intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghị luận xã hội về việc giữ gìn bản sắc văn hoá qua truyện ngắn "Một người Hà Nội" của Nguyễn Khải

Chia sẻ: Lan Zhan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:21

45
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có thể nói, “Một người Hà Nội" là một truyện ngắn thành công của Nguyễn Khải. Tác phẩm xoay quanh nhân vật chính là bà Hiền trong mối quan hệ với sự biến đối của thời cuộc. Những nét đẹp tinh túy nhất của người Tràng An dường như đã được hội tụ ở nhân vật này. Một trong những nét đặc sắc của tác phẩm là ở chỗ tác giả không đi sâu vào những sự kiện lớn, ngược lại ông dùng ngòi bút của mình vào những điều hết sức bình thường, giản dị hằng ngày của cuộc sống nhưng qua đó vẫn làm nổi bật được những nét tính cách độc đáo của nhân vật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghị luận xã hội về việc giữ gìn bản sắc văn hoá qua truyện ngắn "Một người Hà Nội" của Nguyễn Khải

Đề  bài: Nghị  luận xã hội về  việc giữ  gìn bản sắc văn hoá qua truyện ngắn Một  <br /> người Hà Nội của Nguyễn Khải<br /> <br /> Bài làm<br /> <br /> Chẳng thơm cũng thể hoa nhài<br /> <br /> Dầu không thanh lịch cũng người Tràng An<br /> <br /> (Ca dao)<br /> <br /> Vâng, câu ca dao ấy đã khái quát những nét thanh lịch của con người mảnh đất ngàn năm <br /> văn hiến. Có lẽ, chính những nét đẹp đó đã để  lại trong lòng mỗi người con của mảnh  <br /> đất này thật nhiều hoài niệm. Là nhà văn sinh ra ở đất kinh kì, Nguyễn Khải đã thể hiện  <br /> sự tinh tế nhạy cảm của mình trước những nét văn hóa rất riêng của Hà Nội qua truyện  <br /> ngắn "Một người Hà Nội được rút từ  tập “Hà Nội trong mắt tôi". Tác phẩm không chỉ <br /> thể hiện sự nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp văn hoá của miền đất này, không chỉ là sự <br /> xót xa cho sự mai một của những giá trị văn hoá, mà quan trọng hơn là cả tác phẩm đã để <br /> lại cho mỗi chúng ta thật nhiều suy ngẫm về  việc giữ  gìn bản sắc văn hoá trong cuộc <br /> sống hôm nay.<br /> <br /> Có thể  nói, “Một người Hà Nội" là một truyện ngắn thành công của Nguyễn Khải. Tác <br /> phẩm xoay quanh nhân vật chính là bà Hiền trong mối quan hệ với sự biến đối của thời <br /> cuộc. Những nét đẹp tinh túy nhất của người Tràng An dường như đã được hội tụ ở nhân  <br /> vật này. Một trong những nét đặc sắc của tác phẩm là  ở  chỗ  tác giả  không đi sâu vào <br /> những sự  kiện lớn, ngược lại ông dùng ngòi bút của mình vào những điều hết sức bình  <br /> thường, giản dị hằng ngày của cuộc sống nhưng qua đó vẫn làm nổi bật được những nét <br /> tính cách độc đáo của nhân vật. Những nét đẹp trong suy nghĩ của bà Hiền được thể hiện <br /> trước tiên qua cái cách mà bà chọn chồng là một ông giáo tiểu học hết sức bình thường  <br /> "khiến cả  Hà Nội phải kinh ngạc", cái quyết định dừng sinh con  ở  tuổi bốn mươi, trái  <br /> hoàn toàn với quan niệm "Trời sinh voi, trời sinh cỏ" của xã hội ta lúc bây giờ,… Là một  <br /> người phụ  nữ nhưng bà luôn chủ  động, tự  tin việc quản lý gia đình bởi bà ý thức rất rõ  <br /> vai trò quan trọng của một người vợ, người mẹ: "người đàn bà mà không là nội tướng thì  <br /> cái gia đình  ấy chả  ra sao". Không những thế, là một người mẹ, bà uốn nắn con từ  cái <br /> nhỏ nhất như ngồi ăn, chuyện cầm bát, cầm đũa, múc canh,… Rồi khi hai đứa con trai lần  <br /> lượt xin ra chiến trường, người mẹ  ấy "cũng đau đớn mà bằng lòng" vì không muốn con  <br /> sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Ở bà người ta vẫn thấy sáng lên một niềm tin mãnh  <br /> liệt vào vẻ đẹp trường tồn vĩnh cửu của Hà Nội: "Mỗi thế hệ đều có một thời vàng son <br /> của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho mỗi lứa tuổi".  <br /> Có thể nói cái cốt cách của Hà Nội còn được thể hiện rất rõ trong cách ứng xử nhân vật  <br /> này. Đó là sự  linh hoạt đầy bản lĩnh trước những đổi thay của cuộc sống, trong bất cứ <br /> hoàn cảnh nào vẫn luôn dám sống là mình, thẳng thắn, chân thành, giàu lòng tự  trọng  <br /> nhưng cũng hết sức khéo léo, thông minh. Con người ấy vẫn luôn giữ gìn những nét đặc  <br /> trưng trong lối sống của người Hà Nội lộ cái quý phái, sang trọng, lịch lãm của người Hà <br /> Thành từ cách ăn mặc bài trí nhà cửa, từ cái cảm nhận hết sức tinh tế "trời rét, mưa rây lả <br /> lướt dù đủ  làm  ẩm áo chứ  không làm  ướt" đến cái cách lau chùi bát hoa thuỳ  rong ngày <br /> giáp Tết một cách hết sức tỉ mi,… đã cho thấy nét đẹp văn hoá trường tồn vĩnh cửu ở một  <br /> người Hà Nội hết sức bình dị nơi mảnh đất văn hiến này. Trong nhân vật bà Hiền vừa có  <br /> một Hà Nội trí tuệ, hiện đại, thức thời lại vừa tồn tại một Hà Nội đài các kiêu sa, cổ <br /> kính, với chiều sâu văn hoá. Dù đã có tuổi, bà Hiền vẫn là "hạt bụi vàng của Hà Nội".<br /> <br /> Thế nhưng câu chuyện của Nguyễn Khải đâu chỉ dành cho con người của Hà Nội mà còn  <br /> hướng đến tất cả những người Việt Nam nói chung để gửi đến thông điệp về ý thức giữ <br /> gìn bản sắc văn hoá của dân tộc. Văn hoá có thể  một cách đơn giản là tất cả  những giá  <br /> trị, những nét đẹp về  vật chất và tinh thần của xã hội, chừng nào con người còn tồn tại <br /> thì văn hoá cũng sẽ  vẫn còn. Dù  ở  bất kỳ  thời đại nào thì văn hoá cũng đóng vai trò hết  <br /> sức quan trọng. Bản sắc văn hoá là những đặc điểm riêng của mỗi dân tộc, góp phần <br /> không nhỏ vào việc hình thành nên một quốc gia độc lập. Và có lẽ cũng không phải vô cớ <br /> mà Nguyễn Trãi khi xưa đã nhắc đến truyền thống văn hoá của dân tộc ngay sau khi tư <br /> tưởng nhân nghĩa ở phần mở đầu của "áng thiên cổ hùng văn" Đại cáo bình Ngô:<br /> <br /> Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân<br /> Quân điếu phạt trước lo trừ bạo<br /> <br /> Như nước Đại Việt ta từ trước<br /> <br /> Vốn xưng nền văn hiến đã lâu<br /> <br /> Mỗi dân tộc cần phải có một nền văn hoá riêng cũng giống như  mỗi cá nhân trong cuộc <br /> đời phải có cá tính riêng để  làm nên cái "tôi" của chính mình phân biệt mình với người <br /> khác. Một đất nước làm sao có thể tồn tại bền vững khi mà nhắc đến nó, người ta chẳng  <br /> có cớ gì để nhớ, chẳng có gì để nói Văn hóa là một trong những yếu tố  quan trọng nhất  <br /> làm nên truyền thống của một dân tộc. Những giá trị  văn hoá phi vật thể  cũng phần nào <br /> phản ánh tâm tư, tình cảm, suy nghĩ, tâm hồn con người. Văn hoá Việt giản dị nhưng có  <br /> chiều sâu và có bản sắc riêng, con người Việt Nam bình dị, hết sức tinh tế nhưng cũng vô  <br /> cùng anh dũng, kiên cường. Chính truyền thống văn hoá tạo nên cội nguồn, gốc rễ  cho  <br /> dân tộc, từ đó hình thành nên ở con người Việt Nam lòng tự hào, tự tôn dân tộc, một niềm  <br /> tin mãnh liệt vào tương lai. Tôi  chợt nghĩ đến hình  ảnh cây si  ở   đền Ngọc  Sơn mà <br /> Nguyễn Khải  đã từng nhắc đến trong "Một người Hà Nội". Gió bão có thể  thế  làm <br /> nghiêng cả  tán, bật cả  rễ  nhưng qua bao phong ba bão táp, bao biến cố  thăng trầm của  <br /> lịch sử, nó lại hồi sinh, trổ lộc non. Văn hoá góp phần làm nên cái "vàng son" cho quá khứ, <br /> còn quá khứ góp phần hun đúc nên những phẩm chất tốt đẹp của con người bởi văn hoá  <br /> thường hướng con người ta đến những giá trị đẹp đẽ của cuộc sống, hướng con người ta  <br /> đến cái chân, thiện, mỹ, làm cho con người sống tốt hơn. Bên cạnh đó, những công trình  <br /> kiến trúc, những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,… không chỉ cho thấy những nét văn  <br /> hóa rất riêng của đất nước Việt Nam mà còn đóng góp không nhỏ vào việc quảng bá hình  <br /> ảnh của Việt Nam đến bạn bè thế giới. Chưa kể đến doanh thu không nhỏ cho ngành dịch <br /> vụ từ du lịch nội địa và quốc tế từ việc quảng bá hình ảnh đó, vị thế của Việt Nam chắc  <br /> chắn sẽ được cải thiện, được nâng cao trên trường quốc tế, rất nhiều cơ hội mở ra cho  <br /> việc giao lưu cả về mặt kinh tế, chính trị phục vụ cho sự phát triển của đất nước, vì thế <br /> nếu chúng ta không có ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá của chính dân tộc mình thì tự chúng <br /> ta sẽ làm mất đi vị  thế  riêng của mình, sẽ  bị  hoà tan trong những nền văn hoá khác trên  <br /> thế giới. Có những thứ khi đã mất đi ta vẫn có thể lấy lại được nhưng có những điều nêu  <br /> không níu giữ thì nó sẽ tuột khỏi tay ta mãi mãi.<br /> <br /> Trong bối cảnh xã hội hiện nay, có rất nhiều thuận lợi khi chúng ta mở cửa, giao lưu với  <br /> các nước trên thế giới, mở ra nhiều cơ hội để quảng bá cho văn hóa Việt Nam với bạn bè  <br /> quốc tế nhưng nếu như chúng ta không có ý thức giữ bản sắc văn hoá dân tộc thì sẽ  làm  <br /> mất dần đi những giá trị văn hoá độc đáo. Làm sao để hoà nhập mà không hoà tan là một  <br /> vấn để không đơn giản  không phải là không thể làm được nếu như mỗi người chúng ta <br /> đều có ý thức giữ gìn những nét đẹp văn hoá của dân tộc mình, đặc biệt là thế hệ trẻ nay. <br /> Mỗi người hãy tự trau dồi cho mình vốn hiểu biết về văn hoá dân tộc làm sao để bạn bè  <br /> quốc tế hiểu và yêu thích văn hóa của đất nước chúng ta cũng là một cách để giữ gìn bản  <br /> sắc văn hoá bởi ai đó đã từng nói rằng: cho đi cũng là cái còn lại mãi mãi". Việc giữ gìn  <br /> truyền thống văn hoá phải bắt đầu từ việc giữ gìn truyền thống của mỗi gia đình, mỗi địa <br /> phương, vùng miền cụ thể. Và mỗi nét đặc sắc trong văn hoá của hơn năm mươi dân tộc <br /> sẽ làm nên một nền văn hoá Việt Nam đa dạng, đậm đà bản sắc. Mỗi người dân phải tự <br /> có ý thức bảo vệ  những giá trị  văn hoá vật thể  và phi vật thể  của vùng miền mình, của  <br /> đất nước mình. Nhà nước cần có những biện pháp thích đáng đối với những hành vi gây  <br /> tác động xấu đến văn hoá, song song với những chính sách hợp lý để  trùng tu, bảo tồn  <br /> những di tích, danh lam và giữ gìn những giá trị văn hoá phi vật thể. Có thể nói, việc giữ <br /> gìn những giá trị  văn hoá không phải là trách nhiệm của riêng ai mà cần có sự  tham gia  <br /> của tất cả mọi người, không phải bằng khẩu hiệu, bằng lời nói mà những việc làm hết  <br /> sức cụ thể.<br /> <br /> Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể giữ gìn được những giá trị văn hóa của mình bởi  <br /> lẽ cuộc sống cũng có những biến cố (chiến tranh, thiên tai,…) có thể làm cho những công <br /> trình văn hoá bị  xuống cấp nghiêm trọng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang hằng ngày cố <br /> gắng tìm mọi cách để  có thể  giữ  gìn được phố  cổ  Hà Nội, chùa Một Cột,… Việt Nam <br /> vinh dự được UNESCO công nhận một số công trình văn hoá vật thể và phi vật thể là di  <br /> sản văn hoá thế  giới chứng tỏ sự cố  gắng, nỗ lực không ngừng của chúng ta trong việc  <br /> phát huy những giá trị văn hoá dân tộc. Cuộc sống hiện đại hối hả hơn, con người ta bận  <br /> rộn hơn, điều kiện giao lưu quốc tế mở rộng hơn bao giờ hết nhưng sâu thẳm trong mỗi <br /> chúng ta là một tâm hồn Việt, một cốt cách Việt. Tuy nhiên, giữ  gìn bản sắc văn hoá <br /> không có nghĩa là không có sự  giao lưu, học hỏi. Mỗi nền văn hóa đều có những thế <br /> mạnh riêng của nó. Tiếp thu một cách hợp lí có chọn lọc sẽ là điều kiện để  làm giàu có <br /> thêm vốn văn hoá của dân tộc. Ngoài ra, cũng chính từ  sự  giao lưu  ấy mà ta có thế  biết  <br /> được điểm mạnh điểm yếu trong nền văn hoá của mình, từ  đó có thể  phát huy những <br /> điểm mạnh đồng thời học hỏi những kinh nghiệm để  có thể  khắc phục những chỗ  còn <br /> khiếm khuyết.<br /> <br /> Có thể nói giữ gìn bản sắc văn hoá không chỉ có ý nghĩa với cộng đồng dân nhân loại mà  <br /> còn rất ý nghĩa đối với mỗi con người vì những giá trị  văn hóa được thể  hiện trong nếp  <br /> sống, nếp nghĩ hằng ngày của mỗi con người.