Nghiên cứu áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế về chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính
lượt xem 2
download
Bài viết "Nghiên cứu áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế về chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính" sẽ đánh giá một số điểm khác biệt của IAS 21 so với chuẩn mực và một số quy định ở Việt Nam liên quan đến chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế về chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ VỀ CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI KHI CHUYỂN ĐỔI BÁO CÁO TÀI CHÍNH RESEARCH ON APPLYING INTERNATIONAL FINANCIAL REPORTING STANDARDS ABOUT EXCHANGE RATE DIFFERENCES WHEN CONVERTING FINANCIAL STATEMENTS TS. Nguyễn Thị Xuân Hồng1, PGS.TS. Phạm Đức Cường2 1 Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, 2Trường Đại học Kinh tế quốc dân Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Chuẩn mực kế toán quốc tế số 21 (IAS 21) quy định về ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá hối đoái trong việc ghi nhận các giao dịch bằng ngoại tệ và trình bày báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp. Bài viết này sử dụng phương pháp tổng hợp tài liệu và phân tích rõ hơn các quy định của IAS 21 bằng các ví dụ cụ thể, giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong quá trình vận dụng IAS 21 để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ và chuyển đổi báo cáo tài chính từ đồng tiền hạch toán của mình sang đồng tiền cần trình bày trên báo cáo tài chính. Theo đó bài viết sẽ đánh giá một số điểm khác biệt của IAS 21 so với chuẩn mực và một số quy định ở Việt Nam liên quan đến chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính. Từ khóa: đồng tiền chức năng, đồng tiền trình bày, chênh lệch tỷ giá hối đoái ABSTRACT International Accounting Standard 21 (IAS 21) regulates the effect of exchange rate differences on the recognition of transactions in foreign currencies and the presentation of financial statements of enterprises. This article uses the method of synthesizing documents and analyzing more clearly the provisions of IAS 21 with specific examples, helping businesses to be more convenient in the process of applying IAS 21 to record economic transactions which denominated in foreign currencies and convert the financial statements from functional currency into the reporting currency in the financial statements. Accordingly, the article will evaluate some differences of IAS 21 compared to the standards and some regulations in Vietnam related to exchange rate differences when converting financial statements. Keywords: Functional currency, reporting currency, differences in exchange rate 1. Giới thiệu vấn đề Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, thì vấn đề hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hóa đang là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế ở Việt Nam. Hiện nay đã có một số các công ty trong nước đang mở rộng hoạt động của mình vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và tham gia hoạt động thương mại quốc tế. Thực tế này đòi hỏi cần có những quy định về nguyên tắc và phương pháp kế toán cụ thể đối với các giao dịch bằng ngoại tệ cũng như việc chuyển đổi các báo cáo tài chính (BCTC) bằng ngoại tệ của những công ty con sang 135
