Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
SVTH: Văn Lợi<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Việt Nam ngày càng hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới nên kinh tế nước ta có<br />
nhiều cơ hội phát triển và cũng không ít nh ững khó khăn thách thức. Hội nhập với<br />
kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường, cơ hội<br />
học hỏi tiếp thu những kinh nghiệm quản lý, công nghệ hiện đại. Đồng thời, hội<br />
nhập cũng đem l ại nhiều khó khăn, thách thức, các doanh nghiệp Việt Nam phải<br />
chịu cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp nước ngoài. Để tồn tại và phát triển<br />
bền vững, các doanh nghiệp Việt Nam phải lựa chọn con đường phát triển phù hợp,<br />
phải xây dựng nội lực vững mạnh từ đó mới có thể cạnh tranh được với các doanh<br />
nghiệp nước ngoài. Vậy các doanh nghiệp nước ta phải làm gì đ ể xây dựng nội lực<br />
vững mạnh, để nâng cao năng lực cạnh tranh?<br />
Trước đây cả thế giới tập trung ưu tiên cho phát triển công nghệ, kỹ thuật, chú<br />
trọng vào nguồn vốn. Nhưng xu thế hiện nay đề cao việc tập trung vào nhân lực, tạo<br />
điều kiện để gắn kết con người với công ty, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.<br />
Chính văn hóa công ty sẽ đảm nhận vai trò này. Văn hóa doanh nghi ệp giúp cho<br />
doanh nghiệp khẳng định hình ảnh của mình đối với khách hàng, với đối tác, và<br />
quan trọng hơn hết là đối với nhân viên của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp sẽ<br />
là lợi thế cạnh tranh của công ty mà khó có công ty nào có thể bắt chước hoàn toàn<br />
được.<br />
Vai trò quan trọng hơn hết của văn hóa doanh nghiệp là gắn kết được nhân viên<br />
làm việc lâu dài cho công ty. Việc xuất hiện nhiều doanh nghiệp nước ngoài thúc<br />
đẩy sự cạnh tranh mạnh mẽ trong thị trường nhân lực. Những con người có tài luôn<br />
muốn được trọng dụng, họ muốn làm việc trong những công ty thực sự quan tâm,<br />
đánh giá đúng năng lực, muốn cống hiến hết năng lực của mình. Để có thể thu hút<br />
và lưu giữ những người tài như vậy thì các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và<br />
các doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng phải xây dựng văn hóa doanh<br />
nghiệp thực sự hiệu quả và bền vững.<br />
GVHD: TS.Nguyễn Thị Minh Hòa<br />
<br />
Page 1<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
SVTH: Văn Lợi<br />
<br />
Hiện nay, ở Việt Nam nói chung và tại tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, các ngân<br />
hàng đang ráo riết mở rộng thị trường, liên tiếp thành lập nhiều trụ sở, nhiều chi<br />
nhánh và văn phòng giao dịch. Nên đã tạo nên một cơn khát nhân lực, đặc biệt là<br />
nhân lực có chuyên môn cao là điều không thể tránh khỏi. Nhiều ngân hàng đã s ử<br />
dụng nhiều chính sách ưu đãi đ ể thu hút nhân lực, thậm chí họ còn dùng nhiều cách<br />
để lôi kéo nhân viên từ các đối thủ cạnh tranh. Mặc dù đứng trước những tác động<br />
đó, nguồn nhân lực của ngân hàng VPBank chi nhánh Huế vẫn ít biến động trong<br />
các năm qua, phải chăng họ có chính sách nhân lực tốt hay có nền văn hóa công ty<br />
vững mạnh? Để tìm hiểu các chính sách thu hút và lưu giữ nhân lực trong ngành<br />
ngân hàng, đồng thời nghiên cứu sự tác động của văn hóa công ty đến lòng trung<br />
thành của nhân viên ở mức độ nào? Tác giả đã ch ọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng<br />
của các yếu tố văn hóa doanh nghiệp đến sự cam kết gắn bó của nhân viên làm việc<br />
tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vương chi nhánh Huế” làm đề tài thực tập tốt<br />
nghiệp của mình.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Nghiên cứu của đề tài tập trung vào các mục đích sau:<br />
- Tìm hiểu, hệ thống hóa các lý thuyết, các yếu tố văn hóa doanh nghiệp.<br />
- Xây dựng mô hình các yếu tố của văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự cam<br />
kết gắn bó của nhân viên làm việc tại Ngân hàng VPBank (Việt Nam Thịnh Vượng)<br />
chi nhánh Huế.<br />
- Đề ra những giải pháp nhằm xây dựng các yếu tố văn hóa doanh nghiệp phù<br />
hợp với đặc điểm của công ty và thực sự có tác động tích cực đến sự phát triển của<br />
Ngân hàng VPBank chi nhánh Huế.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
*Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa doanh<br />
nghiệp đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên tại ngân hàng VPBank chi<br />
nhánh Huế.<br />
GVHD: TS.Nguyễn Thị Minh Hòa<br />
<br />
Page 2<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
SVTH: Văn Lợi<br />
<br />
*Đối tượng điều tra: Nhân viên của ngân hàng VPBank chi nhánh Huế<br />
*Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu sự tác động của các yếu tố văn hóa công<br />
ty đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên trong ngân hàng<br />
<br />
Không gian :<br />
Tiến hành nghiên cứu nhân viên của ngân hàng VPBank chi nhánh Huế.<br />
<br />
Thời gian : nghiên cứu bắt đầu từ ngày 01 tháng 02 đến cuối tháng 04 năm<br />
2012.<br />
- Đối với dữ liệu thứ cấp: Thu thập thông tin từ các nguồn liên quan trong thời<br />
gian 2009, 2010 và 2011.<br />
- Đối với dữ liệu sơ cấp: Thu thập thông tin qua bảng hỏi (từ tháng giữa tháng 3<br />
đến cuối tháng 3 năm 2012).<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
a. Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu thực hiện với mục đích xây dựng được mô hình các yếu tố văn hóa<br />
doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự cam kết gắn bó của nhân viên với công ty. Cụ thể,<br />
nghiên cứu sẽ kiểm định các yếu tố dựa vào ý kiến của nhân viên làm việc tại ngân<br />
hàng VPBank chi nhánh Huế để xây dựng lên mô hình. Nghiên cứu sẽ sử dụng các<br />
dữ liệu từ điều tra nhân viên của công ty để kiểm định các giả thiết.<br />
b. Nguồn dữ liệu<br />
+ Dữ liệu thứ cấp:<br />
Các tài liệu về tình hình ngân hàng trong những năm qua và các báo cáo tình<br />
hình hoạt động kinh doanh, nhân sự tại ngân hàng VPBank chi nhánh Huế năm<br />
2009, 2010 và 2011.<br />
<br />
GVHD: TS.Nguyễn Thị Minh Hòa<br />
<br />
Page 3<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
SVTH: Văn Lợi<br />
<br />
Dựa vào các tài liệu đã công bố như các nghiên cứu khoa học, các đề tài liên<br />
quan, các bài viết trên tạp chí chuyên ngành, các nguồn thông tin phong phú trên<br />
Internet để làm nguồn tài liệu tham khảo trong đề tài này.<br />
+ Dữ liệu sơ cấp<br />
- Phương pháp nghiên cứu định tính<br />
Phỏng vấn chuyên gia: Sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia như : Ban<br />
quản trị của ngân hàng, các giảng viên tại trường Đại Học Kinh Tế có hiểu biết sâu<br />
về vấn đề văn hóa công ty và nhân sự trong công ty cùng với sự hướng dẫn của giáo<br />
viên hướng dẫn để hiểu biết về tiếp cận phù hợp với hướng nghiên cứu.<br />
Thu thập dữ liệu bằng bảng hỏi định tính: Điều tra nhân viên bằng bảng hỏi định<br />
tính để hoàn thiện các tiêu chí văn hóa công ty ảnh hưởng đến mức độ cam kết gắn<br />
bó của nhân viên.<br />
- Phương pháp nghiên cứu định lượng<br />
Tiến hành phỏng vấn trực tiếp nhân viên bằng cách thiết kế bảng hỏi và thu thập<br />
thông tin bằng bảng hỏi cho những nhân viên của ngân hàng VPBank chi nhánh<br />
Huế.<br />
Phương pháp lập bảng hỏi:<br />
Tiến hành lập bảng hỏi dựa trên mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu để xác định<br />
các dữ liệu cần tìm.<br />
Theo đó các câu hỏi được phác thảo tương ứng với từng nội dung cần nghiên cứu.<br />
Tiến hành xây dựng cấu trúc bảng câu hỏi bao gồm: Phần mở đầu (Giới thiệu mục<br />
đích nội dung, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc điều tra), phần chính (các câu hỏi<br />
được sắp xếp theo trình tự hợp lý, logic theo các mục tiêu nghiên cứu), phần kết thúc<br />
(thông tin chung về đối tượng được điều tra và lời cám ơn).<br />
Thang đo: Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (từ 1 đến 5 tường ứng 1- rất không<br />
đồng ý, đến 5- rất đồng ý).<br />
<br />
GVHD: TS.Nguyễn Thị Minh Hòa<br />
<br />
Page 4<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
SVTH: Văn Lợi<br />
<br />
c. Thiết kế mẫu:<br />
+ Tổng thể: Toàn bộ nhân viên Ngân hàng VPBank chi nhánh Huế (67 người)<br />
+ Quy mô mẫu: Với 33 biến quan sát được xây dựng để đánh giá thì để đảm bảo<br />
mức ý nghĩa có th ể chấp nhận của biến ta nhân 5 (theo Hoàng Trọng và Chu<br />
Nguyễn Mộng Ngọc) ta được quy mô mẫu là 165. Tuy nhiên, số lượng nhân viên tại<br />
ngân hàng VPBank chi nhánh Huế chỉ có 67 người nên tiến hành điều tra hết toàn<br />
bộ nhân viên.<br />
d. Phương pháp thu thập thông tin:<br />
Thu thập dữ liệu thông qua điều tra nhân viên bằng bảng hỏi đã đư ợc thiết kế<br />
sẵn.<br />
e. Xử lý số liệu:<br />
Sử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 15.0<br />
Phương pháp phân tích số liệu:<br />
+ Phân tích mô tả: Phân tích thống kê các thuộc tính của nhóm mẫu khảo sát<br />
như: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thời gian làm việc…và các biến quan sát.<br />
+ Đánh giá độ tin cậy của thang đo: Kiểm tra độ tin cậy của thang đo.<br />
Ta kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng kiểm định Cronbach’s Anpha đối với<br />
từng biến quan sát trong từng nhân tố. Các nhân tố sau khi kiểm định nếu có hệ số<br />
Cronbach ‘s Anpha,ta sẽ đối chiếu với bảng sau:<br />
Theo nghiên cứu thì những biến quan sát (mục hỏi) có hệ số Cronbach’s Alpha<br />
nằm trong khoảng:<br />
0.8 – 1.0: Thang đo tốt<br />
0.7 – 0.8: Thang đo sử dụng được<br />
0.6 – 0.7: Sử dụng được nếu khái niệm đo lường là mới<br />
GVHD: TS.Nguyễn Thị Minh Hòa<br />
<br />
Page 5<br />
<br />