Đề bài: Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Nhân bất học bất tri lý <br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
Người xưa có câu:<br />
<br />
"Ngọc bất trác, bất thành khí<br />
<br />
Nhân bất học, bất tri lý"<br />
<br />
Nghĩa là ngọc mà không được mài dũa thì không thể trở thành món đồ có giá trị, cũng như <br />
người mà không học thì không biết được lý lẽ. Câu nói đó đã nói lên tầm quan trọng của <br />
việc học. Và ngày nay, để xác định một lần nữa mục đích của học tập, UNESCO đề <br />
xướng: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình. Học là <br />
trau dồi kiến thức tổng quát, là tiếp thu những cái hay, cái mới, cái tiến bộ sáng tạo… là <br />
nâng cao khả năng chuyên môn và các kĩ năng khác, đồng thời là hoàn thiện nhân cách của <br />
bản thân."<br />
<br />
Trước hết là chúng ta "học để biết", để nhận thức được đúng, sai, tốt, xấu, hiểu rõ được <br />
các vấn đề. Quả thật là nếu không có học thì bản thân chúng ta sẽ không có hiểu biết để <br />
đánh giá, nhận định đúng một sự việc, vấn đề. Điều quan trọng hơn là sau khi hiểu được, <br />
biết được thì ta phải "làm", phải vận dụng những gì đã học được vào thực tiễn đời sống. <br />
Có như vậy ta mới biết được thành quả của việc học đã đem lại, đồng thời thông qua đó <br />
cũng đóng góp một phần không nhỏ vào các hoạt động chung của xã hội. Mặt khác chúng <br />
ta còn "học để chung sống" để tạo dựng các mối quan hệ giữa người với người được hòa <br />
thuận, tốt đẹp, đầm ấm hơn nhờ tiếp thu những quy tắc giao tiếp, ách ứng xử và sự tinh <br />
tế, nhạy bén trong từng nền văn hóa. Có như vậy cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên hòa <br />
hợp và có ích với cộng đồng. Hơn thế nữa là chúng ta còn "học để tự khẳng định mình", <br />
để chứng tỏ bản thân mình học là vì mục đích rõ ràng với ý chí phấn đấu nỗ lực không <br />
ngừng nghỉ nhằm đạt được mục tiêu đó. Đó là một quá trình lâu dài và đòi hỏi bản thân <br />
người học sư siêng năng, chăm chỉ, sự kiên trì, bền bỉ tới cùng. Tất nhiên thành quả của <br />
quá trình "học và làm" như vậy sẽ đem lại nhiều lợi ích và xứng đáng với công sức mà ta <br />
đã bỏ ra. Như vậy câu nói của UNESCO khẳng định rằng học tập là bước cơ bản cung <br />
cấp cho ta tri thức đồng thời hướng dẫn ta sử dụng tri thức vào các mục đích tốt đẹp. Câu <br />
nói của UNESCO đã mở ra cho ta hai khía cạnh chính của việc học: thứ nhất là học phải <br />
thông qua việc tiếp thu kiến thức trên lý thuyết; thứ hai là học phải ứng dụng thực hành <br />
trong thực tế. Hai phạm trù này luôn sóng đôi với nhau, bổ sung cho nhau và không thể <br />
tách rời được. Đây cũng là một trong những bước chính yếu để việc học của một người <br />
đạt được kết quả cao. Từ đó tạo cho nền tảng phát triển vững chắc, có năng lực trong <br />
công việc chuyên môn, rèn luyện nhân cách bản thân tốt đẹp hơn, góp phần xây dựng xã <br />
hội văn minh, hiện đại, tiên bộ hơn về cả "bộ mặt" lẫn con người.<br />
<br />
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn có những người học với mục đích đối phó, qua loa cho có. <br />
Do vậy mà họ nắm kiến thức một cách hời hợt, không sâu không chắc. Những dạng <br />
người này cho dù có đạt được thành tích cao trong học tập thì cũng rất khó thành công <br />
một cách bền vững cho sau này được.<br />
<br />
Tóm lại mỗi người trong chúng ta cần ý thức rõ việc học tập, xác định mục tiêu cụ thể, <br />
đúng đắn cho bản thân và nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm đạt được mục tiêu để tạo lập <br />
cho bản thân sự tự tin bản lĩnh mạnh mẽ về năng lực của bản thân, rèn luyện đạo đức và <br />
hoàn thiện nhân cách cao đẹp.<br />
<br />
Bài số 2<br />
<br />
Theo truyền thống, ngày 05.09 là ngày khai giảng năm học mới của học sinh – sinh viên <br />
Việt Nam, thì đến nay, hơn 2.200.000 sinh viên – học sinh đã đi học hơn 4 tháng. Sau ba <br />
tháng hè, nay tất cả đồng loạt đến trường, có trường đã nhập học một tháng trước đó để <br />
học sinh “chạy” trước chương trình. Để đi học, nhiều người phải đi bộ trên những quãng <br />
đường dài, phải băng rừng, lội suối, leo đồi, phải đi trong mưa nắng, trong giá rét như: <br />
học sinh ở xã miền núi Trọng Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) phải bơi lội qua sông đi học, <br />
hay các em học sinh ở xã An Trung – huyện Kông Chro (Gia Lai) phải chen chúc nhau <br />
trên con thuyền cũ kỹ để qua con sông Cả đang cuồn cuộn chảy… Để việc học có hiệu <br />
quả, người ta phải đầu tư nhiều thời giờ, sức lực, tiền của và nỗ lực hết mình tập trung <br />
chú ý vào học tập, rèn luyện. Thêm vào đó, người học còn phải đọc thêm sách tham khảo, <br />
nghiên cứu tìm tòi, hỏi han thầy cô bạn bè, phải làm bài, học bài, phải thi cử. Học sinh <br />
nôn nao tới trường, tân sinh viên bỡ ngỡ đi nhập học, có những người đi làm thuê, cuốc <br />
mướn, đôi lúc phải bán những đồ dùng tối thiểu để lo học phí cho con nhập học: Câu hỏi <br />
đặt ra “sự học là gì mà làm cho con người tất bật đến vậy?”<br />
<br />
Học là trau dồi kiến thức, tiếp thu cái hay, mới, tiến bộ sáng tạo của nhân loại… là nâng <br />
cao khả năng chuyên môn, các kĩ năng, kĩ xảo,… đồng thời hoàn thiện nhân cách bản thân. <br />
Trước hết: chúng ta “học để biết”, để nhận thức được đúng, sai, tốt, xấu, hiểu rõ được <br />
các vấn đề. Điều quan trọng hơn: sau khi hiểu, ta phải “làm”, phải vận dụng những gì đã <br />
học được vào thực tiễn đời sống. Mặt khác chúng ta “học để chung sống” để tạo dựng <br />
các mối quan hệ giữa người với người được hòa thuận, tốt đẹp, đầm ấm hơn nhờ tiếp <br />
thu những quy tắc giao tiếp, cách ứng xử và sự tinh tế, nhạy bén trong từng nền văn hóa. <br />
Hơn thế nữa, chúng ta còn “học để tự khẳng định mình”, để chứng tỏ bản thân mình học <br />
là vì mục đích rõ ràng với ý chí phấn đấu nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm đạt được mục <br />
tiêu đó. Bởi thế, UNESCO đã đề xướng mục đích học tập: “Học để biết, học để làm, học <br />
để chung sống, học để tự khẳng định mình”.<br />
<br />
Ngạn ngữ xưa có câu:<br />
<br />
“Ngọc bất trác, bất thành khí,<br />
<br />
Nhân bất học, bất tri lý.”<br />
<br />
“Ngọc bất trác bất thành khí” có nghĩa là viên ngọc, đá quý… nếu không được mài giũa, <br />
đẽo gọt thì không thể làm cho nó thể hiện được vẻ đẹp và giá trị của nó. “Nhân bất học <br />
bất tri lý” có nghĩa là nếu con người không được học hành đầy đủ (học cả ở trường lớp <br />
và trường đời) thì không biết đến những lí luận, hiểu biết… về mọi sự vật hiện tượng <br />
được. Do vậy, sự học không bao giờ là thừa vì kiến thức như đường chân trời, càng đi <br />
càng thấy rộng.<br />
<br />
Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Người xưa đã <br />
nhắc nhở con cháu rằng: “Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng <br />
thể làm được việc gì có ích”. Bên cạnh đó còn có những câu :“Có học thì như lúa như <br />
nếp, không học thì như rơm như cỏ”. Hay: “Dao có mài mới sắc, người có học mới nên”.<br />
<br />
Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy <br />
hợp lý. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người.<br />
<br />
“Một kho vàng không bằng một nang chữ”<br />
<br />
Do vậy, chúng ta không được coi nhẹ việc học. <br />
<br />
“Nếu không có học hành đến nơi đến chốn thì lớn lên, chúng ta sẽ chẳng làm được việc <br />
gì có ích”.<br />
<br />
“Người mà không học khác gì mò mẫm trong đêm”.<br />
<br />
Ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành. Có học, có khôn. Học không chỉ là <br />
quá trình rèn luyện tri thức mà còn là quá trình rèn luyện tình cảm và đạo đức. Do vậy, <br />
chúng ta phải xác định được “học với ai?” – học từ gia đình, từ nhà trường, từ xã hội… <br />
“học như thế nào?”, “học để làm gì?”,…<br />
<br />
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn có những người học với mục đích đối phó, qua loa cho có. <br />
Do vậy mà họ nắm kiến thức một cách hời hợt, không sâu không chắc. Những dạng <br />
người này cho dù có đạt được thành tích cao trong học tập thì cũng rất khó thành công <br />
một cách bền vững cho sau này được. Thật ra “Văn bằng chứng tỏ bạn đã thông minh <br />
trong một giai đoạn nào đó, đặc biệt lúc đi thi. Nếu sự học của bạn đứng ngang đó, dù <br />
một đống văn bằng cũng không đảm bảo sự thông minh của bạn.”<br />
<br />
Tóm lại mỗi người trong chúng ta cần ý thức rõ việc học tập, xác định mục tiêu cụ thể, <br />
đúng đắn cho bản thân và nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm đạt được mục tiêu để tạo lập <br />
cho bản thân sự tự tin bản lĩnh mạnh mẽ về năng lực của bản thân, rèn luyện đạo đức và <br />
hoàn thiện nhân cách cao đẹp. Một viên ngọc dù có quý giá nhưng không mài giũa thì <br />
không trở thành một dụng cụ tốt, người không học thì không biết đạo nghĩa ở đời.<br />
<br />
<br />
<br />