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 đơn vị tiền tệ lập BCTC hợp nhất của công ty mẹ. Để thực hiện được điều đó, kế toán cần tuân thủ những quy định cụ thể đối với các khoản mục trên báo cáo tài chính theo những nguyên tắc nhất định trong việc chuyển đổi. Năm 1983, IASB ban hành chuẩn mực IAS 21 “Ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá hối đoái” và có hiệu lực từ năm 1985. Đến năm 1993, chuẩn mực được cập nhật lại và tiếp tục điều chỉnh vào năm 2003. Lần điều chỉnh gần nhất là năm 2008 nhằm phản ánh những thay đổi liên quan đến việc thanh lý các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài. Theo IAS 21 các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải được ghi nhận ban đầu theo đồng tiền chức năng bằng cách áp dụng tỷ giá giao ngay giữa đồng tiền chức năng và đồng ngoại tệ tại ngày phát sinh nghiệp vụ. Trong đó, đồng ngoại tệ là đồng tiền khác với đồng tiền chức năng của doanh nghiệp. Việc xác định đồng tiền nào là đồng tiền chức năng rất quan trọng vì các nghiệp vụ bằng ngoại tệ bắt buộc phải chuyển đổi sang đồng tiền đó để ghi nhận. Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 21 đã trình bày rõ những căn cứ trong việc lựa chọn đồng tiền chức năng và đồng tiền trình bày và những nguyên tắc khi chuyển đổi báo cáo tài chính từ đồng tiền chức năng sang đồng tiền trình bày. Tuy nhiên, bài viết làm rõ hơn nhưng cơ sở lựa chọn đồng tiền hạch toán và những nguyên tắc bằng những ví dụ cụ thể giúp những nguyên tắc ấy trở lên rõ ràng và dễ hiểu hơn. 2, Đồng tiền chức năng và đồng tiền trình bày 2.1. Đồng tiền chức năng Theo IAS 21, đồng tiền chức năng là đồng tiền của môi trường kinh tế chủ yếu nơi doanh nghiệp hoạt động. Thông thường đó là môi trường doanh nghiệp tạo ra và tiêu dùng tiền. Một số tiêu chí làm căn cứ để xác định đồng tiền chức năng như: (i) Là đồng tiền ảnh hưởng chủ yếu đến giá bán hàng hóa và dịch vụ, thông thường là đồng tiền dùng trong việc xác định giá bán và thanh toán. (ii) Là đồng tiền của quốc gia mà nguồn lực cạnh tranh và các quy định sẽ quyết định giá bán hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. (iii) Là đồng tiền mà các chi phí đầu vào (lao động, nguyên vật liệu.. ) được xác định và thanh toán, hoặc đồng tiền đó có ảnh hưởng đến các chi phí này. Ngoài những nhân tố trên còn có thể sử dụng thêm một số điều kiện khác khi xác định đồng tiền chức năng: (iv) Là đồng tiền dùng để huy động vốn từ hoạt động tài chính như vay nợ, công cụ vốn là đồng tiền nào. (v) Là đồng tiền mà các khoản thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh được giữ lại. Ví dụ 1, Công ty Seldom là công ty cổ phần có cổ đông của Anh nắm giữ chủ yếu 60% vốn, 20% vốn là của cổ đông Hoa Kì và 20% vốn của cổ đông Trung quốc. Công ty này thành lập 1 công ty VietSeldom sản xuất hàng tiêu dùng ở Việt Nam. Nguyên vật liệu được mua ở Việt Nam, thanh toán bằng Việt Nam đồng (VNĐ) và nhập khẩu từ Trung Quốc, thanh toán bằng USD; thuê nhân công của Việt nam và trả bằng VNĐ. Nhà xưởng được xây dựng ở Việt Nam, nhưng máy móc được nhập khẩu từ Nhật Bản và thanh toán bằng USD. Thị trường tiêu thu sản phẩm chủ yếu ở Việt Nam, được niêm yết giá bán bằng VNĐ và một phần nhỏ xuất khẩu ra các quốc gia khác, giá bán tính theo USD. Các khoản vay chủ yếu từ các ngân hàng quốc tế và vay bằng USD, còn có 1 số khoản vay trong nước bằng VNĐ. Đối với trường hợp này thì đồng tiền chức năng dùng 136
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 trong hạch toán nên là VNĐ, bởi: (i) Đồng tiền dùng trong việc xác định giá bán chủ yếu bằng VNĐ; (ii) Nguồn lực cạnh tranh chủ yếu ở Việt Nam (iii) Đông tiên chi trả cho các loại nguyên vật liệu và yếu tố đầu vào được thanh toán chủ yếu bằng VNĐ, (iv) Đồng tiền huy động vốn có cả VNĐ và USD. (v) Đồng tiền thu được từ kết quả SXKD được giữ lại cho hoạt động ở Việt Nam là VNĐ Ngoài ra, IAS 21 còn lưu ý thêm rằng khi xác định đồng tiền chức năng của hoạt động ở nước ngoài cần cân nhắc 1 số tiêu chí để xem liệu cơ sở hoạt động nước ngoài có cùng đồng tiền chức năng với đồng tiền của doanh nghiệp báo cáo hay không (Doanh nghiệp báo cáo là doanh nghiệp có hoạt động ở nước ngoài dưới hình thức công ty con, chi nhánh, công ty liên kết hoặc liên doanh ), chẳng hạn như: (i) Cơ sở hoạt động nước ngoài là phần mở rộng của doanh nghiệp báo cáo hay được điều hành một cách độc lập, tự chủ. Nếu hoạt động của cơ sở ở nước ngoài chủ yếu là bán hàng hóa được nhập khẩu từ doanh nghiệp báo cáo và chuyển lợi nhuận về cho doanh nghiệp báo cáo, hoạt động nước ngoài thì cơ sở ở nước ngoài được coi là phần mở rộng của doanh nghiệp báo cáo. Còn nếu cơ sở nước ngoài có tích lũy tiền và các khoản mục tiền tệ khác, đồng thời phát sinh chi phí, tạo ra doanh thu và đi vay chủ yếu bằng đồng tiền bản địa, lúc này cơ sở đó được xem là một chủ thể hoạt động độc lập. (ii) Nghiệp vụ giao dịch với doanh nghiệp báo cáo chiếm tỷ trọng lớn hay nhỏ trong hoạt động của cơ sở nước ngoài. (iii) Dòng tiền từ hoạt động của cơ sở nước ngoài có ảnh hưởng trực tiếp tới dòng tiền của doanh nghiệp báo cáo và luôn sẵn có để chuyển trả về doanh nghiệp báo cáo. (iv) Dòng tiền của hoạt động của cơ sở nước ngoài có đủ để chi trả các khoản nợ trong hiện tại và tương lai mà không cần phải tài trợ từ doanh nghiệp báo cáo hay không. Nếu đủ, cơ sở đó được xem là một chủ thể hoạt động độc lập. Ví dụ 2, vẫn là công ty VietSeldom nói trên nhưng nguyên vật liệu của DN được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc và thanh toán bằng USD, thuê nhân công của Việt nam và trả bằng Việt Nam đồng. Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu tiêu thụ ở thị trường Anh và Hoa Kì và thanh toán bằng USD. Lúc này, công ty Vietseldom nên lựa chọn đồng tiền chức năng để hạch toán là USD bởi đồng tiền này chi phối từ các chi phí đầu vào của doanh nghiệp, cho đến giá bán niêm yết, thị trường tiêu thụ,… Nói cách khác, môi trường kinh tế củ yếu diễn ra các hoạt động SXKD của doanh nghiệp được đo lường bằng đơn vị tiền tệ là USD. Khi tất cả các tiêu chí nêu trên có sự đan xen và khó có thể xác định đồng tiền chức năng một cách rõ ràng, doanh nghiệp có thể xét đoán để lựa chọn đồng tiền chức năng sao cho phản ánh trung thực nhất ảnh hưởng kinh tế của các nghiệp vụ, sự kiện tại đơn vị. Khi xét đoán cần ưu tiên cho các tiêu chí chính ở trên trước khi xét tới những tiêu chí cung cấp bằng chứng bổ sung. Một điều cần lưu ý, đơn vị tiền tệ được sử dụng làm đồng tiền chức năng vì nó phản ánh trung thực các sự kiện kinh tế của giao dịch và sự kiện cơ bản tại đơn vị. Do đó, một khi đã được xác định, đồng tiền chức năng không được thay đổi trừ khi có sự thay đổi bản chất kinh tế của các giao dịch, sự kiện tại đơn vị. Còn trong trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi lựa chọn đồng tiền 137
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 chức năng khác để hạch toán thì doanh nghiệp áp dụng phi hồi tố kể từ ngày thay đổi. Doanh nghiệp sử dụng tỷ giá tại ngày thay dổi để chuyển báo cáo tài chính sang đồng tiền mới. Đối với các khoản mục phi tiền tệ, kết quả chuyển đổi được xem là giá gốc của khoản mục đó (IAS 21) 2.2. Đồng tiền trình bày Theo IAS 21, đồng tiền trình bày là đồng tiền được sử dụng để trình bày báo cáo tài chính (BCTC) của doanh nghiệp. IAS 21 cũng cho phép một doanh nghiệp trình bày báo cáo tài chính của mình bằng bất kỳ đơn vị tiền tệ nào (hoặc bằng nhiều đơn vị tiền tệ khác nhau). Điều này thích hợp trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu hóa khi mà đa số các tập đoàn lớn gồm nhiều hoạt động nước ngoài có nhiều loại đồng tiền chính thức khác nhau. Đối với các tập đoàn này họ không chắc chắn đồng tiền nào là đồng tiền trình bày BCTC, hay tại sao loại tiền này thích hợp hơn loại tiền khác. Họ cũng chỉ ra rằng ban quản lý có thể không sử dụng một loại đồng tiền khi kiểm soát và giám sát tình hình hoạt động và tài chính của tập đoàn. Hơn nữa, họ lưu ý trong một số phạm vi pháp lý, các doanh nghiệp được yêu cầu trình bày BCTC bằng đồng tiền địa phương, thậm chí khác với đồng tiền chức năng. Do đó, khi chuẩn mực về BCTC yêu cầu trình bày BCTC bằng đồng tiền chức năng, thì một số doanh nghiệp phải trình bày 2 bộ BCTC là BCTC tuân theo chuẩn mực được trình bày bằng đồng tiền trình bày và BCTC tuân theo quy định của nước sở tại được trình bày bằng một loại đồng tiền khác. Với ví dụ về công ty VietSeldom nói trên, đồng tiền trình bày của doanh nghiệp có thể là bảng Anh bởi có đến 60% cổ đông của họ ở Anh và nắm quyền chi phối hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy đồng bảng Anh được sử dụng để trình bày BCTC nhằm cung cấp thông tin cho các cổ đông chính. Tuy nhiên, nếu các cổ đông Trung Quốc cũng quan tâm đến báo cáo tài chính của VietKingdom thì BCTC cũng có thể chuyển sang đồng nhân dân tệ để phục vụ các cổ đông ở Trung Quốc và chuyển đổi sang VNĐ để nộp các cơ quan quản lý ở Việt Nam. 3. Chuyển đổi từ đồng tiền chức năng sang đồng tiền trình bày Đơn vị có thể trình bày BCTC của mình bằng bất kỳ đồng tiền nào (hoặc nhiều loại đồng tiền khác nhau). Nếu đồng tiền trình bày trên BCTC khác với đồng tiền chức năng thì phải chuyển đổi báo cáo tài chính từ đồng tiền chức năng sang đồng tiền trình bày. Điều này thường áp dụng cho các tập đoàn đa quốc gia khi có nhiều công ty con ở nhiều quốc gia với nhiều đồng tiền chức năng khác nhau, thì BCTC cần được chuyển từ nhiều đồng tiền chức năng sang đồng tiền trình bày thống nhất chung cho toàn bộ tổng thể trước khi lập BCTC hợp nhất toàn bộ tập đoàn. Theo IAS 21, khi chuyển đổi đồng tiền chức năng sang đồng tiền trình bày cần xem xét đồng tiền chức năng không phải là đồng tiền của nền kinh tế siêu lạm phát hoặc là đồng tiền của nền kinh tế siêu lạm phát. • Đối với đồng tiền chức năng không phải là đồng tiền của nền kinh tế siêu lạm phát, khi chuyển đổi cần tuân thủ các nguyên tắc: (i) Tài sản và nợ phải trả chuyển đổi theo tỷ giá tại ngày lập báo cáo tài chính. Bất kì khoản lợi thế thương mại nào phát sinh từ việc mua lại một hoạt động nước ngoài và bất kỳ khoản điều chỉnh giá trị hợp lý nào đối với giá trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả phát sinh từ việc mua lại hoạt động nước ngoài đó sẽ được xử lý là tài sản và nợ phải trả của hoạt động nước ngoài. Vì thế, chúng sẽ được trình bày bằng đồng tiền chức năng của hoạt động nước ngoài và được quy đổi theo tỷ giá hối đoái cuối kỳ . (ii) Thu nhập và chi phí trên báo cáo lãi lỗ và báo cáo thu nhập toàn diện khác (bao gồm cả số 138
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 liệu so sánh) được chuyển đổi theo tỷ giá hối đoái tại ngày phát sinh nghiệp vụ (tỷ giá giao dịch). (iii) Đối với thu nhập và chi phí cho phép sử dụng tỷ giá bình quân để chuyển đổi các khoản mục này nếu biến động tỷ giá trong kỳ không quá lớn. (iv) Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi quy đổi BCTC được ghi nhận vào báo cáo thu nhập tổng hợp khác. Ví dụ 3, ngày 01/01/2020, Công ty Q ở Việt Nam mua 100% cổ phiếu đang lưu hành của Công ty Antonee ở Úc. Đơn vị tiền tệ kế toán của Công ty con Antonee là đồng Đô la Úc (AUD). Tại ngày mua các chỉ tiêu thuộc nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty Antonee trên Bảng cân đối kế toán như sau: (Vốn chủ sở hữu= tài sản thuần = Tài sản – nợ phải trả) - Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 140.000 AUD - Thặng dư vốn cổ phần: 40.000 AUD - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 20.000 AUD Sau 1 năm hoạt động Bảng CĐ kế toán của Công ty Antonee tại ngày 31/12/2020 như sau: Khoản mục Số tiền Khoản mục Số tiền (AUD) (AUD) TÀI SẢN NỢ PHẢI TRẢ 440.000 - Tiền 50.000 - Phải trả người bán 40.000 - Phải thu của khách hàng 30.000 - Vay dài hạn 400.000 - Hàng tồn kho 180.000 VỐN CHỦ SỞ HỮU 220.000 - TSCĐ hữu hình 500.000 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu 140.000 - Giá trị hao mòn luỹ kế (100.000) - Thặng dư vốn cổ phần 40.000 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 40.000 Tổng Tài sản 660.000 Tổng Nguồn vốn 660.000 Một số thông tin về doanh thu, thu nhập khác, chi phí trong năm 2020 gồm: Doanh thu bán hàng: 500.000; Giá vốn hàng bán: 320.000; Chi phí quản lý: 60.000; Chi phí lãi vay: 40.000; Chi phí khấu hao: 42.500. Thuế suất thuế TNDN 20%, trong năm doanh nghiệp đã chia cổ tức 10.000 AUD. Tỷ giá giữa đồng AUD và đồng Việt Nam: + Tại thời điểm mua công ty Antonee 01/01/2020 là: 1AUD = 16.000 đ. + Tại ngày 31/12/2020 là 1AUD = 16.500đ + Trung bình cả năm 2020 là 1AUD = 16.300đ + Tại thời điểm công bố cổ tức là 1AUD = 16.400đ Để hợp nhất Báo cáo tài chính của Công ty con Antonee vào báo cáo của Tập đoàn, BCTC của Công ty con Antonee phải được chuyển đổi ra đồng Việt Nam như sau: a) Tất cả các khoản mục tài sản, nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán được chuyển đổi theo tỷ giá cuối kỳ (tỷ giá ngày 31/12/2020: 1AUD = 16.500 đ). Các chỉ tiêu thuộc nguồn vốn chủ sở hữu tại ngày mua (gồm vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối) được chuyển đổi theo tỷ giá tại ngày mua 01/01/2020 (1AUD = 16.000 đ). Riêng khoản mục lợi nhuận sau thuế chưa phân phối từ sau ngày mua 139
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 được tính toán sau khi đã chuyển đổi các khoản doanh thu, thu nhập khác, chi phí theo tỷ giá trung bình (1AUD = 16.300 đ) và phần cổ tức đã trả theo tỷ giá tại ngày công bố (1AUD = 16.400 đ). a) Kết quả kinh doanh năm 2020 của doanh nghiệp gồm các khoản doanh thu và thu nhập khác, chi phí được chuyển đổi theo tỷ giá trung bình cả năm 2020 (giả thiết tỷ giá trung bình xấp xỉ tỷ giá thực tế) theo bảng sau: Khoản mục Số tiền (AUD) Tỷ giá Quy đổi ra VND - Tổng doanh thu và thu nhập khác 500.000 16.300 8.150.000.000 - Tổng giá vốn 320.000 16.300 5.216.000.000 - Lợi nhuận gộp 180.000 2.934.000.000 - Tổng chi phí 142.500 16.300 2.322.750.000 - Lợi nhuận trước thuế 37.500 611.250.000 - Thuế TNDN 7.500 16.300 122.250.000 - Lợi nhuận sau thuế 30.000 489.000.000 Riêng khoản mục “Lợi nhuận giữ lại” được xác định sau khi đã chuyển đổi doanh thu và thu nhập khác, chi phí theo tỷ giá trung bình và cổ tức đã trả theo tỷ giá tại ngày công bố. Số liệu cụ thể như sau: Nội dung AUD Tỷ giá VNĐ Lợi nhuận giữ lại tại ngày 01/01/2020 20.000 16.000 320.000.000 Cổ tức đã trả (Trong năm 2020 công ty Antonee đã (10.000) 16.400 (164.000.000) trả cổ tức 10.000 AUD) Lợi nhuận sau thuế năm 2020 30.000 489.000.000 Lợi nhuận giữ lại lũy kế tại ngày 31/12/2020 40.000 645.000.000 b) Các khoản mục của Bảng Cân đối kế toán của Công ty Antonee năm 2020 được chuyển đổi thể hiện ở bảng sau: Khoản mục Số tiền (AUD) Tỷ giá Quy đổi ra VND TÀI SẢN - Tiền 50.000 16.500 825.000.000 - Phải thu của khách hàng 30.000 16.500 495.000.000 - Hàng tồn kho 180.000 16.500 2.970.000.000 - TSCĐ hữu hình 500.000 16.500 8.250.000.000 - Giá trị hao mòn luỹ kế (100.000) 16.500 (1.650.000.000) Tổng Tài sản 660.000 10.890.000.000 NỢ PHẢI TRẢ 440.000 7.260.000.000 - Phải trả người bán 40.000 16.500 660.000.000 - Vay dài hạn 400.000 16.500 6.600.000.000 VỐN CHỦ SỞ HỮU 220.000 3.630.000.000 140
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu 140.000 16.000 2.240.000.000 - Thặng dư vốn cổ phần 40.000 16.000 640.000.000 - Lợi nhuận giữ lại 40.000 645.000.000 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (phát sinh do - - 105.000.000 chuyển đổi BCTC) Tổng Nguồn vốn 660.000 10.890.000.000 Trong đó, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do chuyển đổi BCTC năm 2020 của Công ty Antonee như sau: Tài sản thuần đầu năm 2020 200.000 (16.500 - 16.000) = 100.000.000 Lợi nhuận thuần trong năm 2020 30.000 x (16.500 – 16.300) = 6.000.000 Cổ tức đã trả năm 2020 10.000 x (16.500 - 16.400) = (1.000.000) Cộng 105.000.000 Phần chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do chuyển đổi BCTC của Công ty con Antonee 105.000.000đ được báo cáo thành một chỉ tiêu riêng trong phần vốn chủ sở hữu. • Đối với đồng tiền chức năng là đồng tiền của nền kinh tế siêu lạm phát, khi chuyển đổi thì tất cả các khoản từ tài sản, nợ phải trả, thu nhập và chi phí đều được chuyển đổi theo tỷ giá tại ngày lập báo cáo tài chính. 4. Kết luận Liên quan đến các vấn đề về chênh lệch tỷ giá hối đoái ở Việt nam, năm 2002 Bộ Tài chính đã ban hàng chuẩn mực kế toán số 10 (VAS 10). Nội dung của chuẩn mực cũng tương đối tương đồng với chuẩn mực kế toán quốc tế, tuy nhiên, khi đó chuẩn mực quy định các doanh nghiệp tại Việt Nam chỉ sử dụng đồng tiền chức năng là VNĐ và khi chuyển đổi đồng tiền báo cáo thì cần trình bày rõ lí do chuyển đổi, áp dụng các thủ tục chuyển đổi đối với đồng tiền báo cáo mới kể từ ngày chuyển đổi đồng tiền báo cáo. Đến năm 2014 thông tư 200/2014/TT-BTC đã bổ sung thêm về vấn đề này, cho phép các doanh nghiệp lựa chọn đồng tiền chức năng để hạch toán phù hợp với môi trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng cần chuyển đổi BCTC ra VNĐ để nộp báo cáo cho các cơ quan chức năng ở Việt Nam. Ngoài ra, TT200/2014 còn chỉ rõ tỷ giá bình quân xấp xỉ khi sử dụng chuyển đổi các khoản doanh thu, chi phí không vượt quá +/-3% so với tỷ giá giao dịch nhằm đảm bảo không có sự chênh lệch quá lớn về tỷ giá hối đoái quy đổi. Thông tư 202/2014/TT-BTC còn chỉ rõ hơn việc sử dụng tỷ giá thực tế là tỷ giá mua hay bán hoặc cho phép dùng tỷ giá bình quân trong trường hợp chênh lệch giữa tỷ giá mua-bán không vượt quá 0,2% đối với các khoản mục của BCTC khi chuyển đổi báo cáo tài chính của công ty mẹ-con trước khi hợp nhất BCTC. Nhìn chung, chuẩn mực kế toán Việt nam số 10 và những Thông tư ban hành đã phần nào rút ngắn khoảng cách về quy định lựa chọn đồng tiền chức năng trong hạch toán, trong việc ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ngoại tệ và chuyển đổi BCTC trong những doanh nghiệp có môi trường hoạt động linh hoạt và những doanh nghiệp đa quốc gia. Điều này giúp cho BCTC của doanh nghiệp được cung cấp đến những đối tượng quan tâm trung thực và hợp lý hơn. 141
