intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghệ thuật quản lý chiến lược

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

113
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quản lý chiến lược là nghệ thuật lên kế hoạch cho tổ chức và là nhiệm vụ của ban lãnh đạo. Quản lý chiến lược tập trung vào việc xây dựng một cấu trúc bền vững cho tổ chức của bạn để nó phát triển dựa trên sự đóng góp tích cực của mọi nhân viên. Quản lý chiến lược nhằm trả lời các câu hỏi sau: - Những mục tiêu của tổ chức là gì?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghệ thuật quản lý chiến lược

  1. Nghệ thuật quản lý chiến lược Quản lý chiến lược là nghệ thuật lên kế hoạch cho tổ chức và là nhiệm vụ của ban lãnh đạo. Quản lý chiến lược tập trung vào việc xây dựng một cấu trúc bền vững cho tổ chức của bạn để nó phát triển dựa trên sự đóng góp tích cực của mọi nhân viên. Quản lý chiến lược nhằm trả lời các câu hỏi sau: - Những mục tiêu của tổ chức là gì? - Những phương thức nào tốt nhất để đạt những mục tiêu đó? - Những nguồn lực cần thiết nào để đạt những mục tiêu đó? Để trả lời câu hỏi đầu tiên, bạn cần phải suy nghĩ nghiêm túc đâu là mục
  2. tiêu cao nhất của tổ chức. Bạn đang cố gắng làm gì? Bạn đang cố giải quyết hay khuyến khích điều gì xảy ra? Kết quả tốt nhất mà tổ chức bạn có thể đạt được là gì? Những mục tiêu cốt lõi có thể được xác định theo các bước sau: - Tạo ra một viễn cảnh cho tổ chức, xác định vai trò của tổ chức trong viễn cảnh đó. Đây được coi là bước tuyên bố về nhiệm vụ. - Thiết lập các mục tiêu để thỏa mãn một số nhu cầu của tổ chức, lập ra các nhiệm vụ dài hạn và ngắn hạn. Đây được coi là tuyên bố về tầm nhìn. - Xác định các mục tiêu cho bản thân tổ chức, cả về mục tiêu tài chính và mục tiêu chiến lược. Một khi đã tiến hành các bước trên, bạn bắt đầu có được kế hoạch chiến lược cho tổ chức và chuyển sang câu hỏi thứ hai, làm thế nào để đạt được các mục tiêu đó. Bước thứ hai của nghệ thuật quản lý chiến lược thành công là xác định một kế hoạch hành động cho tổ chức.
  3. Trong bước thứ hai này, cần phải đặt các nhân viên vào đúng sở trường, kiến thức và kinh nghiệm làm việc của họ sao cho phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của tổ chức. Từ đó, trách nhiệm sẽ được phân chia đều cho các nhân viên trong toàn hệ thống, sao cho mục tiêu có thể đạt được thông qua sự đóng góp của toàn bộ nhân viên. Việc này bao gồm điều gì cần phải làm và kết quả sẽ được tính toán như thế nào. Cuối cùng, quản lý chiến lược bao gồm phân bổ đúng nguồn lực tới các bộ phận khác nhau của tổ chức để các nhân viên có được mọi nguồn lực cần thiết để hoàn thành mục tiêu của họ. Việc này bao gồm từ việc đào tạo nhân viên, thử nghiệm mọi quá trình công việc, văn bản hóa mọi thông tin và dữ liệu…Để quản lý tổ chức của bạn hiệu quả và chiến lược, từng phần nhỏ trong tổ chức của bạn phải được thỏa mãn yêu cầu, dẫn tới hiệu quả của tổng thể. Một khía cạnh quan trọng của quản lý chiến lược nhưng thường bị xem thường, là nhu cầu lên kế hoạch và không lên kế hoạch. Các lãnh đạo phải đi đầu trong việc đặt kế hoạch cho tổ chức vận hành và hoạt động, nhưng họ cũng phải năng động trong việc đáp lại nhu cầu và đòi hỏi của
  4. tổ chức. Quản lý chiến lược không phải là một quá trình bị giới hạn. Nhìn chung, quản lý chiến lược hay phải phản ứng với những việc không hề biết trước như vậy. Nói tóm lại, quản lý chiến lược phải linh hoạt, tạo điều kiện cho các tổ chức chuyển động nhanh chóng và dễ dàng, thích nghi được với các thay đổi, thay thế các ý tưởng và phương thức cũ để thỏa mãn các yêu cầu khắt khe của hiện tại. Hoàng Anh Theo Allbusiness
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2