Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản <br />
<br />
Số 3/2015<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CẢM NHẬN RỦI RO ẨM THỰC<br />
VÀ CHUẨN MỰC XÃ HỘI ĐỐI VỚI SỰ LỰA CHỌN CỦA DU KHÁCH<br />
QUỐC TẾ TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG<br />
EXAMINING THE IMPACT OF PERCEIVED RISK AND SOCIAL NORM<br />
ON INTERNATIONAL TOURISTS’ CHOICES IN NHA TRANG CITY<br />
Lê Trần Tuấn1, Đỗ Thị Thanh Vinh2, Lê Chí Công3<br />
Ngày nhận bài: 09/3/2015; Ngày phản biện thông qua: 8/4/2015; Ngày duyệt đăng: 15/9/2015<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích của nghiên cứu này tìm hiểu mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội trong bối cảnh du khách lựa chọn ẩm<br />
thực chịu sự ảnh hưởng bởi yếu tố cảm nhận rủi ro ẩm thực và chuẩn mực xã hội khi đi du lịch. Đồng thời bài viết này gợi<br />
ý một số chính sách cho các cơ quan quản lý ngành du lịch địa phương và doanh nghiệp nhằm nâng cao hình ảnh ẩm thực<br />
Nha Trang, góp phần tăng trưởng bền vững ngành du lịch nơi đây. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng qua phát<br />
phiếu điều tra bản câu hỏi cho du khách quốc tế; sau đó dùng phần mềm SPSS 16.0 kiểm định hệ số Cronbach anpha, kiểm<br />
định nhân tố khám phá EFA, chạy mô hình hồi quy . Kết quả phân tích cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn<br />
ẩm thực của du khách quốc tế: (i) Cảm nhận rủi ro ẩm thực bên trong, (ii) Cảm nhận rủi ro ẩm thực bên ngoài, (iii) Cảm<br />
nhận rủi ro bệnh lý ẩm thực, (iv) Mâu thuẫn sở thích, (v) Chuẩn mực xã hội.<br />
Từ khóa: Cảm nhận rủi ro, chuẩn mực xã hội, sự lựa chọn ẩm thực, du khách<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The purpose of this study explores the relationship between individual and society in the context of guests ‘dining<br />
options influenced by perceived culinary risk and social norms when traveling. Besides the paper also suggests some<br />
policies for the management agencies and local tourism businesses to raise food images of Nha Trang, contributing<br />
to the sustainable growth of Nha Trang tourism. The study used quantitative methods survey forms questionnaire for<br />
international travelers; then using SPSS 16.0 software testing Cronbach alpha coefficient, testing factor EFA explore, run<br />
the regression model. Results of the analysis showed that 5 factors affect food choices of international travelers: (i) The<br />
perception of internal culinary risk , (ii) Perception of external culinary risk, (iii ) Comments of cuisine disease risk, (iv)<br />
Preference conflict, (v) social norms.<br />
Keywords: Perceived risk, social norms, culinary option, tourist<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong những năm gần đây, ngành du lịch thành<br />
phố Nha Trang có những bước phát triển vượt bậc,<br />
thu hút du khách quốc tế. Chính vì nơi đây tập trung<br />
nhiều món ăn phong phú, đa dạng về châu lục, vùng<br />
miền nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phục vụ<br />
tốt các đối tượng khách quốc tế. Du khách quốc tế<br />