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Tài chính (2011), 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB Lao động. [2] Bộ Tài chính(2014). Thông tư số 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 về việc Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp. [3] Bộ Tài chính (2014), Thông tư 202/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 về việc Hướng dẫn phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất. [4] Nguyễn Thế Lộc (2010), Áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế - Các vấn đề chuyên sâu về báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Phương Đông. [5] https://www.ifrs.org/issued-standards/list-of-standards/ias-21-the-effects-of-changes-in- foreign-exchange-rates/, truy cập ngày 01/11/2021. 142
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Việt Nam có các điều kiện thuận lợi để áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế IAS/IFRS
6 p | 169 | 18
-
Áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế vào Việt Nam trong xu thế hội nhập kế toán quốc tế: Cơ hội và thách thức
17 p | 47 | 10
-
Khó khăn và thách thức khi áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam
5 p | 81 | 6
-
Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS: Quan điểm và cách tiếp cận của các quốc gia trên thế giới
8 p | 51 | 6
-
Áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính: Thách thức và yêu cầu đặt ra với Việt Nam
7 p | 9 | 5
-
Lợi ích của việc áp dụng IFRS, bằng chứng từ các quốc gia đi trước và động lực cho việc áp dụng IFRS ở Việt Nam
4 p | 54 | 4
-
Nghiên cứu nhận thức về áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại các doanh nghiệp trên địa bàn Tp Đà Nẵng
7 p | 7 | 3
-
Áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam trong bối cảnh gia nhập TPP và AEC
18 p | 31 | 3
-
Những nhân tố tác động đến việc áp dụng chuẩn mực quốc tế về kế toán của các quốc gia
6 p | 40 | 3
-
Đề xuất lộ trình áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại các doanh nghiệp Việt Nam
6 p | 49 | 3
-
Áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) vào các doanh nghiệp Việt Nam - Thách thức, khó khăn và đề xuất
4 p | 13 | 2
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) của doanh nghiệp
13 p | 16 | 2
-
Áp dụng chuẩn mực kế toán tổn thất tài sản và cải thiện chất lượng thông tin
18 p | 45 | 2
-
Tính phức tạp khi áp dụng IFRS: Nghiên cứu về tổn thất lợi thế thương mại
8 p | 37 | 2
-
Cách thức áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam: Tại sao và như thế nào?
6 p | 35 | 2
-
Nghiên cứu mức độ sẵn sàng áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính (IFRS) - Trường hợp nghiên cứu với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội
8 p | 8 | 2
-
Kinh nghiệm áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về hợp đồng bảo hiểm của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp bảo hiểm Nhân Thọ Việt Nam
4 p | 4 | 1
-
Tác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến sự phát triển thị trường chứng khoán các quốc gia đang phát triển khu vực châu Á và bài học cho Việt Nam
6 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn