TẠP CHÍ Y – DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SÔ 6 - 2014<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA NGƢỜI MUA THUỐC ĐẾN<br />
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ THUỐC TẠI TỈNH ĐỒNG NAI<br />
Trịnh Hồng Minh*; Phạm Đình Luyến**; Phan Văn Bình***<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng phiếu phỏng vấn trên 785 người mua thuốc sinh sống<br />
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ tháng 03 - 2013 đến 08 - 2013 nhằm thu thập những đặc điểm<br />
nhân khẩu học cơ bản, tỷ lệ thực hiện 09 hành vi của người mua thuốc khi tiến hành mua<br />
thuốc. Qua đó, đánh giá mức độ ảnh hưởng lên hiệu quả hoạt động của các cơ sở bán lẻ thông<br />
qua nhận định của 341 người bán thuốc (với 03 trình độ chuyên môn là 37 dược sỹ đại học,<br />
237 dược sỹ trung cấp và 67 dược sỹ sơ cấp), kết quả:<br />
- Người bán thuốc có trình độ đại học: tỷ lệ tăng hiệu quả: 43,3%, giảm: 46,2% và không<br />
ảnh hưởng: 10,5%.<br />
- Người bán thuốc có trình độ trung cấp: tỷ lệ tăng hiệu quả: 50,6%, giảm: 40,1% và không<br />
ảnh hưởng: 9,3%.<br />
- Người bán thuốc có trình độ sơ cấp: tỷ lệ tăng hiệu quả: 55,8%, giảm: 24,7% và không ảnh<br />
hưởng: 19,5%.<br />
* Từ khóa: Hành vi khi mua thuốc; Mức độ ảnh hưởng.<br />
<br />
RESEARCH OF THE INFLUENCE OF MEDICINE BUYERS<br />
ON THE EFFICIENCY OF MEDICATION RETAIL ACTIVITY<br />
IN DONGNAI PROVINCE<br />
SUMMARY<br />
By a cross-sectional descriptive study, using interview cards on over 785 buyers living in the<br />
area of Dongnai province from March, 2013 to August, 2013 with the purpose of collecting the<br />
characteristics of demographic basis, percentage of 09 actions of the medicine buyers when<br />
buying. This result has been evaluated the gradation of influence on the efficiency of medicine<br />
shops through the verdict of the sellers (with three professional levels: 37 pharmacists, 237<br />
intermediate and 67 elementary primary). The results were as follows:<br />
- The medication sellers with university degree were: percentage of increased efficiency<br />
43.3%, 46.2% decrease and 10.5% ineffectiveness.<br />
- The medication sellers with intermediate level were: percentage of increase efficiency 50.6%,<br />
40.1% decrease and 9.3% ineffectiveness.<br />
- The medication sellers with primary level were: percentage of increase efficiency 55.8%,<br />
24.7% decrease and 19.5% ineffectiveness.<br />
* Key words: Action of medicine buying; Effective level.<br />
* Trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai<br />
** Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br />
*** Học viện Quân y<br />
Người phản hồi (Corresponding): Trịnh Hoàng Minh (hongminh@cyd.edu.vn)<br />
Ngày nhận bài: 05/05/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 13/05/2014<br />
Ngày bài báo được đăng: 28/07/2014<br />
<br />
25<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nghiên cứu về thực trạng hoạt động của<br />
