NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN NANG CHỨA PELLET METOPROLOL<br />
SUCCINAT PHÓNG THÍCH KÉO DÀI 47,5 mg<br />
Đào Minh Duy*, Lương Thị Hoài Trang*, Nguyễn Thiện Hải*, Võ Xuân Minh**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Nghiên cứu bào chế viên nang chứa pellet metoprolol succinat phóng thích kéo dài 47,5 mg, có độ<br />
giải phóng hoạt chất đạt tiêu chuẩn qui định theo USP XXX.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu công thức và qui trình bào chế pellet chứa metoprolol succinat bằng<br />
phương pháp ép đùn – tạo cầu. Nghiên cứu bao pellet metoprolol succinat phóng thích kéo dài có độ giải phóng<br />
hoạt chất đạt tiêu chuẩn USP XXX với các chất bao thuộc nhóm polymethacrylate (eudragit RS 100, eudragit RL<br />
100) hoặc ethyl cellulose trên nồi bao truyền thống với hệ thống bao phim cải tiến. Lượng metoprolol trong chế<br />
phẩm và trong môi trường thử nghiệm giải phóng hoạt chất được xác định bằng quang phổ tử ngoại ở bước sóng<br />
274 nm.<br />
Kết quả: Xây dựng được công thức và qui trình bào chế pellet chứa metoprolol succinat bằng phương pháp<br />
ép đùn - tạo cầu. Metoprolol succinat sau khi trộn với avicel PH 101, làm ẩm bằng dung dịch PVP K30, được ép<br />
đùn – tạo cầu ở tốc độ 750 vòng phút trong 10 phút trên các thiết bị phù hợp cho pellet đạt các chỉ tiêu cơ lý (hiệu<br />
suất tạo hạt cầu, cảm quan, độ ẩm,…). Việc phối hợp 2 loại euragit RS 100 và RL 100 (95:5) hoặc dùng ethyl<br />
clulose để bao pellet với tỉ lệ lớp bao khoảng 16,5% tạo viên nang chứa pellet metoprolol succinat phóng thích kéo<br />
dài 47,5 mg cho động học phóng thích bậc 0 và có độ giải phóng hoạt chất đạt tiêu chuẩn USP XXX.<br />
Kết luận: Các kết quả từ thực nghiệm cho thấy có thể bào chế viên nang chứa pellet metoprolol succinat<br />
phóng thích kéo dài 47,5 mg, một dạng bào chế mới, dùng để phòng và điều trị các bệnh cao huyết áp.<br />
Từ khóa: pellet, metoprolol succinat, phóng thích kéo dài<br />
<br />
ABSTRACT<br />
FORMULATION OF METOPROLOL SUCCINATE SUSTAINED-RELEASE PELLETS<br />
Duy Dao Minh, Hoai Trang Lương Thi, Hai Nguyen Thien, Minh Vo Xuan<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 1 - 2010: 23- 29<br />
Objectives: The aim of the present study was to prepare sustained-release pellets containing metoprolol<br />
succinate in which the drug release complied to the specification of USP XXX.<br />
Methods: Pellets containing metoprolol succinate were prepared by extrusion and spheronization process.<br />
Then, these pellets were coated by either polymethacrylate group (eudragit RS 100, eudragit RL 100) or ethyl<br />
cellulose to develop the sustained-release pellets. Drug release was tested according to USP XXX. Metoprolol<br />
succinate was measured by UV- spectrometry.<br />