đến với Nha Trang thường có mức chi tiêu cao nên<br />
rất quan tâm đến việc lựa chọn ẩm thực. Có rất nhiều<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ẩm thực của du<br />
khách như: sự tác động ý kiến cúa nhóm chung, sự<br />
mâu thuẫn về sở thích, kết cấu của thực phẩm (yếu<br />
tố bên trong, bên ngoài, nguồn gốc, xuất xứ, giá cả),<br />
vấn đề về an ninh vệ sinh nơi cung cấp ẩm thực...<br />
Nghiên cứu này không đi sâu vào việc phân tích các<br />
món ẩm thực mà xem xét mối quan hệ giữa yếu tố<br />
cá nhân và xã hội trong lựa chọn ẩm thực khi đi du<br />
lịch tại thành phố Nha Trang.<br />
<br />
Lê Trần Tuấn: Cao học Quản trị kinh doanh 2012 – Trường Đại học Nha Trang<br />
TS. Đỗ Thị Thanh Vinh, 3 ThS. Lê Chí Công: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
158 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản <br />
Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về ảnh<br />
hưởng của cảm nhận rủi ro trong tiêu dùng ẩm thực<br />
của du khách như nghiên cứu của Lepp và Gibson<br />
(2003); nghiên cứu của Lê Chí Công, Svein Ottar<br />
Olsen, Hồ Huy Tựu (2013). Tuy nhiên, đây vẫn còn<br />
là một vấn đề nghiên cứu còn mới ở Việt Nam nói<br />
chung và Nha Trang – Khánh Hòa nói riêng. Qua<br />
nghiên cứu này, sẽ giải quyết được những vấn đề sau:<br />
- Khám phá các thành phần cảm nhận rủi ro<br />
ẩm thực: dị ứng (màu sắc, mùi vị…), tác động của<br />
chuẩn mực xã hội (bạn bè, người thân..), dẫn đến<br />
sự lựa chọn ẩm thực của du khách quốc tế.<br />
- Xây dựng thang đo các thành phần cảm nhận<br />
rủi ro ẩm thực: dị ứng (màu sắc, mùi vị…), tác động<br />
của chuẩn mực xã hội (bạn bè, người thân..) dẫn<br />
đến sự lựa chọn ẩm thực của du khách quốc tế.<br />
- Kiểm định mối quan hệ giữa các thành phần<br />
ảnh hưởng đến sự lựa chọn ẩm thực của du khách<br />
quốc tế.<br />
<br />
Số 3/2015<br />
- Dựa trên kết quả nghiên cứu đề xuất một số<br />
kiến nghị đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch<br />
(nhà hàng) cũng như cơ quan quản lý ngành du lịch<br />
nhằm tăng mức độ lựa chọn của du khách quốc tế<br />
đối với ẩm thực tại địa phương.<br />
II MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Mô hình nghiên cứu<br />
Dựa vào các nghiên cứu hành vi tiêu dùng ẩm<br />
thực khi đi du lịch và kết hợp với mô hình lý thuyết<br />
hành vi hợp lý – TRA (Ajzen, 1991); bên cạnh các<br />
nhân tố kế thừa từ lý thuyểt TRA là thái độ, chuẩn<br />
chủ quan, tác giả đã phát triển thành các khái niệm<br />
cảm nhận rủi ro, chuẩn mực xã hội và mâu thuẫn<br />
sở thích; những nhân tố này tác động đến hành vi<br />
tiêu dùng của con người mà ở đây là sự lựa chọn<br />
ẩm thực của du khách quốc tế. Mô hình nghiên cứu<br />
như hình 1:<br />
<br />
Hình 1. Mô hình nghiên cứu<br />
<br />
Cảm nhận rủi ro ẩm thực: Cảm nhận rủi ro là<br />
sự thể hiện thái độ tiêu cực của con người đối với<br />
một sự vật nào mà nó mang đến cho họ cảm giác e<br />
ngại, dè chừng dẫn đến tâm lý sợ hãi, hạn chế tiếp<br />
xúc với sự vật đó (Lepp và Gibson, 2003). Khi tiêu<br />
dùng thực phẩm không quen thuộc thì các phản<br />
