Nghệ thuật viết lời mới cho một bản nhạc dân tộc - The art of writing new lyrics for a ethnic music
lượt xem 2
download
Bài viết "Nghệ thuật viết lời mới cho một bản nhạc dân tộc - The art of writing new lyrics for a ethnic music" đúc kết kinh nghiệm sáng tác của giới soạn giả có uy tín lớn trong làn nhạc cổ, mà đề ra kinh nghiệm bảo tồn và phát huy âm nhạc cổ trên bình diện sáng tác, 1 trong 3 hoạt động, mà hiện nay đang gặp khó khăn lớn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghệ thuật viết lời mới cho một bản nhạc dân tộc - The art of writing new lyrics for a ethnic music
- NGHỆ THUẬT VIẾT LỜI MỚI CHO MỘT BẢN NHẠC DÂN TỘC THE ART OF WRITING NEW LYRICS FOR A ETHNIC MUSIC TS. Huỳnh Công Tín77, ThS. Thạch Thị Thanh Loan78 Tóm tắt: Trong nhạc cổ, bao gồm hệ thống bản Tài tử và Vọng cổ, đã có những giai điệu, cấu trúc lòng bản khá mẫu mực, phục vụ tốt nhu cầu thưởng thức giai điệu trong công chúng. Tuy nhiên, việc soạn những lời từ, tức bài ca, phù hợp với bản nhạc góp phần tạo nên những tác phẩm mới thu hút công chúng, làm mới được giá trị bản nhạc hiện chưa nhiều. Yêu cầu truyền bá nghệ thuật dân tộc, ngoài yêu cầu truyền nghề: đờn, ca; yêu cầu viết lời mới luôn được đặt ra. Bởi hiện nay, trong các cuộc thi âm nhạc, tân hay cổ nhạc, chúng ta chỉ có thể tổ chức thi đờn, ca trên hầu hết những sáng tác cũ; trong khi, công chúng cần những sáng tác lời mới hay gần như thiếu vắng. Đáp ứng yêu cầu này, bài viết đúc kết kinh nghiệm sáng tác của giới soạn giả có uy tín lớn trong làn nhạc cổ, mà đề ra kinh nghiệm bảo tồn và phát huy âm nhạc cổ trên bình diện sáng tác, 1 trong 3 hoạt động, mà hiện nay đang gặp khó khăn lớn. Từ khóa: lời mới, nhạc cổ, bảo tồn, phát huy. Summary: In ancient music, including the Tai Tu system and Vong Co, there are quite exemplary melodies and structures, serving well the public's need to enjoy melodies. However, composing lyrics, i.e. songs, suitable for the music to creating new works that attract the public, renewing the value of music that is currently lacking. Requirements for propagating national arts, in addition to requirements for transmitting professions: playing music, singing; New lyric writing requests are always being asked. Because currently, in music competitions, whether new or ancient, we can only organize music and singing competitions on most old compositions; Meanwhile, the public needs new lyrical compositions or is almost absent. To meet this requirement, the article summarizes the composing experiences of prestigious composers in ancient music, and proposes experiences in preserving and promoting ancient music in terms of composition, one of three activities. movement, which is currently facing great difficulties. Keywords: new lyrics, ancient music, preservation, promotion. 1. Mở đầu Trong bản nhạc, ngoài việc lời từ phải hài hòa thanh âm với chữ đờn, người viết lời mới cần quan tâm tới hơi điệu (giai điệu) và cấu trúc nhịp bản nhạc. Bản Oán thường mang tâm trạng buồn, bi ai, sầu muộn; bản Bắc thường mang giai điệu vui, tươi sáng; bản Hạ, còn gọi bản Lễ thường có ý nghĩa trang nghiêm; bản Vọng cổ được xây dựng từ bản Oán nên cũng 77 TS. Giảng viên, Trường đại học Tây Đô 78 ThS. Giảng viên, Trường đại học Trà Vinh 300
- mang âm hưởng buồn thương, tâm sự da diết; các làn điệu Lý thì gần gũi với dòng nhạc dân gian, từ âm điệu đến lời từ... Ngoài ra, nhịp điệu bản nhạc có nhanh, có chậm, có nhịp nội, nhịp ngoại, nên cần chú ý khi viết lời từ sao cho phù hợp… 2. Nội dung Tiếng Việt vốn là ngôn ngữ đa thanh nên rất thích hợp cho các chữ đờn của bản Tài tử hay một bản Vọng cổ. Ngoài ra, trên bình diện lời từ, sử dụng mỹ từ pháp thích hợp sẽ làm tăng giá trị biểu đạt. Mặt khác, để có những sáng tác lời mới hay, cũng cần nắm những nguyên tắc chung của các soạn giả, thầy đờn, khi viết lời; từ đó, rút ra những điều cần thiết cho người học sáng tác lời mới. 2.1. Lời cho nhạc Tài tử Khái niệm “bài bản” trong nhạc Tài tử gồm 2 thành tố: bài và bản. “Bài” là bài ca, phần lời. “Bản” là bản đờn, phần nhạc. Tuy nhiên, khi nói tới “nhạc” thường được hiểu có hai loại: nhạc không lời (khí nhạc) và nhạc có lời (thanh nhạc hay