intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghẽn tắc phổi mạn tính là bệnh gì?

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

104
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Là nhóm bệnh gây cản trở luồng không khí lưu thông qua phổi và phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến hô hấp như khí phế thũng (có khí ở màng phổi), viêm phế quản mạn tính và một số trường hợp hen phế quản. Theo tiếng Anh, tên bệnh là Chronic obstructive pulmonary disease viết tắt COPD - là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong, bệnh tật và tàn phế cho nhiều người ở những nước có ô nhiễm môi trường và có tỉ lệ hút thuốc lá cao. Chất lượng sống của bệnh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghẽn tắc phổi mạn tính là bệnh gì?

  1. Nghẽn tắc phổi mạn tính là bệnh gì? Là nhóm bệnh gây cản trở luồng không khí lưu thông qua phổi và phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến hô hấp như khí phế thũng (có khí ở màng phổi), viêm phế quản mạn tính và một số trường hợp hen phế quản. Theo tiếng Anh, tên bệnh là Chronic obstructive pulmonary disease - viết tắt COPD - là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong, bệnh tật và tàn phế cho nhiều người ở những nước có ô nhiễm môi trường và có tỉ lệ hút thuốc lá cao. Chất lượng sống của bệnh nhân bị nghẽn tắc phổi mạn tính giảm đi theo tiến triển của bệnh; khó thở và giảm khả năng hoạt động thể lực tăng dần, đến một lúc nào đó chỉ có thể thở được với máy hỗ trợ hô hấp. Để giảm nguy cơ bị mắc bệnh nghẽn tắc phổi mạn tính thì cách dễ nhất là không hút thuốc lá. Các nhà khoa học gọi là "sát thủ vô hình" vì 90% gây ra bởi thuốc lá và chưa có thuốc chữa lành.
  2. Chẩn đoán sớm có thể giúp phát hiện bệnh 20 năm trước khi bệnh nhân khó thở. Bệnh phát triển âm thầm với các triệu chứng không đáng kể như ho, khạc đờm và chỉ khó thở khi gắng sức... khi bệnh nặng, các vách của đường dẫn khí bị xơ hoá, tạo sẹo, các túi phế nang bị phá huỷ gây tắc nghẽn đường thở, dẫn đến tử vong do suy hô hấp. Nguyên nhân nào gây COPD? - Thuốc lá là yếu tố chính làm cho bệnh phát triển và nặng thêm bệnh hen, sự phơi nhiễm với các tác nhân ô nhiễm có trong không khí ở gia đ ình, nơi làm việc, các yếu tố gene và các bệnh nhiễm khuẩn phổi cũng đóng vai trò quan trọng. Ở các nước nghèo hay đang phát triển thì chất lượng bầu không khí trong nhà còn có vai trò gây bệnh COPD lớn hơn so với các nước phát triển. Phòng ngừa nghẽn tắc phổi mãn tính như thế nào? - Không giống như một số bệnh khác, COPD có nguyên nhân rõ ràng và có cách gần như chắc chắn để phòng bệnh. Đại đa số trường hợp liên quan trực tiếp đến hút thuốc lá cho nên cách tốt nhất để phòng COPD là không bao giờ hút thuốc hay cai thuốc. Nếu là người đã hút thuốc lá nhiều năm thì việc bỏ thuốc không đơn giản, vì nhiều người đã từng cai thuốc đến vài chục lần. Cũng cần tránh hít phải khói thuốc ở nhà.
  3. - Làm công việc phơi nhiễm với khói hoá chất và bụi là yếu tố nguy nữa của COPD, vì vậy cần giữ cho bầu không khí nơi làm việc không bị ô nhiễm hoặc phải có thiết bị bảo vệ phổi (khẩu trang...). - Tránh bị nhiễm khuẩn phổi. - Phát hiện sớm có thể làm thay đổi bệnh cảnh và tiển triển của bệnh. - Đo lường chức năng hô hấp của phổi là cách thăm dò đơn giản để biết mức độ suy giảm, thường làm với những người đang hút hoặc từng hút thuốc từ 45 tuổi trở lên và bất cứ ai có vấn đề phổi. - Hay bị ợ chua chứng tỏ bị chứng trào ngược dạ dày-thực quản và có thể làm cho COPD nặng thêm nên cần được chữa trị. Điều trị nghẽn tắc phổi mãn tính như thế nào? Không có liệu pháp để chữa khỏi hẳn COPD và không thể làm hết các tổn thương ở phổi nhưng điều trị để kiểm soát các triệu chứng, giảm nguy cơ có biến chứng và cải thiện chức năng phổi để có cuộc sống dễ chịu hơn. - Trước hết thầy thuốc cần đánh giá kỹ lưỡng tổng thể và chức năng phổi. - Điều quan trọng nhất của điều trị cũng giống như phòng bệnh là tránh hít phải khói thuốc lá và có bầu không khí trong sạch ở nhà và nơi làm
  4. việc. Bỏ hút thuốc là cách duy nhất để bệnh không nặng thêm, có thể dẫn đến chỗ mất khả năng thở. Thuốc giãn phế quản: Thường dưới dạng thuốc xịt, có loại tác dụng ngắn hay dài, để giảm ho và giúp dễ thở. Thuốc corticoid dạng hít: Để giảm viêm cho đường hô hấp nhưng cần được thầy thuốc theo dõi vì có nguy cơ làm yếu xương, tăng nguy cơ bị cao huyết áp, đục nhân mắt và tiểu đường, thường chỉ dùng cho COPD trung bình hay nặng. Kháng sinh: Những nhiễm khuẩn phổi như viêm phế quản cấp, viêm phổi và cúm có thể làm cho COPD nặng thêm và cần dùng kháng sinh theo chỉ định của thầy thuốc. Nếu nồng độ oxy thấp trong máu có thể cung cấp thêm oxy. Trường hợp COPD nặng có thể phải can thiệp ngoại khoa (lấy đi một phần rìa của mô phổi tổn thương để tăng không gian cho khoang phổi) hay cấy ghép phổi khi có khí thũng phổi nghiêm trọng (ít làm).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2