ứng do nó sinh ra (mùi vị, độ an toàn) có thể ảnh<br />
hưởng đến thái độ và hành vi lựa chọn của khách<br />
du lịch.Mỗi du khách sẽ có những cảm nhận khác<br />
nhau khi tiêu dùng thực phẩm, cảm nhận rủi ro có<br />
thể được cảm nhận thông qua các biến số mùi vị,<br />
hương vị, giá cả, công thức, thành phần… của loại<br />
thực phẩm đó. Du khách trẻ tuổi ưa mạo hiểm cảm<br />
<br />
nhận những điều mới lạ là yếu tố tăng sức hấp dẫn<br />
cho chuyến đi của mình, cho nên họ có một thái độ<br />
chung là tích cực đối với việc lựa chọn ẩm thực,<br />
ăn những loại thực phẩm mới khiến họ thích thú.<br />
Tóm lại rủi ro ẩm thực có thể cảm nhận được từ<br />
các yếu tố sau:<br />
- Yếu tố bên trong: màu sắc, mùi vị, giá cả, sự<br />
hiểu biết cá nhân về ẩm thực.<br />
- Yếu tố bên ngoài: vấn đề vệ sinh (nơi chế biến<br />
ẩm thực, nơi cung ứng nguyên liệu); vấn đề an ninh:<br />
bị quấy rầy, làm phiền<br />
- Yếu tố bệnh lý: bệnh truyền nhiễm nơi du lịch,<br />
bệnh mãn tính (Gout, dị ứng), nguyên liệu chế biến<br />
có chứa độc tố.<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 159<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản <br />
Mâu thuẫn sở thích: Mâu thuẫn sở thích cá nhân<br />
là một sự bất đồng giữa hai hoặc nhiều người (Hall,<br />
1987), hoặc bất đồng hay khác biệt về mục tiêu, quyết<br />
định, sở thích, quan điểm, nhận thức hoặc cảm xúc.<br />
Dựa trên những quan điểm, nghiên cứu này cho thấy<br />
mâu thuẫn sở thích như bất đồng trong sở thích giữa<br />
các thành viên gia đình (Olsen & Grunent, 2010).<br />
Chuẩn mực xã hội: Chuẩn mực xã hội được<br />
xem như là một quy phạm được thể hiện thông qua<br />
quan niệm xã hội, chuẩn mực đạo đức tác động đến<br />
con người khiến họ nhận thức nên hay không nên<br />
làm một việc gì đó (Donald & Cooper, 2001). Trong lý<br />
thuyết về hành vi hợp lý – TRA (Ajzen, 1991), chuẩn<br />
mực xã hội thuộc nhóm chuẩn chủ quan được định<br />
nghĩa là sự kì vọng, mong đợi và áp lực từ phía gia<br />
đình. Ngoài ra, chuẩn mực xã hội còn là một nhân tố<br />
góp phần giải thích thái độ và hành vi cá nhân trong<br />
tiêu dùng ẩm thực của du khách, các nhà nghiên<br />
cứu khác định nghĩa chuẩn mực xã hội theo nghĩa<br />
rộng hơn, có ít nhất hai quá trình chuẩn mực xã hội<br />
khác nhau có ảnh hưởng đến ý định và hành vi. Ảnh<br />
hưởng đầu tiên tương ứng với sự công khai hoặc<br />
tán thành trực tiếp của người khác – sự kì vọng hoặc<br />
mong muốn, ảnh hưởng thứ hai như là bản quy phạm<br />
ít trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến thái độ và<br />
hành vi (Dương Trí Thảo và cộng sự, 2007). Chuẩn<br />
mực xã hội cũng khác nhau về đơn vị xã hội chẳng<br />
hạn như gia đình, bạn bè nhóm xã hội Tóm lại chuẩn<br />
mực xã hội có thể được đo lường qua các nhóm:<br />
- Những người thân trong gia đình ( cha mẹ, vợ<br />
chồng, con cháu...)<br />
- Những người thân ngoài gia đình (bạn bè,<br />
đồng nghiệp)<br />
- Yếu tố xã hội khác (quảng cáo, báo chí...)<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua 2 giai<br />
đoạn chính:<br />
Nghiên cứu định tính: sử dụng phương pháp<br />
