intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chẩn đoán các biến thể giải phẫu đường mật của chụp mật tụy cộng hưởng từ

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

73
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá vai trò của CMTCHT trong chẩn đoán các biến đổi giải phẫu đường mật. Nghiên cứu tiến hành hồi cứu 147 hình chụp mật tụy cộng hưởng từ tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 8/2003 đến tháng 4/2006. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chẩn đoán các biến thể giải phẫu đường mật của chụp mật tụy cộng hưởng từ

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> CHẨN ĐOÁN CÁC BIẾN THỂ GIẢI PHẪU ĐƯỜNG MẬT<br /> CỦA CHỤP MẬT TỤY CỘNG HƯỞNG TỪ<br /> Nguyễn Việt Thành*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mở đầu: Chụp mật tụy cộng hưởng từ (CMTCHT) là phương tiện chẩn đoán hình ảnh không xâm hại, có thể phác<br /> họa đầy đủ cây đường mật mà không dùng chất cản quang. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá vai trò của CMTCHT<br /> trong chẩn đoán các biến đổi giải phẫu đường mật.<br /> Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: hồi cứu 147 hình CMTCHT tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng<br /> 8/2003 đến tháng 4/2006.<br /> Kết quả: Nghiên cứu cho thấy CMCTCHT có giá trị cao trongviệc phát hiện các biến thể đường mật với độ nhạy, đặc<br /> hiệu, chính xác cao lần lượt là 85,1%, 92,1% và 89,2%. Phân bố giải phẫu đường mật trong gan theo dạng I là 65%, dạng II<br /> là 32,2%, dạng III là 1,4%, dạng IV là 1,4%. Chúng tôi cũng ghi nhận các thay đổi giải phẫu như ống gan phân thùy sau lạc<br /> chỗ (18,2%), các thay đổi về vị trí của ống túi mật đổ vào ống gan chung (2,9%-44,6%). Các thay đổi này có thể làm tăng<br /> nguy cơ tổn thương ống mật chủ khi cắt túi mật nội soi.<br /> Kết luận: CMTCHT có thể phát hiện những biến đổi giải phẫu đường mật trước mổ giúp các phẫu thuật viên có thể<br /> tránh được các tai biến trong phẫu thuật gan mật như thắt hoặc cắt nhầm ống mật.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> DIAGNOSIS OF ANATOMIC VARIANTS OF THE BIIARY TREE BY MRCP<br /> Nguyen Viet Thanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 143 - 147<br /> Background and study aims: Magnetic resonance pancreatography (MRCP) is a safe noninvasive imaging<br /> technique that can depict the biliary tract without use of contrast material. This study was designed to evaluate the role of<br /> MRCP in diagnosis of the anatomic variants of the biliary tract.<br /> Patients and Methods: a retrospective study (from August 2004 to April 2006, at NDGĐ Hospital) was conducted<br /> in 147 MRCP.<br /> Results: MRCP has the sensitivity of 85,1%, the specificity of 92,1%, the accuracy of 89,2% for detecting of anatomic<br /> variant of biliary tract. Anatomic variants of the biliary tract included: type I (65%), type II (32,2%), type III (1,4%), type IV<br /> (1,4%). We find the anatomic variants of extrahepatic biliary tract that has high risk of injured bile duct during laparoscopic<br /> cholecystectomy such as ectopic of right posterior hepatic duct (18,2%) and abnormality of junction of cystic duct and hepatic<br /> commune bile duct (2,9%-44,6%).<br /> Conclusions: In this study, MRCP showed the modality of choice in the preoperative evaluation of hepatobiliary<br /> diseases and the anatomic variants of the biliary tract. MRCP could help surgeons to avoid the injury of bile ducts during the<br /> operations.<br /> Hiện nay người ta có thể chẩn đoán các thay<br /> ĐẶT VẤNĐỀ<br /> đổi<br /> giải phẫu đường mật tụy bằng các phương<br /> Biến thể giải phẫu đường mật trong và ngoài<br /> tiện chẩn đoán không xâm hại hoặc ít xâm hại<br /> gan rất thường gặp chiếm khoảng 1/3 dân số<br /> như chụp mật tuỵ cộng hưởng từ(3,4). Với việc gia<br /> được khảo sát(7, 8,9). Trước đây, khảo sát giải phẫu<br /> tăng tổn thương đường mật trong cắt túi mật nội<br /> đường mật dựa trên các phương tiện chụp hình<br /> soi so với phương pháp mổ mở và gia tăng ghép<br /> đường mật trực tiếp.<br /> * Bộ Môn Ngoại BV Nhân Dân Gia Định<br /> <br /> Ngoại Tổng quát<br /> <br /> 1<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br /> gan với người cho gan sống, các phẫu thuật viên<br /> cần biết trước các biến thể giải phẫu đường mật<br /> để hạn chế những biến chứng nguy hiểm. Mục<br /> tiêu của nghiên cứu này là khảo sát vai trò của<br /> chụp mật tụy cộng hưởng từ (CMTCHT) trong<br /> việc chẩn đoán các biến thể giải phẫu đường mật<br /> trong và ngoài gan.<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Dạng III: có ba ống mật cho gan trái hoặc<br /> gan phải.<br /> Dạng IV: có hai ống mật cho gan trái và hai<br /> ống mật cho gan phải.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU<br /> Đối tượng<br /> Chúng tôi hồi cứu 147 hình CMTCHT của<br /> các bệnh nhân tại khoa Ngoại tiêu hóa bệnh viện<br /> Nhân Dân Gia Định từ tháng 8 năm 2003 đến<br /> tháng 4 năm 2006.<br /> <br /> Kỹ thuật<br /> Sử dụng máy cộng hưởng từ Magneton<br /> Harmony 1.0 T của hãng Siemens. CMTCHT<br /> được thực hiện với chuỗi xung HASTE với nhiều<br /> lát cắt mỏng (bề dầy 4mm) và lát cắt dầy (bề dầy<br /> 80mm) chếch xoay quanh một điểm nằm ở vùng<br /> rốn gan.<br /> <br /> Qui định phân loại giải phẫu đường mật<br /> trong gan<br /> Chúng tôi sử dụng phân loại về phân bố và<br /> biến đổi đường mật trong gan của Trịnh Hồng<br /> Sơn(9), nhưng chúng tôi chỉ mô tả những biến đổi<br /> ở chỗ hợp lưu ống gan mà không mô tả biến đổi<br /> của ống gan hạ phân thùy. Chúng tôi chia ra các<br /> dạng như sau: dạng I là dạng bình thường, các<br /> dạng khác được gọi là biến thể.<br /> Dạng I: chỉ có một ống mật chính cho gan<br /> trái và một ống mật chính cho gan phải.<br /> Dạng II: có hai ống mật cho gan trái hoặc cho<br /> gan phải.<br /> Dạng IIa: dạng chia ba ở hợp lưu ống gan gồm:<br /> + IIa1 gồm ống gan trái, ống phân thùy 4 và<br /> ống gan phải đổ chung.<br /> + IIa2 gồm ống gan trái, ống phân thùy trước<br /> và ống phân thùy sau của gan phải đổ chung.<br /> Dạng IIb: ống phân thùy sau trượt thấp đổ<br /> vào ống gan chung.<br /> Dạng IIc: ống phân thùy sau đổ vào ống<br /> gan trái.<br /> <br /> Ngoại<br /> Tổng quát<br /> 2<br /> <br /> Sơ đồ 1. Sơ đồ phân loại giải phẫu đườngmật trong<br /> gan. B, G, T, S: lần lượt là các ống gan phân thuỳ<br /> bên, giữa, trước, sau; OGT: ống gan trái, OGP: ống<br /> gan phải.<br /> Với đường mật ngoài gan, chúng tôi chỉ xem<br /> xét vị trí của ống túi mật đổ vào đường mật<br /> chính ngoài gan. Chúng tôi chia đường mật<br /> chính từ ngã ba ống gan đến bóng Vater thành<br /> ba phần bằng nhau là phần gần, phần giữa và<br /> phần xa.<br /> Chúng tôi phân loại giải phẫu đường mật<br /> trên hình chụp mật tụy cộng hưởng từ và X<br /> quang đường mật (XQĐM)hình chụp đường<br /> mật trực tiếp (CMTT) (chụp đường mật trong<br /> mổ, chụp mật qua Kerh).<br /> Tính giá trị của CMTCHT trong việc chẩn<br /> đoán các biến thể đường mật trong và ngoài gan.<br /> Kết quả dương thật khi cả CMTCHT và XQĐM<br /> cùng phát hiện có biến thể. Kết quả gọi là âm<br /> thật khi XQĐM và CMTCHT cho cùng kết quả<br /> dạng bình thường. Dương giả khi CMTCHT<br /> phát hiện có biến thể trong khi XQĐM cho kết<br /> quả dạng bình thường. Âm giả khi CMCHT cho<br /> kết quả dạng bình thường nhưng XQĐM phát<br /> hiện có biến thể đường mật.<br /> Tính chỉ số kappa về sự tương đồng tỷ lệ các<br /> loại giải phẫu đường mật giữa hình CMTCHT<br /> và hình chụp đường mật trực tiếp.<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br /> KẾT QUẢ<br /> Chúng tôi sử dụng 65 hình chụp đường mật<br /> trực tiếp (XQĐM) có thể nhận định được dạng<br /> giải phẫu để đối chiếu với CMTCHT trong việc<br /> xác định các dạng giải phẫu của cây đường mật.<br /> Bảng 1: Giá trị của CMTCHT trong xác định biến<br /> thể đường mật trong gan<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Sự đồng thuận giữa CMTCHT và XQĐM<br /> trong việc phát hiện biến thể giải phẫu đường<br /> mật là tốt với chỉ số kappa 0,746.<br /> Nhận định hình dạng giải phẫu cây đường<br /> mật của 147 hình CMTCHT, chúng tôi có 143 hình<br /> CMTCHT có thể nhận định giải phẫu và phân loại<br /> giải phẫu cây đường mật chiếm tỷ lệ 97,2%.<br /> <br /> DT AT DG AG NH ĐH CHX TĐD TĐA<br /> CMTCHT 23 35 3 4 85,1% 92,1% 89,2% 88,4% 89,7%<br /> <br /> Bảng 2: Phân bố các dạng giải phẫu đường mật trên hình chụp mật tụy cộng hưởng từ và chụp đường mật trực tiếp<br /> Dạng giải phẫu<br /> Phương pháp<br /> CMTCHT<br /> XQĐM<br /> <br /> Số BN<br /> Tỷ lệ %<br /> Số BN<br /> Tỷ lệ %<br /> <br /> Loại I<br /> 93<br /> 65,0<br /> 39<br /> 60,0<br /> <br /> Loại II<br /> IIa1<br /> 2<br /> 1,4<br /> 1<br /> 1,5<br /> <br /> Sự tương đồng về tỷ lệ các dạng giải phẫu<br /> đường mật giữa CMTCHT và XQĐM là tốt với<br /> chỉ số kappa từ 0,875 đến 1,0 (có ý nghĩa thống<br /> kê, p< 0,05).<br /> + Trong 105 trường hợp còn túi mật, có 103<br /> trường hợp ống túi mật có thể nhận định được<br /> chỗ đổ vào ống gan chung với tỷ lệ là 98,0%.<br /> Chúng tôi ghi nhận các tỷ lệ sau: dạng ống túi<br /> mật đổ cao 44,6% (46/103) trong đó có 2 trường<br /> hợp ống túi mật đổ vào ống gan phải (1,9%), ống<br /> túi mật đổ thấp 3,8% (4/103), ống túi mật chạy<br /> song song với ống gan chung 2,9% (3/103) và<br /> ống tu i mật chạy xoắn bắt chéo ngang và đổ vào<br /> bên trong ống gan chung 6,7% (7/103).<br /> <br /> BÀNLUẬN<br /> Nghiên cứu cho thấy dạng I là dạng giải<br /> phẫu của đường mật trong gan thường gặp<br /> nhất với tỷ lệ 65,0% (93/143). Dạng này được coi<br /> là dạng giải phẫu bình thường. Trong dạng này,<br /> ống mật phân thùy sau hợp với ống phân thùy<br /> trước thành ống gan phải. Ống phân thùy IV<br /> hợp với ống phân thùy bên thành ống gan trái.<br /> Ống gan trái và ống gan phải tạo thành hợp lưu<br /> ống gan. Tỷ lệ dạng I thay đổi từ 55% đến 76%<br /> theo nhiều tác giả khác nhau(4,5,6,7, 8,9). Như vậy có<br /> ít nhất 24% trường hợp có biến thể giải phẫu<br /> đường mật.<br /> <br /> Ngoại Tổng quát<br /> <br /> IIa2<br /> 18<br /> 12,6<br /> 7<br /> 10,8<br /> <br /> IIb<br /> 16<br /> 11,2<br /> 7<br /> 10,8<br /> <br /> IIc<br /> 10<br /> 7,0<br /> 9<br /> 13,8<br /> <br /> Loại III<br /> <br /> Loại IV<br /> <br /> 2<br /> 1,4<br /> 1<br /> 1,5<br /> <br /> 2<br /> 1,4<br /> 1<br /> 1,5<br /> <br /> Trong dạng I, ống phân thùy sau có thể<br /> không đi ra phía sau mà đổ vào bên phải của<br /> ống gan phân thùy trước. Theo Puente(6), biến<br /> thể này có tỷ lệ trong 12% dân số. Chúng tôi gặp<br /> 3 trường hợp (3/143, 2,0%) có ống hạ phân thùy<br /> VI, VII cắm riêng vào bên phải ống gan phải<br /> (loại If theo Trịnh Hồng Sơn)(9).<br /> Vai trò quan trọng của CMTCHT trong việc<br /> vẽ cây đường mật là việc phát hiện các biến thể<br /> giải phẫu của đường mật. Nghiên cứu của<br /> chúng tôi thấy CMCTCHT có giá trị cao<br /> trongviệc phát hiện các biến thể đường mật với<br /> độ nhạy, đặc hiệu, chính xác cao lần lượt là<br /> 85,1%, 92,1%, 89,2%. CMTCHT có thể xem như<br /> tương đương với chụp đường mật trực tiếp<br /> trong việc cho thấy dạng giải phẫu của đường<br /> mật trong gan (độ tương đồng rất tốt, chỉ số<br /> kappa từ 0,875 đến 1,0) (p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2