt công việc chưa. Kể cả trong con mắt của nhân viên cấp dưới và đối tác, bạn luôn phải giữ hình ảnh chuẩn mực của mình. - Người quyết định gián tiếp: Trong nhiều trường hợp, nhân viên của bạn phải tự ra một quyết định nhưng quyết định cuối cùng vẫn thuộc về người quản lý. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp họ phải có trách nhiệm bảo vệ an toàn cho nhân viên của mình trước những tai nạn lao động hay những rắc rối do công việc, luật pháp mang đến. Bạn phải có sự bình tĩnh và cách giải quyết khôn ngoan, đúng mực của một nhà lãnh đạo trong bất cứ tình huống nào. Mà tố chất này cần được đúc rút và trải nghiệm lâu dài. - Một vấn đề quan trọng nhà quản lý phải đối mặt nữa là khả năng kiểm soát về tài chính. Không chỉ phải chịu sức ép luôn mang về doanh thu cao hơn cho công ty, họ phải có quyết định đúng đắn trong các vấn đề
  6. tài chính, thực hiện kế hoạch. Nhìn chung, quản lý là một nghề cần tính chuyên nghiệp cao và không phải dành cho tất cả mọi người. Bạn phải có trách nhiệm, cùng tham gia công việc với mọi người. Bạn phải giải quyết công việc và ra các quyết định đúng đắn trong mọi tình huống. Bạn có thể kiếm được mức lương rất cao khi bạn bỏ công sức xứng đáng. Theo M.A
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2