Results: The pellets containing metoprolol succinate were coated by the mixture of eudragit RS and RL 100<br />
(95:5) or ethyl cellulose with ratio of coating layer about 16.5% was the best fitted to zero-order kinetics and<br />
complied with the specification of USP XXX.<br />
Conclusions: The present results provided evidence that metoprolol succinate sustained-release pellets can<br />
be prepared and be used for effective treatment of hypertension.<br />
Key words: pellet, metoprolol succinate, sustained-release.<br />
* BM Công Nghiệp Dược, Khoa Dược – Đại Học Y Dược TP.HCM<br />
Nội<br />
<br />
** BM Bào Chế, Đại Học Dược Hà<br />
<br />
Địa chỉ Liên hệ: TS. Nguyễn Thiện Hải<br />
<br />
Email: thienhai2002@yahoo.com<br />
<br />
ĐT: 0905352679<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, đau<br />
thắt ngực là những bệnh chiếm tỉ lệ cao và là<br />
nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay.<br />
Đối với cao huyết áp, bệnh thường là mãn tính,<br />
nên ngoài thực hiện một chế độ sinh hoạt, làm<br />
việc điều độ, dinh dưỡng hợp lý, việc dùng<br />
thuốc cũng cần phải được tuân thủ nghiêm ngặt<br />
theo chế độ trị liệu, đòi hỏi dùng thuốc nhiều<br />
lần trong ngày, dùng trong thời gian dài.<br />
Metoprolol là thuốc điều trị khá hiệu quả các<br />
bệnh cao huyết áp, đau thắt ngực và suy tim,<br />
thuộc nhóm ức chế chọn lọc thụ thể β1. Nhược<br />
điểm của metoprolol là thời gian bán thải ngắn<br />
(3-7 giờ) và sinh khả dụng khoảng 50% nên<br />
hiệu quả trị liệu không ổn định, dùng thuốc<br />
nhiều lần trong ngày. Nghiên cứu dạng thuốc<br />
phóng thích kéo dài (PTKD) sẽ giúp khắc phục<br />
những nhược điểm này. Trong số các dạng bào<br />
chế PTKD hiện nay thì dạng pellet PTKD ngoài<br />
ưu điểm của pellet như phân bố đồng đề trong<br />
đường tiêu hóa, không bị lưu giữ quá lâu trong<br />
dạ dày còn có ưu điểm của dạng PTKD, đặc biệt<br />
với cấu trúc màng bao hạn chế được hiện tượng<br />
“dose-dumping’’, cho tốc độ phóng thích hoạt<br />
chất thường theo động học bậc 0, giúp ổn định<br />
được nồng độ của thuốc trong huyết tương và có<br />
thể kiểm soát được tác dụng trị liệu trong nhiều<br />
giờ.<br />
Mục tiêu của nghiên cứu này ngoài việc tạo<br />
ra dạng bào chế mới pellet PTKD chứa<br />
metoprolol succinat dùng để phòng ngừa và<br />
điều trị bệnh cao huyết áp còn góp thêm những<br />
kinh nghiệm trong việc nghiên cứu các chế<br />
phẩm PTKD tại Việt Nam, bổ sung thêm các<br />
dạng bào chế mới cho thuốc sản xuất trong<br />
nước.<br />
<br />
MỤC TIÊU- ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Mục tiêu<br />
Đề tài thực hiện nhằm xây dựng công thức<br />
và quy trình bào chế viên nang chứa pellet<br />
metoprolol succinat phóng thích kéo dài 47,5 mg<br />
<br />
