Đề bài: Nghị luận xã hội về những đứa trẻ mồ côi bất hạnh<br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
Nước Việt Nam ta nói riêng và cả thế giới nói chung,đều sống trong cuộc sống hòa bình, <br />
ổn định, người dân an cư lạc nghiệp, có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Nhưng ở đâu đó <br />
trên trái đất này cũng còn nhiều những số phận bất hạnh không nơi nương tựa. Có những <br />
đúa trẻ sinh ra không biết cha mẹ chúng là ai. Nhiều đứa trẻ chỉ mới có khoảng 6, 7 tuổi <br />
đã bương chải, vất vả với cuộc sống đầy bon chen và đầy sự cám dỗ.<br />
<br />
“Mồ côi tội lắm ai ơi, đói cơm khát nước biết người nào lo, đói cơm khát nước, biết <br />
người nào thương”. Câu hát này đã làm cho bao người phải rơi nước mắt. Vì các em được <br />
may mắn như những các bạn cùng chan lứa, được yêu thương, chăm sóc,mua cho được <br />
nhiều quần áo đẹp, lo cho từng miếng ăn giấc ngủ, được đưa đón đến trường. Còn các <br />
em với những bộ quần áo rách nách, đầu trần chân lấm đi khắp con đường ngõ phố để <br />
kiếm sống. Để rồi phải bị hắt hủi bởi những người vô tâm, có những hôm phải chịu đói <br />
chịu rét lang thang trên những công viên. Có lẽ do cuộc đời đã đưa rẽ xô đẩy và đã cướp <br />
đi cha mẹ của các em. Có nhìu nguyên nhân khác nhau, do thiên tai lũ lụt, do cha mẹ mất <br />
sớm, có em quá nghèo khổ phải bỏ quê ra đi. Đáng thương hơn là có những đứa trẻ sinh ra <br />
và lớn lên không biết cha mẹ chúng là ai. Và trong đầu chúng luôn nghỉ về những câu hỏi <br />
như: “Cha ơi, cha là ai. Mẹ ơi, mẹ là ai”; “Cha ơi, cha ở đâu. Mẹ ơi, mẹ ở đâu”; “Tại sao <br />
sinh con ra cuộc đời này mà không cho con tình người, con nào có tội gì đâu”.<br />
<br />
Công việc của những đứa trẻ này hàng ngày là, bán báo, đánh giày, bán vé số. Những công <br />
việc này quả thật là khá vất vả đối với những đúa trẻ 6, 7 tuổi, việc mời được khách quả <br />
là không dễ dàng. Có hôm mời cả ngày mà không có ai quan tâm ngó ngàn tới những vẻ <br />
mặt đáng thương hiện rõ lên khuôn mặt các em.<br />
<br />
Trong thời buổi cuộc sống ngày nay mỗi người đều có cuộc sống riêng, họ đã quá mệt <br />
nhọc, liệu nay còn có mấy ai để ý, suy nghĩ tới những số phận ấy sẽ ra sao không. Nhìn <br />
vào những mảnh đời đó tương lai chúng sẽ ra sao, chắc hẳn ai cũng biết câu trả lời.Một <br />
tương lai không hề tốt đẹp, không như ai mong muốn cả. Giá như có thật nhiều nhà hảo <br />
tâm hơn nữa thì chắc hẳn thế giới này sẽ có nhiều em nhỏ đáng thương có tổ ấm gia <br />
đình, nơi có tràn đầy sự yêu thương.<br />
<br />
Cuộc sống còn nhiều những lo toan còn biết bao sự cám dỗ, nhiều ngã rẽ trong cuộc đời. <br />
Không biết còn bao nhiêu đứa trẻ phải chịu cảnh ngộ như thế. Và giờ tôi chỉ mong những <br />
đến sinh thành khi sinh con của mình ra đời, xin đừng vứt bỏ chúng. Cho dù là vì những lí <br />
do gì, vì con hay là chính bản thân mình đi chăng nữa. Sẽ còn bao nhiêu cảnh ngộ đáng <br />
thương nữa, nếu mỗi chúng ta biết sống nhân hậu hơn, thì xã hội sẽ tốt hơn và ít đi <br />
những mảnh đời côi cút. Trước kia, tôi đều vô tâm hững hờ với những lời mời gọi của <br />
những đứa trẻ bất hạnh đó. Giờ đây nghĩ tại tôi tự thấy mình chưa biết cách yêu thương <br />
người khác cũng như là chia sẻ tình yêu thương. Tôi đã khôn lớn theo năm tháng và dần <br />
dần đã hiểu ra câu nói: “Nơi lạnh nhất không phải là ở Bắc Cực mà là nơi không có tình <br />
yêu thương” của nhà văn Nga. Tình yêu thương là trên tất cả,nếu sống một cuộc sống <br />
không có tình yêu thương, thì giống như chúng ta đang sống ở nơi giá lạnh nhất của cuộc <br />
đời. Bắt đầu từ đây tôi sẽ cố gắng học cách yêu thương, chia sẻ với người khác.<br />
<br />
Hãy lau khô những cuộc đời ấy bằng tình yêu thương và lòng nhân ái của những con <br />
người. Và hãy lau khô những giọt nước mắt trong những mảnh đời đó bằng tất cả trái tim <br />
con của con người thế giới.<br />