phỏng vấn, đối tượng bao gồm: 1 quản lý nhà hàng,<br />
2 giảng viên cao đẳng, 2 hướng dẫn viên du lịch, 5<br />
du khách quốc tế tại thành phố Nha Trang.<br />
Nghiên cứu định lượng: Sau khi phỏng vấn hình<br />
thành bản câu hỏi sơ bộ. Tiếp tục hoàn thiện các thang<br />
đo thành bản câu hỏi chính thức để thu thập thông tin<br />
từ các du khách quốc tế tại Thành phố Nha Trang.<br />
Bảng câu hỏi chính thức gồm 5 nhân tố độc lập, 1<br />
nhân tố phụ thuộc với 30 biến quan sát, sử dụng thang<br />
đo Likert 5 điểm. Để có thể phân tích nhân tố khám<br />
phá thì cần thu thập dữ liệu với kích thước mẫu tối<br />
thiểu là 5 mẫu trên 1 biến quan sát. Kích thước mẫu đã<br />
chọn là 300 cho nên 400 bản câu hỏi được phát cho<br />
<br />
160 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 3/2015<br />
du khách theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện trong<br />
thời gian 1 tháng (cuối tháng 7 đầu tháng 9/2014).<br />
Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS<br />
18.0.Thang đo sau khi đánh giá bằng phương pháp hệ<br />
số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám<br />
phá EFA, phân tích hồi quy tuyến tính được sử dụng<br />
để kiểm định mô hình nghiên cứu.<br />
III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Thống kê mô tả<br />
Trong 345 mẫu thu thập hợp lệ có 55.9% là nam<br />
và 44.1% là nữ. Độ tuổi tập trung chủ yếu từ 18 đến<br />
40 chiếm 64.1%. Du khách đến từ châu Âu và châu<br />
Á là chủ yếu (chiếm 67.3%), còn lại là du khách đến<br />
từ châu Úc, Mỹ, Phi. Trong các món ẩm thực có tại<br />
Nha Trang thì du khách quốc tế lựa chọn nhiều nhất<br />
là ẩm thực châu Âu, châu Á.<br />
2. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ<br />
số Cronbach Alpha<br />
Các thang đo được đánh giá độ tin cậy thông<br />
qua hệ số Cronbach Alpha để loại các biến rác. Các<br />
biến có hệ số tương quan biến – biến tổng nhỏ hơn<br />
0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chon thang đó khi nó<br />
có hệ số Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên có thể sử<br />
dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên<br />
cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối<br />
cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng và Chu Mộng Ngọc,<br />
2008). Kết quả đánh giá độ tin cậy có thấy, thang<br />
đo “Cảm nhận rủi ro ẩm thực bên trong” có hệ số<br />
Cronbach alpha là 0,774; thang đo “Cảm nhận rủi ro<br />
ẩm thực bên ngoài”: 0,734; thang đo “Cảm nhận rủi<br />
ro bệnh lý ẩm thực”: 0,754; thang đo “Mâu thuẫn sở<br />
thích”: 0,709; thang đo “Chuẩn mực xã hội”: 0,745;<br />
thang đo “Sự lựa chọn”: 0,816. Như vậy các thang<br />
đo đều có độ tin cậy cần thiết và được sử dụng cho<br />
phân tích nhân tố khám phá ở bước tiếp theo.<br />
3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA<br />
Kết quả của phân tích nhân tố khám phá (sau<br />
1 lần chạy cho nhân tố phụ thuộc và 2 lần chạy cho<br />
các nhân tố độc lập) trình bày trong bảng 1. Qua<br />
phân tích nhân tố EFA ta thấy chỉ số KMO của nhân<br />
tố phụ thuộc và của các biến độc lập lần lượt là<br />