<br /> <br /> Cảm ơn Nguyễn Khải với "Một người Hà Nội" bởi lẽ, với truyện ngắn ta nhận ra rằng  <br /> văn hoá là một nét đẹp của cuộc sống và dù có những đổi thay thì "nếp sống tốt đẹp của  <br /> cha ông vẫn lặng lẽ chảy trong cuộc sống ồ ạt hôm nay".<br /> <br />  Bài số 2<br /> <br /> “Cái cao quý của một đất nước, của một dân tộc là ở giá trị văn hóa…”(Phạm Văn Đồng)<br /> <br /> Nếu nghệ  thuật là một loại văn hóa đặc biệt, thì văn học chính là gương mặt tiêu biểu <br /> cho văn hóa tinh thần của mỗi một dân tộc. Văn học là nơi kết tinh cho những giá trị văn  <br /> hóa bền vững của dân tộc, do đó nó có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc giữ  gìn  <br /> bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình quốc tế hóa hiện nay.<br /> <br /> Trong xu thế  hội nhập và toàn cầu hóa, sự  tấn công  ồ   ạt của các luồng văn hóa từ  bên <br /> ngoài là điều không thể  tránh khỏi. Có thể  nhận thấy nhịp điệu sống gấp gáp, vội vàng <br /> của một nền văn minh công nghiệp đang có nguy cơ  làm thay đổi nhịp điệu sống chậm  <br /> rãi, khoan thai của một nền văn minh nông nghiệp lâu đời, gần như đã trở thành cốt cách <br /> con người Việt. Sự trang trọng linh thiêng  ở  những chốn thờ  tự  trong tín ngưỡng người  <br /> Việt (như chùa chiền, đền miếu) đang bị cái xô bồ, hỗn tạp, cái tâm lý trục lợi thực dụng <br /> tấn công. Những trào lưu văn hóa lai căng đang cuốn hút giới trẻ  chạy theo những giá trị <br /> nhất thời, giả tạo, làm mai một, rơi rớt những giá trị truyền thống của dân tộc. Bên cạnh  <br /> khả  năng giao lưu, tiếp xúc để  mở  rộng và trưởng thành hơn, nền văn hóa dân tộc đang <br /> phải đối mặt với “sức ép” của văn hóa thế  giới, và nguy cơ  bị  mờ  nhòe đi là nguy cơ  có  <br /> thật. Một bộ  phận giới trẻ  đang say mê tiểu thuyết diễm tình Trung Quốc, thích nghe  <br /> nhạc Hàn hơn nhạc Việt, lại càng không phải là những làn điệu dân ca hay nhạc trữ tình  <br /> quê hương, hâm mộ  những tài tử  điện  ảnh của Hàn Quốc. Một thời ra đường, đâu đâu <br /> cũng gặp những cô gái “mắt nâu môi trầm” theo đúng kiểu của diễn viên Hàn Quốc. <br /> Những vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam với mái tóc dài thướt tha, “tóc <br /> đen như gỗ mun, môi đỏ như son” đã trở nên hiếm hoi.<br /> <br /> Văn học là gương mặt tiêu biểu cho văn hóa tinh thần của mỗi dân tộc. Trong tình hình  <br /> ấy, văn học phải gánh vác một trọng trách: lưu giữ, tôn vinh những giá trị  văn hóa bền <br /> vững của dân tộc. Văn học là sự phản ánh hiện thực, nhưng là sự phản ánh đặc thù: phản  <br /> ánh gắn với nhận thức, phản ánh gắn với biểu hiện, phản ánh gắn với sáng tạo. Do đó, <br /> thế  giới hiện thực trong văn học phải là thế  giới đã được nhà văn chọn lọc và sáng tạo <br /> lại, có ý nghĩa tác động đến nhận thức, tình cảm của người đọc, hướng con người đến  <br /> với chân – thiện – mỹ. Do đó, thế giới nghệ thuật trong văn học càng đậm đà bản sắc dân <br /> tộc thì càng có vai trò giữ gìn và bảo vệ nó. Nếu văn học tôn vinh những vẻ  đẹp truyền <br /> thống, thể hiện được sức sống mãnh liệt của nó giữa bao điều còn xô bồ, hỗn tạp, thì lúc  <br /> đó văn học có ý nghĩa định hướng cho con người nhận chân ra những giá trị đích thực. Bởi  <br /> vì, ai lại không rung cảm trước cái đẹp, nhất là cái đẹp đã được sàng lọc qua cảm quan  <br /> thẩm mỹ và trái tim nhạy cảm của nhà văn?<br /> <br /> Những chàng trai và cô gái trẻ  đang mải miết chạy theo những mốt thời trang của Hàn <br /> Quốc, có bao giờ  nhận ra dáng điệu rất duyên dáng, rất đằm thắm, cũng rất tình tứ  gợi  <br /> cảm của hình ảnh người con gái quan họ trong câu thơ của Hoàng Cầm:<br /> <br /> Bao giờ về bên kia sông Đuống<br /> <br /> Anh lại gặp em<br /> <br /> Em mặc yếm thắm<br /> Em thắt lụa hồng<br /> <br /> Em đi trẩy hội non sông<br /> <br /> Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh.<br /> <br /> Đó là vẻ  đẹp mang cốt cách truyền thống. Những “yếm thắm, lụa hồng” có thể  đã trở <br /> thành một kiểu trang phục xa lạ, nhưng quan trọng hơn cả vẫn là cái chất dân tộc ngấm <br /> vào trong dáng vóc uyển chuyển mềm mại, ngấm vào trong nụ cười tỏa sáng của cô. Nó  <br /> gợi lên một vẻ đẹp thuần túy Việt Nam.<br /> <br /> Có thể hàm răng đen (vẻ đẹp một thời của các mẹ, các cô ngày xưa) không còn phù hợp <br /> với ngày nay nữa, nhưng khi đi vào văn học, nó lưu giữ một vẻ đẹp đặc biệt:<br /> <br /> Những cô hàng xén răng đen<br /> <br /> Cười như mùa thu tỏa nắng<br /> <br /> ( Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm)<br /> <br /> Nét cười đen nhánh sau tay áo<br /> <br /> Dưới ánh trưa hè trước dậu thưa<br /> <br /> ( Nắng mới – Lưu Trọng Lư)<br /> <br /> Sự  đằm thắm, tươi tắn của nụ  cười  ấy chính là thần thái của người phụ  nữ  truyền  <br /> thống, những người “giữ lửa” cho gia đình và cho xã hội, những người có thể rất lam lũ, <br /> vất vả, có thể cuộc đời còn nhiều cơ cực đắng cay, nhưng sức sống mãnh liệt và tâm hồn <br /> giàu tình nặng nghĩa đã dệt nên những nụ cười đằm thắm đến như vậy.<br /> <br /> Cuộc sống đang diễn ra ngày càng xô bồ hơn, thực dụng hơn. Không khí công nghiệp từ <br /> văn hóa phương Tây đang làm xáo động cái không khí yên bình của một đất nước vốn <br /> thuần nông. Sự giao lưu rộng mở, một bộ phận, một lớp thanh niên chịu ảnh hưởng của  <br /> lối sống phương Tây, thực dụng hơn, sòng phẳng rõ ràng hơn. Tỷ  lệ  ly hôn ngày càng  <br /> tăng. Nhà nghiên cứu Phan Ngọc nhận xét rằng : “Gia đình Việt nam đang đứng trước  <br /> những thử thách nghiêm trọng. Một thứ văn hóa kỳ quặc chỉ thâu tóm trong hai nguyên lý <br /> là xác thịt và đồng tiền đang đầu độc tâm hồn. Đâu đâu cũng nghe “ Anh yêu em, em yêu  <br /> anh” như  cháy nhà. Nhưng tỷ  lệ  ly hôn lại gia tăng đến chóng mặt”.  Nhưng ta vẫn còn <br /> một niềm tin mãnh liệt vào sự trường tồn của gia đình Việt, khi văn học vẫn lưu giữ cho <br /> chúng ta những vẻ đẹp của một đời sống gia đình giàu tình nặng nghĩa, gắn kết và biết hy  <br /> sinh. Đó là tình nghĩa vợ chồng xuyên thấm từ trong ca dao:<br /> <br /> Rủ nhau xuống bể mò cua<br /> <br /> Đem về nấu quả mơ chua trên rừng<br /> <br /> Em ơi chua ngọt đã từng<br /> <br /> Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau<br /> <br /> Rồi kết tinh thành một đạo lý sống:<br /> <br /> Tóc mẹ thì bới sau đầu<br /> <br /> Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn.<br /> <br /> Và khi tư  tưởng “bình đẳng giới” đã xuất hiện, người phụ  nữ trong Chiếc thuyền ngoài <br /> xa của Nguyễn Minh Châu vẫn chấp nhận hy sinh để  giữ  gìn sự  trọn vẹn của gia đình. <br /> Nghèo khó, lam lũ, người phụ nữ hàng chài ấy còn chịu đựng những trận đòn dữ dằn của <br /> chồng. Nhưng chị vẫn oằn lưng lên chịu đựng không một tiếng rên la, bởi với chị, đó cũng <br /> là một cách chia sẻ nỗi nhọc nhằn mưu sinh (dồn tụ quá bộc phát thành những trận đòn)  <br /> của người chồng. Sự sẻ chia đặc biệt đó chỉ có thể bắt nguồn từ tình nghĩa nặng sâu giữ <br /> vợ và chồng, tuyệt nhiên không thể bắt nguồn từ cái lý thuyết tình yêu của một bộ phận  <br /> giới trẻ hiện nay. Và, cảm động thay câu nói của chị “Đàn bà trên thuyền chúng tôi phải  <br /> sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được”. Đức hy sinh ấy chính là <br /> một nét đẹp văn hóa của người Việt, như một mạch ngầm xuyên suốt hàng ngàn năm, đi <br /> qua mọi biến động của thời đại, để hiển hiện trong một người phụ nữ bình thường nhất <br /> của thời hiện đại. Bởi thế, trong truyện ngắn Không có vua của Nguyễn Huy Thiệp, sau  <br /> khi nhân vật Sinh chịu đựng bao nhiêu nỗi tủi nhục của những ngày làm dâu trong một gia <br /> đình toàn đàn ông láo nháo ô hợp, tác giả đã để cho nhân vật nói một câu rưng rưng nước  <br /> mắt khi trả  lời câu hỏi của Khảm (“Chị  Sinh  ơi, về  làm dâu họ  Sĩ nhà này chị  có khổ <br /> không?”): “Khổ  chứ. Nhục lắm. Vừa đau đớn, vừa chua xót. Nhưng thương lắm”. Có <br /> những tác phẩm văn chương như thế và có những nhân vật như  thế trong văn học, ta tin  <br /> tưởng rằng, gia đình Việt sẽ chống chọi lại được với những tác động dữ dội của thời đại  <br /> để giữ nguyên vẻ đẹp, bề dày văn hóa của nó. Tỷ lệ ly hôn có thể  gia tăng, nhưng trong  <br /> tâm thức người Việt, vẫn là ước nguyện về những gia đình bền vững, nghĩa tình. Và còn  <br /> ước nguyện chân thành như  thế, còn những con người mà đạo lý sống đã hòa tan trong  <br /> máu thịt như thế, gia đình Việt sẽ  vượt qua được những chông chênh của buổi đầu hội  <br /> nhập.<br /> <br /> Còn vô vàn những giá trị  văn hóa đẹp đẽ  của dân tộc được bảo tồn trong văn chương <br /> nghệ  thuật. Một làn khói lam chiều ấm áp gợi nhắc tình quê hương nguồn cội, một đạo <br /> lý sống “ Hằng năm ăn đâu làm đâu/ Cũng biết cúi đầu nhớ  ngày giỗ  tổ” ( Đất nước –  <br /> Nguyễn Khoa Điềm), một không gian làng quê với “Mấy trăm năm thấp thoáng mộng <br /> bình yên/ Những hội hè đình đám/ Trên núi Thiên Thai/ Trong chùa Bút Tháp/ Giữa huyện <br /> Lang Tài”… Có thể nói, văn chương chính là tấm gương cho con người và cả dân tộc soi  <br /> vào, nhận chân ra những giá trị văn hóa bền vững. Tiếp nhận văn học, người đọc gặp gỡ <br /> những vẻ  đẹp của bản sắc văn hóa Việt Nam. Nghĩa là bằng văn học, bản sắc văn hóa  <br /> dân tộc được tồn tại, được bảo lưu, được tôn vinh. Nó không mai một đi, đó là một điều  <br /> chắc chắn nhờ sức mạnh và khả năng to lớn của văn học.<br /> <br /> Văn học là một hình thái ý thức xã hội, nhưng ý thức trong văn học đã được chuyển hóa  <br /> thành những tình cảm mãnh liệt. Bởi vậy, văn học không chỉ  tác động đến con người  ở <br /> phương diện nhận thức mà còn  ở  phương diện  tâm hồn. Điều đó có nghĩa, khi lưu giữ <br /> những giá trị  văn hóa truyền thống để  nó không bị  mai một đi trước những  ảnh hưởng  <br /> của văn hóa toàn cầu, giúp người đọc nhận chân ra những giá trị  văn hóa bền vững, văn  <br /> học còn đồng thời đánh thức tình yêu, niềm tự hào về những giá trị văn hóa đó, từ đó nảy  <br /> sinh ra một mong ước thiết tha được giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Sự thức  <br /> tỉnh đó thể hiện ở nhiều cấp độ.<br /> <br /> Thứ  nhất, bằng lương tâm của một người cầm bút, nhà văn khiến chúng ta giật mình <br /> trước những biến đổi của đời sống xã hội đang từng ngày từng giờ bào mòn đi những giá  <br /> trị văn hóa truyền thống. Đó là cái giật mình thức tỉnh.<br /> <br /> Trong tác phẩm “Một người Hà Nội”, Nguyễn Khải báo động về  một hiện thực xô bồ <br /> ngay trên mảnh đất ngàn năm văn vật, nơi đang lưu giữ nhiều giá trị văn hóa quý giá của <br /> dân tộc: “Tôi đạp xe  ở  đường Phan Đình Phùng, tôi đạp chậm, vừa đạp vừa nghĩ ngợi. <br /> Một anh bạn trẻ đạp xe như gió thúc mạnh bánh xe vào đít xe tôi, may mà gượng kịp. Tôi  <br /> quay lại nói cũng nhẹ nhàng: “Cậu đi đâu mà vội thế?”. Hắn không trả lời, đạp vượt qua <br /> xe tôi, rồi quay lại chửi một câu đến sững sờ: “Tiên sư  cái anh già!”. Lại một buổi sáng <br /> tôi tới thăm một người bạn  ở  quận Đống Đa, đã lâu không đến nên quên đường, lát lát  <br /> phải hỏi thăm. Có người trả lời, là nói sõng hoặc hất hàm, có người cứ giương mắt nhìn <br /> mình như  nhìn con thú lạ. Tôi có than phiền với vợ  chồng bạn về  sự  thiếu lễ  độ  của <br /> người Hà Nội, cô con gái đang cho con bú góp lời liền: “Ông ăn mặc tẩm như thế lại đi  <br /> xe đạp họ  khinh là phải, thử đội mũ dạ, áo ba­đờ­xuy, cưỡi cái Cúp xem, thưa gửi tử tế <br /> ngay”. Tôi cười nhăn nhó: "Lại ra thế”. Sự xót xa trăn trở của tác giả  đánh thức nỗi trăn  <br /> trở  trong chúng ta về  nguy cơ mai một của những giá trị  văn hóa tinh thần. Một Hà Nội <br /> thanh lịch “Chẳng thanh lịch cũng là người Tràng An” trong tâm thức của tất thảy mọi  <br /> người đang chông chênh trong cơn bão của kinh tế thị trường. Nếu như truyền thống dân  <br /> tộc ta nhìn nhận đánh giá con người  ở  nhân cách,  ở  đạo đức chứ  không phải ở  của cải,  <br /> địa vị thì bây giờ, trong mắt giới trẻ, một ông già “ăn mặc tẩm như thế, lại đi xe đạp” bị <br /> coi thường khinh khi. Vẻ đẹp ý nhị  kín đáo và rất mực tinh tế  của người Hà Thành bây  <br /> giờ lại thay thế bằng hình ảnh một cô con gái “đang cho con bú” lại tham gia góp lời vào <br /> trong cuộc chuyện của những bậc cao niên! Những giá trị  vật chất tầm thường như của  <br /> cải, tiền bạc đang lên ngôi và chi phối lối sống, hành vi  ứng xử. Rõ ràng, nhà văn đang <br /> đánh thức chúng ta, yêu cầu chúng ta hãy nhìn thẳng vào chân dung cuộc sống, để  giật <br /> mình và trăn trở, để nghĩ suy và ứng xử.<br /> Cấp độ thứ hai, văn học đánh thức tình yêu và niềm tin ở mỗi người về bản sắc văn hóa <br /> dân tộc. Đặt trong sự đối sánh với cái xô bồ nhộn nhạo của thời kỳ quốc tế hóa, nhà văn  <br /> đã chạm khắc lên vẻ  đẹp tinh túy, thiêng liêng của những giá trị  văn hóa truyền thống,  <br /> hiện thân cho linh hồn của dân tộc. Đó là hình ảnh một cô Hiền ngoài bảy mươi tuổi rồi, <br /> nhưng vẫn là một “người Hà Nội của hôm nay, thuần túy Hà Nội, không pha trộn” trong  <br /> dáng điệu tỉ mẩn lau đánh cái bát thủy tiên men đỏ giữa cái thời mà “dân Hà Nội nhảy tàu <br /> lên Lạng Sơn buôn bán đủ  thứ  mà không buôn được vài ngàn củ  thủy tiên” (Một người <br /> Hà Nội – Nguyễn Khải). Đó là những tình cảm thiêng liêng mà cái nhộn nhạo xô bồ <br /> không thể  phá vỡ  được, như  tình quê hương, tình mẫu tử, tình phụ  tử  – những sợi dây <br /> gắn kết con người với cội nguồn:<br /> <br /> Bóng xoài ba tôi mắc võng<br /> <br /> Sáng chiều hai hướng chờ trông<br /> <br /> Con ở thị thành nóng bỏng<br /> <br /> Bóng xoài mát đến con không?<br /> <br /> (Quê buồn – Thu Nguyệt)<br /> <br /> Cũng có khi, giữa cái lấp lánh náo động của đô thị  thời mở  cửa, văn học đưa ta về  với  <br /> một góc văn hóa xưa, bình yên, trong trẻo, thanh khiết:<br /> <br /> Có thể xuân sau, xuân sau nữa<br /> <br /> Lá chuối lá dong bánh đúc bánh đa<br /> <br /> Rượu mận rượu đào trà lài trà quế<br /> <br /> Hạt bí hạt bầu quả chuối quả na…<br /> <br /> Chị xuống chợ mù sương mua cá chép<br /> <br /> Thả xuôi dòng trắc ẩn lẫn lo toan<br /> Mẹ vẫn đợi áo hoa con vừa mặc<br /> <br /> Chở xe về hao hụt chuyến đò ngang!<br /> <br /> ( Có thể xuân sau – Phan Trung Thành)<br /> <br /> Sự đối sánh ấy trong văn học, qua cảm quan của người nghệ sĩ, giúp ta trân trọng những <br /> giá trị văn hóa truyền thống giữa không khí thời hiện đại. Nó vì vậy khơi gợi tình yêu và ý <br /> thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.<br /> <br /> Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không có nghĩa là đóng cửa lại, cự tuyệt hoàn toàn những  <br /> ảnh hưởng của văn hóa thế giới. Trong quá trình phát triển của nền văn hóa dân tộc, nhất <br /> là trong thời kỳ quốc tế hóa hiện nay, chúng ta phải chấp nhận sự tiếp xúc, giao lưu, sự <br /> ảnh hưởng của văn hóa thế  giới và biến nó thành điều kiện thuận lợi để  phát triển, làm <br /> giàu có thêm văn hóa của dân tộc mình.<br /> <br /> Ở phương diện đó, văn học đã thể hiện vai trò quan trọng của nó. Bằng tính chất không <br /> giới hạn về không gian và thời gian, văn học đã có một sự giao lưu rộng mở với các nền  <br /> văn học nghệ thuật, các tư tưởng văn hóa trên toàn thế giới. Qua tác phẩm văn học (đặc <br /> biệt là mảng văn học dịch), chúng ta tiếp cận và học hỏi dược tinh hoa của nhiều nền văn <br /> hóa để tự làm giàu có cho nền văn hóa của chính mình. Ví dụ, tinh thần dân chủ và nhân <br /> văn của phương Tây đã ảnh hưởng đến văn học Việt Nam đầu thế  kỷ XX thông qua hai  <br /> trào lưu văn học lớn: Chủ  nghĩa lãng mạn và chủ  nghĩa hiện thực. Chính tinh thần dân <br /> chủ và nhân văn này đã làm mới hơn, phong phú hơn các truyền thống yêu nước và nhân <br /> đạo của dân tộc ta. Nếu như  tinh thần yêu nước và dân tộc trước đây chỉ  dừng lại  ở  lý  <br /> tưởng “trung quân ái quốc” (do  ảnh hưởng của đạo Nho) thì nay đã hướng đến  ở  tình <br /> cảm đối với nhân dân, với lý tưởng cứu nước. Và chủ nghĩa nhân đạo cũng vượt lên giới  <br /> hạn của tình thương người để vươn đến một tư tưởng cao hơn, rộng hơn: nhân đạo đồng <br /> nghĩa với sự trân trọng mọi giá trị người.<br /> <br /> Đồng thời với việc tiếp nhận những tinh hoa văn hóa thế giới, văn học cũng có công lớn  <br /> trong việc giới thiệu bản sắc văn hóa Việt nam đến với các dân tộc khác trên thế  giới, <br /> khẳng định vị  thế  của một quốc gia có một bề  dày văn hóa. Không phải ngẫu nhiên mà  <br /> Truyện Kiều có một vị  trí nhất định trên văn đàn thế  giới, mà một phần là bởi Truyện  <br /> Kiều đã đem đến cho nhân dân thế giới một cái nhìn về văn hóa và tư tưởng người Việt.  <br /> Cái triết lý:<br /> <br /> Sen tàn cúc lại nở hoa<br /> <br /> Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân.<br /> <br /> thể  hiện một tinh thần lạc quan, ung dung tự tại của người Việt mà người phương Tây <br /> phải kinh ngạc. Cũng như vậy, sự bao dung độ  lượng đến cao thượng mà cội nguồn của <br /> nó là tình nghĩa con người đã đưa người Việt vượt ra khỏi cái tầm suy nghĩ hạn hẹp của  <br /> một nước nông nghiệp để vươn đến giá trị nhân văn sâu sắc được thể hiện trong một câu <br /> nói của Kim Trọng về Kiều:<br /> <br /> Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa<br /> <br /> Và:<br /> <br /> Như nàng lấy hiếu làm trinh<br /> <br /> Bụi nào vẫn được lòng mình ấy vay<br /> <br /> Chính việc đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra với thế giới cũng là một cách tôn vinh văn <br /> hóa dân tộc và là một cách để  cho bản sắc văn hóa dân tộc không bị  mờ  nhòe đi khi hội  <br /> nhập quốc tế.<br /> <br /> Có thể  nói rằng, nếu muốn tìm hiểu bản sắc văn hóa Việt Nam, không có lĩnh vực nào  <br /> biểu hiện phong phú và đầy đủ  như  trong văn học. Từ  phong tục tập quán đến vẻ  đẹp  <br /> tâm hồn con người, từ những giá trị văn hóa tinh thần đến những giá trị  văn hóa vật chất, <br /> bóng dáng của nó in khá đậm trong văn học. Nói cách khác, từ văn học, ta nhìn thấy bản  <br /> sắc của dân tộc mình.<br /> <br /> Điều đó đặt ra một vấn đề quan trọng: sứ mệnh của nhà văn, tâm thế  của nhà văn trong  <br /> nhiệm vụ lớn của xã hội: giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Nhà văn phải đứng ở đâu, phải  <br /> có thế giới quan như thế nào, phải có cái tâm như thế nào để có thể làm tròn sứ mệnh ấy.<br /> <br /> Mặt khác, khi văn học có vai trò quan trọng đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, <br /> thì đồng thời, văn học cũng chiếm một vị trí quan trọng trong nền văn hóa. Xác định điều  <br /> này có ý nghĩa quan trọng, bởi trong xã hội hiện nay, khi khoa học kỹ thuật phát triển, văn <br /> hóa nghe – nhìn đang chiếm  ưu thế, các phương tiện thông tin đang phát triển phong phú <br /> và ngày càng trở nên tiện lợi đối với con người, thì văn hóa đọc đang bị xem nhẹ. Điều đó  <br /> đòi hỏi một chiến lược thích hợp để phát triển văn hóa đọc, phát triển văn học trong giai  <br /> đoạn mới hiện nay.<br /> <br /> Bài số 3<br /> <br /> Trước đó, sáng tác của Nguyễn Khải đầy  ắp cảm hứng chính luận, chuyên đề  cập các  <br /> vấn đề  thời sự, chính trị  của đất nước và thường lấy tiêu chí chính trị, đạo đức cách  <br /> mạng để  bàn luận, đánh giá sự  kiện, con người. Rõ ràng, sự  chuyển đổi từ  cảm hứng  <br /> chính luận sang cảm hứng triết luận đánh dấu một bước phát triển đáng ghi nhận trong tư <br /> duy nghệ thuật của nhà văn. Hứng thú quan sát, thể  hiện những vấn đề  thế  sự, đặc biệt  <br /> là vấn đề  khẳng định bản lĩnh cá nhân của con người giữa một hoàn cảnh sống mà cái  <br /> “tôi” chưa được nhìn nhận công bằng, thỏa đáng, tất cả đều liên quan tới việc chuyển đổi <br /> cảm hứng nói trên. Các sáng tác lúc này vẫn không thiếu tính thời sự, nhưng giá trị  của  <br /> chúng đã vượt ra khỏi cái khung thời sự nhất thời để gây ám ảnh lâu dài. Việc nhà văn có  <br /> ý thức tô đậm kinh nghiệm, thể nghiệm của cá nhân mình trong việc trình bày một vấn đề <br /> đã làm cho những trang viết của ông thấm đượm tinh thần đối thoại dân chủ, thoát li dần  <br /> kiểu áp đặt chân lí một chiều trước đây.<br /> <br /> Với một sáng tác mang tính triết luận, việc xếp đặt các nhân vật được miêu tả  trong đó <br /> vào các phạm trù tốt – xấu, chính diện – phản diện quen thuộc một thời đã trở  nên bất  <br /> cập. Sự  đánh giá về  nhân vật có thể  rất đa chiều. Lời khen hay lời chê của tác giả  (thể <br /> hiện qua nhân vật kể chuyện xưng “tôi”) lúc này cũng chỉ có giá trị tham khảo thuần tuý, <br /> không hề mang tính chất “chân lý”, không phải là kết luận tối hậu. Trong Một người Hà  <br /> Nội “, “tôi” nhìn nhận bà Hiền là “một hạt bụi vàng”, đó là quyền của “tôi”. Người khác <br /> có thể  có cách nhìn nhận khác, tất nhiên, không thể  không tham khảo cách nhìn có tính  <br /> chất gợi ý mà “tôi” đưa ra. Nếu không hiểu nguyên tắc đánh giá này, lại lấy cách xây  <br /> dựng nhân vật trong truyện của Nguyễn Khải  ở  giai đoạn sáng tác trước làm hệ  quy <br /> chiếu, độc giả  rất dễ  có những phán quyết vô lí về  tác giả  trên các vấn đề  quan điểm, <br /> lập trường chính trị, hoặc ngược lại, ra sức tán dương nhân vật bà Hiền, gán cho bà  <br /> những phẩm chất tốt đẹp (theo mong muốn hay tưởng tượng, suy diễn của chính độc  <br /> giả) mà bản thân nhân vật “tôi” không nói tới trong câu chuyện của mình.<br /> <br /> Nếu căn cứ vào những gì đã được thể hiện trong truyện ngắn, độc giả có thể đặt lại tên  <br /> tác phẩm Một người Hà Nội thành Nghĩ về  một người Hà Nội. Dĩ nhiên, đây là đặt cho  <br /> mình, nhằm mục đích lĩnh hội đúng tinh thần tác phẩm, cảm nhận đúng ý nghĩa của <br /> “thành phần” suy nghĩ trong kết cấu truyện ngắn này. Quả là chuyện kể không có gì thật <br /> đặc biệt, nhưng suy nghĩ, đánh giá của nhân vật “tôi” thì lại chứa đựng nhiều điều thú vị. <br /> Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Khải vốn là thế: tỉ  trọng những lời phân tích, bình luận <br /> bao giờ cũng lớn, nhiều khi lấn át cả sự miêu tả, trần thuật khách quan về đối tượng.<br /> <br /> Viết Một người Hà Nội, điều cơ bản mà nhà văn hướng đến chưa hẳn là ca ngợi một con  <br /> người, cho dù người đó đáng ca ngợi bao nhiêu đi chăng nữa. Cảm hứng chính của ông là  <br /> khám phá bản sắc văn hoá Hà Nội – cái quyết định vận mệnh và vị thế của Hà Nội trong <br /> lịch sử, cũng là cái làm nền tảng cho bước phát triển mới của nó trong tương lai. Không <br /> phải ngẫu nhiên mà khi ngắm hình ảnh bà Hiền “lau đánh cái bát bày thủy tiên”, ông đã có  <br /> một ghi chú tưởng như  là bâng quơ: “nếu là một thiếu nữ  thì phải hơn”, rồi cảm thán:  <br /> “thấy Tết quá, Hà Nội quá, muốn ở thêm ít ngày ăn lại một cái Tết Hà Nội”. Cũng hoàn  <br /> toàn hợp lô gích việc nhà văn đã kết lại truyện ngắn như  thế  này : “Một người như  cô  <br /> phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất <br /> cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên  <br /> cho đất kinh kỳ chói sáng những ánh vàng !”. Lô gích thì lô gích nhưng vẫn lạ. Ai đã từng  <br /> quen với giọng văn tinh sắc, tỉnh táo, thậm chí là “lọc lõi” của Nguyễn Khải, hẳn phải <br /> ngỡ  ngàng trước cái giọng “bốc” lên khá đột ngột mà nhà văn biểu lộ   ở  đây. Một chút <br /> giỡn đùa với chính văn mình hay niềm xúc động tận đáy tâm căn cứ  bật ra không nén <br /> được? Trả lời quyết hẳn theo bề nào cũng khó, nhưng điều có thể khẳng định chắc chắn <br /> là: Nguyễn Khải thật sự yêu quý Hà Nội, có những suy nghĩ thâm trầm về “đất kinh kỳ” <br /> và tha thiết được thấy một Hà Nội hiện đại, đẹp, sang, xứng với bề dày văn hoá truyền <br /> thống của nó.<br /> <br /> Hình tượng bà Hiền được xây dựng lên như để chứng minh có một tinh thần Hà Nội, một  <br /> linh hồn Hà Nội thực sự đã và đang tồn tại, để lại dấu ấn đậm nét trong những người con <br /> của nó. Bà Hiền không phải là một “tấm gương” kiểu mẫu hiểu theo nghĩa thông thường <br /> để các tổ chức xã hội nêu lên cho mọi người học tập, theo cách người ta vẫn thường làm  <br /> nhằm mục đích tuyên truyền, vận động. Bà chỉ là người dân bình thường, dù xuất thân là  <br /> con nhà “tư sản”, dù đã có một thời “vang bóng” (mà thực ra, “tư sản” thì cũng có thể là <br /> người dân bình thường được chứ!). Tác giả  (và người kể  chuyện) hiểu vậy nên chọn <br /> cách giới thiệu, chuyện trò về  bà thật dung dị. Bà là một người bà con xa, người dì họ <br /> của “tôi”, thế thôi ! Mọi việc bà làm đều tự  nhiên, như  cuộc sống hàng ngày, chẳng gây <br /> chấn động gì tới xung quanh cả.  Ấy vậy, ai dám bảo chất Hà Nội ở  bà không đậm đặc? <br /> Vả lại, muốn khám phá bề sâu văn hoá của một vùng đất, tuyệt đối không được bỏ  qua  <br /> những điều tưởng là nhỏ  nhặt. Nhiều khi chính chúng lại cung cấp cứ  liệu thuyết minh  <br /> về  vấn đề  có sức nặng hơn hẳn những chuyện to tát. Dõi theo mạch kể  của nhân vật  <br /> “tôi”, người đọc thấy quả  không có gì đáng gọi là “sự  kiện” việc bà Hiền lấy chồng,  <br /> quản lý gia đình, sinh con, dạy con, cho con đi bộ đội, tiếp khách, bài trí nơi ở, duy trì nếp  <br /> sinh hoạt riêng,…<br /> <br /> Một câu bình phẩm của “tôi”, rằng, việc bà lấy ai không lấy, lại lấy một ông giáo cấp <br /> tiểu học hiền lành chăm chỉ làm chồng đã “khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc”, phần nhiều  <br /> chỉ  là một cách nói ngoa ngôn khá đặc thù của văn chương. Nếu quả  người ta có kinh  <br /> ngạc, thì đó là sự  kinh ngạc trước một chuyện không ngờ  lại xảy ra bình thường (thậm <br /> chí là tầm thường) quá như  thế. Tuy vậy, nếu bình tâm suy xét, ta lại thấy trong tất cả <br /> những cái bình thường kia lại chứa đựng một triết lý sống đáng vị  nể, vừa thể hiện bản  <br /> lĩnh cá nhân một con người, vừa bộc lộ kiểu ứng xử đặc trưng của đất kinh kỳ. Bà Hiền <br /> biết rõ mình là ai (câu tuyên bố  “thẳng thừng” của bà đối với nhân vật “tôi” đã chứng <br /> thực điều đó: “Một đời tao chưa từng bị ai cám dỗ, kể cả chế độ”), và cũng tương tự thế,  <br /> bà hiểu sâu xa mình là người Hà Nội. Sau năm 1954, gia đình bà chẳng di cư vào Nam vì <br /> “không thể rời xa Hà Nội”. Đây không đơn giản chỉ là một biểu hiện của tình yêu đối với <br /> nơi đã sinh ra và nuôi dưỡng mình, mà còn là một biểu hiện của niềm tin vào thế tồn tại  <br /> bền vững của mảnh đất đã trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, có văn hóa riêng đã  <br /> thấm vào máu thịt cư dân nơi này.<br /> <br /> Bà Hiền có thể không nghĩ một cách rành rọt như vậy, nhưng tác giả  và nhân vật “tôi” – <br /> một sự  hoá thân của ông – thì ý thức về  điều này quá sâu sắc. Nhân vật “tôi” cũng khó  <br /> lòng quên lời bà Hiền răn lũ con của anh: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng, <br /> nói năng phải có chuẩn, không được sống tuỳ tiện, buông tuồng”. Hoá ra vậy, làm người <br /> Hà Nội vừa là một vinh dự, vừa là một trách nhiệm. Bà Hiền hẳn là luôn đau đáu về vấn <br /> đề  này, chẳng thế  mà dù đã ngoài bảy mươi, bà vẫn để  lộ  tâm sự  đó của mình khi hỏi  <br /> người cháu (“tôi”) vừa mới từ thành phố  Hồ  Chí Minh ra thăm: “Anh ra Hà Nội lần này <br /> thấy phố  xá thế  nào, dân tình thế  nào?” Ngỡ  đó chỉ  là một câu hỏi xã giao thông thường <br /> mà thực chất lại gửi gắm bao nỗi niềm, bao phấp ph ỏng và hi vọng về tương lai của Hà <br /> Nội.<br /> <br /> Những điều vừa nói trên chứng minh sự gắn bó làm một, rất máu thịt, giữa bà Hiền và Hà <br /> Nội. Nhưng cốt lõi  ứng xử  của người Hà Nội được thể  hiện qua bà Hiền là cái gì? Khi <br /> kể  về  bà, nhân vật “tôi” rất hay nói đến chữ  tính: “tính thế  là đúng”, “Mọi sự  mọi việc <br /> đều được các bà tính trước cả. Và luôn tính đúng…”, “đã tính là làm”, “Cô tôi tính toán  <br /> việc nhà việc nước đại khái là như thế”, “cô muốn mở rộng sự tính toán…”. Dĩ nhiên, đã <br /> “tính đúng” thì người đó là người khôn (“cô khôn hơn các bà bạn của cô”), người “có đầu <br /> óc rất thực tế”, biết thích ứng. Với người “khôn”, mọi điều khó mấy xem ra cũng có thể <br /> thu xếp được một cách khá nhẹ  nhàng: là “tư  sản” mà khi  ở  với chính quyền mới, gia <br /> đình bà Hiền không bị hề hấn gì, bà lại có khả năng nuôi cả gia đình đủ ăn mà không phải  <br /> dính dáng gì tới hai chữ “bóc lột”… Bà Hiền có thể “cười rất tươi” – một kiểu cười quá <br /> đỗi tự tin – khi ông cháu thóc mách: “Tại sao cô không phải học tập cải tạo, cố giấu cũng  <br /> tài nhỉ?” Nói ra toàn những chuyện như thế về bà Hiền, phải chăng tác giả muốn kết luận  <br /> rằng cái “bản sắc” của người Hà Nội là tính và khôn? Sự thực hoàn toàn không phải thế.  <br /> Đằng sau mỗi câu chuyện kể về bà Hiền, tác giả luôn luôn cho ta thấy sự tồn tại của một  <br /> bản lĩnh sống vững vàng, một khả  năng tự  ý thức rất cao, một lòng tự  trọng không thể <br /> nghi ngờ.<br /> <br /> Tự  trọng  ở  đây gắn liền với việc không để  mình rơi vào tình trạng nhục nhã, sống giữ <br /> được cốt cách và đặc biệt là không quên trách nhiệm với cộng đồng (một tinh thần trách  <br /> nhiệm không cần tuyên bố ồn ào, bốc đồng, hời hợt). Những lời thổ lộ của bà Hiền xung <br /> quanh việc bằng lòng cho hai đứa con đi bộ  đội thể  hiện rõ điều này: “Tao đau đớn mà <br /> bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là <br /> biết tự  trọng”, “Tao không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó  <br /> tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó”, “Tao cũng muốn  <br /> được sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả, vui lẻ có hay hớm  <br /> gì”… Không phải không có những ngộ nhận về tính cách người Hà Nội. Trong truyện, tác  <br /> giả  đã khéo tạo ra một tình huống để  làm rõ vấn đề  này. Trong khi nhân vật “tôi”, giữa  <br /> một bữa tiệc, đã “nói hơi nhiều” những ý chê trách Hà Nội trong sự so sánh nó với những <br /> vùng miền khác, thì nhân vật Dũng, con bà Hiền, mới từ chiến trường miền Nam trở về,  <br /> đã kể cho mọi người nghe về phản ứng tâm lý của một người mẹ Hà Nội có con hy sinh: <br /> “Bà níu chặt lấy một cánh tay của cháu, người bà run bần bật nhưng không khóc, và bà  <br /> nói run rẩy: “Nín đi con, nín đi Dũng! Cô đã biết cả. Cô biết từ mấy tháng nay rồi”. Đúng  <br /> là một sự đối trọng. Câu chuyện của Dũng tự nó nói lên bao điều!<br /> <br /> Ta đã phân tích khả năng tính của bà Hiền, một người Hà Nội. Tính không phải bao giờ <br /> cũng gắn với thói thực dụng. Nhiều khi, nó là đòi hỏi bắt buộc của một cách tồn tại giữa  <br /> thời cuộc có nhiều thay đổi, xáo trộn khó lường. Bà Hiền quá nhạy cảm về vấn đề  này. <br /> Bà có chính kiến, chủ kiến riêng về nhiều chuyện “vĩ mô” của nhà nước, chế độ. Khi đứa <br /> cháu nói: “Nước được độc lập vui quá cô nhỉ  ?”, bà đã trả  lời: “Vui hơi nhiều, nói cũng  <br /> hơi nhiều, phải nghĩ đến làm ăn chứ?”. Theo bà “Chính phủ can thiệp vào nhiều việc của  <br /> dân quá, nào phải tập thể dục mỗi sáng, phải sinh hoạt văn nghệ mỗi tối, vợ chồng phải  <br /> sống ra sao, trai gái phải yêu nhau như thế nào, thậm chí cả tiền công xá cho kẻ ăn người  <br /> ở…”. Bà cũng nhận ra có cái gì đó không phù hợp trong cách nghĩ “không thích cá nhân  <br /> làm giàu”: “Chú tuy chưa già nhưng đành để  ngồi chơi, các em sẽ  đi làm cán bộ, tao sẽ <br /> phải nuôi một lũ ăn bám, dù họ  có đủ  tài để  không phải sống ăn bám”. Đặc biệt, bà có <br /> một quan điểm hết sức khác thường: “Xã hội lúc nào cũng phải có một giai tầng thượng  <br /> lưu của nó để  làm chuẩn cho mọi giá trị…”. Chưa hết, bà còn phát biểu về cái huyền vi <br /> của sự  sống mà càng ngày ta càng phải thừa nhận: “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của <br /> tạo vật không thể lường trước được”.<br /> <br /> Như  vậy, trong cái tính của bà Hiền có chứa đựng một “tầm nhìn xa” đáng để  cho nhân <br /> vật “tôi” phải thốt lên khâm phục: “Bà vẫn giỏi quá, bà khiêm tốn và rộng lượng quá. <br /> Một người như cô phải chết đi thật tiếc…”. Chính tầm nhìn xa có ở  bà Hiền, rộng ra là <br /> có ở nền văn hoá của đất kinh kỳ đã tạo nên cái mà trên kia ta đã gọi là thế tồn tại uyển  <br /> chuyển và ngoan cường của Hà Nội, vượt lên trên mọi ba động của đời sống chính trị. <br /> Chi tiết bà Hiền kể cho nhân vật “tôi” nghe về sự hồi sinh sau cơn bão của cây si cổ thụ <br /> ở  đền Ngọc Sơn mang ngụ ý triết lý sâu sắc. Các nhân vật trong truyện dường như  chỉ <br /> “luận” về sự kiện này xoay quanh sự tiếp nối của nhiều thế hệ người Hà Nội. Kì thực, ý  <br /> nghĩa của nó trong cấu trúc chỉnh thể  của tác phẩm còn lớn hơn thế. Cũng cần lưu ý: <br /> nhiều quan điểm được nói ra từ miệng bà Hiền cũng là cái mà nhân vật “tôi” và tác giả tỏ <br /> ra tâm đắc. Lời trần thuật khách quan về đối tượng đã quyện chặt với lời phân tích mang <br /> theo cách đánh giá riêng của người viết. Đây quả  là một nét đặc sắc của văn Nguyễn  <br /> Khải – một nhà văn vẫn được nhiều người viết khác cùng thế  hệ  bái phục về  “năng <br /> khiếu” có thể  gài lồng được vào sáng tác của mình những tư  tưởng riêng đầy táo bạo,  <br /> không dễ phát ngôn, về đời sống.<br /> <br /> Nói về “dân” Hà Nội, người ở nhiều vùng miền khác vẫn thường thừa nhận thanh lịch là <br /> đặc điểm nổi bật. Vậy,  ở  một người khôn ngoan, giỏi tính toán như  bà Hiền, nét thanh <br /> lịch ấy có tồn tại không và nếu có thì nó được biểu hiện như thế nào? Thực ra, không hề <br /> có sự  đối chọi nào giữa các phẩm chất  ấy trong con người bà Hiền cả. Đừng lầm về <br /> kiểu xưng hô bỗ bã của bà đối với con cháu (vốn nó biểu hiện rõ tư cách của con người <br /> quyết đoán, ý thức mình là “nội tướng” trong gia đình), mà hãy nhìn vào thực chất của  <br /> vấn đề, biểu hiện qua thái độ  chu tất trong nết ăn, nết mặc, trong cử chỉ lau đánh cái bát  <br /> đựng hoa thuỷ tiên, trong việc duy trì một cách “bướng bỉnh” cái nề nếp sinh hoạt xa lông  <br /> một thời vẫn thường bị định kiến là “tư sản”. Không, trong ngày thường, một người như <br /> bà Hiền đã hoà nhập rất tốt vào cuộc sống chung, cùng “áo bông ngắn, quần thâm, đi dép <br /> hoặc đi guốc, vuông khăn len tơi tớp buộc quanh cổ hay bịt đầu”.<br /> <br /> Nhưng bà, cũng như  các bạn của mình, không vì vậy mà không được quyền sống cho  <br /> mình. Họ, lúc cần, đã biết rũ bỏ  “đồng phục” để  hóa thân thành những con người khác, <br /> đáng để cho những kẻ yêu cái đẹp ngắm nhìn: “bà chủ xuất hiện trước như diễn viên trên  <br /> sân khấu, rồi một loạt bảy tám bà tóc đã bạc hoặc nửa xanh nửa bạc, áo nhung, áo dạ,  <br /> đeo ngọc đeo dây đi lại uyển chuyển”. Tất cả  những điều đó cũng là biểu hiện cụ  thể <br /> của bản lĩnh sống – một vấn đề  hết sức nghiêm túc cần được nhìn nhận thấu đáo trong <br /> hoàn cảnh sống của đất nước, của thời đại bây giờ.<br /> <br /> Nhìn chung, bà Hiền đúng là một người Hà Nội, dù bà không thuộc “típ” điển hình qu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2