ca nhạc). Tương tự, khi nói tới “bản” thường cũng được hiểu có hai loại: bản không lời (khí nhạc hay bản đờn) và bản có lời (thanh nhạc hay bài ca). Mặt khác, lời nhạc dù là tân hay cổ thường được viết dựa trên thanh âm của một bản nhạc. 2.1.1. Những bài ca Tài tử có giá trị nghệ thuật cao phải là những bài có lời từ mang giá trị nội dung, lại gắn với chữ đờn của bản đờn. Nói chung, bài ca được thể hiện dưới hình thức ngôn từ vừa mang giá trị nghệ thuật biểu đạt cao, vừa có tính hình tượng; lại liên kết với âm nhạc và vần trong thanh điệu và âm vận gắn với tiếng đờn. Như bài “Bá Lý Hề” dựa trên bản đờn Tứ đại oán (38 câu, 6 lớp)79, xin trích 2 lớp được nhạc sư Trần Quang Quờn viết nhạc và lời như sau: Lớp Thủ, soạn giả khắc họa tình cảm thương nhớ của người vợ, bởi sự chia cắt qua mấy năm chờ đợi 1. (-) (-) (-) Bao (-) - Trải bao thỏ lặn ác (tà)80. 2. Nhành ngô để lá trơ (chà) (-), - Mấy thu, não nùng (-)81 phận (hoa), 3. Tình (ôi) có (thấu) chăng là (-) - (Thiếp) trông (chàng) trong lòng (-) thiết (tha). 4. Chạnh chung tình lụy (sa) (-), - (Hỡi) lang (quân) chàng (-) Bá Lý (Hề). 79 Trần Quang Quờn. Bá Lý Hề, trích Huỳnh Công Tín (chủ nhiệm đề tài kiêm chủ biên), Nghệ sĩ và tác phẩm Vĩnh Long, tr. 348 – 349. 80 Những chữ trong ngoặc đơn có sự hiệp vần, theo thanh âm bản đờn. 81 Nhịp ngoại. 301
- 5. (-) (-) (-) (Vì) tình (kia) - (Chốn) lều (tranh) trêu (thương) ngậm (nhớ) 6. Chích nhạn (-) bơ vơ giữa đường (-) - (Sầu) dật dã (bến) sông (Tương)… Lớp Xang dài 1, tác giả mô tả tâm trạng thương nhớ ngổn ngang của nàng Đỗ Thị khi nghĩ tới Bá Lý Hề (Tỉnh Bá): 7. (Nhạn) lạc (bầy) nhạn (lại) kêu (sương), - (-) (-) (-) Không (nguôi). 8. (Nỗi) nhớ (-) niềm (thương) (-) - (Thảm) thương (chàng) đường (-) xa diệu (viễn). 9. (Mắt) trông (chừng) minh (-) mông trời (biển), - (Đôi) lứa(mình) tương (-) tri bất (kiến), 10. (-) Bá lang, (-) chàng (hỡi). - (Có) thấu (chăng) nỗi (niềm) sự (tình). 11. (-) (-) (-) (Nhớ) - (Thuở) (-) hiệp (-) bạn (mình). 12. Lều (tranh) biết (mấy) nhiêu (tình) (-). - (Đôi) lứa (nầy) sớt (-) thảm, chia (vui). 13. (-) Ngày (nay) thiếp (chịu) riêng (thương), - (Hận) bởi (duyên) thảm vì (-) duyên trách (nợ). 14. (Duyên) nợ (-) khiến lỡ (làng), - (Nam) nhứt (xứ), (nữ) nhứt (phang)82. 2.1.2. Bài đối thoại Tài tử khác mang đậm sắc thái hài hước, chất dân gian, được soạn giả Duy Lân viết dựa trên bản nhỏ Khốc hoàng thiên (lớp 1 & 2) hơi Quảng Bắc trong tuồng “San Hậu”83 cho 4 vai ca đối đáp rất thú vị: Hòa thượng: Ta đã xót thương cho bây (-) nương náu (-). Thấy yêu nữ này (-) ngơ ngáo (-). Lết tới chùa (-) nát áo đói cơm (-). Ta dọn bữa ăn (-) cho liền (-). 82Phang: từ biến âm theo phương ngữ Nam Bộ của từ “phương”. 83Duy Lân, San Hậu, trích Huỳnh Công Tín (chủ nhiệm đề tài kiêm chủ biên), Nghệ sĩ và tác phẩm Vĩnh Long, tr. 179 - 180. 302
- Kế đó, là mi (-) ngỏ ý quy y (-), Ta cũng chẳng làm (-) khó dễ chi (-). Tại sao mi hỗn ta (-) với thầy Yết ma đây (-), Tới thăm viếng để mà (-) giáo hóa kệ kinh (-). Hai chúng bây (-) không chút nể tình (-). Nỡ đập lên đầu (-) ta với thầy ba cây (-). Yết ma: Kính Phật trọng tăng (-) theo kiểu này (-). Chắc có ngày thầy (-) về phương Tây (-). Yết ma: Bây giờ đây (-), nếu bây biết hối (-), Thì hai thầy (-) xóa cho tội lỗi (-). Phải thuận tình (-), yên phận dễ thương (-), Cho sung sướng thân (-) má hường (-). Phụng Cơ: Đứa bất lương (-) ẩn núp thiền môn (-). Để giở trò (-) ác gian (-). Đánh chúng bây (-) là thần thánh hiển linh (-), Trị tội ác (-) dưới Phật nhục tăng (-). Nguyệt Kiểu: Dẫu nát mấy thây (-) cũng chưa đủ đền (-). Thói dâm tà (-) làm nhơ mõ chuông (-). Trong nay mai (-) quan quân tỏ tường (-). Ắt hết đời (-) lũ vô lương (-). 2.1.3. Một tâm sự đau thương của hai nhân vật trong cuộc tình, thể hiện qua 12 câu Phụng hoàng (bản hơi Oán) với lời từ rất khéo, được đôi soạn giả bậc nhất Hà Triều - Hoa Phương viết trong tuồng “Nửa đời hương phấn” tạo cho người nghe nhiều tình tiết u ẩn: Hương: (Chớ nếu chị có nhận được thơ của em, thì dầu biết em thành hôn với dượng Ba đây. À… mà không. Dầu biết em thành hôn với ai đi nữa…) 1. Thì chị cũng rán về… với… em (0), 1, 2,/ Để mừng ngày (3), em xuất giá (4). 1, 2. Cho vui lòng (2) của ba má (3), 4, 5/ Chị được nở mặt mày (6), với lối xóm (7) bà con (8). 1, 2, 3, 3. Còn dượng Ba đây (4), 5,/ Là một thanh niên (6), có học thức (7), lại đàng hoàng (8). 1, 4. Chị vô cùng (2) sung sướng (3), 4, 5,/ Thấy em có một người chồng (6). Đúng như lòng (7), chị ước mong (8). 1, 2, 3, Tùng: 5. Chị Hai ơi (4), 5,/ Chị nói chi (6), câu ấy (7) cho đau lòng (8). 1, 303
