intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu tác dụng giảm chỉ số lipid máu và khả năng kháng khuẩn của cao ethanol từ lá xoài non (Mangifera indica L.)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

31
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sử dụng cao ethanol từ lá xoài non, theo phương pháp nghiên cứu của Gupta (2010) xác định giá trị MIC và phương pháp MTT của Sakarkar (2011) đã cho thấy cao ethanol từ lá xoài non có khả năng kháng một số chủng vi sinh vật gây bệnh thường gặp ở người, nhưng lại không có khả năng ức chế các dòng tế bào ung thư biểu mô biểu bì miệng KB, ung thư gan Hep G2, ung thư phổi LU-1, ung thư vú MCF-7.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu tác dụng giảm chỉ số lipid máu và khả năng kháng khuẩn của cao ethanol từ lá xoài non (Mangifera indica L.)

  1. BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.00099 NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG GIẢM CHỈ SỐ LIPID MÁU VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA CAO ETHANOL TỪ LÁ XOÀI NON (Mangifera indica L.) Trần Thị Phương Liên*, Trần Thu Hòa, Phạm Phương Thu Tóm tắt: Sử dụng cao ethanol từ lá xoài non, theo phương pháp nghiên cứu của Gupta (2010) xác định giá trị MIC và phương pháp MTT của Sakarkar (2011) đã cho thấy cao ethanol từ lá xoài non có khả năng kháng một số chủng vi sinh vật gây bệnh thường gặp ở người, nhưng lại không có khả năng ức chế các dòng tế bào ung thư biểu mô biểu bì miệng KB, ung thư gan Hep G2, ung thư phổi LU-1, ung thư vú MCF-7. Ngoài ra cao ethanol từ lá xoài non có khả năng làm giảm một số chỉ số lipid máu ở chuột béo phì thực nghiệm như glucose, triglyceride, cholesterol và LDL-c đồng thời làm tăng chỉ số HDL-c (với các giá trị p < 0,05). Từ khóa: Giảm lipid máu, kháng khuẩn, lá xoài non. 1. MỞ ĐẦU Theo Đỗ Tất Lợi (2006) lá xoài có vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng làm mát, lợi tiểu, chống sa nội tạng, được dùng trị bệnh hô hấp trên như ho, viêm phế quản cấp hay mạn tính, phù thũng. Viện Dược liệu (2001), cho thấy một số nghiên cứu về cây xoài ở Việt Nam đã thực hiện từ năm 1989, các công trình nghiên cứu sau đó đã chứng minh được khả năng kháng khuẩn sâu răng, chống viêm ở lá xoài; tìm ra một số chủng men trong dịch chiết lá xoài; công nghệ tách chiết và sản xuất mangiferin từ lá xoài. Tuy nhiên. việc nghiên cứu tác dụng giảm chỉ số lipid máu từ đối tượng này vẫn chưa được nghiên cứu ở cả trong nước và quốc tế. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Mẫu thực vật: Cây xoài Mangifera indica L, bộ phận sử dụng là lá non, được thu tại thành phố Nam Định - Nam Định. Mẫu động vật: Chuột bạch chủng Swiss (chuột đực nặng 18 - 20 g) do viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cung cấp. Tế bào ung thư có nguồn gốc từ trung tâm chủng giống Hoa Kỳ ATCC của Mỹ gồm: ung thư biểu mô biểu bì miệng KB, ung thư gan Hep G2, ung thư phổi LU-1 và ung thư vú MCF-7. Các chủng vi sinh vật: E.faecalis ATCC13124, S.aureus ATCC25923, B.cereus ATCC13245, E.coli ATCC25922, P.aeruginosa ATCC27853, S.enterica ATCC12228, C.clbicans ATCC1023 có nguồn gốc từ Trung tâm chủng giống Hoa Kỳ ATCC của Mỹ. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 *Email: liensp2@yahoo.com
  2. PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 799 2.2. Phương pháp nghiên cứu Tách chiết cao ethanol lá xoài non Mangifera indica L.: 2000 g lá xoài non được nghiền nhỏ sau đó được ngâm trong ethanol 90% theo tỉ lệ mẫu: dung môi = 1 : 5 (kg/V), ở nhiệt độ phòng trong vòng 45 ngày (quá trình được lặp lại 3 lần). Gộp các dịch chiết, lọc qua giấy lọc và cất loại dung môi thu được cao ethanol. Nghiên cứu ảnh hưởng của cao ethanol từ lá xoài non lên chuột gây béo phì Tạo chuột béo phì được chúng tôi tiến hành theo phương pháp của tác giả Srinivasan và cộng sự, (2005): Chuột bình thường với cân nặng từ 18 - 20 g do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cung cấp, được chúng tôi chia thành hai nhóm, cùng nuôi trong 8 tuần: nhóm đối chứng được nuôi theo chế độ ăn bình thường thì khối lượng cơ thể trung bình là: 42,23g ± 1,43; nhóm nuôi béo phì bằng chế độ thức ăn giàu lipid, khi đó khối lượng cơ thể trung bình chuột tăng lên đến 59,28 g ± 5,75; Sự sai khác về khối lượng cơ thể của nhóm chuột nuôi béo so với nhóm chuột đối chứng có ý nghĩa thống kê với p = 0,034. Chuột béo phì được chia thành 2 lô: một lô không được điều trị và một lô được điều trị hằng ngày bằng cách cho uống cao ethanol lá xoài non trong 14 ngày rồi xét nghiệm các chỉ số lipid huyết thanh (cholesterol toàn phần, triglyceride, HDL-c, LDL-c) trên máy xét nghiệm sinh hóa tự động (Phòng Hóa sinh - Bệnh viện Sóc Sơn - Hà Nội). Đánh giá hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định: Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao ethanol lá xoài non lên vi khuẩn được thực hiện trên phương pháp nhỏ dịch của tác giả Gupta cùng cộng sự (2010). Phương pháp đánh giá hoạt tính gây độc tế bào: Hoạt tính gây độc tế bào được thực hiện dựa trên phương pháp MTT (3-(4,5-dimethylthiazol-2-yl)- 2,5 - diphenyltetrazolium) của các tác giả Sakarkar D. M., Deshmukh V. N. (2011). Xử lý số liệu Các số liệu thu được được biểu diễn dưới dạng giá trị trung bình  sai số (SE), các số liệu được xử lý thống kê trên phần mềm MS. Excel với các phép thử t-test cho các mẫu độc lập và phân tích Anova một, hai nhân tố với mức ý nghĩa p < 0,05. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả tách chiết cao ethanol Từ 2000 g lá xoài non được phơi khô rồi nghiền nhỏ, đem ngâm với ethanol 90% trong vòng 45 ngày ở nhiệt độ phòng (quá trình được lặp lại 3 lần). Gộp các dịch chiết lại, lọc qua giấy lọc và cất loại dung môi thu được 422,68 g cao ethanol, đạt được hiệu suất chiết rút 21,134% khối lượng so với mẫu thực vật ban đầu. 3.2. Ảnh hưởng của cao ethanol lá xoài non tới chỉ số lipid máu chuột béo phì Từ kết quả Hình 1 cho thấy đã có sự khác biệt rất lớn giữa lô chuột béo phì không điều trị và lô chuột béo phì được điều trị bằng cao ethanol lá xoài non về các chỉ số lipid. Cụ thể sau điều trị: các chỉ số TC giảm 62,16% từ 6,03 mmol/L xuống còn 2,82 mmol/L
  3. 800 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM với p = 0,022 ; chỉ số TG giảm 62,59% từ 2,54 mmol/L xuống còn 0,95 mmol/L với p = 0,03; và chỉ số LDL-c giảm 85,49% từ 3,91 mmol/L xuống còn 0,567 mmol/L với p = 0,014. Chỉ số glucose huyết cũng giảm 40,08% từ 8,93 mmol/L xuống còn 5,35 mmol/L với p = 0,024, điều này chứng minh đường huyết của chuột đã được cải thiện. Ngược lại với các chỉ số trên, chỉ số HDL-c lại tăng 56,70% từ 0,97 mmol/L lên 1,52 mmol/L với p = 0,031, đây là một dấu hiệu khả quan vì HDL được mệnh danh là “lipoprotein tốt”, hoạt động chính của nó là vận chuyển cholesterol dư thừa từ tế bào ngoại vi về gan để đào thải qua đường mật, điều này cũng một phần giải thích được vì sao lượng TC và TG giảm. Hình 1. Đồ thị biểu diễn sự biến động chỉ số sinh hóa giữa 2 lô chuột điều trị và không điều trị cao ethanol lá xoài non Chú thích: - TC: Cholesterol toàn phần. - TG: Triglyceride. - HDL-c: Lipoprotein liên kết cholesterol có tỉ trọng cao. - LDL-c: Lipoprotein liên kết cholesterol có tỉ trọng thấp. So sánh kết quả thu được với nghiên cứu của tác giả Trần Thị Phương Liên (2015), (2016), chúng tôi thấy rằng cao ethanol lá xoài non cũng có tác dụng tương tự như cao ethanol cây bông ổi (Lantana Camara L.) và cao ethanol loài đương quy (Angelica sinensis) trong việc giảm các chỉ số glucose, TC, TG, LDL-c và tăng chỉ số HLD-c. Kết quả này chứng tỏ hoàn toàn có thể sử dụng lá xoài non trong việc hỗ trợ giảm chỉ số lipid máu và glucose huyết. 3.3. Kết quả thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định Từ Bảng 1 cho thấy mẫu cao ethanol của lá xoài non có hoạt tính ức chế mạnh đối với tất cả 7 mẫu vi sinh vật thử hoạt tính, thậm chí là cao hơn nhiều so với các chất kháng sinh đã được điều chế và đi vào sử dụng từ lâu trong y học.