hệ thống bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh<br />
Đồng Nai từ tháng 11 - 2012 đến 03 - 2013<br />
cho thấy còn nhiều hạn chế như: nhiều<br />
cơ sở chưa đạt tiêu chuẩn GPP theo lộ<br />
trình, một số cơ sở chưa đạt điều kiện cơ<br />
sở vật chất theo tiêu chuẩn GPP, vắng<br />
dược sỹ đại học tại nhà thuốc, vi phạm<br />
quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn,<br />
hoạt động thông tin, tư vấn sử dụng thuốc<br />
còn hạn chế...<br />
Những tồn tại nêu trên đã làm cho hoạt<br />
động của hệ thống bán lẻ thuốc trên địa<br />
bàn tỉnh ch-a đạt hiệu quả cao. Trong<br />
những nguyên nhân được đề cập, yếu tố<br />
hành vi khi tiến hành mua thuốc của người<br />
mua thuốc được xem là một trong những<br />
yếu tố có ảnh hưởng. Vì vậy, chúng tôi<br />
tiến hành nghiên cứu này nhằm:<br />
- Xác định mối liên quan giữa đặc điểm<br />
nhân khẩu học với tỷ lệ thực hiện các hành<br />
vi khi tiến hành mua thuốc của người mua<br />
thuốc.<br />
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng các hành<br />
vi của người mua thuốc lên hiệu quả hoạt<br />
động của các cơ sở bán lẻ.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
- Người mua thuốc:<br />
+ Tuổi từ 18 - 55, có nghề nghiệp hoặc<br />
làm việc tại nhà, không phân biệt nam, nữ.<br />
+ Phỏng vấn theo hộ gia đình, mỗi hộ<br />
phỏng vấn một người.<br />
<br />
26<br />
<br />
- Người bán thuốc: dược sỹ đại học,<br />
dược sỹ trung cấp, dược sỹ sơ cấp bán<br />
thuốc tại các nhà thuốc, quầy thuốc, đại lý<br />
bán thuốc và tủ thuốc trạm y tế.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
* Cỡ mẫu:<br />
- Người mua thuốc: áp dụng phương<br />
pháp lấy mẫu xác suất, gồm 2 bước:<br />
Bước 1: tính số cụm dân cư (phường<br />
hoặc xã) cần lấy mẫu.<br />
Số cụm chọn để lấy mẫu:<br />
Áp dụng công thức thống kê cho quần<br />
thể hữu hạn:<br />
N. Z21-α/2 P (1-P)<br />
n1 =<br />
<br />
= 45 cụm<br />
<br />
d2.N + Z21-α/2 P (1-P)<br />
<br />
Với N = 171 (tổng số phường, xã trên<br />
địa bàn tỉnh Đồng Nai).<br />
d: sai số cho phép. Trong nghiên cứu<br />
này, chọn d = 10% để giảm số mẫu cụm<br />
cần nghiên cứu (vì cơ bản dân số trong<br />
một phường, xã gần đồng nhất).<br />
Bước 2: tính số người cần phỏng vấn<br />
tại các cụm trên.<br />
Áp dụng công thức thống kê cho quần<br />
thể vô hạn:<br />
Z21-α/2 P (1-P)<br />
n2 =<br />
<br />
x k = 768 người<br />
<br />
d2<br />
<br />
d: sai số cho phép. Trong nghiên cứu<br />
này, chọn d = 4% để tăng mức độ chính<br />
xác của nghiên cứu.<br />
k: hệ số thiết kế trong trường hợp chọn<br />
mẫu cụm (chọn k = 2).<br />
p = 0,8 (từ nghiên cứu trước đó) [4].<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014<br />
<br />
- Người bán thuốc:<br />
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu với<br />
quần thể hữu hạn:<br />
N. Z21-α/2 P (1-P)<br />
n=<br />
<br />
= 310 người<br />
2<br />
<br />
2<br />
<br />
d .N + Z<br />
<br />
1-α/2 P<br />
<br />
(1-P)<br />
<br />
Với N = 1619; Z = 1,96; p = 0,5; d = 5%.<br />
- Địa điểm nghiên cứu: tỉnh Đồng Nai.<br />
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 03 2013 đến 08 - 2013.<br />
* Phương pháp nghiên cứu:<br />
Mô tả cắt ngang có phân tích [1].<br />
Phương pháp thu thập số liệu: dùng<br />
phiếu phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên<br />
cứu.<br />
Các chỉ số nghiên cứu:<br />
- Người mua thuốc:<br />
+ Đặc điểm nhân khẩu học: địa bàn sinh<br />
sống, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp,<br />
số người trong gia đình, tần suất mua<br />
thuốc trung bình/tháng cho gia đình.<br />
+ Các hành vi khi tiến hành mua thuốc:<br />
. Đánh giá thuốc là hàng hóa đặc biệt<br />
so với những hàng hóa khác.<br />
. Quan sát đến loại hình bán lẻ nơi<br />
mua thuốc.<br />
. Để ý đến trình độ chuyên môn của<br />
người bán lẻ thuốc.<br />
. Để ý đến loại thuốc mình sử dụng.<br />
. Lựa chọn những nơi có giá thuốc<br />
chấp nhận được để mua thuốc.<br />
. Dùng thuốc theo sự hướng dẫn của<br />
người bán.<br />
. Mua thuốc cho bản thân sử dụng (trừ<br />
những trường hợp đặc biệt).<br />
<br />
27<br />
<br />
. Hỏi người bán những kiến thức về<br />
thuốc.<br />
. Phản hồi ý kiến cho cơ quan chức<br />
năng khi thấy cơ sở thực hiện chưa tốt.<br />
Các hành vi được người mua thuốc trả<br />
lời với 03 mức độ: thường xuyên, thỉnh<br />
thoảng, hiếm khi.<br />
- Người bán thuốc:<br />
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hành<br />
vi người mua thuốc (với 03 mức độ đã thu<br />
thập được) lên hiệu quả hoạt động của<br />
chính cơ sở bán lẻ theo nhận định người<br />
bán lẻ với 03 mức độ: tăng hiệu quả, giảm<br />
hiệu quả, không ảnh hưởng.<br />
Tổng hợp và so sánh nhận định về mức<br />
độ ảnh hưởng của hành vi người mua<br />
thuốc lên hiệu quả hoạt động của chính<br />
cơ sở bán lẻ.<br />
* Phân tích và xử lý số liệu: sử dụng<br />
phần mềm SPSS 18.0 [2].<br />
Đánh giá kết quả: phép kiểm chi bình<br />
phương cho hai tỷ lệ và nhiều tỷ lệ với<br />
p = 0,05; nếu p < 0,05: các số liệu có liên<br />
quan hoặc khác biệt, nếu p > 0,05: các số<br />
liệu không liên quan hoặc không có sự<br />
khác biệt [3].<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm nhân khẩu học của ngƣời<br />
mua thuốc.<br />
Tổng số người tiến hành phỏng vấn<br />
844 (768 x 10%), 785 phiếu đạt yêu cầu<br />
đưa vào nghiên cứu [1].<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014<br />
<br />
Bảng 1: Đặc điểm về nhân khẩu học của người mua thuốc.<br />
<br />
(ng-êi)<br />
Địa bàn sinh sống<br />
<br />
Tuổi<br />
<br />
Trình độ học vấn<br />
<br />
Nghề nghiệp<br />
<br />
Số người trong gia đình<br />
<br />
Tần suất mua thuốc trung<br />
bình/tháng cho gia đình<br />
<br />
Thành phố, thị xã<br />
<br />
310<br />
<br />
39,5<br />
<br />
Các huyện<br />
<br />
475<br />
<br />
60,5<br />
<br />
Từ 18 - 25 tuổi<br />
<br />
38<br />
<br />
4,8<br />
<br />
Từ 26 - 40 tuổi<br />
<br />
344<br />
<br />
43,8<br />
<br />
Từ 41 - 50 tuổi<br />
<br />
367<br />
<br />
46,8<br />
<br />
> 50 tuổi<br />
<br />
36<br />
<br />
4,6<br />
<br />
Cấp 1 (tiểu học)<br />
<br />
23<br />
<br />
2,9<br />
<br />
Cấp 2 (trung học)<br />
<br />
284<br />
<br />
36,2<br />
<br />
Cấp 3 (trung học phổ thông)<br />
<br />
315<br />
<br />
40,1<br />
<br />
Đại học và sau đại học<br />
<br />
163<br />
<br />
20,8<br />
<br />
Công nhân<br />
<br />
190<br />
<br />
24,2<br />
<br />
Làm tư nhân<br />
<br />
354<br />
<br />
45,1<br />
<br />
Làm việc ở cơ quan nhà nước<br />
<br />
164<br />
<br />
20,9<br />
<br />
Khác<br />
<br />
77<br />
<br />
9,8<br />
<br />
02 người<br />
<br />
8<br />
<br />
1<br />
<br />
03 người<br />
<br />
114<br />
<br />
14,5<br />
<br />
04 người<br />
<br />
402<br />
<br />
51,2<br />
<br />
> 05 người<br />
<br />
261<br />
<br />
33,2<br />
<br />
1 - 2 lần/tháng<br />
<br />
348<br />
<br />
44,3<br />
<br />
3 - 4 lần/tháng<br />
<br />
276<br />
<br />
35,1<br />
<br />
5 - 6 lần/tháng<br />
<br />
125<br />
<br />
15,9<br />
<br />
> 6 lần/tháng<br />
<br />
36<br />
<br />
4,6<br />
<br />
Do phân chia theo địa bàn nên số người phỏng vấn ở các huyện cao hơn thành phố và<br />
thị xã, lứa tuổi người tham gia phỏng vấn chủ yếu từ 26 - 50 (90,6%), nghề nghiệp chủ yếu<br />
là công nhân, làm việc tư nhân (69,3%), số người trong gia đình chủ yếu là 4 và > 5 người<br />
(84,4%), tần suất mua thuốc trung bình/tháng chủ yếu từ 1 - 2 lần và 3 - 4 lần (79,5%).<br />
<br />
28<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014<br />
<br />
2. Kết quả thực hiện các hành vi của ngƣời mua thuốc khi đi mua thuốc.<br />
<br />
Biểu đồ 1: Tỷ lệ người mua thuốc thực hiện 9 hành vi khi đi mua thuốc.<br />
Trong 9 hành vi của người mua thuốc, 5 hành vi được thực hiện ở mức độ thường xuyên<br />
khá cao là: hành vi 1 (đánh giá thuốc là hàng hóa đặc biệt so với những hàng hóa khác =<br />
78,7%), hành vi 5 (lựa chọn những nơi có giá thuốc chấp nhận được để mua = 72,3%), hành<br />
vi 6 (dùng thuốc theo sự hướng dẫn của người bán = 85,5%), hành vi 7 (mua thuốc cho bản<br />
thân sử dụng, trừ trường hợp đặc biệt = 76,4%), hành vi 8 (hỏi người bán những kiến thức<br />
về thuốc = 76,2%). Có 3 hành vi thực hiện ở mức độ thường xuyên thấp là: hành vi 2 (quan<br />
sát đến loại hình bán lẻ nơi mua thuốc = 18,7%), hành vi 3 (để ý đến trình độ chuyên môn của<br />
người bán lẻ thuốc = 8%), hành vi 9 (phản hồi ý kiến cho cơ quan chức năng = 0,6%). 1<br />
hành vi có tỷ lệ tương đương giữa 3 mức độ là hành vi 4 (để ý đến loại thuốc mình sử dụng<br />
= 29,4%; 31% và 39,6%).<br />
3. Đánh giá mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học của ngƣời mua thuốc đến<br />
mức độ thực hiện hành vi khi đi mua thuốc của họ.<br />
Xác định mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học và các mức độ thực hiện hành vi<br />
của người mua thuốc bằng phép kiểm chi bình phương, từ đó tìm ra yếu tố tác động mạnh<br />
đến hành vi khi đi mua thuốc.<br />
<br />
29<br />
<br />