- 6. Ai kia cũng (2), đau khổ muôn phần (3), 4, 5,/ Chớ nào phải (6) đâu, người ta (7) phụ bạc (8). 1, 7. Tại số trời (2), biết nói (3) sao hơn (4), 5,/ Diệu: Anh nói chuyện ai (6), mà em đây (7) không hiểu được (8). 1, 8. Anh hãy nói rõ (2) ngọn ngành (3), 4, 5,/ Kẻo mà em (6) khỏi (7) thắc mắc với mình (8). 1, 2, 3, (Em Diệu… Đừng…) Hương: 9. Nếu thương người (4) thì (5), /6, Xin đừng (7) có nói ra (8). 1, 10. Mà tội nghiệp (2) cho em của người ta (3), 4, 5,/ Thà chịu khổ một mình (6), chớ đừng để (7) sầu cho em (8). 1, 2, 3, Diệu: (Chị biết chuyện này nữa, hả chị Hai. Nói cho em nghe đi chị Hai.) Tùng: 11. Đau đớn thay (4), 5,/ Khi gọi em (6) mà gọi chẳng (7) nên lời (8). 1, 12. Diệu ơi, em hãy nghe (2) đây là sự thật (3), 4, 5,/ (Không… Không) Sự thật… chị Hai đây là (6)… Hương: Chị (6) đây là (7) chị ruột của em (8)… 84 2.1.4. Bản Bắc Xuân Tình 48 câu, được soạn giả Viễn Châu viết lời để nói về cuộc chia ly người anh hùng Đơn Hùng Tín, của những huynh đệ kết nghĩa. Lời từ vừa đậm chất bi thương, cũng không kém phần trào phúng: Trình Giảo Kim: “1. Dạ… Thưa Đơn nhị ca, em đây là Giảo... (cống), Kim danh tánh họ Trình (xừ). 2. Thuở nhỏ, bán muối lậu, ăn cướp bạc vua (xê); sau lớn lên (-) em mới ra đầu Đường (xàng). 3. Có câu: “Kiến nghĩa bất di trọng thệ” (xự), trước mặt Nhị ca em xin rót chung rượu nầy (hò). 4. Em kính tặng Nhị ca một đấng anh hùng (hò)(-), thà thọ tử chớ không phục tùng Đường vương (xang). 5. “Ninh thọ tử bất ninh thọ nhục” (xự), em khen anh dạ sắt gan đồng (hò). 6. Đường sanh tử anh xem nhẹ tợ lông hồng (hò)(-), thác như vầy trọn hiếu nghĩa tiết trung (xang).” Đơn Hùng Tín: 7. Ha… Ha… Giảo… Như tao anh hùng vô úy tử (cống), hễ là úy tử (- ) thì mạc anh hùng (xừ). 8. Một người một ngựa tao quyết diệt thằng Lý Thế Dân (xê), nhưng mạng tao (-) vô thời nên mạc vận cầu (hò). 9. Hôm nay thân tao như chim lồng cá chậu (xự), dẫu đầu rơi thịt nát tao cũng không đầu (hò). 10. Bởi nhiệt huyết tao đây có đủ một bầu (hò); thà thác tận kỳ trung, hơn sống mà đầu nhơ (-) (xang)! 11. Nhưng nay tao đã sa chân vào hổ huyệt (xự), thì mạng của tao cam đành dĩ tuyệt (xự). 12. Anh hùng tử chớ khí hùng bất tử (cống), thiên thu mai cốt - bất mai tu (xang). 13. Giảo! Giảo! Giảo! Anh của mày nay đã mạng cùng (xề), nhưng thân tình này có chết tao vẫn mang theo (liu). 14. Sau khi tao thác xuống tuyền đài (-) (xề), thì tình của mày vẫn còn khắc cốt ghi tâm (liu).” Trình Giảo Kim: 15. Dạ, thưa Nhị ca, còn đây (-), là ly rượu thứ nhì (cồng). 16. Em kính tặng nhị ca là một đấng anh tài (cồng), suốt cả đời anh oanh oanh liệt liệt (cộng). 17. 84 Hà Triều - Hoa Phượng, Nửa đời hương phấn, đoạn xả băng 1h, 03’. 304
- Một tay anh chống giữ thành Lạc Dương (u), vì chữ trung quân anh xem thường tánh mạng (cộng). 18. Đâu sá chi làn tên mũi đạn (-) (cộng), chí can cường thâu thành đoạt lũy, đảm đương (xê). 19. Công lao (xê), hạng mã, đột (-) pháo xông tên (xê). 20. Lên đèo, xuống ải, lặn suối, trèo non (xê); Đông xông, Tây đột, Nam tảo, Bắc trừ (xừ). 21. Tứ hải (-) giai huynh đệ (xự), bốn biển cũng còn nghe danh anh (xê). 22. Hôm nay không may (-) (xê), anh thọ nạn chốn pháp trường (-) thì câu “lưu đắc vạn cổ” vẫn còn ghi (xê).” Đơn Hùng Tín: 23. Hay lắm Giảo! Như tao ngay với vua (xê), nên có thác tao nào có sá chi (liu). 24. Đấng anh hùng sanh kí tử quy (-) (liu), vậy thì li rượu của mày, tao uống cạn li (-) (liu).” Trình Giảo Kim: “25. Dạ thưa Đơn nhị ca, còn đây là (hò), ly rượu thứ ba (xang). 26. Cầu chúc cho anh thác xuống cửu tuyền chi hạ (xự), đầu thai kiếp khác cho được tài ba (xang). 27. Mặt anh như rồng, oai phong như cọp (xự), sau này anh sẽ phát mã đề thương (xê). 