0,868 và 0,732 thỏa mãn điều kiện KMO ở giữa 0,5<br />
và 1. Đồng thời các chỉ báo dự định đo lường các<br />
cấu trúc khái niệm tương đối cao (0,626 – 0,883)<br />
và không có trường hợp nào một chỉ báo có trọng<br />
số nằm ở hai nhân tố điều này cho thấy dấu hiệu<br />
của tính đơn nghĩa, độ giá trị hội tụ và giá trị phân<br />
biệt của thang đo. Qua đó có thể kết luận kiểm định<br />
nhân tố khám phá EFA là phù hợp.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản <br />
<br />
Số 3/2015<br />
<br />
Bảng 1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA<br />
Chỉ báo<br />
Nhân tố<br />
<br />
Hệ số tải<br />
nhân tố<br />
<br />
Diễn giải<br />
<br />
Nhân tố độc lập<br />
<br />
Cảm nhận rủi<br />
ro ẩm thực bên<br />
trong<br />
<br />
Cảm nhận rủi<br />
ro ẩm thực bên<br />
ngoài<br />
<br />
Cảm nhận rủi ro<br />
bệnh lý ẩm thực<br />
<br />
Mâu thuẫn sở<br />
thích<br />
<br />
Chuẩn mực xã<br />
hội<br />
<br />
Không hiểu biết về thực phẩm (nguồn gốc, xuất xứ, cách chế biến...) là nguyên<br />
nhân dẫn đến tâm lý e dè, ngại sử dụng.<br />
<br />
0,773<br />
<br />
Tôi e ngại mùi vị thực phẩm quá nồng mùi hương liệu không tự nhiên là<br />
do được ướp nhiều hóa chất phụ gia<br />
<br />
0,758<br />
<br />
Tôi e ngại màu sắc thực phẩm nhợt nhạt là không được tươi ngon<br />
<br />
0,719<br />
<br />
Tôi e ngại nếu giá bán thực phẩm quá đắt hay quá rẻ<br />
<br />
0,696<br />
<br />
Tôi e ngại mùi vị thực phẩm có mùi khó chịu là do nó bị ươn<br />
<br />
0,691<br />
<br />
Tôi e ngại nếu tôi không chứng kiến quy trình chế biến ẩm thực<br />
<br />
0,799<br />
<br />
Tôi e ngại nơi cung ứng các nguyên liệu làm ra món ẩm thực đó không<br />
tươi sống.<br />
<br />
0,724<br />
<br />
Tôi e ngại các yếu tố mất vệ sinh (khói bụi, ô nhiễm môi trường...) ảnh<br />
hưởng đến nơi chế biến, cung cấp ẩm thực<br />
<br />
0,692<br />
<br />
Tôi e ngại nếu nơi cung cấp ẩm thực không đảm bảo an ninh và luôn bị<br />
làm phiền (bán hàng rong)<br />
<br />
0,653<br />
<br />
Ăn thực phẩm lạ khiến tôi e ngại (nếu tôi hoặc người thân có tiền sử dị<br />
ứng với một loaị thực phẩm bất kỳ)<br />
<br />
0,811<br />
<br />
Tôi quan tâm thực phẩm có ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân.<br />
<br />
0,799<br />
<br />
Ăn thực phẩm lạ khiến tôi e ngại nguy cơ bị lây một số bệnh truyền nhiễm<br />
ở nơi du lịch.<br />
<br />
0,773<br />
<br />
Ăn thực phẩm lạ khiến tôi e ngại về vấn đề đường ruột.<br />
<br />
0,720<br />
<br />
Tôi cảm thấy mâu thuẫn giữa thành viên trong chuyến du lịch (gia đình/<br />
bạn bè/ đồng nghiệp) khi cùng sử dụng một loại thực phẩm<br />
<br />
0,883<br />
<br />
Sự bất đồng bởi các thành viên khác trong chuyến du lịch (gia đình/ bạn<br />
bè/ đồng nghiệp) gây khó khăn cho tôi trong việc lựa chọn thực phẩm<br />
<br />
0,808<br />
<br />
Gia đình muốn tôi dùng thực phẩm giống họ trong chuyến du lịch<br />
<br />
0,794<br />
<br />
Bạn bè/ Đồng nghiệp mong đợi tôi sử dụng thực phẩm giống họ trong<br />
chuyến du lịch<br />
<br />
0,748<br />
<br />
Bạn bè/ Đồng nghiệp muốn tôi sử dụng thực phẩm giống họ trong chuyến<br />
du lịch<br />
<br />
0,731<br />
<br />
Gia đình mong tôi dùng thực phẩm giống họ trong chuyến du lịch<br />
<br />
0,719<br />
<br />
Nhân tố phụ thuộc<br />
<br />
Sự lựa chọn ẩm<br />
thực<br />
<br />
Tôi sẽ thưởng thức nhiều ẩm thực trong chuyến du lịch nếu nơi tiêu dùng<br />
thực phẩm vệ sinh hơn.<br />
<br />
0,782<br />
<br />
Nếu quay trở lại du lịch Nha Trang, tôi sẽ sử dụng thực phẩm tại những<br />
nơi quen thuộc trước đây.<br />
<br />
0,756<br />
<br />
Tôi sẽ thưởng thức nhiều ẩm thực trong chuyến du lịch nếu mùi vị, màu<br />
sắc thực phẩm hấp dẫn, đẹp mắt hơn.<br />
<br />
0,736<br />
<br />
Tôi sẽ thưởng thức nhiều ẩm thực trong chuyến du lịch nếu đa số người<br />
thân/ bạn bè/ đồng nghiệp) ưa thích thực phẩm đó.<br />
<br />
0,717<br />
<br />
Tôi sẽ thưởng thức nhiều ẩm thực trong chuyến du lịch nếu có nhiều hiểu<br />
biết về thực phẩm ở Nha Trang hơn.<br />
<br />
0,715<br />
<br />
Tôi sẽ thưởng thức nhiều ẩm thực trong chuyến du lịch nếu người thân/<br />
bạn bè/ đồng nghiệp khuyên tôi nên dùng thực phẩm đó.<br />
<br />
0,626<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 161<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản <br />
<br />
Số 3/2015<br />
<br />
4. Kết quả phân tích hồi quy<br />
Bảng 2. Phân tích hệ số hồi quy<br />
Mô hình<br />
<br />
Hệ số hồi quy chưa<br />
chuẩn hóa<br />
<br />
Hệ số hồi quy<br />
chuẩn hóa<br />
<br />
Mức ý<br />
nghĩa<br />
<br />
0,000<br />
<br />
1,000<br />
<br />
Đa cộng tuyến<br />
<br />
Hệ số B<br />
<br />
Sai số chuẩn<br />
<br />
-2,89E- 12<br />
<br />
0,048<br />
<br />
Cảm nhận rủi ro bên trong (RI)<br />
<br />
-0,259<br />
<br />
0,048<br />
<br />
-0,259<br />
<br />
-5,397<br />
<br />
0,000<br />
<br />
RI<br />
<br />
1.000<br />
<br />
Cảm nhận rủi ro bệnh lý (PF)<br />
<br />
-0,104<br />
<br />
0,048<br />
<br />
-0,104<br />
<br />
-2,157<br />
<br />
0,032<br />
<br />
PF<br />
<br />
1.000<br />
<br />
Chuẩn mực xã hội (SN)<br />
<br />
0,326<br />
<br />
0,048<br />
<br />
0,326<br />
<br />
6,779<br />
<br />
0,000<br />
<br />
SN<br />
<br />
1.000<br />
<br />
Cảm nhận rủi ro bên ngoài (RO)<br />
<br />
-0,162<br />
<br />
0,048<br />
<br />
-0,162<br />
<br />
-3,372<br />
<br />
0,001<br />
<br />
RO<br />
<br />
1.000<br />
<br />
Mâu thuẫn sở thích (PC)<br />
<br />
-0,083<br />
<br />
0,048<br />
<br />
-0,083<br />
<br />
-1,728<br />
<br />
0,085<br />
<br />
PC<br />
<br />
1.000<br />
<br />
Hắng số<br />
<br />
Dựa vào độ lớn của Beta cho thấy tác động<br />
dương đến sự lựa chọn ẩm thực là Chuẩn mực xã<br />
hội (Beta = 0,326); các tác động âm lớn nhất là Cảm<br />
nhận rủi ro ẩm thực bên trong (Beta = - 0,259), rồi đến<br />
Cảm nhận rủi ro ẩm thực bên ngoài (Beta = - 0,162),<br />
tiếp theo là Cảm nhận rủi ro bệnh lý ẩm thực (Beta<br />
= - 0,104), cuối cùng là Mâu thuẫn sở thích (Beta<br />
= - 0,083). Các hệ số đều có ý nghĩa thống kê ở<br />
mức sig. < 0,05 (5%); riêng yếu tố PC (mâu thuẫn<br />
sở thích) lấy mức ý nghĩa sig. < 0,1 (10%).<br />
Phân tích ANOVA ta có giá trị F = 18,819; Sig.<br />
= 0,000