intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghệ thuật lãnh đạo thời khủng hoảng

Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

205
lượt xem
81
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Liệu cuộc khủng hoảng kinh tế bạn đang phải đối mặt là thời điểm thử thách đối với bạn? Liệu bạn có thực sự đúng đắn về niềm tin và giá trị của mình, hay bạn đang đi xa khỏi tiến trình bởi những cám dỗ hiện tại? Bằng việc trả lời những câu hỏi này, bạn đang định hình lại tính xác thực trong vai trò lãnh đạo của mình. Ảnh: russiablog.org Lên nắm quyền ngày 5/3/1933, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt tiếp nhận một nền kinh tế sụp đổ, 25% người thất nghiệp, ngân hàng đóng cửa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghệ thuật lãnh đạo thời khủng hoảng

  1. Nghệ thuật lãnh đạo thời khủng hoảng Liệu cuộc khủng hoảng kinh tế bạn đang phải đối mặt là thời điểm thử thách đối với bạn? Liệu bạn có thực sự đúng đắn về niềm tin và giá trị của mình, hay bạn đang đi xa khỏi tiến trình bởi những cám dỗ hiện tại? Bằng việc trả lời những câu hỏi này, bạn đang định hình lại tính xác thực trong vai trò lãnh đạo của mình. Ảnh: russiablog.org Lên nắm quyền ngày 5/3/1933, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt tiếp nhận một nền kinh tế sụp đổ, 25% người thất nghiệp, ngân hàng đóng cửa trên 34 bang, và đầu tư kinh doanh giảm 90%. Nhưng ông đã vượt qua những thách thức đó, đưa nước Mỹ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế và giành chiến thắng cùng quân Đồng minh trong Thế chiến II. Nhiều người cho rằng tình cảnh mà Tổng thống Obama gặp phải vào 29/1/2009 cũng giống với Roosevelt. Nhưng tôi cho rằng thời điểm thách thức trong cuộc đời của Obama là vào ngày 18/3/2008. Vài ngày trước đó, Obama đã phải hứng chịu những lời chỉ trích từ phía đảng Cộng hoà và đối thủ Hillary Clinton về mối quan hệ của ông với mục sư có quan điểm cực đoan Jeremiah Wright. Hàng đêm, tivi phát đi bài thuyết giáo của mục sư Wright, làm dấy lên nỗi lo sợ về phân biệt sắc tộc trên toàn nước Mỹ. Obama chưa bao giờ nghĩ rằng màu da của ông là vấn đề của chiến dịch tranh cử. Nhưng ông hiểu rằng mình không thể trốn tránh được nữa, khi mà những sự phân biệt sắc tộc có đe doạ sẽ phá hỏng chiến dịch tranh cử của ông. Obama không hề nao núng. Ông đã giải quyết những vấn đề đó dựa theo hiến pháp Philadenphia. Thẳng thắn đối mặt với nỗi lo ngại của người dân trong khi kể về dòng máu đa sắc tộc của mình, Obama đã đưa cuộc đàm thoại lên một tầm cao hơn thông qua việc đề xuất một chủ đề thống nhất: "Chúng ta không thể tự giải quyết những thách thức của thời đại trừ khi chúng ta cùng nhau giải quyết chúng - trừ khi chúng ta tự hoàn thiện đất nước mình thông qua việc hiểu rằng chúng ta có
  2. những quá khứ khác nhau, nhưng đều có chung một mong ước... Tất cả chúng ta đều có cùng một mục đích hướng tới - đó là tương lai tốt đẹp cho con cháu mình". Nhìn vào bản thân Thời điểm thử thách trong cuộc đời tôi đến vào năm 1988 một ngày mùa thu đẹp trời tại bang Minnesota, khi mà các cây phong đang rực rỡ với sắc cam và đỏ. Lái xe vòng quanh hồ gần nhà, tôi nhìn vào gương chiếu hậu và thấy hình dáng một con người khốn khổ đang vật lộn giữa cuộc khủng hoảng. Tôi tự hỏi bản thân: "Tại sao lại có chuyện như vậy?" Tôi có một người bạn đời tuyệt vời từ 20 năm nay (vợ tôi, Penny), hai đứa con trai đáng yêu, và một công việc tốt với vai trò phó chủ tịch điều hành của công ty Minneapolis. Nhưng những gì tôi nhìn thấy trong gương lại là hình ảnh một con người cố gắng phấn đấu để trở thành CEO của một công ty lớn như Honeywell đến mức anh ta nhanh chóng quên đi vị trí thực của mình. Tôi đã học theo cách ăn mặc và nhiễm những thói quen của Honeywell, những thứ tràn lan tại thời điểm đó, thay vì bỏ qua chúng như tôi đã từng làm trước đó. Tôi thậm chí còn đeo khuy măng sét để gây ấn tượng cho ban giám đốc, cho dù trước đó tôi chưa bao giờ đeo chúng. Ngay lúc đó, tôi nhận ra rằng Honeywell không phải là nơi thích hợp cho mình. Tôi quyết định từ bỏ việc phấn đấu trở thành CEO của Honeywell và trở về tập trung vào công việc quản lý của mình. Về nhà, tôi kể lại cho vợ nghe những suy nghĩ của mình. Cô ấy đã nói một cách sáng suốt: "Em đã muốn nói với anh điều này cả năm nay, nhưng anh lại chưa sẵn sàng để nghe nó". Cô ấy thật đúng. Đó luôn là người thân nhất bên ta và có thể nhìn xuyên qua những điểm mù để nhìn nhận chúng ta một cách thật sự. Chỉ ba tháng trước, tôi đã từ chối trở thành chủ tịch của Medtronic lần thứ ba trong mười năm, phần lớn vì tôi cho rằng nó không đủ lớn so với hình ảnh của tôi. Và khi tôi đi qua cổng ra vào của Medtronic sáu tháng sau khi trở thành chủ tịch của nó, tôi có cảm giác như mình đang về nhà - một cảm giác mà tôi chưa từng có ở tổ chức nào trước đó.
  3. Cảm giác như đang ở nhà, nơi mà bạn có thể phát triển bản thân và tạo sự khác biệt trong công việc "hồi phục sức khoẻ và cuộc sống của mọi người". Tất cả mọi thứ xảy ra trong 20 năm công việc của tôi được bắt đầu từ một quyết định trong xe, từ 13 năm tại Medtronic đến 7 năm tập trung vào việc giúp đỡ các nhà quản lý phát triển bản thân họ. Bạn có đi đúng tiến trình? Liệu cuộc khủng hoảng kinh tế bạn đang phải đối mặt là thời điểm thử thách đối với bạn? Liệu bạn có thực sự đúng đắn về niềm tin và giá trị của mình, hay bạn đang đi xa khỏi tiến trình bởi những cám dỗ hiện tại? Bằng việc trả lời những câu hỏi này, bạn đang định hình lại tính xác thực trong vai trò lãnh đạo của mình. Thời điểm hiện tại cũng thử thách mối quan hệ của bạn với những người khác. Mọi người thường nhớ về các phản ứng của lãnh đạo trong thời kỳ khủng hoảng bởi chúng có tính xác thực. Đó là lý do vì sao mọi người công nhận thị trưởng New York Rudi Giulian về vai trò lãnh đạo của ông ta trước cuộc tấn công ngày 11/9. Tương tự như vậy, mọi người chỉ công nhận Richard Fuld là người lãnh đạo khi Lehman phá sản, chứ không phải là một nhà quản lý tài ba đã xây dựng một tổ chức tồn tại trong suốt 30 năm. Năm 1966, Robert F. Kennedy đã nói: "Rất ít người có khả năng tự mình thay đổi lịch sử. Nhưng từng người trong chúng ta có thể góp sức để thay đổi một phần nhỏ của sự kiện, và tất cả những hành động đó sẽ viết nên lịch sử của cả thế hệ chúng ta". Thế giới đang thét lên về vai trò lãnh đạo của chúng ta. Chúng ta đang phải đối mặt với sáu vấn đề lớn mà không một tổ chức nào có thể tự mình giải quyết được: hoà bình toàn cầu, chăm sóc sức khoẻ, năng lượng và môi trường, việc làm, chênh lệch về thu nhập và giáo dục. Chúng ta phải đối mặt với chúng ngay bây giờ. Hãy tự hỏi bản thân mình rằng: "Vai trò lãnh đạo của bạn sẽ làm như thế nào đề giải quyết những vấn đề đó và cả những vấn đề khác nữa?". Nhưng đừng cố gắng để đưa ra câu trả lời quá vội vàng. Thay vào đó, hãy hướng dẫn mọi người thay đổi những phần nhỏ của sự kiện, và tương lai sẽ đến với bạn.
  4. Đây là thời điểm để chúng ta đứng dậy và đưa mọi người đi qua cuộc khủng hoảng hiện tại. Hãy mạnh dạn trong vai trò lãnh đạo của bạn bởi mạnh dạn có bao hàm sự thông thái, quyền lực, và điều kỳ diệu bên trong nó. Nếu bạn vẫn tiếp tục tiến trình theo đúng con đường của mình, bạn có thể tạo nên những sự thay đổi bền vững trên thế giới. Đó cũng chính là yêu cầu cuối cùng của việc lãnh đạo mọi người bước qua khủng hoảng. - Bài viết của Bill George (americanexecutive.com) trên HBS in the News. Bill George là giáo sư về thực hành quản lý của Trường kinh doanh Harvard và là tác giả của True North and Authentic Leadership. Là cựu chủ tịch và CEO của Medtronic, hiện ông đang làm việc tại ExxonMobil and Goldman Sachs.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1