28. Kéo rốc hùng binh trở lại nhà Đường (xê), để giết hết quân vong ân phản bạn (xự).” Đơn Hùng Tín: 29. Hay đó Giảo! Vậy chứ Tần Quỳnh (xề), hà phang mà bất kiến đệ huynh (liu)? Trình Giảo Kim: 30. Dạ thưa Nhị ca, Tần Thúc Bảo vâng lịnh triều đình (xề), chiêu an tam kiệt tận Hồng Đào sơn (liu). La Thành: “31. Dạ… Dạ… Thưa Đơn nhị ca, em đây (liu) là (-), tiểu tướng La Thành (xàng). 32. Rượu một li tống biệt nghĩa kim bằng (xàng) (-), uống hay không mặc tình anh định liệu (cộng). 33. Nhớ lại những ngày đoan thệ làm phản Sơn Đông (u), đến nay ai cũng đắc ý kỳ phận (cộng). 34. Em làm giám sát xin đại ca chớ giận (cộng) (-), xưa kia chó người đạo chích còn sủa vua Nghêu (xang).” Đơn Hùng Tín: “35. La Thành! Tao còn nhớ thuở Giảo Kim đi đầu giặc (xự), mầy còn đau bịnh ngặt (xự) (-). 36. Mầy nằm nơi Tam Hiền quán (-) (cống), ai rước lương y đầu thang chẩn mạch cho mầy hết đau (xang)? 37. Mạnh rồi, mầy nói dối với tao là về thăm quê xưa cảnh cũ (cống). 38. Để viếng mồ mả (cống) (-), chớ tao không ngờ mày đầu thằng Lý Thế Dân (xang). 39. La Thành! Tao lầm mày là thằng mặt trắng lòng đen (u), nhân diện thú tâm. Mầy nhờ ai được áo ấm cơm no (xê). 40. Đầu đội mão vàng, lưng đeo đai bạc (xê). Rồi nay mày cầm gươm, giết tao trả ơn hay sao (liu)?” Đơn Hùng Tín: “41. (-) La Thành, tao lầm mày (liu) là thằng khẩu phật tâm xà (xàng). 42. Nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà (xàng). Bởi dưỡng hổ nên đành di họa (cộng). 43. Sách có câu: “phóng ngư nhập thủy, tung hổ quy sơn” (u). Nay Đơn Hùng Tín mới nan toàn tánh mạng (cộng). 44. Thật gớm ghê thay cho mầy là thằng phản bạn (cộng) (-). Thực nhơn tài, rồi mày hãm hại nhơn tai (xang). 45. Mày nhớ không, tiền đồng tịch kim bằng cộng lạc (xự), hậu lâm nguy bất kiến đệ huynh (xang). 46. Nhơn phi nghĩa bất giao; vật phi nghĩa bất thủ (cống). Người quân tử không thèm uống rượu của đứa cẩu tâm (xang).”. 305
- La Thành: “47. Đơn Hùng Tín, giờ Ngọ đã đúng kỳ (xề), gươm đeo tuốt vỏ, chuyển lực thần oai (liu). 48. Đưa hồn ngươi xuống tận tuyền đài (xề) (-), gươm lịnh này tận sát Đơn nhị ca (liu).”85 2.2. Lời cho bản Vọng cổ Với một bài Vọng cổ, việc viết lời cũng dựa trên khuông nhạc bản Vọng cổ. Bản Vọng cổ thịnh hành hiện có nhịp 32, 6 câu. Để có một bài Vọng cổ hay, có thể chọn học cách viết bài Vọng cổ theo kinh nghiệm của soạn giả bậc thầy Viễn Châu. 2.2.1. Trong một bài Vọng cổ, cần chú ý một số điều căn bản về ngôn ngữ nghệ thuật sau: Chú ý lớp từ cổ, lịch sử khi khai thác đề tài lịch sử. Chẳng hạn, tâm trạng quan đi xứ Tô Võ bị giam giữ, được Viễn Châu viết trong bài Tô Võ chăn dê, thật xúc động: “Mười tám năm nơi ven trời góc bể, mộng hồi quê chan chứa lệ muôn hàng. Mỗi bận thu sang trông nhạn bay vơ vẩn từng đàn. Nhớ cố hương thắt thẻo bởi thân mình sống gởi ở tha bang. Rồi ta nhớ đến loài chim Việt lót ổ còn lựa cành Nam, ngựa Hồ nghe hơi gió bấc còn hí vang nhớ miền quê cũ, ta trông về đất Hớn mà bâng khuâng như chết lặng cả tâm hồn…”, Câu ca có những từ ngữ, hình ảnh, ý tưởng được dùng rất thích hợp: “mộng hồi quê, lệ muôn hàng, mỗi bận thu sang, nhớ cố hương thắt thẻo, sống gởi ở tha bang, loài chim Việt lót ổ còn lựa cành Nam, ngựa Hồ nghe hơi gió bấc còn hí vang, ta trông về đất Hớn…”86 Câu 6 bài Tần Quỳnh khóc bạn, Viễn Châu viết quá khéo, người nghe cảm nhận sự việc tuy đã diễn ra và chìm sâu trong quá khứ, nhưng tình cảm còn lay động đến tận con người hôm nay: “Đơn nhị ca ơi! Ôm thây anh máu thắm nhuộm chinh y, lòng tiểu đệ thêm não nùng chua xót! Nhớ đến câu “Tiền đồng tịch kim bằng cộng lạc, hậu lâm nguy bất kiến đệ huynh”. Đấng anh hùng đâu ngại lẽ tồn vong, nhưng chết tức tưởi ngàn thu còn di hận! Em cầu chúc cho hương hồn anh sớm tiêu diêu miền lạc cảnh, bởi có câu “Sanh vi tướng - Tử vi thần”. Kiếp nầy đây mộng đồ vương anh không được đắc kỳ sở nguyện. Em tin tưởng sau nầy anh sẽ trả hận thù trong kiếp lai sinh.” Câu Vọng cổ đầy ắp lớp từ ngữ cổ: “Đơn nhị ca, máu thắm nhuộm chinh y, lòng tiểu đệ, đấng anh hùng, lẽ tồn vong, ngàn thu còn di hận, mộng đồ vương, đắc kỳ sở nguyện, kiếp lai sinh...” và những câu văn biền ngẫu đậm chất màu lịch sử: “Tiền đồng tịch kim bằng cộng lạc, hậu lâm nguy bất kiến đệ huynh, Sanh vi tướng - Tử vi thần”87... Với những bài Vọng cổ đậm chất hài hước, từ địa phương giữ một vai trò đặc biệt khá quan