có độ giải phóng hoạt chất đạt yêu cầu USP<br />
XXX.<br />
<br />
Đối tượng<br />
Nguyên vật liệu<br />
Metoprolol succinat (Ph.Eur–Polpharma<br />
(Poland)), microcrystal cellulose (Avicel PH<br />
101- FMC Biopolymer–USA), eudragit RL 100<br />
và eudragit RS 100 (Rohm Pharma-Germany),<br />
Triethyl citrate (Hydagen CAT–Cognis GmbHGermany), Dibutyl sebacate (Kanto-Japan),<br />
ethyl cellulose (EC45 – Dow chemical – USA).<br />
Các dung môi và hoá chất cần thiết khác đạt<br />
tiêu chuẩn nhà sản xuất.<br />
Trang thiết bị<br />
Máy trộn chữ Z (Erweka Type LK5 Germany), máy ép đùn (Extruder 20 – Caleva England), máy tạo cầu pellet (Spheronizer 250 Caleva - England), máy đo độ hoà tan<br />
(Pharmatest - Germany), máy quang phổ UV1601 PC SHIMADZU (Japan), hệ thống bao trên<br />
nồi bao cổ điển, máy đo mài mòn (Erweka TYPE<br />
TAP - Germany), máy xác định độ ẩm (Kern Germany), máy đo khối lượng riêng biểu kiến<br />
(Erweka SVM 102 - Germany), máy đo độ chảy<br />
cốm (ERWEKA Type GT- L Germany).<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Bào chế pellet chứa metoprolol succinat<br />
Nghiên cứu xây dựng công thức và qui trình<br />
bào chế pellet chứa metoprolol succinat bằng<br />
phương pháp ép đùn và tạo cầu. Khảo sát thành<br />
phần công thức cũng như các thông số cần thiết<br />
cho qui trình bào chế pellet bằng phương pháp<br />
ép đùn - tạo cầu và đánh giá chất lượng pellet<br />
tạo thành.<br />
Bao phim pellet metoprolol succinate tạo<br />
pellet PTKD<br />
Khảo sát thành phần dịch bao polyme có vai<br />
trò kiểm soát tốc độ giải phóng hoạt chất<br />
(GPHC), các thông số kỹ thuật cho qui trình bao<br />
trên hệ thống nồi bao đường truyền thống,<br />
nhằm tạo pellet PTKD có độ GPHC đạt yêu cầu<br />
USP XXX.<br />
<br />
Thử nghiệm độ giải phóng hoạt chất<br />
(GPHC). Thử nghiệm độ GPHC đư ợc thực<br />
hiện theo chuyên luận viên metoprolol<br />
succinat PTKD (USP XXX). Viên thử trong 500<br />
ml môi trư ờng đệm phosphat pH 6,8; dùng<br />
cánh khuấy, tốc độ 50 vòng/phút. Tiêu chuẩn<br />
về độ GPHC đư ợc trình bày trong bảng 1.<br />
Bảng 1. Tiêu chuẩn đánh giá tốc độ phóng thích<br />
Metoprolol succinate theo USP XXX<br />
Thời gian (giờ)<br />
<br />
(%) hoạt chất phóng thích<br />
<br />
1<br />
4<br />
8<br />
20<br />
<br />
< 25%<br />
Từ 20 % đến 40 %<br />
Từ 40 % đến 60 %<br />
Không ít hơn 80 %<br />
<br />
Định lượng metoprolol succinat. Lượng<br />
metoprolol succinat trong pellet và trong môi<br />
trường phóng thích hoạt chất được xác định<br />
bằng phương pháp đo phổ UV ở bước sóng 274<br />
nm.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Bàochế pellet chứa metoprolol succinat<br />
Thành phần công thức – ảnh hưởng của tỉ lệ<br />
dược chất và tá dược trong điều chế pellet.<br />
<br />
