Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA SUY YẾU<br />
LÊN CÁC BIẾN CỐ TIM MẠCH NẶNG NGẮN HẠN<br />
TRÊN BỆNH NHÂN RẤT CAO TUỔI BỊ NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP<br />
Nguyễn Văn Tân*,**, Nguyễn Quốc Khoa***<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Tỷ lệ người rất cao tuổi nhập viện vì nhồi máu cơ tim cấp ngày càng gia tăng. Suy yếu là một<br />
hội chứng lão khoa với tỷ lệ gia tăng theo tuổi và bệnh lý tim mạch, nhất là nhồi máu cơ tim cấp. Tuy nhiên, sự<br />
ảnh hưởng của suy yếu lên kết cục lâm sàng người rất cao tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp chưa được nghiên cứu<br />
nhiều.<br />
Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa suy yếu với các biến cố tim mạch nặng (tử vong do mọi nguyên<br />
nhân, tử vong do tim mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và xuất huyết nặng) ngắn hạn (nội viện và tại thời điểm 6<br />
tháng) trên bệnh nhân rất cao tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp.<br />
Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ, tiến cứu và không can thiệp được thực hiện<br />
đa trung tâm. Trong thời gian từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên<br />
275 bệnh nhân rất cao tuổi (≥ 80 tuổi) bị nhồi máu cơ tim cấp nhập viện điều trị nội trú tại 4 khoa tim mạch của 4<br />
bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh. Suy yếu được xác định theo thang điểm lâm sàng đánh giá suy yếu<br />
(Clinical Frailty Scale) được phát triển bởi đại học Dalhousie – Canada.<br />
Kết quả: Trong 275 bệnh nhân nghiên cứu, 172 (62,55%) bệnh nhân suy yếu với tỷ lệ suy yếu nặng và rất<br />
nặng chiếm 67,44%. Suy yếu làm gia tăng tỷ lệ tử vong nội viện và tái nhồi máu cơ tim (18,02% so với 4,85%;<br />
p=0,002 và 4,65% so với 0; p=0,022). Tại thời điểm 6 tháng, tỷ lệ các biến cố tim mạch nặng không khác biệt có ý<br />
nghĩa giữa 2 nhóm bệnh nhân suy yếu và không suy yếu. Tuy nhiên, so với nhóm bệnh nhân suy yếu nhẹ/trung<br />
bình, nhóm bệnh nhân suy yếu nặng/rất nặng tăng tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nguyên nhân và tử vong do tim<br />
mạch (22,41% so với 1,79%; p