trọng, người viết lời nhạc cần chú ý: Bài Văn Hường trả vợ: “Nói xin lỗi với nhạc gia, chứ con vợ của con là thứ vợ bất tùng cuốc xuổng. Bởi vậy hôm nay, con đem nó về đây trả cho tía má và cũng kể từ đây con với nó ô-rờ-lui mỗi đứa một con đường. Mặc dù nó ở với con trót ba năm chai ngơ chai ngắt, không có một đứa con để nối dõi tông đường. Nhưng tình nghĩa vợ chồng đầu ấp, tay gối lúc nào con cũng một dạ yêu thương, nhưng mà nó có thương con đâu tía. Nó xài cách nào mà 85 Đoạn xả băng, Tống tửu Đơn Hùng Tín, https://www.youtube.com/watch?v=WKzJzeFNYNU 86 Soạn giả Viễn Châu, 120 bài Vọng cổ đặc sắc. NXB. VH-VN, 2020, tr. 96. 87 Soạn giả Viễn Châu, 120 bài Vọng cổ đặc sắc. sđd, tr. 77. 306
- mang nợ lút đầu. Nào là tiền đứng, tiền ngồi, bạc mười mấy hai chục phân lời. Nợ “xanh xít, đít đuôi”, nó vay mượn tùm lum không chừa một chỗ.”88 Đặc biệt là từ vay mượn, như trong bài Vợ tôi nói tiếng Tây, soạn giả Viễn Châu viết: “Có câu “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”, ông già vợ tôi ngày xưa đã từng làm Hương Quản, xách ba-ton đi dạo xóm, bọn bất lương nghe tiếng phải kinh hồn. Mỗi khi bắt được một tên trộm đạo ở trong làng. Ổng ngồi dựa ngửa trên ghế trường kỷ giữa nhà, rồi bật một hơi: - Ê, biện, mầy coi “lê rơ-sen-sơ-nhơ-măn” thằng này, rồi làm “rap-bo” đặng ngày mai tao giải nó lên “Đề-lê-ghê” nghen, để ổng cho nó nghỉ mát “sit moa” về cái tội “vô-lưa” nghe mậy. Ê, tên kia, “mẹc-cơ- rơ-đi toa”. Tại sao ở trong làng này mà “toa” không nghe danh của “mỏa”.” (Câu 1) Quán ngữ cũng giúp ta viết một bài Vọng cổ có được những hình ảnh đẹp, cách nói đáng gợi nhớ. Đặc biệt, bài Ông lão chèo đò có tới 20 thành ngữ được soạn giả sử dụng, như: “trời rộng sông dài, cơ đồ viễn vông, có cũng như không, sớm còn tối mất, còn nước còn non, đi ngược về xuôi, cơm hẩm canh rau, một ngày hai buổi, dãi nắng dầm mưa, năm cùng tháng hết, sanh ký tử quy, thế sự thăng trầm, cuộc ba đào, trắng như bông, cánh phù du, như áng mây bay, khi trong khi đục, lúc nhục lúc vinh, gạo chợ nước sông, bèo trôi giữa dòng…”89 2.2.2. Ngoài ra, trong bài Vọng cổ cần vận dụng nghệ thuật mỹ từ pháp, như: so sánh tu từ, ẩn dụ tu từ, hóa dụ tu từ, nhân cách hóa.. “Bớ, xe gắn máy! Tao mê mày như gái mê trai, như bà Hai cháo lòng mê ông Tư thuốc điếu, mê mày như ông Trượng mê Tiên Bửu và bợm ve chai mê rượu đế mới ra lò.”.90 “Hút, hút là một thú vui khỏi trống, khỏi kèn; chỉ cầm cái dọc tẩu đưa lên môi kéo ro ro như thuyền ra cửa biển vậy nghen, nhả khói lên trần như khói máy bay vậy nghen, đôi mắt lim dim nhìn ánh đèn dầu phộng đang leo lét mà tôi cứ tưởng tượng rằng, đó là ánh trăng thu, có nàng tiên nữ nắm lấy tay Văn Hường, mà bay về nơi quản Cung Hằng.”91 “Chợ vắng thưa người sao anh không đến, yêu nhau rồi ngại gì lầy lội bàn chân.”, “Đò ơi, sao không xót thương một người vô vọng, lại vội vàng tách bến sang ngang?”92; “Nay ta cố nhóm trong đầu người một tia hờn hoán. Nàng hãy vì ta mà giúp cho người một tia hy vọng.”, “hòn sỏi nhỏ nằm bên cạnh non cao.”93; 2.2.3. Khi viết bài Vọng cổ, cần cân nhắc một số vấn đề có ý nghĩa cấu trúc: 1. Nghệ thuật mở đầu câu Vọng cổ: 88 Soạn giả Viễn Châu, 120 bài Vọng cổ đặc sắc. sđd., tr. 413. 89 Soạn giả Viễn Châu, 120 bài Vọng cổ đặc sắc. sđd, tr. 189. 90 Soạn giả Viễn Châu, 120 bài Vọng cổ đặc sắc. sđd, tr. 409. 91 Soạn giả Viễn Châu, 120 bài Vọng cổ đặc sắc. sđd, tr. 396. 92Viễn Châu, Vọng cổ Lá trầu xanh, Huỳnh Công Tín (biên soạn và chú giả) 120 bài Vọng cổ đặc sắc. NXB. VH-VN, 2020, tr. 160. 93 Viễn Châu, Vọng cổ Lưu Bình - Dương Lễ, Huỳnh Công Tín (biên soạn và chú giả). sđd., tr. 60. 307
- 1. Mở đầu bằng nhạc: Chiều tàn…, xa xa trống chiêng rền vang/ Rừng sâu…, đèo cao khói sương trập trùng/ Lửa binh ngập trời…/ Nhìn về quê xưa…/ Thành đô tan nát... Rừng hoang vắng sương chiều mịt mù…/ Nương vó câu lên đường…/ ngậm ngùi… cho ai, ta bỗng dưng lệ… trào94. Biên cương lá rơi Thu Hà em ơi…/ Đường dài mịt mùng em không đến nơi…/ Mây nước buồn cơn lửa binh…/ Hết kể chuyện chung tình…/ Khóc than riêng em… một… mình... Cây tuôn lá xanh xây mồ cho anh…/ Tình đầu bẽ bàng trong cơn chiến chinh…/ Đưa tiễn nào hay rẽ chia…/ Cách trở hận muôn đời…/ Nói nữa chi thêm… nghẹn… lời...95 2a. Mở đầu bằng bản vắn: Trong vó ngựa đường xa ruổi dung…/ Rừng núi cao chập chùng…/ Lên yên, thân thiếp xông pha đâu ngại quan san…/ Mong mỏi sao cho gặp mặt chàng. Nghe tiếng nhạc chìm trong gió sương…/ Người mải mê trên đường.../ Phu Lang! Ôi hỡi Phu Lang mau dừng cương yên…/ Cho thiếp đây tâm sự… phân… trần.96 Mưa gió lạnh triền miên, đêm đã khuya.../ Ngàn nhớ nhung hiện về.../ Năm xưa, ta đón đưa nhau bên bờ sông xanh.../ Nhưng giấc mơ sum hiệp không thành... Mưa gió tạt lều tranh không chiếu chăn…/ Đời sớm trưa một mình…/ Chia tay, em ở anh đi bao ngày xa xôi…/ Thương nhớ ai phiêu bạt phương trời97. 2b. Mở đầu bằng bản vắn: Hoa bay theo, gió cuốn rụng đầy sân rêu/ Nhìn hoa tàn rụng rơi/ Lan bâng khuâng tê tái tâm hồn/ Bởi bao cay đắng dập dồn…/ Tình đầu vừa tan theo khói sương/ Lan khóc than theo tháng năm sầu thương.../ Mùi thiền đành quen câu muối dưa/ Mong lãng quên khổ đau ngày xưa.98 Sương khói vương trên sông, tia nắng phai nhuộm hồng/ Chị với em vui xuân/ trời về chiều nước sông mênh mông/ Cuốn theo gió xuân bay về/ bầu trời chiều thoảng hương ngàn hoa.../ Ngày về quê nhà vui cùng xuân mới/ đón xuân thanh bình/ Lòng nghe chan chứa những yêu thương…/ Mấy năm sống nơi quê người/ Lòng bồi hồi bởi xa người thân…/ Nay… có nhau đây rồi/ ngày trùng phùng hãy vui đoàn… viên99. 2. Nghệ thuật viết cặp Hò 94 Viễn Châu, Vọng cổ Hạng Võ biệt Ngu Cơ, Huỳnh Công Tín (biên soạn và chú giả). sđd., tr. 35. 95 Viễn Châu, Vọng cổ Võ Đông Sơ, Huỳnh Công Tín (biên soạn và chú giả). sđd., tr. 119. 96 Viễn Châu, bản Lưu thủy hành vân – Vọng cổ Thoại Ba công chúa, Huỳnh Công Tín (biên soạn và chú giả). sđd., tr. 81. 97 Viễn Châu, bản Hoài cầu – Vọng cổ Anh đi xa cách quê nghèo, Huỳnh Công Tín (biên soạn và chú giả). sđd., tr. 124. 98 Viễn Châu, bản Lý con sáo – Vọng cổ Tình Lan và Điệp, Huỳnh Công Tín (biên soạn và chú giả). sđd., tr. 93. 99 Viễn Châu, bản Vọng kim lang – Vọng cổ Chiều xuân trên bến Bạch Đằng, Huỳnh Công Tín (biên soạn và chú giả). sđd., tr. 130. 308
- “Hàn Mạc Tử ơi, trăng tàn sao rụng, đất Quy Nhơn đã vắng bóng… anh… rồi (hò). Có một vầng trăng cũng khuất dạng sau đồi (hò).”100 “Mưa bão đêm qua nên đường đất ven sông trở nên lầy lội. Gánh bún trên vai dọc theo bờ cỏ rối, mãi chờ anh nên chẳng vội… sang… đò (hò). Em mến thương anh qua chiếc áo học trò (hò).”101 “Ánh nguyệt mới nhô lên đã bị phủ che bởi vầng mây xám, cũng như đời thiếp vừa thoát cơn khổ nạn đã đành cam vắng bạn… chung… tình (hò). Quấn mảnh khăn tang thiếp quỳ trước tùng đình (hò).”102 “Ngày vui qua mau như cơn gió mùa xuân thoảng, mà nỗi sầu sao dằn vặt mưa thu che kín một… khung… trời (hò). Tiếc nhớ từ đây vĩnh biệt ngàn đời (hò).”103 3. Nghệ thuật viết Hò cuối câu 6 “Bởi có câu: “Tu đâu cho bằng tu nhà. Thờ cha kính mẹ hơn là đi tu” (hò-).”104 “Mưa rơi trong gió ngập ngừng. Trời thu nức nở, mưa rừng quạnh hiu (hò-).” 105 “Xót xa hai chữ can thường. Bởi quá chán chường nên đôi ngã chia li (hò-).”106 “Uống đi, bỏ lúc phong trần. Giữa đất Tiểu Cần sâu nặng nghĩa tình xưa (hò-).”107 2.2.4. Ngoài ra, khi viết bài Vọng cổ, cần nghĩ thành một câu chuyện và viết như một bài luận 3 phần: Nhập đề: Giới thiệu vấn đề (nối lối) Thân bài: Trình bày nội dung đối tượng, sự việc (các câu Vọng cổ) Kết luận: Tóm lược nhận định (câu 6, nửa cuối câu 6) 1. Sau đây là một số câu nhập đề mẫu mực: 1. Khi hay tin em đã chọn nghề vũ nữ. Tôi muốn kêu trời lên, cho vơi bớt sự buồn đau. Em ơi, em sống bao năm dưới ngọn đèn màu, Em nào nhớ đến cảnh vườn xưa nơi thôn xóm cũ.108 2. Hò... ơ... Đèn treo bến Bắc, gió hắt ngọn đèn tàn. Ai về Mỹ Thuận, Tiền Giang. Có thương nhớ gã ... 100 Câu 1, bài Tâm sự Mai Đình, Soạn giả Viễn Châu, sđd, tr. 71. 101 Câu 1, bài Anh đi xa cách quê nghèo, sđd, tr. 124. 102 Câu 5, bài Bạch Thu Hà, sđd, tr. 15. 103 Câu 5, bài Ăn năn, sđd, tr. 212. 104 Câu 6, bài Tu là cội phúc, sđd, tr. 211. 105 Câu 6, bài Mưa rừng, sđd, tr. 282. 106 Câu 6, bài Đau xót Lý con cua, sđd, tr. 259. 107 Câu 6, bài Giấy phút ngậm ngùi, sđd, tr. 149. 108 Viễn Châu, Vọng cổ Đời vũ nữ, Huỳnh Công Tín (biên soạn và chú giả). sđd., tr. 139. 309
