Kỹ thuật điện tử<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CÁC KỸ THUẬT CHUYỂN TIẾP<br />
TRÊN KÊNH THÔNG TIN THỦY ÂM<br />
Nguyễn Tuấn Anh1*, Trần Xuân Nam1<br />
<br />
Tóm tắt: Bài báo thực hiện nghiên cứu các kỹ thuật chuyển tiếp trong mạng<br />
truyền thông chuyển tiếp dưới nước. Dung lượng kênh thông tin thủy âm với các kỹ<br />
thuật xử lý chuyển tiếp khác nhau được thể hiện thông qua mô phỏng Matlab.<br />
Từ khóa: Điện tử viễn thông, Thông tin thủy âm, Kỹ thuật chuyển tiếp.<br />
<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Truyền thông dưới nước đang là một lĩnh vực phát triển nhanh chóng hiện nay.<br />
Sóng truyền trong kênh thông tin dưới nước là sóng âm, bị ảnh hưởng chủ yếu bởi<br />
sự thay đổi các yếu tố của kênh truyền [2], sự lan truyền đa đường, hiệu ứng<br />
Doppler, băng thông hạn chế…điều này làm tăng tỉ lệ lỗi bit và giảm tốc độ truyền<br />
dữ liệu. Bên cạnh đó, truyền thông chuyển tiếp đang được nghiên cứu rộng rãi như<br />
một giải pháp quan trọng trong việc cải thiện dung lượng, mở rộng phạm vi vùng<br />
phủ và hứa hẹn là một giải pháp hiệu quả cho kênh thông tin dưới nước.<br />
Từ đó, tác giả thực hiện nghiên cứu, mô phỏng các kỹ thuật chuyển tiếp trong<br />
mạng truyền thông chuyển tiếp trên kênh thủy âm.<br />
<br />
2. CÁC KỸ THUẬT XỬ LÝ CHUYỂN TIẾP ỨNG DỤNG<br />
TRÊN KÊNH THỦY ÂM<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Mô hình hệ thống truyền thông chuyển tiếp dưới nước.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4 N. T. Anh, Tr. X. Nam “Nghiên cứu các kỹ thuật chuyển tiếp trên kênh thông tin thủy âm.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Truyền thông chuyển tiếp thực hiện truyền dẫn một bản tin từ nguồn đến đích<br />
nhờ sự hợp tác của một hay nhiều nút trung gian. Mô hình truyền thông chuyển<br />
tiếp dưới nước gồm có một nút nguồn s, một nút chuyển tiếp r và một nút đích d,<br />
được thể hiện ở hình 1. Một tuyến truyền dẫn từ nguồn tới đích được chia thành 2<br />
pha. Ở pha 1, nút nguồn thực hiện phát tín hiệu quảng bá đến cả nút chuyển tiếp và<br />
nút đích. Ở pha 2, nút chuyển tiếp thực hiện xử lý tín hiệu rồi chuyển tiếp đến nút<br />
đích, sau đó thực hiện các kỹ thuật kết hợp tín hiệu tại nút đích.<br />
Các tín hiệu thu được Yd và Yr trong pha 1 tại nút đích d và nút chuyển tiếp r có<br />
thể được biểu diễn theo [6]:<br />
Ys ,d PsGs ,d X ns ,d , (1)<br />
<br />
Ys ,r PsGs ,r X ns ,r ,<br />
trong đó: Ps là công suất phát tại nút nguồn s,<br />
X là symbol thông tin phát,<br />
ns,d , ns ,r là các tạp âm cộng tính tại nút đích và nút chuyển tiếp<br />
tương ứng với thời điểm nhận tín hiệu từ nút nguồn,<br />
Gs ,d và Gs ,r tương ứng là độ lợi kênh từ s tới d và từ s tới r.<br />
Giả sử công suất tạp âm là như nhau với mọi liên kết, khi đó tỉ số tín hiệu trên<br />
tạp âm SNR của đường liên kết trực tiếp là:<br />
PG (2)<br />
SNR sDT,d s 2s ,d ,<br />
<br />
và tốc độ thông tin của đường trực tiếp sẽ là:<br />
Rs ,d W log 2 1 SNRsDT ,d ,<br />
(3)<br />
<br />
với W là băng thông của kênh. Ở pha 2, nút chuyển tiếp thực hiện xử lý tín hiệu<br />
nhận được ở pha 1 bằng một kỹ thuật xử lý được biểu diễn bởi hàm q Ys,r rồi<br />
chuyển tiếp tới đích. Tín hiệu nhận được tại nút đích được biểu diễn bởi:<br />
Yr ,d Pr Gr ,d q Ys ,r ns ,d , (4)<br />
<br />
trong đó: Gr ,d là độ lợi kênh từ nút chuyển tiếp tới đích.<br />
Trong phần tiếp theo, phẩm chất của các kỹ thuật xử lý chuyển tiếp AF (amplify-<br />
and-forward) và DF (decode-and-forward) sẽ được xem xét và đánh giá.<br />
2.1. Kỹ thuật xử lý khuếch đại-chuyển tiếp (AF)<br />
Ở kỹ thuật này, nút chuyển tiếp nhận tín hiệu phát từ nút nguồn, sau đó chỉ thực<br />
hiện khuếch đại với hệ số r rồi chuyển tiếp tới đích. Hệ số r được chọn sao cho<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Điện tử, 10 - 2015 5<br />
Kỹ thuật điện tử<br />
<br />
có thể bù lại suy hao của kênh truyền giữa nguồn-chuyển tiếp. Hệ số khuếch đại<br />
thường được lựa chọn là [11]:<br />
1 (5)<br />
r .<br />
PsGs ,r N 0<br />
Tín hiệu nhận được tại nút đích sẽ là:<br />
Yr ,d Pr Gr ,d r <br />
PsGs ,r X nsr nrd<br />
(6)<br />
Pr Grd PsGsr Pr Grd<br />
X nsr nrd .<br />
PsGsr N 0 PsGsr N 0<br />
Khi đó tỉ số SNR của tín hiệu chuyển tiếp và lượng tin thu được tại nút đích (khi<br />
sử dụng kỹ thuật kết hợp tỉ số cực đại MRC) được tính theo (7) và (8).<br />
Ps Pr Grd Gsr (7)<br />
SNRsAF<br />
, r ,d <br />
,<br />
Pr Grd PsGsr <br />
2 2<br />
<br />
<br />
1 (8)<br />
RsAF<br />
, r ,d W log 2 1 SNRsDT<br />
,d SNRs ,r ,d .<br />
AF<br />
<br />
2<br />
<br />
2.2. Kỹ thuật xử lý giải mã-chuyển tiếp (DF)<br />
Kỹ thuật giải mã chuyển tiếp DF được đề xuất nhằm loại bỏ hiện tượng khuếch<br />
đại tạp âm tại nút chuyển tiếp của kỹ thuật AF. Tín hiệu thu được tại nút chuyển<br />
tiếp ở pha 1 được giải mã để thu được ước lượng của tín hiệu phát, là tín hiệu được<br />
chuyển tiếp ở pha 2. Tín hiệu giải mã tại nút chuyển tiếp có thể chính xác hoặc<br />
không chính xác tùy theo trạng thái của kênh truyền giữa nút nguồn và chuyển<br />
tiếp. Nếu tín hiệu giải mã được không chính xác thì việc chuyển tiếp tín hiệu sẽ<br />
không có ý nghĩa. Trong trường hợp này chất lượng của hệ thống thường bị giới<br />
hạn bởi liên kết yếu hơn trong hai liên kết từ nút nguồn tới nút chuyển tiếp và từ<br />
nút nguồn tới nút đích. Lượng tin giữa nguồn và đích bị giới hạn bởi 2 yếu tố:<br />
- Lượng tin của kết nối xấu nhất giữa nút nguồn và nút chuyển tiếp,<br />
- Lượng tin của kênh kết hợp từ nguồn tới đích và từ chuyển tiếp tới đích.<br />
Lượng tin thu được biểu diễn qua (9):<br />
RsDF<br />
,r ,d max min{R 1 ,R 2 } ,<br />
(9)<br />
0 1<br />
<br />
trong đó:<br />
P G (10)<br />
R1 W log 2 1 1 2 s ,d 2 s ,r ,<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6 N. T. Anh, Tr. X. Nam “Nghiên cứu các kỹ thuật chuyển tiếp trên kênh thông tin thủy âm.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
và<br />
PG PG 2 PsGs ,d PrGr ,d (11)<br />
R2 W log 2 1 s 2s ,d r 2r ,d .<br />
2 <br />
Toán tử min trong (9) cho thấy thực tế nút chuyển tiếp sẽ chỉ thực hiện chuyển<br />
tiếp nếu tín hiệu giải mã được là đúng.<br />
<br />
3. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG<br />
Các tham số mô phỏng được chọn: độ sâu nút nguồn 1m, độ sâu nút chuyển tiếp<br />
5m, nút đích ở ngay trên mặt nước. Nút chuyển tiếp ở khoảng cách 100m so với<br />
nút nguồn và trên đường thẳng từ nguồn tới đích. Độ lợi kênh của các đường liên<br />
kết được tính dựa trên mô hình [12] với giả thiết vị trí các nút không bị dịch<br />
chuyển do chuyển động của sóng biển. Các tham số này được dùng để tính toán<br />
dung lượng kênh với các kỹ thuật xử lý chuyển tiếp khác nhau, được nêu ở mục 2.<br />
Tác giả thực hiện thay đổi vị trí của các nút chuyển tiếp và nút đích để thấy rõ sự<br />
ảnh hưởng của vị trí các nút tới dung lượng của kênh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) (b)<br />
Hình 2. Dung lượng kênh phụ thuộc vào vị trí nút đích và nút chuyển tiếp.<br />
Hình 2a là kết quả mô phỏng dung lượng kênh như một hàm của khoảng cách từ<br />
nguồn tới đích. Dễ dàng nhận thấy dung lượng giảm theo khoảng cách truyền. Ở<br />
phương pháp khuếch đại-chuyển tiếp AF, dung lượng có lúc cao hơn hoặc thấp<br />
hơn so với đường truyền trực tiếp (DT), phụ thuộc vào vị trí của nút đích. Bên cạnh<br />
đó phương pháp giải mã chuyển tiếp DF luôn đạt được dung lượng tốt hơn.<br />
Hình 2b mô tả dung lượng như một hàm của vị trí nút chuyển tiếp. Nút nguồn,<br />
nút chuyển tiếp và nút đích được lựa chọn có cùng độ sâu 1m. Nút đích được đặt<br />
cách nút nguồn 400m, nút chuyển tiếp dịch chuyển từ 10m đến 390m so với nút<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Điện tử, 10 - 2015 7<br />
Kỹ thuật điện tử<br />
<br />
nguồn và nằm trên đường từ nguồn tới đích. Nhận thấy với phương pháp DF, dung<br />
lượng kênh nhỏ hơn so với truyền trực tiếp (DT) khi nút chuyển tiếp ở xa so với<br />
nút nguồn (>350m). Điều đó được giải thích bởi việc giải mã tín hiệu tại nút<br />
chuyển tiếp có thể chứa lỗi, nút đích sau đó sẽ thực hiện kết hợp tín hiệu từ nút<br />
nguồn với nút chuyển tiếp dẫn tới dung lượng kênh giảm. Hầu hết với các phương<br />
pháp xử lý tín hiệu tại nút chuyển tiếp luôn tồn tại một vị trí nút chuyển tiếp tối ưu,<br />
thường là tại khoảng cách giữa nút nguồn và đích mà tại đó dung lượng đạt được là<br />
lớn nhất.<br />
Hình 3 mô tả dung lượng kênh phụ thuộc vào độ sâu của nút chuyển tiếp. Ở<br />
đây, nút nguồn được đặt ở độ sâu 1m, nút đích đặt cách nút nguồn 400m nằm nằm<br />
trên mặt nước. Nút chuyển tiếp được đặt ở khoảng cách 200m so với nút nguồn và<br />
được thay đổi độ sâu.<br />
Kết quả cho thấy dung lượng kênh đạt được lớn nhất khi độ sâu nút chuyển tiếp<br />
khoảng 10m. Điều đó được giải thích bởi ở độ sâu 10m, nút chuyển tiếp có thể<br />
tránh được các hiệu ứng đa đường. Dung lượng kênh giảm mạnh khi độ sâu của<br />
nút chuyển tiếp tăng dần.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Dung lượng kênh phụ thuộc vào độ sâu nút chuyển tiếp.<br />
<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Bài báo đã thực hiện nghiên cứu hai kỹ thuật xử lý tín hiệu chuyển tiếp trên<br />
kênh thủy âm, đó là kỹ thuật khuếch đại – chuyển tiếp và kỹ thuật giải mã –<br />
chuyển tiếp. Các kết quả mô phỏng dung lượng kênh với hai phương pháp xử lý<br />
chuyển tiếp trên cho thấy ở khoảng cách chuyển tiếp gần nút nguồn, kỹ thuật DF<br />
thường cho dung lượng kênh tốt hơn trong khi kỹ thuật AF có ưu điểm đơn giản<br />
hơn mà vẫn đạt được dung lượng tốt hơn so với truyền trực tiếp.<br />
<br />
<br />
<br />
8 N. T. Anh, Tr. X. Nam “Nghiên cứu các kỹ thuật chuyển tiếp trên kênh thông tin thủy âm.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Nguyễn Tuấn Anh, “Mô phỏng đánh giá dung lượng hệ thống truyền dẫn<br />
MIMO trên kênh thủy âm”, Hội thảo Thông tin và định vị trên biển, ComNavi<br />
(2014), tr. 6-11.<br />
[2]. R. E. Francois, G. R. Garrison, “Sound absorption based on ocean<br />
measurements. Part I: Pure water and magnesium sulfate contributions”, J.<br />
Acoust. Soc. Am., Vol. 72, No. 3, pp. 896-907.<br />
[3]. R. E. Francois, G. R. Garrison, “Sound absorption based on ocean<br />
measurements. Part II: Boric acid contribution and equation for total<br />
absorption”, J. Acoust. Soc. Am. (1982), Vol. 72, No. 6, pp. 1879-1890.<br />
[4]. M. Chitre, “A high-frequency warm shallow water acoustic communications<br />
channel model and measurements”, J. Acoust. Soc. Am. (2007), Vol. 122,<br />
No.5, pp. 2580-2586.<br />
[5]. X. Lurton, “Introduction to Underwater Acoustic: Principles and<br />
Applications”, New York: Springer (2002).<br />
[6]. S. I. Aldharrab, et al., “Cooperative underwater acoustic communications”,<br />
Communications Magazine (2013), IEEE 51(7), pp. 146-153.<br />
[7]. R. J. Urick, “Ambient Noise in the Sea”, Undersea Warfare Technology Office,<br />
Dept. of the Navy, Washington D.C., USA (1984).<br />
[8]. M. S. Keshner, “ 1 f noise”, Proc. IEEE (1982), Vol. 70, No. 3, pp. 212-218.<br />
[9]. R. F. W. Coates, “Underwater Acoustic System”, Hong Kong: Macmillan (1990).<br />
[10].Z. Han, Y. L. Sun, “Cooperative transmission for underwater acoustic<br />
communications”.<br />
[11].J. N. Laneman, D. N. C. Tse, and G. W. Wornell, “Cooperative diversity in<br />
wireless networks: efficient protocols and outage behavior”, IEEE Trans. Inf.<br />
Theory (2004), Vol. 50, No. 12, pp. 3062-3080.<br />
[12].P. Qarabaqi, M. Stojanovic, ”Statistical characterization and computationally<br />
efficient modeling of a class of Underwater acoustic communication<br />
channels”, IEEE Journal of Oceanic engineering (2013), Vol. 38, No. 4, pp.<br />
701-717.<br />
ABSTRACT<br />
PERFORMANCE STUDY OF COOPERATIVE PROTOCOLS<br />
IN UNDERWATER ACOUSTIC COMMUNICATION<br />
In this paper, we attempt to study cooperative protocols in cooperative<br />
underwater acoustic communications. The capacity of underwater acoustic<br />
channel is shown through simulation Maltab in different channel conditions.<br />
Keywords: Radio-electronics, Underwater communications, Cooperative protocols<br />
Nhận bài ngày 24 tháng 07 năm 2015<br />
Hoàn thiện ngày 05 tháng 08 năm 2015<br />
Chấp nhận đăng ngày 07 tháng 09 năm 2015<br />
1<br />
Địa chỉ: Khoa Vô tuyến Điện tử, Học viện Kỹ thuật Quân sự.<br />
* Email: anh.nt@mta.edu.vn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Điện tử, 10 - 2015 9<br />