intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những điều nhà quản lý nhân sự nên làm trong thời kỳ khủng hoảng

Chia sẻ: Nguyen Hang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

113
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong thời kì khủng hoảng kinh tế như hiện nay, chắc chắn sẽ có những lúc bạn lo lắng: Năm tới công việc của mình sẽ ra sao? Mình có được tăng lương không? Mình có bị sa thải không? Mình có nên tìm công việc mới không?... Nhân viên của bạn cũng sẽ lo lắng giống như bạn. Những tin tức như "lợi nhuận công ty đang giảm dần", "chúng ta cần tổ chức lại cơ cấu công ty"… sẽ dễ làm họ xao nhãng, mắc sai lầm và có thể làm đảo lộn cuộc sống công sở. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những điều nhà quản lý nhân sự nên làm trong thời kỳ khủng hoảng

  1. Những điều nhà quản lý nhân sự nên làm trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế Trong thời kì khủng hoảng kinh tế như hiện nay, chắc chắn sẽ có những lúc bạn lo lắng: Năm tới công việc của mình sẽ ra sao? Mình có được tăng lương không? Mình có bị sa thải không? Mình có nên tìm công việc mới không?... Nhân viên của bạn cũng sẽ lo lắng giống như bạn. Những tin tức như "lợi nhuận công ty đang giảm dần", "chúng ta cần tổ chức lại cơ cấu công ty"… sẽ dễ làm họ xao nhãng, mắc sai lầm và có thể làm đảo lộn cuộc sống công sở.
  2. Với tư cách là nhà quản lý nhân sự, bạn nên làm gì?Xin giới thiệu với các bạn một số giải pháp giúp bạn vượt qua khủng hoảng. 1. Cởi mở trong giao tiếp Điều khiến nhân viên căng thẳng nhất là không biết điều gì đang diễn ra trong công ty. Họ sẽ cảm thấy tồi tệ hơn nếu chỉ nhận được những lời động viên qua loa của bạn. Vì vậy, hãy giải đáp tất cả thắc mắc của nhân viên. Và khi có thông tin liên quan tới nhân viên, hãy thông báo trực tiếp tới họ chứ đừng qua trung gian. 2. Trung thực với nhân viên Bạn cần trung thực với nhân viên của mình trong mọi hoàn cảnh. Điều này không đồng nghĩa với việc bạn tiết lộ những thông tin
  3. mật hay những thông tin nhạy cảm. Trung thực với nhân viên là giải thích cho họ hiểu tại sao một việc gì đó lại được thực hiện. Ví dụ, giải thích cho họ hiểu tại sao phòng bạn lại cần thay đổi. Khi nhân viên biết lí do, họ sẽ hợp tác và cố gắng nhiều hơn. 3. Xác định tầm nhìn có tính chiến lược hơn Trong những thời điểm khó khăn như thế này, bạn cần phải có tầm nhìn bao quát hơn về phía trước. Hãy giao lại cho nhân viên những công việc nhỏ nhặt. Nếu sa lầy vào những chi tiết cụ thể, vụn vặt, bạn sẽ mất dần cảm hứng và tính sáng tạo. Tất cả nhân viên đang chờ đợi người quản lí của mình đưa ra những sách lược để tìm cách khắc phục, cải thiện tình hình và phát triển công ty. Do đó, hãy xác định một tầm nhìn có tính chiến lược hơn.
  4. 4. Dập tắt tin đồn Những câu chuyện phiếm không chỉ có thể phá hoại danh tiếng của một ai đó mà còn gây ra sự hoang mang, lo lắng cho nhân viên. Điều này thực sự gây ra hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế như hiện nay. Nhân viên bị tác động bởi những câu chuyện phiếm sẽ khó tập trung vào công việc và sẽ gây ảnh hưởng tới công ty. Do đó, hãy lắng nghe, ngăn chặn và dập tắt những tin đồn, tránh để chúng lan truyền rộng rãi trong công ty.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2