- Hò ... ơ ... Có thương nhớ gã đánh đàn năm… xưa.109 3. Tôi có được ba thằng rể quý. Cả ba thằng đều khôn quỷ khôn ma. Tôi ghét những phường chuyên gạt gẫm người ta. Tôi rượt một bữa chúng nó chạy đà trối chết.110 4. Tôi có tất cả là bốn thằng con bất hiếu. Chỉ lo rong chơi, chớ chẳng chịu học hành. Rầy nó không nghe lời, tôi tức muốn cành hông. Nhưng làm cha mẹ, mình không đành giết nó.111 2. Còn đây là phần thân bài của một số bài Vọng cổ tiêu biểu: Câu 1. Em là gái khôn ngoan có học hành có sắc đẹp, sao em không sống yên vui với một… ông… chồng. Câu 2. Mỗi khi trời vừa buông ánh hoàng hôn, là em bắt đầu lo tô son điểm phấn, để ngửa nghiêng với muôn ánh… đèn… màu. Câu 3. Trong tiếng nhạc loạn cuồng bên những cốc rượu nồng bốc lên mùi men ân ái. Câu 4. Nhưng em ơi, cha mẹ sanh con ra, dù gái hay trai cũng đều vái van cho con mau đến ngày khôn lớn và được vẻ vang nên vợ… nên… chồng. Rủi cho em, chuyện tình duyên như bọt nước xuôi dòng. Câu 5. Em ơi, chắc em chưa biết thế nào là tình thương gia tộc và em chưa hưởng cái đoàn viên của hạnh phúc... gia... Đình. Câu 6. Không biết cái ông thánh, ông hiền nào mà viết ra cái câu “nam nữ thọ thọ bất tương thân”. Nhưng mà lại mỉa mai thay, cuộc đời của em nó thay đổi bao lần.112 109 Viễn Châu, Vọng cổ Người đánh đàn trên sông Mỹ Thuận, Huỳnh Công Tín (biên soạn và chú giả). sđd., tr. 176. 110 Viễn Châu, Vọng cổ Ba thằng rể quý, Huỳnh Công Tín (biên soạn và chú giả). sđd., tr. 314. 111 Viễn Châu, Vọng cổ Bốn thằng con, Huỳnh Công Tín (biên soạn và chú giả). sđd., tr. 319. 112 Viễn Châu, Vọng cổ câu 1 – 6, Đời vũ nữ, Huỳnh Công Tín (biên soạn và chú giả). sđd., tr. 139 - 141. 310
- Câu 1. Bắc Mỹ Thuận một chiều buồn tê tái, nước tràng giang rào rạt chảy… âm... thầm. Bên cạnh hàng cơm, có ai dạo lên tiếng lục huyền cầm. Câu 2. Anh cất tiếng run run ca lên bài “Khóc bạn”, giọng thê lương như tiếng nhạn… kêu… buồn. Câu 3. Trận mưa chiều bỗng dưng đổ hột, mây xám trôi về khắp nẻo không gian. Dưới cội bàng xưa, người nhạc sĩ vô danh đang co ro trong manh áo rách. Câu 4. Giữa đêm khuya trong khi mọi người an giấc thì gã nhạc sĩ vô danh còn ngồi rũ rượi dưới… trăng.. mờ. Câu 5. Sáng tinh sương, một lão già vừa thức giấc vội bơi chiếc xuồng con xuôi mạn sông buồn… Lão mới biết rằng, người đánh đàn trên sông Mỹ Thuận đã vùi thân dưới đáy giang hà. Câu 6. Từ đó trên sông Mỹ Thuận khách qua đò hờ hững ngược xuôi. Có ai còn nhớ tiếng lục huyền cầm của anh mù ngồi giữa cội cây.113 Câu 1. Nhớ thuở còn sanh tiền, tía tôi thường nói con là nợ, vợ là oan gia, cửa nhà nghiệp báo. Muốn cho cuộc đời yên ổn nên chọn đạo... tu… hành. Ông nội tôi tên là Nguyễn Văn Xanh, tía tôi tên là Trần Văn Đỏ và tôi tên Trịnh Văn Hường. Muốn cho gần với tên của ông cha, nên sanh bốn thằng con trai, tôi đặt tên cho tụi nó là Bùi Văn Trắng, Lý Văn Đen, Thái Văn Vàng và Huỳnh Văn Mét. Câu 2. Thằng thứ Hai của tôi tên Bùi Văn Trắng có tật mê đào. Mê đào mà phải chi nó mê mấy cô đào Xi-nê hay Cải lương còn đỡ, đằng này nó chỉ mê mấy cô đào sex-xy không. Câu 4. Gặp chỗ cao sang gầy sòng cũng đặng và nếu kẹt quá thì chia ra mỗi người mười ba lá rồi đứng binh sau gốc chợ hay ở... ven…. đường. Câu 5. Thằng này nó tên là Thái Văn Vàng, giọng nói khàn khàn, có một cái nhà sàn, ở tại cầu hàng, năm tối không màng danh lợi bạc vàng, mà nó chỉ ham vui nhậu nhẹt bò càng. 113 Viễn Châu, Vọng cổ câu 1 – 6, Người đánh đàn trên sông Mỹ Thuận, Huỳnh Công Tín (biên soạn và chú giả). sđd., tr. 176 - 178. 311
- Câu 6. Ôi thôi thôi đi cái thằng này thì nó nói dóc một cây, vừa gặp tôi là cái miệng nó nói không kịp kéo da non.114 3. Phần kết luận của một số bài Vọng cổ: 1. Thằng gàn này chỉ mong sao, trong tự điển nước nhà bôi xóa đi cái danh từ “vũ nữ”, để cho những cô gái quê mùa, được trở về với ruộng lúa nương dâu.115 2. Lữ khách ơi! Trong những buổi chiều mưa. Có ai qua đò trên sông Mỹ Thuận. Có để giây phút ngậm ngùi, tiếc thương cho chàng nhạc sĩ vô danh.116 3. Nghe ba đứa bàn tính, tôi nổi giận xung thiên, tôi nhảy tới đạp cho mỗi đứa hai, ba đạp. Tụi nó quá hờ cơ nên lọt tuốt xuống sình. Tôi mới nắm đầu kéo lên, giao con vợ tụi nó đem về nhà tắm rửa. Từ đó, mỗi khi nhắc tới tôi, là tụi nó nghiến răng, chắc lưỡi, hít hà. Tía tôi mới thiệt đúng là ông già Ba Tri. 117 4. Thôi thôi hết nói tụi bây, Trắng, Đen, Vàng, Mét, là bầy quỷ vương. Từ đây con - tía chia đường. Gặp tao, bây đừng gọi Văn Hường là tía bây.118 3. Kết luận Bảo tồn và phát triển văn hóa Tài tử, Cải lương không chỉ chú trọng vào việc truyền nghề dạy đàn, dạy ca; mà phải chú trọng việc dạy sáng tác lời ca mới. Thực tiễn cho thấy, việc truyền nghề đờn, ca trong thời gian qua, đã có được những đóng góp tích cực cho việc đào tạo những nhân tố mới - thế hệ trẻ tài năng trong ca diễn. Tuy nhiên, trong một câu lạc bộ đờn ca Tài tử hoặc một bản sân khấu Cải lương hiện nay, việc thiếu vắng những nghệ sĩ bậc thầy trong việc viết những lời ca mới, những kịch bản mới đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự hấp dẫn công chúng mến mộ. Xuất phát từ thực tiễn này, trong tham luận chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh đến công tác đào tạo sáng tác. Đó là một trong ba phần việc; mà hầu hết các đơn vị câu lạc bộ đờn ca Tài tử và sân khấu Cải lương hiện nay tại hầu hết các địa phương chưa chú trọng đúng mức. Tài liệu tham khảo Minh Lời, Bài bản sân khấu Cải lương và Tài tử Nam Bộ, Sở VH-TT tỉnh Bến Tre, 2001. Huỳnh Công Tín (chủ biên), Văn hóa Cải lương Nam Bộ, Từ đờn ca Tài tử đến sân khấu Cải lương, từ lý luận đến thực tiễn, NXB. VH-VN, 2016. 114 Viễn Châu, Vọng cổ Bốn thằng con, Huỳnh Công Tín (biên soạn và chú giả). sđd., tr. 319 - 321. 115 Viễn Châu, Vọng cổ câu 6 Đời vũ nữ, Huỳnh Công Tín (biên soạn và chú giả). sđd., tr. 141. 116 Viễn Châu, Vọng cổ câu 6 Người đánh đàn trên sông Mỹ Thuận, Huỳnh Công Tín (biên soạn và chú giả). sđd., tr. 178. 117 Viễn Châu, Vọng cổ câu 6 Ba thằng rể quý, Huỳnh Công Tín (biên soạn và chú giả). sđd., tr. 317. 118 Viễn Châu, Vọng cổ câu 6 Bốn thằng con, Huỳnh Công Tín (biên soạn và chú giả). sđd., tr. 322. 312
- Huỳnh Công Tín (chủ biên), Đờn ca Tài tử - Sân khấu Cải lương Long An xưa & nay, (bản thảo), 2017. Huỳnh Công Tín (tuyển chọn và chú giải), Soạn giả Viễn Châu, 120 bài Vọng cổ đặc sắc, NXB. VH-VN, 2020. Huỳnh Công Tín, Soạn giả Viễn Châu, Tác giả và tác phẩm Vọng cổ, NXB. VH-VN, 2020. Huỳnh Công Tín, Bảo tồn và phát huy Nghệ thuật Đờn ca Tài tử - Sân khấu Cải lương tỉnh Vĩnh Long, (bản thảo), 2020 Huỳnh Công Tín, Từ điển Sân khấu Cải lương Nam Bộ, (bản thảo), 2021. Huỳnh Công Tín, Thành tựu Văn hóa Cải lương Nam Bộ - 300 Vở diễn và Phong cách tác phẩm, soạn giả, nghệ sĩ, (bản thảo), 2021 https://www.youtube.com/watch?v=WKzJzeFNYNU 313
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phát thanh mới
10 p | 257 | 105
-
nghệ thuật viết luận văn: phần 1
108 p | 198 | 68
-
Dân ca Xoan, Ghẹo - Nghệ thuật độc đáo ở vùng đất Tổ
5 p | 135 | 29
-
Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn báo chí: Phần 2
165 p | 169 | 26
-
Bài giảng Giáo dục Quốc phòng-An ninh - Bài 3: Nghệ thuật quân sự Việt Nam
34 p | 212 | 25
-
VAI TRÒ CỦA ĐẢNG VỀ NGHỆ THUẬT LỢI DỤNG MÂU THUẪN KẺ THÙ LÀM NÊN THẮNG LỢI CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945
14 p | 212 | 21
-
Tìm hiểu văn hóa Việt Nam qua các câu hỏi và đáp: Phần 1
106 p | 36 | 7
-
Bài giảng Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam: Phần 2 - Trịnh Văn Túy
78 p | 10 | 6
-
Nâng cao hiệu quả của văn hóa, nghệ thuật trong công tác tư tưởng - Trần Văn Phác
8 p | 77 | 3
-
Những lợi ích từ việc thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ trong nghệ thuật
6 p | 58 | 3
-
Nghệ thuật thư đạo Nhật Bản
4 p | 5 | 3
-
Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng trong chiến dịch Điện Biên Phủ và ý nghĩa đối với giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên hiện nay
8 p | 8 | 2
-
Vai trò của giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc trong việc phát triển du lịch cộng đồng của người Khmer ở tỉnh An Giang
7 p | 9 | 2
-
Nghệ thuật sử dụng điển cố biểu hiện tâm trạng trong khúc ngâm thế kỉ XVIII
5 p | 24 | 2
-
Giảng viên đại học ngành nghệ thuật với giáo dục 4.0
10 p | 92 | 2
-
Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Vũ Hùng
8 p | 3 | 1
-
Hát ả đào: Nghệ thuật cung đình hay diễn xướng dân gian
9 p | 5 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn