Áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính: Thách thức và yêu cầu đặt ra với Việt Nam
lượt xem 5
download
Bài viết Áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính: Thách thức và yêu cầu đặt ra với Việt Nam nghiên cứu tổng quan về IFRS; tình hình áp dụng IFRS trên thế giới; lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam; tác giả phân tích những lợi ích và khó thăn, thách thức khi áp dụng IFRS tại Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp khi triển khai IFRS tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính: Thách thức và yêu cầu đặt ra với Việt Nam
- KINH TẾ – XÃ HỘI ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH: THÁCH THỨC VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA VỚI VIỆT NAM APPLYING INTERNATIONAL FINANCIAL REPORTING STANDARDS:CHALLENGES AND REQUIREMENTS FOR VIET NAM Trần Thị Quỳnh Giang Khoa Kế toán, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp Đến Tòa soạn ngày 28/04/2020, chấp nhận đăng ngày 09/06/2020 Tóm tắt: Trên thế giới, nhiều quốc gia đã áp dụng hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) để nâng cao chất lượng cũng như khả năng so sánh của thông tin trên các báo cáo tài chính (BCTC). Trong xu thế toàn cầu hóa về kế toán, Việt Nam cũng không thể nằm ngoài tiến trình hội nhập với hệ thống IFRS. Tuy nhiên, việc chuyển đổi hệ thống kế toán sang IFRS tại Việt Nam có thể sẽ gây ra nhiều rủi ro trở ngại và cần thiết phải có sự chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi. Trong bài viết này, tác giả nghiên cứu tổng quan về IFRS; tình hình áp dụng IFRS trên thế giới; lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam; tác giả phân tích những lợi ích và khó thăn, thách thức khi áp dụng IFRS tại Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp khi triển khai IFRS tại Việt Nam Từ khóa: IFRS, lộ trình áp dụng IFRS, tác động. Abstract: Around the world, many countries have adopted the International Financial Reporting Standards (IFRS) to improve the quality and comparability of information on financial statements (financial statements). In the trend of globalization in accounting, Vietnam cannot go outside the integration process with the IFRS system. However, the conversion of accounting system to IFRS in Vietnam may cause many obstacles and require preparation for the conversion process. In this article, the author reviews the overview of IFRS; IFRS situation in the world; IFRS roadmap in Vietnam; analyzes the benefits and challenges of applying IFRS, thereby proposing some solutions when implementing IFRS in Vietnam. Keywords: IFRS, IFRS implementation roadmap, impact. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ chuyển đổi từ hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) sang IFRS. Do đó, để quá Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập diễn trình chuyển đổi áp dụng IFRS thành công, ra mạnh mẽ, việc các quốc gia tiến tới sử dụng việc nghiên cứu những lợi ích cũng như những chung một ngôn ngữ kế toán như IFRS là tất khó khăn, thách thức khi áp dụng IFRS và tìm yếu, để cải thiện và tăng cường tính minh bạch ra các giải pháp là vô cùng cần thiết trong giai về thông tin tài chính cung cấp cho các nhà đoạn hiện nay. đầu tư trong nước và quốc tế. Tại Việt Nam, IFRS đang là đề tài nóng, thu hút sự quan tâm 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ từ các nhà hoạch định chính sách, các chuyên 2.1. Tổng quan về chuẩn mực BCTC quốc gia trong nước cũng như các doanh nghiệp. tế (IFRS) và tình hình áp dụng IFRS trên thế Hiện nay, Bộ Tài chính đã có quyết định phê giới duyệt Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam, trong đó đưa ra lộ trình Các Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ . SỐ 26 - 2021 35
- KINH TẾ - XÃ HỘI (IFRS) là một hệ thống các chuẩn mực do Hội Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, việc đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) - tiền lập BCTC theo IFRS ngày càng nhận được sự thân là Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế ủng hộ của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên (IASC) ban hành. IFRS đặt ra các quy tắc thế giới. Theo thống kê của tổ chức IFRS, đến chung để báo cáo tài chính có thể thống nhất, năm 2018 đã có 157/166 quốc gia và vùng minh bạch và có thể so sánh trên toàn thế giới. lãnh thổ (chiểm tỷ lệ 95 %) đã công khai tuyên IFRS được xây dựng và ban hành gồm ba phần bố coi IFRS là bộ chuẩn mực kế toán duy nhất chính: áp dụng trên toàn cầu, trong đó có 144/166 Khuôn mẫu lý thuyết: đặt ra các khái niệm quốc gia và vùng lãnh thổ (chiểm tỷ lệ 87%) và những nguyên tắc nền tảng cho việc xây đã yêu cầu sử dụng các chuẩn mực của IFRS dựng chuẩn mực BCTC quốc tế. đối với tất cả hoặc hầu hết các công ty đại Các chuẩn mực BCTC quốc tế (IAS/IFRS): chúng trong nước; 13/166 quốc gia và vùng Hiện nay, đã có 16 IFRS được ban hành và 29 lãnh thổ (chiểm tỷ lệ 7,83%) cho phép áp dụng IAS còn hiệu lực. các chuẩn mực này. Đồng thời có 86/166 quốc gia và vùng lãnh thổ yêu cầu hoặc cho phép áp Các hướng dẫn giải thích chuẩn mực (IFRIC/SIC). dụng IFRS trong các công ty vừa và nhỏ. Hiện nay, có 15/20 quốc gia của nền kinh tế G20 Kể từ khi ra đời, hệ thống chuẩn mực IFRS (chiếm tỷ lệ 75%) đã yêu cầu sử dụng các tiêu đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chuẩn IFRS. GDP của các quốc gia và khu vực nền kế toán quốc tế. Những nhà làm chính yêu cầu việc sử dụng các tiêu chuẩn IFRS là sách, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ 35 nghìn tỷ đô la trong tổng số 76 nghìn tỷ đô chức nghề nghiệp tại nhiều quốc gia đã có la (chiếm tỷ lệ 47%) trên toàn thế giới [4]. những chính sách khuyến khích hoặc bắt buộc áp dụng IFRS đối với các doanh nghiệp (DN) Số liệu thống kê cụ thể theo khu vực địa lý niêm yết và không niêm yết. được thể hiện qua bảng sau (bảng 1): Bảng 1. Thống kê quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng IFRS Quốc gia và vùng lãnh thổ Yêu cầu/Cho phép Không yêu Yêu cầu áp dụng áp dụng các chuẩn cầu/Cho phép áp các chuẩn mực TT Khu vực Tổng mực IFRS toàn bộ dụng các chuẩn IFRS toàn bộ số hoặc một phần mực IFRS Số Số % % Số lượng % lượng lượng Châu Phi và Trung 1 51 49 96,08 1 1,96 1 1,96 Đông 2 Châu Mỹ 37 27 72,96 8 21,62 2 5,41 Châu Á và châu Đại 3 34 25 73,53 3 8,82 6 17,64 Dương 4 Châu Âu 44 43 97,72 1 2,27 0 0 Cộng 166 144 86,74 13 7,83 9 5,42 (Nguồn: Theo Tổ chức IFRS, 2018) 36 TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ . SỐ 26 - 2021
- KINH TẾ – XÃ HỘI Hiện nay có khoảng 27.000 công ty niêm yết Ngày 23/5/2017, Bộ Tài chính đã thành lập trên 88 sàn giao dịch chứng khoán lớn trên thế Ban Chỉ đạo và Ban soạn thảo “Đề án áp dụng giới áp dụng IFRS. Các chuẩn mực IFRS chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế vào Việt mang lại sự minh bạch, trách nhiệm và hiệu Nam”, Bộ Tài chính đã phối hợp với Cơ quan quả cho thị trường tài chính trên toàn thế giới. Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Đồng thời, phục vụ lợi ích công cộng bằng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á cách thúc đẩy niềm tin, tăng trưởng và ổn định (ADB), các hiệp hội nghề nghiệp quốc tế tiến tài chính lâu dài cho nền kinh tế toàn cầu. hành nghiên cứu kinh nghiệm áp dụng IFRS của một số các quốc gia trên thế giới, khảo sát 2.2. Lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam nhu cầu áp dụng IFRS tại các DN Việt Nam, Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2005, nghiên cứu sự khác biệt giữa IFRS với pháp Việt Nam đã ban hành 26 Chuẩn mực báo cáo luật của Việt Nam, đánh giá tính khả thi và tác tài chính Việt Nam (VAS) bằng cách vận dụng động của việc áp dụng IFRS đối với công tác có chọn lọc các quy định của chuẩn mực quốc quản lý nhà nước và các mặt của nền kinh tế. tế phù hợp với điều kiện nền kinh tế và trình Ngày 16/03/2020, Bộ Tài Chính đã ban hành độ quản lý trong nước. VAS được đánh giá là quyết định “Phê duyệt Đề án áp dụng chuẩn bước tiến lớn trong sự nghiệp cải cách kế toán mực báo cáo tài chính tại Việt Nam”. Trong đó, tại Việt Nam, là viên gạch đầu tiên trong quá mục tiêu cụ thể áp dụng chuẩn mực BCTC tại trình hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán, Việt Nam bao gồm 2 nội dung sau: (1) Xây góp phần nâng cao tính minh bạch, trung thực dựng phương án, lộ trình và công bố, hỗ trợ áp dụng IFRS tại Việt Nam cho từng nhóm đối của BCTC. Tại tời điểm này, VAS giúp các tượng cụ thể được xác định, phù hợp với thông DN và người làm công tác kế toán đã nâng cao lệ quốc tế nhằm mục đích nâng cao tính minh nhận thức, thay đổi thói quen và tiếp cận dần bạch, trung thực của báo cáo tài chính, nâng với công tác kế toán của nền kinh tế thị trường cao trách nhiệm giải trình của DN đối với phù hợp với thông lệ quốc tế [2]. người sử dụng báo cáo tài chính. (2) Ban hành Trong quá trình sử dụng đến nay, VAS ngày mới và tổ chức thực hiện hệ thống chuẩn mực càng bộc lộ nhiều hạn chế, một số nội dung báo cáo tài chính Việt Nam (VFRS) theo chưa phù hợp với các giao dịch của kinh tế thị nguyên tắc tiếp thu tối đa thông lệ quốc tế, phù trường trong giai đoạn mới, nhất là trong bối hợp với đặc thù của nền kinh tế Việt Nam và nhu cầu của DN, đảm bảo tính khả thi trong cảnh thị trường vốn phát triển mạnh mẽ, xuất quá trình thực hiện. hiện nhiều loại công cụ tài chính phức tạp. Ngoài ra, VAS còn thiếu rất nhiều chuẩn mực Lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam gồm 3 so với thông lệ quốc tế dẫn đến khi các DN có giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị các điều kiện phát sinh các giao dịch kinh tế thuộc nhóm các cần thiết (2020-2021): Từ năm 2020 đến hết chuẩn mực này thì chưa có cơ sở pháp lý để năm 2021, Bộ Tài chính chuẩn bị các điều kiện thực hiện hạch toán kế toán dẫn đến khó khăn cần thiết triển khai thực hiện Đề án để đảm cho công tác kế toán của DN. Bên cạnh đó, các bảo hỗ trợ các DN bắt đầu áp dụng IFRS từ quốc gia trên thế giới đang chuyển dần từ việc năm 2022; Giai đoạn 1, áp dụng tự nguyện áp dụng Chuẩn mực quốc gia sang Chuẩn mực (2022 đến 2025); Giai đoạn 2, áp dụng bắt buộc quốc tế để đảm bảo các DN có một tiếng nói (sau năm 2025). chung phục vụ các nhà đầu tư trên phạm vi toàn cầu, vì vậy việc nghiên cứu, áp dụng 2.3. Lợi ích của việc triển khai IFRS tại Việt Nam IFRS là cấp thiết và mang lại nhiều lợi ích to lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Thứ nhất, nâng cao tính minh bạch, tăng cơ TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ . SỐ 26 - 2021 37
- KINH TẾ - XÃ HỘI hội đầu tư và hội nhập: Khi áp dụng IFRS, tính minh bạch và tính hợp lý của thông tin. chất lượng của báo cáo tài chính được cải Từ đó, độ chênh lệch thông tin phục vụ mục thiện đáng kể thông qua tăng cường tính minh đích nội bộ và bên ngoài sẽ được giảm thiểu. bạch và khả năng so sánh của hoạt động Thực hiện được việc này, DN không tốn thêm BCTC. BCTC phải được trình bày trung thực, chi phí và thời gian để thực hiện việc hòa giải hợp lý và công khai mà không theo ý chí chủ thông tin khi được yêu cầu từ các cơ quan quan của Hội đồng quản trị. IFRS cũng yêu quản lý hoặc đối tác. cầu các DN giải thích chi tiết những rủi ro họ Thứ tư, cung cấp một bộ tiêu chuẩn quan trọng có thể phải đối mặt, chẳng hạn như rủi ro tín cho kế toán: IFRS cung cấp một bộ tiêu chuẩn dụng, rủi ro thanh khoản, lãi suất, tỷ giá hối cho toàn thế giới, nó là một ngôn ngữ kế toán đoái và chính sách. Việc sử dụng hệ thống chung toàn cầu. Việc lập báo cáo theo IFRS chuẩn mực kế toán được quốc tế chấp nhận giúp DN quản trị, trình bày tính hình tài chính rộng rãi trên toàn thế giới, làm tăng tính rõ theo đúng chuẩn mực quốc tế, đặc biệt các lĩnh ràng, minh bạch của thông tin trên BCTC. vực mà chuẩn mực Việt Nam chưa có hoặc Điều này giúp cho các DN có thể huy động không có hướng dẫn. Bên cạnh đó, việc lập vốn trên thị trường quốc tế, nâng cao uy tín và BCTC theo IFRS cũng giúp người dùng so thương hiệu, thu hút được nhiều nhà đầu tư sánh các kết quả tài chính của các đơn vị báo trong và ngoài nước, giúp DN hội nhập sâu cáo từ các quốc gia khác nhau một cách dễ rộng hơn vào nền kinh tế tài chính toàn cầu [1]. dàng hơn do BCTC của các công ty được lập Việc áp dụng IFRS cũng giúp cạnh tranh bình dựa trên cùng một chuẩn mực. đẳng và tạo niềm tin cho nhà đầu tư. 2.4. Khó khăn, thách thức khi triển khai Thứ hai, cải thiện độ tin cậy của báo cáo tài IFRS tại Việt Nam chính: IFRS yêu cầu thông tin được công bố Bên cạnh các lợi ích có được thì việc áp dụng phải phản ánh theo thị trường tại thời gian của IFRS cũng mang lại một số thách thức cho các báo cáo thông qua đánh giá lại giá trị hợp lý. DN Việt Nam như: Hiện tại theo VAS, các BCTC được phản ánh theo giá gốc hay giá trị sổ sách mà chưa phản Thứ nhất, DN sẽ tốn một khoản chi phí ban đầu khi chuyển đổi sang áp dụng IFRS như chi ánh được giá trị hợp lý tại thời điểm lập BCTC phí xây dựng cơ sở hạ tầng về hệ thống thông như theo yêu cầu của IFRS. Việc áp dụng tin và phần mềm kế toán, chi phí đào tạo IFRS, sẽ giúp DN và người sử dụng BCTC có nguồn lực, chuyển đổi báo cáo tài chính. Đặc cái nhìn hợp lý và xác thực hơn về tình hình biệt đối với DNVVN khi yêu cầu bắt buộc tài chính, hoạt động và giá trị hợp lý hiện tại phải áp dụng IFRS thì đây sẽ là một khó khăn của DN. lớn đối với DN. Mặc dù các chi phí đầu tư ban Thứ ba, nâng cao trách nhiệm của DN: Chuẩn đầu là tương đối lớn nhưng xét về lâu dài thì mực IFRS nhằm mục đích trình bày thông tin những lợi ích từ việc minh bạch hóa thông tin, kế toán tài chính cẩn thận, an toàn và có lợi thu hút nhà đầu tư không những sẽ mang lại hơn. Do đó, để lập và trình bày BCTC theo lợi ích nhiều hơn các chi phí ban đầu mà còn giúp DN phát triển ổn định, bền vững [2]. IFRS, Ban Giám đốc cần phải có trách nhiệm cao hơn, dành nhiều thời gian hơn cho việc Thứ hai, sự khác biệt giữa cơ chế tài chính nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực tế để có trong nước và chính sách IFRS: Tác giả thể phản ánh bản chất của nghiệp vụ kinh tế. Trabelsi (2016), đánh giá rằng sự khác biệt về Việc này giúp nâng cao chất lượng quản trị, văn hóa, cơ chế và chính sách pháp lý ở mỗi 38 TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ . SỐ 26 - 2021
- KINH TẾ – XÃ HỘI quốc gia khác nhau sẽ là rào cản khi áp dụng sàng công khai tình hình tài chính thì đây sẽ là IFRS [5]. Hầu hết các quốc gia trên thế giới, lực cản đối với quá trình tiếp cận với thông lệ chỉ tồn tại 2 hệ thống văn bản là chuẩn mực quốc tế. Các DN vẫn còn tâm lý e ngại về công BCTC và chính sách thuế, thông thường Chính bố thông tin hoạt động của doanh nghiệp nhất phủ chỉ quản lý vĩ mô, cung cấp dịch vụ công là đối với DN nhà nước có thể ảnh hưởng đến chứ không chi phối hoạt động sản xuất kinh xếp hạng, phân loại DN cũng như đánh giá về doanh của DN. Việc xử lý phần lớn các nội người đại diện phần vốn nhà nước tại DN [2]. dung về tài chính đã được giải quyết trong Để giải quyết vấn đề này, hệ thống bộ tiêu chí chuẩn mực báo cáo tài chính, các nội dung đánh giá về hiệu quả, phân loại, xếp hạng các khác liên quan đến quản trị, điều hành DN như DN nhà nước cũng như yêu cầu để duy trì điều phân phối lợi nhuận, quyết định đầu tư, đi kiện niêm yết cũng cần phải được xem xét và vay… đều do đơn vị tự quyết định. Việt Nam sửa đổi lại cho phù hợp với bối cảnh DN áp hiện có 3 loại văn bản quy phạm pháp luật dụng IFRS. cùng tác động đến công tác tài chính của DN là chuẩn mực BCTC, chính sách thuế và cơ Thứ năm, khó khăn về công nghệ thông tin và chế tài chính dẫn đến sự chồng chéo, không nguồn nhân lực: Việc áp dụng IFRS yêu cầu nhất quán trong quá trình áp dụng IFRS. Vì DN phải có một hệ thống công nghệ thông tin vậy, nếu Chính phủ không điều chỉnh các cơ đủ mạnh để hỗ trợ việc thu thập, xử lý và trình chế, chính sách kịp thời, đặc biệt cho các DN bày thông tin tài chính từ tất cả các phòng ban Nhà nước, sẽ gây khó khăn và mâu thuẫn cách trong nội bộ DN, thậm chí cả thông tin bên tiếp cận chính các sách này, khiến DN bối rối ngoài DN. Hiện tại trên thị trường, giải pháp khi áp dụng pháp luật. ứng dụng Hoạch định nguồn lực DN (ERP) có thể tích hợp hầu hết các phòng ban, mọi chức Thứ ba, rào cản ngôn ngữ: Các IFRS được sử năng của DN lại trong một hệ thống máy tính dụng bằng tiếng Anh nên cũng khó khăn đối duy nhất để dễ theo dõi hơn, nhưng đồng thời với các DN khi tiếp cận nội dung của IFRS, để cũng đủ linh hoạt để áp dụng nhiều cách khác có thể phổ biến, quảng bá rộng rãi IFRS đến nhau. Tuy nhiên, việc triển khai và đặc biệt khi công chúng, cần phải dịch sang ngôn ngữ của triển khai có áp dụng IFRS thực sự là một các quốc gia. Tuy nhiên việc chuyển tải chính thách thức rất lớn [3]. xác các thuật ngữ chuyên môn trong lĩnh vực kế toán cũng như cập nhật thường xuyên, liên Bên cạnh đó, nguồn nhân lực sẵn sàng để triển tục các nội dung thay đổi của IFRS không phải khai IFRS còn khá hạn chế tại Việt Nam. Hiện nay, phần lớn các cơ sở đào tạo tại Việt Nam là điều dễ dàng. chưa có chương trình giảng dạy bài bản về Thứ tư, IFRS rất phức tạp với các quy định IFRS cho sinh viên và các chuyên gia hành nghiêm ngặt về công bố thông tin: Cũng theo nghề kế toán/kiểm toán. tác giả Trabelsi (2016) chỉ ra rằng khó khăn Thứ sáu, nhiều thông tin còn dựa trên phán lớn nhất khi áp dụng IFRS là thực hiện các đoán và mang tính chủ quan: Khi áp dụng điều lệ về trách nhiệm giải trình và công bố IFRS thì sự không chắc chắn là rất cao bởi nó thông tin. Khi áp dụng IFRS, thông tin tài sử dụng nhiều ước tính kế toán và đòi hỏi sự chính của DN sẽ được trình bày sát thực hơn, linh hoạt cùng với những xét đoán nghề thận trọng hơn và phải được công khai [5]. nghiệp cần thiết, làm thông tin kế toán không Nếu lãnh đạo DN không có ý thức tuân thủ còn chính xác, ví dụ như các khái niệm về giá pháp luật và đạo đức nghề nghiệp, không sẵn trị hợp lý và công cụ tài chính,... Trong khi đó TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ . SỐ 26 - 2021 39
- KINH TẾ - XÃ HỘI người làm kế toán Việt Nam lại bị ảnh hưởng BCTC để cung cấp ra công chúng. bởi văn hoá khuôn mẫu, thường thích cầm tay Thứ hai, Các cơ sở đào tạo kế toán – kiểm toán chỉ việc, trích dẫn từng câu từng chữ trong văn cần nâng cao vai trò trong việc nghiên cứu bản mà chưa quen với việc vận dụng các chương trình đào tạo IFRS. Công tác này, cần nguyên tắc vào từng tình huống cụ thể, vì vậy sự không chắc chắn và rủi ro có thể xảy ra. được chuẩn bị bài bản từ các khâu viết giáo trình, tài liệu học tập, tài liệu tham khảo, môn Thứ bảy, thông tin thị trường chưa phát triển: học giảng dạy trong chương trình đào tạo IFRS hướng đến việc trình bày tài sản và nợ chuyên ngành. Ngoài ra, tổ chức các cuộc hội phải trả của DN theo giá trị thị trường tại thời thảo chuyên môn, nhằm thực hiện các trao đổi điểm báo cáo. Điều này đòi hỏi thị trường phải kiến thức, nâng cao kinh nghiệm giảng tương đối phát triển mới có thể cung cấp được dạy IFRS cho các giảng viên đảm bảo công tác các thông tin một cách đáng tin cậy. Trong khi đào tạo IFRS có chất lượng cao. Việc chuẩn bị đó, thị trường Việt Nam hiện nay mới cung từ các cơ sở đào tạo này, nhằm chuẩn bị nguồn cấp được một số thông tin cơ bản, như giá cổ nhân lực kế cận có kiến thức chuyên môn sâu phiếu niêm yết, giá giao dịch các mặt hàng về IFRS để tham gia làm việc tại các DN trong nhiên liệu, nông sản... Một số thông tin khác, tương lai, trong điều kiện hội nhập. như giá trị đất đai, tài nguyên còn có sự khác Thứ ba, Các DN cần sớm rà soát và thiết lập biệt lớn giữa giá công bố của Nhà nước và giá hệ thống, quy trình kế toán và hạ tầng công giao dịch thực tế. Ngoài ra, để đánh giá khả nghệ, đảm bảo có đủ nền tảng để áp dụng và năng thu hồi nợ và định giá DN thì các thông tuân thủ IFRS, đảm bảo tính trung thực của tin khác như độ tín nhiệm của DN, thị trường báo cáo tài chính. Đồng thời, các DN cần có cổ phiếu là bắt buộc cần thiết. Vì vậy, việc áp kế hoạch bồi dưỡng, cập nhật, trang bị thêm dụng IFRS đối với một nền kinh tế đang kiến thức về IFRS cho đội ngũ quản lý và nhân chuyển đổi như Việt Nam có thể gặp một số viên tài chính – kế toán tạo điều kiện cho việc khó khăn nhất định trong ngắn hạn. áp dụng vào thực tế được dễ dàng hơn. 2.5. Yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam khi 3. KẾT LUẬN triển khai IFRS Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, việc áp Để có thể áp dụng IFRS theo lộ trình tại Việt dụng IFRS vào hệ thống kế toán của Việt Nam Nam cần phải có sự kết hợp giữa các cơ quan là xu hướng tất yếu. Khi áp dụng IFRS, chất chức năng, các DN, tổ chức kinh tế và phải lượng của báo cáo tài chính được cải thiện thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: đáng kể thông qua tăng cường tính minh bạch, Thứ nhất, Bộ Tài chính cần làm tốt công tác khả năng so sánh và có độ tin cậy cao, đồng phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát, thời giúp DN tăng cơ hội đầu tư và hội nhập ban hành lại, hoặc trình cấp có thẩm quyền ban vào nền kinh tế tài chính toàn cầu. Áp dụng hành lại các văn bản quy phạm pháp luật trong IFRS ở Việt Nam thực sự là một thách thức lĩnh vực tài chính theo hướng giảm thiểu sự đối với các DN và các nhà hoạch định chính khác biệt giữa các văn bản, xác định và phân sách và đòi hỏi sự chung tay của tất các bên biệt rõ phạm vi áp dụng của chuẩn mực kế liên quan. Kết quả của nghiên cứu góp phần toán, chính sách thuế và cơ chế tài chính, tạo giúp các đơn vị có các giải pháp cụ thể để quá thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật của DN, trình triển khai IFRS ở Việt Nam được hiệu cũng như nâng cao chất lượng thông tin trên quả hơn. 40 TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ . SỐ 26 - 2021
- KINH TẾ - XÃ HỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] TS. Đào Mạnh Huy, TS. Đặng Phương Mai, Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) cơ hội và thách thức khi áp dụng tại Việt Nam, IFRS Viet Nam (2017). [2] Nguyễn Long, Lộ trình áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế tại Việt Nam, IFRS Viet Nam (2019). [3] Lê Vũ Trường, Đinh Minh Tuấn, Áp dụng IFRS ở Việt Nam - Cơ hội và thách thức, IFRS Viet Nam (2017). [4] The IFRS Foundaton, Use of IFRS Standards around the world (2018). [5] Trabelsi, R. Are IFRS Harder to Implement for Emerging Economies Compared to Developed Countries? A Literature Review. Journal of Modern Accounting and Auditing, 12(1), 1-16. (2016). Thông tin liên hệ: Trần Thị Quỳnh Giang Điện thoại: 0914671983 - Email: ttqgiang@uneti.edu.vn Khoa Kế toán, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp. TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ . SỐ 26 - 2021 41
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN- CHUẨN MỰC SỐ 21- TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH
15 p | 3701 | 1521
-
HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN- CHUẨN MỰC SỐ 24- BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
9 p | 2602 | 849
-
HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN- CHUẨN MỰC SỐ 25- BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT VÀ KẾ TOÁN KHOẢN ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY CON
6 p | 1697 | 564
-
HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN- CHUẨN MỰC SỐ 15 - HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
7 p | 2049 | 541
-
HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN- CHUẨN MỰC SỐ 27- BÁO CÁO TÀI CHÍNH GIỮA NIÊN ĐỘ
7 p | 928 | 413
-
HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN- CHUẨN MỰC SỐ 26- THÔNG TIN VỀ CÁC BÊN LIÊN QUAN
5 p | 678 | 255
-
HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN- CHUẨN MỰC SỐ 22- TRÌNH BÀY BỔ SUNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG VÀ TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TƯƠNG TỰ
9 p | 824 | 246
-
Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế: Việt Nam và sự khác biệt
5 p | 534 | 213
-
Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam - Chuẩn mực số 200 Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính
6 p | 678 | 134
-
Vấn đề áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam
2 p | 363 | 91
-
Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam - Chuẩn mực kiểm toán số 240: Trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính
44 p | 128 | 14
-
Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam - Chuẩn mực kiểm toán số 300: Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính
12 p | 111 | 7
-
Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam - Chuẩn mực kiểm toán số 320: Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán
9 p | 176 | 7
-
Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam - Chuẩn mực kiểm toán số 800: Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính được lập theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt
17 p | 101 | 6
-
Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam - Chuẩn mực kiểm toán số 710: Thông tin so sánh – Dữ liệu tương ứng và báo cáo tài chính so sánh
19 p | 87 | 4
-
Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam - Chuẩn mực kiểm toán số 805: Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính riêng lẻ và khi kiểm toán các yếu tố, tài khoản hoặc khoản mục cụ thể của báo cáo tài chính
17 p | 76 | 3
-
Áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế - Lợi ích, khó khăn và giải pháp thực hiện
7 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn