Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI GIẢI PHẪU CỦA HỆ THỐNG ĐỘNG MẠCH<br />
MŨ ĐÙI NGOÀI TRÊN NGƯỜI VIỆT NAM<br />
Trần Đăng Khoa*, Trần Thiết Sơn*, Phạm Đăng Diệu*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Mô tả và định danh các dạng thay đổi giải phẫu của động mạch mũ đùi ngoài trên xác người<br />
Việt Nam.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang bằng việc phẫu tích 60 tiêu bản đùi của 30 xác<br />
gồm 17 xác nam và 13 xác nữ.<br />
Kết quả: Động mạch mũ đùi ngoài có thân chung giữa nhánh lên và nhánh xuống (nhánh ngang có thể là<br />
phân nhánh của nhánh lên hay chung gốc) có nguồn gốc từ động mạch đùi sâu 73,3% và động mạch đùi 3,4%,<br />
khi ĐM MĐN không có thân chung, thì nhánh lên hay nhánh xuống tách từ động mạch đùi sâu vẫn chiếm ưu<br />
thế. Động mạch MĐN cho 1 nhánh xuống chiếm 76,7% với 8 kiểu chia nhánh và hai nhánh xuống là 23,3% với<br />
5 kiểu chia nhánh. Cách định danh các nhánh của động mạch mũ đùi ngoài của chúng tôi có ưu điểm hình dung<br />
được kiểu phân chia nhánh, tạo ra sự thống nhất, áp dụng cho những kiểu phân chia mới và mở rộng.<br />
Bàn luận: Cách phân chia của chúng tôi đề xuất với 13 kiểu nhiều hơn các tác giả trên thế giới và cách gọi<br />
tên các kiều tương đối phức tạp nhưng tạo ra sự thống nhất và mở rộng sau này.<br />
Kết luận: Động mạch mũ đùi ngoài có sự xuất phát và chia nhánh phức tạp hơn sự mô tả của y văn nên<br />
việc định dạng và định danh là cần thiết cho áp dụng trên lâm sàng.<br />
Từ khóa: động mạch mũ đùi ngoài, nhánh lên, nhánh ngang, nhánh xuống ngoài, nhánh xuống trong.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
RESEARCH ON ANATOMIC VARIANTS OF THE LATERAL CIRCUMFLEX FEMORAL ARTERY OF<br />
VIETNAMESE CORPSE<br />
Tran Dang Khoa, Tran Thiet Son, Pham Dang Dien<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 47 - 57<br />
Objectives: Describe and identify the types of anatomic variants of the lateral circumflex femoral artery.<br />
Subjects and methodology: Crossectional description by the 60 dissections of the femoral specimens<br />
(includes 17 men and 13 women).<br />
Results: The lateral circumflex femoral artery has a common trunk between ascending branch and<br />
descending branch (transverse branch may be a division of ascending branch or branch to the common root) is<br />
derived from the profunda femoral artery 73.3% and the femoral artery 3.4%, when the lateral circumflex femoral<br />
artery has no common trunk, ascending or descending branch separated from the profunda femoral artery is<br />
dominant. The lateral circumflex femoral artery give out a descending branch to account for 76.7% with eight<br />
types of branches and two descending branches are 23.3% with five types of branches. Our identification of the<br />
branches of the lateral circumflex femoral artery has the advantage that people can be imaginable the type of<br />
dividing branches, creating a unified model, applicable to the new division and expansion later.<br />
Discussion: Our division proposed 13 types with more than authors in the world and to nominate the<br />
branch relatively complex but create unity and expand later.<br />
* Bộ môn Giải Phẫu - ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch<br />
Tác giả liên lạc: BS. Trần Đăng Khoa<br />
ĐT: 0934.230.000<br />
<br />
48<br />
<br />
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Conclusion: The lateral circumflex femoral artery has origin and give out branches with the more complex of<br />
the medical literature to describe the format and identified as necessary for clinical application.<br />
Key words: lateral circumflex femoral artery, ascending branch, tranverse branch, lateral descending<br />
branch, medial descending branch.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Các nhà giải phẫu học kinh điển từ trước<br />
đến nay đều mô tả động mạch mũ đùi ngoài<br />
(ĐMMĐN) có một thân chung tách ra từ động<br />
mạch đùi sâu (ĐMĐS)(3,5,6,7) từ đó tách ra nhánh<br />
lên, nhánh ngang và nhánh xuống cấp máu cho<br />
vùng đùi trước ngoài. Nhánh lên là nhánh có<br />
hướng đi về phía gai chậu trước trên, đường<br />
kính lớn, cấp máu cho cơ thẳng đùi, các cơ rộng<br />
và cho các nhánh xuyên cơ căng mạc đùi (cơ sở<br />
vạt da cơ căng mạc đùi). Nhánh ngang là nhánh<br />
nhỏ nhất cấp máu cho cơ rộng trong thẳng đùi<br />
và nhánh xuống là nhánh dài, chạy xuống từ<br />
trong ra ngoài đi giữa các cơ rộng và cơ thẳng<br />
đùi, cho các loại nhánh xuyên phong phú cấp<br />
máu cho vùng đùi trước ngoài (cơ sở vạt đùi<br />
trước ngoài). Thế nhưng khi nghiên cứu về<br />
động mạch mũ đùi ngoài trên lâm sàng, các<br />
phẫu thuật viên trên thế giới đều có một nhận<br />
xét chung là hệ thống động mạch này rất phức<br />
tạp và có nhiều dạng thay đổi giải phẫu. Sự biến<br />
đổi về mặt giải phẫu dẫn tới sự khó khăn trong<br />
việc định danh các thành phần của hệ thống<br />
ĐMMĐN, từ đó nảy sinh hai vấn đề: cách phân<br />
loại không thống nhất và đặc điểm các thành<br />
phần của ĐMMĐN khó có thể so sánh giữa các<br />
nghiên cứu với nhau. Hiện nay, chúng tôi chưa<br />
tìm thấy một nghiên cứu nào trong nước đề cập<br />
tới hệ thống ĐMMĐN nói chung, cách định<br />
danh các thành phần của hệ thống này nói<br />
riêng. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu<br />
này nhằm tìm hiểu các dạng thay đổi giải phẫu<br />
dựa trên nêu ra nguyên tắc định danh mới nhằm<br />
góp phần cung cấp các thông tin cần thiết cho<br />
các phẫu thuật viên quan tâm đến động mạch<br />
mũ đùi ngoài. Với mục tiêu nghiên cứu:<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
<br />
- Mô tả các dạng thay đổi của hệ thống động<br />
mạch mũ đùi ngoài.<br />
- Đề xuất nguyên tắc định danh các nhánh<br />
của động mạch mũ đùi ngoài.<br />
<br />
Mô tả cắt ngang.<br />
<br />
Cỡ mẫu<br />
30 xác, không phân biệt nam nữ.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu và kiểu chọn mẫu<br />
Chọn thuận tiện các xác có trong phòng<br />
lưu trữ xác tại Bộ môn Giải phẫu trường Đại<br />
học y khoa Phạm Ngọc Thạch sao cho thỏa<br />
tiêu chuẩn nhận:<br />
- Xác người Việt Nam, trưởng thành trên<br />
18 tuổi.<br />
- Còn nguyên vẹn cả 2 đùi phải trái.<br />
- Không biến dạng, u bướu hay bất thường<br />
về giải phẫu vùng đùi, không có phẫu thuật và<br />
vết thương trước đó.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại<br />
Mẫu có các cấu trúc bị hư trong quá trính<br />
phẫu tích ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.<br />
<br />
Chỉ số cần thu thập<br />
- Nguyên ủy của động mạch mũ đùi ngoài,<br />
các nhánh lên, nhánh ngang, nhánh xuống<br />
ngoài, nhánh xuống trong.<br />
- Các dạng thay đổi về thân chung, cách định<br />
danh.<br />
<br />
Cách tiến hành<br />
Xác được cố định trong dung dịch formalin.<br />
Chọn xác thỏa tiêu chuẩn nhận.<br />
Tiến hành phẫu tích:<br />
- Đường vẽ và rạch da: dùng xanh<br />
methylene và thước dây vẽ 1 đường thẳng nối<br />
gai chậu trước trên đến điểm giữa bờ ngoài<br />
xương bánh chè (gọi là “Đường chuẩn”).<br />
- Xây dựng hệ trục tọa độ Oxy trên bề mặt<br />
da vùng đùi trước ngoài với gốc tọa độ O tại<br />
<br />
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011<br />
<br />
49<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
gai chậu trước trên; trục Y là đường thẳng nối<br />
từ gai chậu trước trên đến điểm giữa bờ ngoài<br />
xương bánh chè, hướng dương của trục Y<br />
hướng xuống bàn chân; trục X vẽ vuông góc<br />
với trục Y tại gai chậu trước trên, hướng<br />
dương của trục X hướng ra ngoài.<br />
<br />
La Mã, được dùng chia các kiểu phân nhánh<br />
thành các nhóm lớn.<br />
<br />
- Lấy điểm giữa đoạn chuẩn làm tâm, vẽ một<br />
vòng tròn có bán kính là 3cm.<br />
<br />
- II: không có thân động mạch mũ đùi ngoài,<br />
các nhánh của ĐMMĐN tách từ những thân<br />
động mạch khác.<br />
<br />
- Dùng dao rạch da dọc theo giữa cơ may<br />
(phân chia vùng đùi trước ngoài và vùng đùi<br />
trước trong). Bóc tách từ da vào đến cơ.<br />
- Bóc tách dọc theo bờ trong cơ may để<br />
vào tam giác đùi, tìm động mạch đùi, động<br />
mạch đùi sâu, động mạch mũ đùi ngoài và<br />
thấn kinh đùi. Sau đó bóc tách dần từ gốc của<br />
động mạch mũ đùi ngoài để tìm các phân<br />
nhánh ngang và phân nhánh lên, phân nhánh<br />
xuống của động mạch này. Ghi nhận sự hiện<br />
diện các phân nhánh, thân chung và các dạng<br />
thay đổi vào bảng thu thập số liệu.<br />
<br />
Nguyên tắc qui ước và cách định danh các<br />
thành phần của hệ thống ĐMMĐN<br />
Chúng tôi nhận thấy rằng với sự đa dạng<br />
trong cách phân chia nhánh của ĐMMĐN, và<br />
chưa có một kiểu chia nhóm nào trên thế giới<br />
có thể khái quát hết được. Do đó, chúng tôi đề<br />
nghị một cách định danh có thể giúp hình<br />
dung và phân loại sự chia nhánh này một<br />
cách rõ ràng hơn. Cách gọi tên của chúng tôi<br />
dựa trên các yếu tố:<br />
(1) sự hiện diện của thân động mạch mũ đùi<br />
ngoài và các nhánh lên-ngang-xuống,<br />
(2) sự liên quan giữa các nhánh với nhau của<br />
động mạch mũ đùi ngoài,<br />
(3) nguyên ủy các nhánh của động mạch mũ<br />
đùi ngoài.<br />
<br />
Các quy ước để gọi tên<br />
(1) Sự hiện diện của thân động mạch mũ<br />
đùi ngoài cùng các nhánh, kí hiệu bằng chữ số<br />
<br />
- I: các nhánh lên - ngang - xuống chỉ có<br />
nguồn gốc từ thân ĐMMĐN, nhóm này tương<br />
đương cách gọi qui ước trước đây của<br />
ĐMMĐN.<br />
<br />
- III: các nhánh có nguồn gốc từ thân động<br />
mạch mũ đùi ngoài, ngoài ra có thêm những<br />
nhánh tách từ các động mạch khác.<br />
(2) Sự liên quan giữa nhánh lên và nhánh<br />
xuống được kí hiệu bằng chữ cái viết thường:<br />
- c: tách chung tại một gốc của một thân<br />
động mạch.<br />
- a: tách độc lập trên cùng một thân động<br />
mạch (ĐMĐ hoặc ĐMĐS) với thứ tự nhánh lên<br />
trước, nhánh xuống sau.<br />
- α: tách độc lập trên cùng một thân động<br />
mạch (ĐMĐ hoặc ĐMĐS) với thứ tự nhánh<br />
xuống trước, nhánh lên sau.<br />
- b: tách độc lập trên hai thân động mạch<br />
khác nhau (ĐMĐ và ĐMĐS), với thứ tự nhánh<br />
lên từ ĐMĐ và nhánh xuống từ ĐMĐS.<br />
- β: tách độc lập trên hai thân động mạch<br />
khác nhau (ĐMĐ và ĐMĐS), với thứ tự nhánh<br />
lên từ ĐMĐS và nhánh xuống từ ĐMĐ.<br />
(3) Sự liên quan giữa nhánh ngang với các<br />
nhánh lên và nhánh xuống:<br />
- 1: nhánh ngang tách chung gốc với<br />
nhánh lên và nhánh xuống.<br />
- 2: nhánh ngang là phân nhánh của nhánh<br />
lên.<br />
- 3: nhánh ngang là phân nhánh của nhánh<br />
xuống.<br />
- 4: nhánh ngang tách độc lập với nhánh lên<br />
và nhánh xuống từ cùng một thân mạch.<br />
(4) Nguyên ủy của động mạch mũ đùi ngoài<br />
hoặc của các nhánh được kí hiệu bằng chữ cái<br />
mô phỏng tên của động mạch tách ra nhánh đó:<br />
- Đ: động mạch đùi<br />
<br />
50<br />
<br />
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
+ Đt: nhánh động mạch xuất phát từ động<br />
mạch đùi ở vị trí trước động mạch đùi sâu.<br />
<br />
+ Ms: xuất phát sau trên động mạch mũ đùi<br />
ngoài.<br />
<br />
+ Đs: nhánh động mạch xuất phát từ động<br />
mạch đùi ở vị trí sau động mạch đùi sâu.<br />
<br />
+ Mg: xuất phát giữa nhánh lên và nhánh<br />
xuống trong trường hợp nhánh lên-xuống tách<br />
độc lập trên động mạch mũ đùi ngoài.<br />
<br />
+ Đg: nhánh động mạch xuất phát giữa nhánh<br />
lên và nhánh xuống trong trường hợp nhánh lênxuống tách độc lập trên động mạch đùi.<br />
- S: động mạch đùi sâu.<br />
+ Sc: xuất phát cùng chỗ trên động mạch<br />
đùi sâu.<br />
+ St: xuất phát trước động mạch mũ đùi<br />
ngoài hoặc nhánh lên (trường hợp không có<br />
thân động mạch mũ đùi ngoài) từ động mạch<br />
đùi sâu.<br />
+ Ss: xuất phát sau động mạch mũ đùi ngoài<br />
hoặc nhánh lên (trường hợp không có thân<br />
động mạch mũ đùi ngoài) từ động mạch đùi<br />
sâu.<br />
+ Sg: xuất phát giữa nhánh lên và nhánh<br />
xuống trong trường hợp nhánh lên-xuống tách<br />
độc lập trên động mạch đùi sâu.<br />
- M: động mạch mũ đùi ngoài.<br />
+ Mc: xuất phát cùng gốc trên động mạch<br />
mũ đùi ngoài.<br />
+ Mt: xuất phát trước trên động mạch mũ<br />
đùi ngoài.<br />
Chọn nhánh xuống làm mốc<br />
<br />
(5) Trường hợp có hai hoặc nhiều nhánh<br />
xuống:<br />
- Nếu đã có một nhánh xuống xuất phát<br />
chung gốc từ một thân mạch với nhánh lên:<br />
+ Các nhánh xuống còn lại cũng từ thân<br />
mạch đó: lấy nhánh xuống chung gốc với nhánh<br />
lên làm chuẩn; ghi nguyên ủy của các nhánh<br />
xuống còn lại so với nhánh xuống làm mốc này<br />
theo thứ tự từ trong ra ngoài, trên xuống dưới.<br />
+ Các nhánh xuống xuất phát từ thân mạch<br />
khác: ghi lại nguyên ủy của các nhánh xuống<br />
còn lại so với nhánh xuống làm mốc này theo<br />
thứ tự từ trong ra ngoài, trên xuống dưới, từ<br />
động mạch đùi đến động mạch đùi sâu.<br />
- Nếu các nhánh đều xuất phát độc lập với<br />
nhánh lên:<br />
+ Chọn nhánh xuống làm mốc lần lượt theo<br />
các tiêu chuẩn: nguyên ủy gần nhánh lên nhất,<br />
đường kính lớn nhất, đường đi dài nhất.<br />
+ Các nhánh xuống còn lại cũng ghi nhận<br />
nguyên ủy tương tự so với nhánh lên và nhánh<br />
xuống mốc.<br />
<br />
Nguyên ủy nhánh xuống làm mốc<br />
<br />
Nhánh xuống cùng trên thân<br />
ĐMMĐN<br />
<br />
Nhánh xuống từ ĐMĐ<br />
<br />
Ghi nguyên ủy theo thứ tự<br />
- trong ra ngoài<br />
- trên xuống dưới<br />
<br />
Nhánh xuống từ ĐMĐS<br />
<br />
Sơ đồ 1: Trình tự gọi tên nhiều nhánh xuống<br />
- Quy tắc gọi tên:<br />
<br />
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011<br />
<br />
51<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Nhóm<br />
<br />
Sự liên quan giữa<br />
nhánh lên và<br />
nhánh xuống<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
Sự liên quan giữa<br />
nhánh ngang với<br />
nhánh lên và nhánh<br />
xuống<br />
<br />
Nguyên ủy của<br />
ĐMMĐN hoặc của<br />
nhánh lên nếu không<br />
có ĐMMĐN<br />
<br />
Nguyên ủy của những<br />
nhánh xuống không thuộc<br />
ĐMMĐN (nếu có)<br />
<br />
Sơ đồ 2: Quy tắc gọi tên<br />
<br />
Thu thập và xử lý các số liệu nghiên cứu<br />
Hiệu chỉnh các số liệu thô từ bảng thu thập,<br />
mã hóa các biến số, thống kê và phân tích bằng<br />
phần mềm SPSS/PC 10.5. Cuối cùng trình bày số<br />
liệu và báo cáo kết quả.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Tổng số mẫu: 60 vùng đùi (30 bên phải, 30<br />
bên trái) của 30 xác, trong đó có 17 xác nam<br />
(56,7%), 13 xác nữ (43,3%) với độ tuổi trung bình<br />
56 dao động từ 21 -84 tuổi.<br />
<br />
Mô tả các dạng thay đổi giải phẫu các<br />
nhánh động mạch mũ đùi ngoài<br />
Theo ghi nhận của tác giả Aleksandra(7) có<br />
hai quan điểm, về sự phân nhánh của động<br />
mạch mũ đùi ngoài: (1) theo y văn kinh điển thì<br />
động mạch mũ đùi ngoài sẽ tách trực tiếp ra<br />
nhánh lên-ngang-xuống(4,6,8); (2) động mạch mũ<br />
đùi ngoài chỉ có hai nhánh chính là nhánh lên<br />
và nhánh xuống, sau khi động mạch mũ đùi<br />
ngoài cho nhánh xuống thì phần còn lại là của<br />
nhánh lên, nhánh ngang trong trường hợp này<br />
chỉ được xem như là phân nhánh có đường kính<br />
lớn nhất của nhánh lên(1). Trong nghiên cứu này,<br />
chúng tôi đã vận dụng cả hai quan điểm trên,<br />
nhận thấy nhánh ngang hiện diện trong tất cả 60<br />
vùng đùi khảo sát, nhưng nếu nhánh ngang có<br />
chung thân với nhánh lên (hoặc nhánh xuống)<br />
thì được xem là phân nhánh của nhánh lên<br />
(hoặc phân nhánh của nhánh xuống).<br />
Trong nghiên cứu chúng tôi có 23,3% trường<br />
hợp vùng đùi có hai nhánh xuống. Rất ít các báo<br />
cáo trên thế giới nhắc đến việc có hai nhánh xuống<br />
này. Chúng tôi chỉ công nhận là hai nhánh xuống<br />
trong trường hợp hai nhánh tách độc lập trên cùng<br />
một thân động mạch hoặc hai thân động mạch<br />
<br />
52<br />
<br />
khác nhau. Những trường hợp có hai nhánh đi<br />
xuống nhưng cả hai bắt nguồn từ một đoạn mạch<br />
chung thì được xem là chỉ có một nhánh xuống<br />
nhưng có hai phân nhánh: phân nhánh xuống<br />
ngoài và phân nhánh xuống trong.<br />
Có những trường hợp khảo sát không thấy<br />
thân chính của động mạch mũ đùi ngoài, các<br />
nhánh lên-ngang-xuống tách từ các thân động<br />
mạch khác như động mạch đùi và động mạch<br />
đùi sâu…Trong trường hợp không có thân<br />
chính của động mạch mũ đùi ngoài, chúng tôi<br />
chọn nhánh lên làm mốc đại diện cho việc xác<br />
định vị trí và nguồn gốc của động mạch mũ đùi<br />
ngoài.<br />
Bảng 1: Tỉ lệ về nguyên ủy của động mạch mũ đùi<br />
ngoài<br />
Nguyên ủy<br />
Tần số Tỉ lệ (%)<br />
1 nhánh<br />
ĐM đùi sâu 32<br />
53,3<br />
xuống<br />
ĐM đùi<br />
1<br />
1,7<br />
ĐM MĐN có<br />
thân chung<br />
2 nhánh<br />
ĐM đùi sâu 12<br />
20,0<br />
xuống<br />
ĐM đùi<br />
1<br />
1,7<br />
1 nhánh<br />
ĐM đùi sâu<br />
9<br />
15,0<br />
ĐM MĐN<br />
xuống<br />
ĐM đùi<br />
4<br />
6,7<br />
không có<br />
2<br />
nhánh<br />
ĐM<br />
đùi<br />
sâu<br />
1<br />
1,7<br />
thân chung<br />
xuống<br />
ĐM đùi<br />
0<br />
0<br />
Tổng<br />
60<br />
100,0<br />
<br />
+ Nhận xét: Động mạch mũ đùi ngoài có<br />
thân chung giữa nhánh lên và nhánh xuống<br />
(nhánh ngang có thể là phân nhánh của nhánh<br />
lên hay chung gốc) có nguồn gốc từ động mạch<br />
đùi sâu 73,3% và động mạch đùi 3,4%. Khi ĐM<br />
MĐN không có thân chung, thì nhánh lên hay<br />
nhánh xuống tách từ động mạch đùi sâu vẫn<br />
chiếm ưu thế 16,7%.<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận có<br />
13 kiểu phân nhánh của động mạch mũ đùi<br />
<br />
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011<br />
<br />