cầu cho pellet.Tá dược độn hay dùng là lactose,<br />
tinh bột và cellulose vi tinh thể (avicel). Chúng<br />
có thể dùng đơn độc hay phối hợp với các tỉ lệ<br />
khác nhau. Tuy nhiên về lý thuyết, lactose và<br />
tinh bột có ảnh hư ởng đến bề mặt của pellet<br />
gây dễ vỡ và khó tạo cầu (2, 4, 5, 6).<br />
Kết quả khảo sát sơ bộ bằng thực nghiệm<br />
cho thấy dùng đơn độc aviel PH 101 làm tá<br />
dư ợc độn cho khả năng tạo cầu rất tốt và dễ<br />
dàng cho pellet nên đư ợc chọn để nghiên cứu<br />
xây dựng công thức CT 1- CT 4.<br />
Qui trình bào chế pellet metoprolol succinat<br />
bằng phương pháp ép đùn và tạo cầu.<br />
Metoprolol succinat được trộn với tá dược<br />
độn là avicel PH 101, sau đó trộn ướt với tá dược<br />
dính là dung dịch PVP K30 trong thiết bị trộn<br />
chữ Z (Erweka Type LK5) trong 10 phút. Thời<br />
gian ủ ẩm là 2 giờ. Khối bột ướt sau đó được ép<br />
đùn và vo tạo hạt cầu vơi các thông số ép đùn ở<br />
tốc độ 22 vòng/ phút, vo hạt tạo cầu tốc độ 750<br />
vòng/ phút trong thời gian 10 phút. Pellet thu<br />
được sẽ được sấy trong tủ sấy 50°C trong 8 giờ.<br />
Pellet tạo thành sẽ được đánh giá qua các tính<br />
chất: cảm quan, độ ẩm, độ mài mòn, độ chảy và<br />
hiệu suất tạo hạt (0,6-1,2 mm).<br />
<br />
Thành phần chủ yếu của một pellet gồm<br />
dược chất, tá dược độn, tá dược dính. Tá dược<br />
độn đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo<br />
Bảng 2. Các công thức khảo sát và thông số tạo pellet chứa metoprolol bằng phương pháp đùn và tạo cầu<br />
Thành phần<br />
<br />
Khảo sát công thức<br />
<br />
Tính chất pellet<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
CT1<br />
<br />
CT2<br />
<br />
CT3<br />
<br />
CT4<br />
<br />
Metoprolol succinat<br />
Avicel PH 101<br />
PVP K30<br />
Dung môi (1)<br />
Tổng cộng<br />
<br />
7,5<br />
86,5 - 88,5<br />
2-4<br />
vđ<br />
100<br />
<br />
10<br />
84 - 86<br />
2-4<br />
vđ<br />
100<br />
<br />
12,5<br />
81,5 - 83,5<br />
2-4<br />
vđ<br />
100<br />
<br />
15<br />
79 - 81<br />
2–4<br />
vđ<br />
100<br />
<br />
P (%) (0,6 – 1,2 mm) (2)<br />
<br />
98,8<br />
<br />
99,25<br />
<br />
99,06<br />
<br />
73,75<br />
<br />
Mức độ cầu<br />
<br />
++<br />
<br />
+++<br />
<br />
+++<br />
<br />
+++<br />
<br />
Khối lượng riêng (g/ml)<br />
<br />
-<br />
<br />
0,76<br />
<br />
0,72<br />
<br />
-<br />
<br />
Các thông số thiết bị ép đùn – tạo cầu<br />
Ép đùn (Extruder 20-Caleva)<br />
<br />
Tốc độ máy<br />
Thời gian<br />
<br />
22 vòng/phút<br />
Ép liên tục<br />
<br />
Vo tạo hạt cầu<br />
(Spheronizer 250–Caleva)<br />
<br />
Tốc độ máy<br />
Thời gian<br />
<br />
750 vòng/ phút<br />
10 phút / lô 250 gam cốm ướt<br />
<br />
(1)<br />
<br />
Dung môi: cồn – nước, tỷ lệ (1 : 0), (0,75 : 0,25), (0,5 : 0,5), (0,25 : 0,75), (0 : 1)<br />
<br />
(2)<br />
<br />
Hiệu suất tạo cầu vi hạt có kích thước 0,6 – 1,2 mm<br />
<br />
Microcrystal cellulose là tá dược dùng để tạo<br />
pellet phổ biến hiện nay do tính chất đa năng<br />
của nó đặt biệt là tính chất dễ tạo cầu. Tỉ lệ thiết<br />
kế giữa dược chất và tá dược phải phù hợp<br />
ngoài việc tạo cho vi hạt có hình cầu còn tránh<br />
sai số hàm lượng do đóng nang. Nếu tỉ lệ giữa<br />
dược chất và tá dược cao sai số khi đóng nang sẽ<br />
dẩn đến thay đổi lớn về mặt hàm lượng và<br />
đồng đều hàm lượng viên, ngược lại nếu tỉ lệ<br />
giữa dược chất và tá dược thấp sẽ khó đóng<br />
nang đủ hàm lượng. Thường thì tỉ lệ này<br />
không quá 15% và còn tuỳ thuộc vào hàm<br />
lượng trị liệu của dược chất. Do đó trong<br />
thành phần các công thức nghiên cứu tỉ lệ<br />
khảo sát từ 7,5 – 15%. Tá dược dính PVP được<br />
dùng khảo sát trong công thức điều chế pellet<br />
nhằm tăng độ dính, kết tụ, làm cho hạt chắc,<br />
dễ tạo cầu cho vi hạt. Tỉ lệ tối ưu thường từ 2 –<br />
4%. Trong thiết kế này, 2 tỉ lệ PVP 2% và 4%<br />
được khảo sát. Bên cạnh đó dung môi đóng vai<br />
trò quan trọng trong sự kết tụ, tạo khối ẩm, ép<br />
đùn và làm tròn hạt. Sự bay hơi dung môi quá<br />
nhanh dẫn đến không tạo hạt. Dung môi nhiều<br />
dẫn đến sự kết dính, hạt không đều. Cồn nước được sử dụng làm môi tạo hạt với nhiều<br />
tỉ lệ khác nhau nhằm đánh giá hiệu suất tạo vi<br />
hạt, tính chất cầu của vi hạt.<br />
Qua sàng lọc, các công thức khảo sát với<br />
PVP tỉ lệ 2%, đều có khả năng tạo hạt, tuy nhiên<br />
độ chắc của hạt kém, mức độ cầu ít, hiệu suất<br />
thấp so với các công thức sử dụng PVP với tỷ lệ<br />
4%. Dung môi nước cho kết quả tốt hơn so với<br />
hỗn hợp cồn nước.<br />
Kết quả thực nghiệm về các tính chất kỹ<br />
thuật như hiệu suất tạo hạt, mức độ cầu và tỉ<br />
trọng của các lô pellet (CT 1 - CT 4) điều chế với<br />
tá dược dính PVP tỷ lệ 4%, dung môi nước được<br />
trình bày trong bảng 2.<br />
Kết quả thực nghiệm từ bảng 2 cho thấy CT<br />
1 có hiệu suất tạo pellet cao nhưng pellet thiếu<br />
độ cầu, trong khi CT 4 cho pellet có độ cầu cao,<br />
bề mặt hạt nhẵn nhưng các hạt có xu hướng<br />
dính nhau và có kích thước lớn nhỏ không đồng<br />
đều. CT 2 và CT 3 đều đạt về chỉ tiêu hiệu suất<br />
<br />
tạo hạt, độ đồng đều và độ cầu, nhưng CT 3<br />
được lựa chọn để nâng cấp cỡ lô do có hàm<br />
lượng Metoprolol cao thích hợp hơn để đóng<br />
nang số 0. Kết quả tính chất pellet metoprolol<br />
nâng cấp cỡ lô từ CT 3 được trình bày trong<br />
bảng 3.<br />
Bảng 3. Tính chất pellet metoprolol (CT 3) điều<br />
chế nâng cỡ lô theo qui trình đã khảo sát<br />
Tính chất (CT 3)<br />
<br />
Kết quả<br />
<br />
Cảm quan (mắt thường hoặc<br />
soi kính lúp)<br />
<br />
Hạt cầu, gần như<br />
cầu, đều<br />
<br />
Hiệu suất tạo hạt (P %)<br />
P (1,2 mm)<br />
<br />
0,07<br />
33,3<br />
65,76<br />
0,87<br />
<br />
Độ ẩm (%)<br />
<br />
(n =<br />
<br />
4,23 ± 0,15<br />
<br />
(n =<br />
<br />
0,19 ± 0,001<br />
<br />
3)<br />
Độ mài mòn (%)<br />
3)<br />
<br />
Tỷ trọng biểu kiến (g/ml) (n =<br />
3)<br />
Tốc độ chảy (g/s)<br />
<br />
0,7201 ± 0,0079<br />
<br />
(n = 3)<br />
<br />
12,15 ± 0,056<br />
<br />
Hàm lượng metoprolol succinat<br />
(%) (n = 3)<br />
<br />
12, 44 ± 1, 09<br />
<br />
Kết quả từ bảng 3 cho thấy pellet metoprolol<br />
đạt yếu cầu nên tiếp tục thử nghiệm bằng cách<br />
bao pellet này với các polymer thích hợp nhằm<br />
tạo pellet PTKD chứa metoprolol succinat.<br />
<br />
Bao phim pellet metoprolol succinate tạo<br />
pellet metoprolol PTKD<br />
Thiết kế công thức dịch bao phim và lựa<br />
chọn các thông số của quá trình bao phim<br />
Các polymer thuộc nhóm polymethacrylat<br />
(eudragit RS/RL 100) và ethyl cellulose (EC) do<br />
không bị ảnh hưởng bởi pH đường tiêu hoá nên<br />
thường được sử dụng để bao pellet nhằm tạo<br />
pellet PTKD (1, 3, 8). Các polyme khảo sát để bao<br />
phim pellet metoprolol PTKD với tỷ lệ lớp bao<br />
từ 10 - 20% (theo như lý thuyết về tỉ lệ lớp bao<br />
PTKD đối với các polyme này).<br />
Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành<br />
bao pellet metoprolol với các polyme trên theo 3<br />
tỷ lệ lớp bao 10, 15 và 20%. Pellet metoprolol sau<br />
khi bao được tiến hành đánh giá tỷ lệ lớp bao<br />
thật thông qua xác định hàm lượng hoạt chất<br />
<br />
trong pellet từ đó tiến hành đánh giá khả năng<br />
GPHC theo tiêu chuẩn USP XXX (7) để chọn lựa<br />
polyme và tỉ lệ lớp bao phù hợp cho điều chế<br />
pellet metoprolol PTKD.<br />
<br />
trình bao trên nồi bao đường được trình bày<br />
trong bảng 4<br />
<br />
Công thức dịch bao và các thông số của qui<br />
Bảng 4. Công thức dịch bao tổng quát và các thông số qui trình bao trên nồi bao đường cải tiến<br />
Công thức dịch bao (%)<br />
Polyme (*)<br />
Chất hoá dẻo<br />
Talc<br />
Magie stearat<br />
Ethanol 950<br />
<br />
7<br />
1,05(**)<br />
3,5<br />
3,5<br />
84,95<br />
<br />
Thông số bao với eudragit<br />
Khối lượng pellet<br />
Tốc độ nồi<br />
Nhiệt độ khối viên<br />
Áp suất phun<br />
Tốc độ phun<br />
<br />
Thông số bao với ethyl cellulose<br />
<br />
70 – 100 g<br />
20 – 25 v/ph<br />
30 – 350C<br />
1 – 1,2 bar<br />
10-25g dịch<br />
bao/giờ<br />
<br />
Khối lượng pellet<br />
Tốc độ nồi<br />
Nhiệt độ khối viên<br />
Áp suất phun<br />
Tốc độ phun<br />
<br />
70 – 100 g<br />
20 – 25 v/ph<br />
38 – 420C<br />
1 – 1,2 bar<br />
10-15g dịch<br />
bao/giờ<br />
<br />
(*) : Polyme: nhóm polymethacrylat (eudragit RS/RL 100) và ethyl cellulose (EC 45)<br />
(**):Chất hóa dẻo Dibutyl sebacate (DBS) và Triethyl citrate (TEC) sử dụng với tỷ lệ 15% so với<br />
lư ợng polyme bao phim<br />
Chất chống dính là talc và magie stearat.<br />
Kết quả thử độ GPHC của viên nang chứa<br />
Kết quả thử độ GPHC cho thấy những công<br />
thức dịch bao với chất hóa dẻo TEC không thể<br />
pellet metoprolol succinat PTKD 47,5 mg<br />
kiểm soát độ GPHC đạt tiêu chuẩn USP XXX, tốc<br />
Với dịch bao là polyme nhóm polymetacrylat<br />
độ phóng thích nhanh hơn nhiều so với tiêu<br />
(eudragit RL/RS 100)<br />
chuẩn điều này có thể là do TEC tan trong nước<br />
Eudragit RL 100 và RS 100 là những<br />
tạo những lỗ trên màng bao, giúp hoạt chất<br />
polyme không bị ảnh hư ởng bởi pH đư ờng<br />
khuếch tán ra nhanh hơn. Do đó chất hóa dẻo<br />
tiêu hoá, thư ờng dùng để bao phim nhằm tạo<br />
DBS (không tan trong nước) được sử dụng phối<br />
tác động PTKD. Tính thấm của eudragit RL<br />
hợp chung với polyme bao phim và nhóm<br />
100 cao hơn RS 100. Chúng có thể sử dụng đơn<br />
nghiên cứu đã tìm ra công thức dịch bao phù<br />
độc hoặc phối hợp với các tỷ lệ thích hợp<br />
hợp, có khả năng kiểm soát tốc độ GPHC của<br />
nhằm cải thiện khả năng GPHC của thuốc.<br />
pellet metoprolol trong 20 giờ. Tốc độ GPHC<br />
Trong nghiên cứu này, eudragit RS 100 và<br />
càng chậm khi tăng dần tỷ lệ của Eudragit RS<br />
eudragit RL 100 được phối hợp sử dụng trong<br />
100. Một số kết quả thực nghiệm đư ợc trình<br />
công thức dịch bao với các tỷ lệ (50:50), (80:20),<br />
bày<br />
trong bảng 5 và bảng 6.<br />
(90:10), (95:5) và (100:0)<br />
Bảng 5. Kết quả thử độ GPHC của pellet metoprolol bao với công thức dịch bao Eudragit RS 100: RL 100<br />
với tỉ lệ (80: 20) và (90: 10), chất hóa dẻo là DBS với tỉ lệ lớp bao 10, 15 và 20%<br />
Thời gian<br />
(giờ)<br />
<br />
1<br />
2<br />
4<br />
8<br />
10<br />
20<br />
<br />
Phần trăm phóng thích hoạt chất (%) (n = 3)<br />
RS: RL = 80:20<br />
<br />
RS: RL = 90:10<br />
<br />
Tỷ lệ lớp bao thực tế<br />
<br />
Tỷ lệ lớp bao thực tế<br />
<br />
USP XXX<br />
(%)<br />
<br />
11%<br />
<br />
16%<br />
<br />
19%<br />
<br />
9,4%<br />
<br />
15,8%<br />
<br />
17%<br />
<br />
36,46<br />
85,36<br />
101,45<br />
<br />
10,12<br />
42,21<br />
74,44<br />
102,84<br />
<br />
4,5<br />
24,51<br />
58,58<br />
87,72<br />
<br />
47,7<br />
79,06<br />
96,39<br />
103,99<br />
105,17<br />
<br />
8,44<br />
36,58<br />
68,81<br />
91,73<br />
95,55<br />
<br />
0,38<br />
13,74<br />
44,00<br />
74,62<br />
81,14<br />
<br />
Kết quả thử độ GPHC cho thấy tỷ lệ RS 100<br />
càng cao độ GPHC càng chậm và kéo dài. Mặc<br />
<br />
< 25<br />
20 – 40<br />
40 - 60<br />
> 80<br />
<br />
dù độ GPHC chưa đạt yêu cầu theo USP XXX<br />
nhưng hoàn toàn có triển vọng điều chế được<br />
<br />