  4. PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 801 Bảng 1. Kết quả thử hoạt tính kháng sinh của cao phân đoạn EtOH từ lá xoài non Đơn vị MIC (g/ml) Tên chất Gram + Gram - Nấm men E. faecalis S.aureus B.cereus E.coli P. aeruginosa S.enterica C.clbicans Mẫu cao 128 256 256 256 256 256 128 Streptomycin 256 256 128 32 256 128 - Tetramycin 4 16 64 8 256 256 - Kanamycin 128 4 8 128 64 16 - Nystatin - - - - - - 8 Cyclohexamide - - - - - - 32 Chú thích: (-) Không có biểu hiện ức chế, vi khuẩn phát triển bình thường. Giá trị MIC được xác định là hàm lượng cao ethanol lá xoài non trong ống nghiệm đầu tiên không có vi khuẩn phát triển. Như vậy, có thể nói cao EtOH từ lá xoài non có tính kháng viêm cao với các chủng vi sinh vật được sử dụng trong thí nghiệm. Đây là một triển vọng tốt cho các nghiên cứu chuyên sâu hơn trên các chủng vi sinh vật khác đang là thách thức đối với y tế và dịch tễ học. 3.4. Kết quả thử hoạt tính độc tế bào invitro Cao ethanol từ lá xoài non được thử hoạt tính gây độc trên dòng tế bào có nguồn gốc từ ATCC gồm: ung thư biểu mô biểu bì miệng KB, ung thư gan Hep G2, ung thư phổi LU-1, ung thư vú MCF-7, chất đối chứng là Eilipticine - có hiệu quả trị liệu đặc biệt đối với nhiều loại ung thư. Kết quả nghiên cứu cho thấy cao ethanol từ lá xoài non ở nồng độ cao nhất là 256 μg/mL không có khả năng ức chế các dòng tế bào ung thư trên. 4. KẾT LUẬN Cao ethanol từ lá xoài non có khả năng làm giảm một số chỉ số lipid máu như glucose giảm 40,08%, TC giảm 62,16% triglyceride, TG giảm 62,59%, LDL-c giảm 85,49% ; nhưng chỉ số HDL-c lại tăng 56,70%. Ngoài ra dịch chiết từ lá xoài non có khả năng kháng một số chủng vi sinh vật gây bệnh thường gặp ở người, tuy nhiên lại không biểu hiện khả năng gây độc đối với một số tế bào ung thư. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trần Thị Phương Liên, 2015. Nghiên cứu một số thành phần hoá sinh, độc tính cấp và tác dụng giảm trọng lượng của cao chiết ethanol cây bông ổi (Lantana Camara L.), Tạp chí Khoa học - Trường ĐHSPHN 2. Trần Thị Phương Liên, 2016. Nghiên cứu tác dụng giảm đường huyết và một số chỉ số máu của cao chiết ethanol loài đương quy (Angelica sinensis) thu thập tại Sìn Hồ - Lai Châu, Hội nghị khoa học quốc gia lần thứ hai, Đà Nẵng. Đỗ Tất Lợi, 2006. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb. Y học, Hà Nội. Viện Dược liệu, 2001. Góp phần nghiên cứu nguồn nguyên liệu lá xoài ở Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
  5. 802 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Gupta et al., 2010. Antibacterial activities of ethanolic extracts of plants used in flok medicine, Int. J. Res. Ayurveda Pharm., 1(2): 529-535. Sakarkar D. M., Deshmukh V. N., 2011. Ethnopharmacological review of traditional medicinal plants for anticancer activity. Int J Pharm Tech Res., 3: 298-308. Srinivasan K., Viswanad B., Asrat L., Kaul C. L., Ramarao P., 2005. Combination of hight-fat- diet-fet and low-does STZ treated rat: A model for type 2 diabetes and pharmacological screening, Department Pharmacological Reseach, 52: 313-320. STUDY ON THE EFFECT OF LIPID INDICATORS REDUCTION AND ANTIMICROBIAL PROPERTIES OF ETHANOL EXTRACTED FROM YOUNG MANGO LEAVES (Mangifera indica L.) *Tran Thi Phuong Lien*, Tran Thu Hoa, Pham Phuong Thu Abstract: Using ethanol extracted from Mangifera indica L. leaves, by Gupta method (2010) to determine the MIC value and the MTT method of Sakarkar (2011), the results showed that this extract is resistant to some common strains of pathogenic microorganisms in humans, but does not inhibit some cancer cell lines such as: oral cell carcinoma (KB), liver carcinoma (Hep G2), lung carcinoma (LU-1) and breast adenocarcinoma (MCF-7). Additionally, this extract can reduce some blood lipid indexes such as triglyceride, cholesterol, and LDL-c and increase HDL-c. This change is statistically significant with p < 0.05. Keywords: Mangifera indica L., antimicrobial, lipid indicators, young mango leaves. Hanoi Pedagogical University 2 *Email: liensp2@yahoo.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2