intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu các nhân tố thành tạo sự đa dạng cảnh quan huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La

Chia sẻ: Trần Dự Trữ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

44
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nghiên cứu các nhân tố thành tạo cảnh quan có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cơ sở để xây dựng hệ thống phân loại và thành lập bản đồ cảnh quan. Trên lãnh thổ huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La, do chịu chi phối của các quy luật cơ bản là quy luật địa đới, quy luật phi địa đới, quy luật địa phương nên điều kiện tự nhiên khá phức tạp. điều này thể hiện rất rõ ở các nhân tố của nền địa chất, điều kiện địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, thực vật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu các nhân tố thành tạo sự đa dạng cảnh quan huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La

  1. Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO SỰ ðA DẠNG CẢNH QUAN HUYỆN MAI SƠN TỈNH SƠN LA VŨ QUỐC ðẠT Khoa ðịa lý, Trường ðại học Tây Bắc I. ðẶT VẤN ðỀ Nghiên cứu các nhân tố thành tạo cảnh quan có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cơ sở ñể xây dựng hệ thống phân loại và thành lập bản ñồ cảnh quan. Trên lãnh thổ huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La, do chịu chi phối của các quy luật cơ bản là: quy luật ñịa ñới, quy luật phi ñịa ñới, quy luật ñịa phương nên ñiều kiện tự nhiên khá phức tạp. ðiều này thể hiện rất rõ ở các nhân tố của nền ñịa chất, ñiều kiện ñịa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, thực vật... Chính sự hình thành, phát triển và sự tác ñộng qua lại của các nhân tố này ñã tạo nên sự khác biệt về tự nhiên trong khu vực cũng như sự khác biệt về các ñơn vị cảnh quan lãnh thổ. Huyện Mai Sơn có tổng diện tích tự nhiên là 1410 km2 ñứng hàng thứ tư trong tỉnh, gồm có 21 xã và một thị trấn ñược xác ñịnh: - Từ 20 0 57’ 38’’ ñến 21 0 22’ 58’’ vĩ ñộ Bắc; 103 0 41’ 47’’ ñến 104 0 17’ 30’’ kinh ñộ ðông. - Phía Bắc giáp thị xã Sơn La, huyện Thuận Châu, huyện Mường La, phía Tây giáp huyện Sông Mã, phía ðông giáp huyện Bắc Yên, huyện Yên Châu, Phía Nam giáp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Với vị trí ñịa lý như vậy huyện Mai Sơn nằm trong khu vực nhiệt ñới gió mùa và có ảnh hưởng rất lớn ñến các nhân tố hình thành cảnh quan, tạo cho lãnh thổ những ñặc thù riêng về cảnh quan tự nhiên. II. CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN HUYỆN MAI SƠN 1. ðặc ñiểm ñịa chất Nghiên cứu ñịa chất cảnh quan có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình tìm hiểu nguyên nhân phát sinh và phát triển cảnh quan huyện Mai Sơn. ðặc ñiểm ñịa chất trong cảnh quan huyện Mai Sơn là kết quả tổng hòa của mối tương quan tác ñộng giữa các yếu tố nội lực và ngoại lực kéo dài hàng trăm triệu năm trước ñây. Lãnh thổ huyện Mai Sơn có lịch sử phát triển tương ñối lâu dài, do nằm trên miền ñịa máng Tây Bắc - một miền có mức ñộ hoạt ñộng kiến tạo và tân kiến tạo khá mạnh so với miền khác ở Việt Nam. Lãnh thổ có cấu trúc ñịa chất theo dạng tuyến theo hướng Tây Bắc-ðông Nam. Trong lịch sử phát triển của mình, cách ñây khoảng 500 triệu năm, lãnh thổ huện Mai Sơn ñã bị quá trình biển tiến nhấn chìm. Chế ñộ biển kéo dài hàng trăm 82
  2. Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý triệu năm kết hợp với các vận ñộng sụt lún tạo ñiều kiện cho việc hình thành các tập ñá vôi và ñá phiến diện hiện nay phân bố rộng khắp trong vùng. Cách ñây khoảng 150 triệu năm vận ñộng tạo sơn Indoxini xảy ra mạnh trên khu vực ñã tạo nên những nếp uốn khổng lồ kèm theo các hệ thống ñứt gãy chờm nghịch làm cho ñá vôi tầng giữa có tuổi cổ hơn trồi lên trên ñá phiến, ñá vôi tầng trên có tuổi trẻ hơn. Vận ñộng tạo núi Tân Sinh làm cho lãnh thổ trẻ hóa, tuy mức ñộ không lớn những cũng cải tạo thêm bề mặt ñịa hình khu vực. Trong giai ñoạn Tân Sinh các chuyển ñộng ngang ñi kèm với các chuyển ñộng nâng hạ ñã cải biến bình ñồ cấu trúc cổ hình thành các kiến trúc tân kiến tạo, tạo nên sự phân dị của ñịa hình. Xét trên bình ñồ cấu trúc ñịa chất chung của lãnh thổ, khu vực nghiên cứu nằm trong ñối xứng châu Mezozoi sông ðà, về thành phần ñá trong khu vực có tuổi từ Protezozoi ñến Kainozoi: - ðại Protezozoi (PR) gồm: + Hệ tầng Nậm Lệ Protezozoi thượng Thế Cambri hạ (PR3 - €1 nl), thành phần chủ yếu là ñá biến chất, ñá phiến thạch anh xerixit ñá phiến mica - granít, ñá phiến xerixit - clorit phân bố ở các xã Phiêng Pằn, Chiềng Nơi, Chiềng Chung, Mường Chanh... - ðại Palêôzoi (Pz) gồm: + ðiệp Sông Mã, Thế Cambri trung (€2 sm) cũng là ñá biến chất: ñá phiến thạch anh xerixit chứa cuội filit màu ñen, ñá phiến lục, ñá thạch anh mica phân bố ở các xã Chiềng Nơi, Chiềng Chung... + Thế Cambri thượng (€3) với thành phần thạch học chủ yếu là ñá vôi xen ñá biến chất gồm tập hợp các ñá: ñá vôi phân dải, ñá phiến xerixit phân bố ở khu vực Chiềng Dong, Chiềng Lương, Chiềng Kheo... + Thế ðêvôn sớm (D1), chủ yếu là ñá vôi màu ñen phân bố ở các xã Mường Chanh, Chiềng Dong, Chiềng Ban, Chiềng Mai, Cò Nòi... + Thế ðêvôn giữa - muộn (D2-D3), gồm các ñá vôi phân lớp màu ñen, ñá phiến sét, ñá phiến silic phân bố ở khu vực Chiềng Mung, Chiềng Mai, Cò Nòi. + Hệ Cácbon - Pecmi sớm (C-P1) gồm ñá vôi màu xám sáng, dạng khối, ñôi khi là ñá vôi phân lớp phân bố ở khu vực xã Mường Chanh, Chiềng Ban... + Thế Pécmi trung (P2), thành phần thạch học gồm: ñá phun trào bazơ, sạn kết, cát kết, ñá phiến sét, sét vôi, ñá vôi silic phân bố ở khu vực xã Chiềng Chung, Chiềng Dong, Chiềng Ve... - ðại Mezozoi (Mz) gồm: + Thế Triat sớm (T1) gồm tập hợp các ñá cát kết vôi, bột kết và ñá phiến sét màu gụ phân bố ở các khu vực Chiềng Mai, Chiềng Mung, Mường Bon, Mường Bằng... + Thế Triat giữa (T2) gồm các ñá: ñá vôi, sét vôi kẹp giữa lớp phiến sét mỏng phân bố ở các xã Chiềng Mung, Chiềng Mai, Chiềng Ban... 83
  3. Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển + Thế Triat muộn (T3) gồm các ñá: cuội kết, cát kết, bột kết, ñá phiến sét vôi phân bố ở các xã Tà Hộc, Mường Bon... - ðại Kainozoi (Kz) gồm chủ yếu là các thành tạo Holocen nguồn gốc bồi tích, lũ tích, phân bố dọc theo các sông suối với diện tích không ñáng kể. Do các quá trình ñịa chất nội sinh ñã tạo nên ñặc trưng của nền ñịa chất huyện Mai Sơn là kiến trúc khối tảng, gồm các khối thạch quyển có hình dạng kích thước và thành phần vật chất ít nhiều khác nhau. ðịa chất là một trong những nhân tố quyết ñịnh diện mạo cảnh quan huyện Mai Sơn. 2. ðặc ñiểm ñịa hình Lịch sử phát triển ñịa chất lãnh thổ ñã tạo nên những ñặc ñiểm của ñịa hình huyện Mai Sơn. Nhìn chung ñịa hình mang tính chất ñồi và núi thấp vì ñộ cao trung bình của nó chỉ vào khoảng 600-700m. Các hướng núi trong huyện ñều theo hướng Tây Bắc - ðông Nam, xen vào ñó là các cao nguyên Nà Sản (khoảng 700m), Cò Nòi (khoảng 900m), ñịa hình có ñộ dốc lớn, mức ñộ chia cắt ngang và chia cắt sâu mạnh. Với các chỉ tiêu phân chia ñịa hình theo nguồn gốc và trắc lượng hình thái khu vực nghiên cứu có các kiểu ñịa hình sau: a. Kiểu ñịa hình núi khối tảng trên ñá gốc tuổi tuổi PR-PZ bị ảnh hưởng Tân kiến tạo, nâng mạnh xâm thực và phân cắt mạnh. Kiểu ñịa hình này ñược chia ra: + ðịa hình núi trung bình bóc mòn trên phiến sét, macma, cát bột kết, có ñộ chia cắt sâu >250 m, ñộ chia cắt ngang 1,25-2 km/km2, gồm các dạng bề mặt sườn bóc mòn xen các dạng bề mặt san bằng và các bề mặt thung lũng tích tụ hỗn hợp Proluvi, Deluvi, Aluvi. Các dạng ñịa hình này phân bố tập trung phần lớn ở phía Tây và rải rác ở phía Nam, ðông Nam thị trấn Mai Sơn. + ðịa hình núi thấp bào mòn xâm thực trên phiến sét, cát bột kết, có ñộ chia cắt sâu 100-250m gồm các dạng bề mặt xâm thực bào mòn và các bề mặt tích tụ hỗn hợp Aluvi, Deluvi. Dạng ñịa hình này phân bố chủ yếu ở phía ðông thị trấn Mai Sơn. + ðịa hình núi thấp karts trên ñá vôi tuổi Cacbon - Pecmi, ñịa hình có vách dựng ñứng, phần ñỉnh có ñỉnh răng cưa, ñộ chia cắt sâu dưới 500m gồm các dạng sườn rửa lũa hòa tan, sườn tích tụ sản phẩm ñổ lở, thung lũng karts. Các dạng ñịa hình này phân bố rải rác chủ yếu ở phía ðông của thị trấn Mai Sơn. b. Kiểu ñịa hình cao nguyên trên nền ñá vôi, vôi sét Protezoi (Pz), Mezoroi (Mz) bị xâm thực, chia cắt trung bình, trong kiểu ñịa hình này có: + Cao nguyên thấp phân bố chủ yếu ở khu vực thị trấn Mai Sơn, Cò Nòi, ñịa hình ở ñây chỉ cao 500-700m, ñộ dốc < 8 0, ñộ chia cắt sâu 40-100 m, ñộ chia cắt ngang
  4. Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý + Cao nguyên cao có bề mặt dạng ñồi nằm liền kề với các chân núi với ñộ cao ñịa hình từ 700-900m, ñộ dốc 8 0-15 0, ñộ chia cắt sâu
  5. Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển nhiều năm 20,5 0. Mùa ñông bắt ñầu từ tháng X, kết thúc vào tháng III. Số ngày mùa ñông thường kéo dài 90-100 ngày. Sự chuyển tiếp mùa ñông vào mùa hè rất nhanh, thường vào tháng IV, tháng V ñã chính thức bước vào hè. Tháng lạnh nhất vào tháng I, có nhiệt ñộ bình quân 14 0C, tháng nóng nhất là tháng 7, có nhiệt ñộ bình quân 24,6 0C. ðộ ẩm bình quân năm 78,5%, ñộ ẩm trung bình cao nhất 87%, ñộ ẩm trung bình thấp nhất 70%. b. Chế ñộ mưa Lượng mưa hàng năm phân bố không ñều và chịu ảnh hưởng sâu sắc của ñịa hình, trung bình 1319,5mm/năm. Mùa mưa từ tháng IV ñến tháng IX, lượng mưa tập trung nhất vào ba tháng: VI,VII,VIII bằng 56% tổng lượng mưa năm. Lượng mưa không lớn và phân bố không ñều theo mùa trong năm gây khó khăn cho canh tác nông nghiệp và nhu cầu nước sinh hoạt của người dân. c. Chế ñộ bốc hơi có mối quan hệ chặt chẽ với chế ñộ nhiệt ẩm của không khí, lượng bốc hơi nhỏ nhất vào tháng XII khoảng 50-75mm, lớn nhất vào hai tháng III, IV từ 100 tới 140mm, lượng bốc hơi trung bình năm phân bố không ñồng ñều dao ñộng trong khoảng từ 800 tới 1000mm. d. Chế ñộ gió mùa: lãnh thổ huyện Mai Sơn chịu ảnh hưởng của hai loại gió mùa chính là gió mùa Tây Nam vào mùa hè và gió mùa ðông Bắc vào mùa ñông. Do ảnh hưởng của cấu trúc ñịa hình làm cho lãnh thổ bị che khuất cả hai luồng gió chính, cả hai luồng gió tới ñây cùng bị biến tính do hiệu ứng gió phơn nên mùa ñông rất khô hanh và mùa hè có gió Lào khô nóng. ñ. Chế ñộ sương mù: Mai Sơn có hai loại sương ñáng chú ý: sương mù và sương muối. + Số ngày sương mù không nhiều nhưng tháng nào cũng có, trung bình mỗi năm có 39,1 ngày. Về mùa ñông xuất hiện từ 17h hôm trước ñến 10h sáng hôm sau, về mùa hè thường xuất hiện từ 0h ñến 5h sáng. + Sương muối ở Mai Sơn có chu kỳ 3 năm một lần, có khi chỉ 2 năm. Trung bình mỗi năm có trung bình 2,9 ngày có sương muối. Những ñặc ñiểm chung về khí hậu và sự phân hóa của khí hậu do ảnh hưởng các yếu tố ñịa hình ñịa phương thông qua lại sự phân phối nhiệt-ẩm, ñược chúng tôi dùng ñể phân chia các loại hình và các kiểu sinh khí hậu. Các chỉ tiêu sinh khí hậu huyện Mai Sơn là cơ sở chủ ñạo trong việc phân chia các phụ kiểu cảnh quan. Như vậy, nhân tố khí hậu cũng như nhân tố ñịa hình có vai trò quan trọng quyết ñịnh ñặc ñiểm và phân hóa của cảnh quan huyện Mai Sơn. 4. ðặc ñiểm thủy văn Huyện Mai Sơn là một huyện có mật ñộ sông suối khá dày do ñịa hình bị chia cắt phức tạp, mật ñộ sông suối là 0,5-1,27 km/km2. Tuy nhiên, mạng lưới sông suối phân bố không ñều theo không gian và thời gian lãnh thổ. 86
  6. Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý Nằm ở phía ðông Bắc của huyện là hệ thống sông ðà với tổng chiều dài chảy qua khu vực nghiên cứu khoảng 20 km. Các phụ lưu của sông ðà bắt nguồn từ núi cao ñổ thẳng xuống dòng chính nên ñộ dốc lòng sông khá lớn, nhiều thác ghềnh. Do tương quan giữa ñộ dốc của dòng sông lớn với chế ñộ mưa mùa trên lưu vực nên tổng lưu lượng dòng chảy rất lớn và lưu lượng giữa hai mùa cũng chênh lệch khá rõ. Dòng chảy năm của sông ðà rất dồi dào, tổng lượng nước bình quân nhiều năm của sông ðà khoảng 55,7 km3 ứng với lưu lượng bình quân năm là 1770 m3/s. Cùng với sông chính, trong khu vực còn có nhiều sông suối nhỏ chảy thường xuyên theo mùa và một số ao hồ nằm rải rác có vai trò trong ñiều hòa dòng chảy và cung cấp nước vào mùa cạn. Trên ñịa bàn huyện Mai Sơn nước ngầm ñược chứa trong hai nhóm tầng chứa nước chính là: + Các tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích bở rời ðệ Tứ gồm cát, sét, sạn, sỏi, cuội tảng phân bố hẹp theo thung lũng Sông ðà ñược ñánh giá là nghèo nước + Các tầng chứa nước khe nứt trong các thành tạo khác nhau có mức ñộ giàu nước khác nhau gồm: - Các tầng chứa nước khe nứt trong các thành tạo xâm nhập Proterozoi hầu như không có dòng chảy dưới ñất. - Tầng chứa nước khe nứt trong các thành tạo biến chất Proterozoi phân bố thành các khe nứt của các thành tạo biến chất ñược ñánh giá là nghèo nước. - Thành tạo hỗn hợp lục nguyên phun trào, lục nguyên cacbonat và lục nguyên hỗn hợp phân bố thành các dải cao nguyên Nà Sản, tầng chứa nước này ñược ñánh giá là tương ñối giàu nước và ñang ñược khai thác ở một số nơi trên cao nguyên Nà Sản, Cò Nòi... ñể phục vụ mục ñích dân sinh kinh tế. - Tầng chứa nước khe nứt trầm tích cacbonat và phun trào từ Cổ sinh hạ ñến Trung sinh có mức ñộ giàu nước không ñều từ tương ñối giàu nước ñến nghèo nước. Nhìn chung, tiềm năng tài nguyên nước của Mai Sơn rất to lớn, song lại chủ yếu tập trung vào nguồn nước mặt, hơn nữa, lại tập trung vào mùa mưa lũ. Như vậy nhân tố thủy văn có vai trò lớn trong việc vận chuyển, phân bố lại vật chất trong ñó quan trọng là việc hình thành các lớp cảnh quan thung lũng do hoạt ñộng vận chuyển, bồi ñắp của dòng chảy. 5. ðặc ñiểm thổ nhưỡng Lịch sử hình thành thổ nhưỡng huyện Mai Sơn và sự phân bố khá phức tạp, phụ thuộc vào các quá trình thành tạo ñá gốc. Do nền ñá khá phong phú và phân bố xen kẹp cho nên thổ nhưỡng có sự phân hóa khá ña dạng, bao gồm 13 loại ñất. - ðất mùn vàng ñỏ trên ñá macma axít (FHa). - ðất mùn ñỏ nâu trên ñá trung tính và bazơ (FHk). - ðất mùn ñỏ nâu trên ñá vôi (FHv). 87
  7. Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển - ðất mùn vàng nhạt trên ñá cát (FHq) - ðất mùn ñỏ vàng trên ñá sét và biến chất (FHs) - ðất ñỏ nâu trên ñá macma trung tính và bazơ (Fk). - ðất ñỏ nâu trên ñá vôi (Fv). - ðất ñỏ vàng trên ñá sét và ñá biến chất (Fs). - ðất ñỏ vàng trên ñá macma axit (Fa) - ðất vàng nhạt trên ñá cát (Fq). - ðất ñỏ vàng biến ñổi do trồng lúa (Fl). - ðất hình thành trên sản phẩm dốc của ñá khác (D). - ðất hình thành trên sản phẩm dốc tụ ñá vôi (Dv). Thổ nhưỡng có vai trò rất lớn trong hình thành và phát triển cảnh quan huyện Mai Sơn. Các ñặc ñiểm và sự phân hóa của lớp vỏ thổ nhưỡng huyện Mai Sơn ñược xem xét trong việc phân chia các cấp phân vị cảnh quan, trong ñó ở cấp loại cảnh quan nhân tố thổ nhưỡng ñược xem như một nhân tố quan trọng, ñể phân tích sự di chuyển và chuyển hóa vật chất, ñồng thời ñể xác ñịnh ranh giới của các cấp này. 6. ðặc ñiểm thực vật Từ ñặc ñiểm vị trí ñịa lý, huyện Mai Sơn nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng sâu sắc của yếu tố bản ñịa với các loài ñặc hữu như: mỡ (Manglietia conifera), bồ ñề (Styrax tonkinensis), lát hoa (Chukrasia tabularis), tre luồng (Bambusa vulgaris, B.bambos, Dendrocalamus membranaceus, D.sericeus)... Bên cạnh ñó khu vực nghiên cứu nằm trong khu vực giao thoa của nhiều luồng thực vật di cư như: + Luồng Himalaya-Vân Nam-Quý Châu: với họ Dẻ (Fagaceae) + Luồng Indo-Malaysia: với các cây họ dầu như Chò chỉ (Sh.sinensis), + Luồng Ấn ðộ-Miến ðiện: họ Săng lẻ như bằng lăng (Lagestroemia spp.), Bộ mặt cảnh quan Mai Sơn thể hiện rõ nét qua sinh vật, ñặc biệt là các thảm thực vật. Các cảnh quan nguyên sinh tồn tại rất ít, thay vào ñó là cảnh quan thứ sinh với thực vật là cây bụi, trảng cỏ. Sự phá hủy của con người ñã dẫn ñến làm biến chất cảnh quan. Tuy nhiên, do sự phân bố của ñịa hình, khí hậu, thủy văn và sự ña dạng của thành phần loài thực vật ñã tạo nên sự ña dạng của cảnh quan huyện Mai Sơn. 7. Dân cư và lao ñộng Huyện Mai Sơn có diện tích rộng lớn và mật ñộ dân số thấp (88 người/km2). ðây là ñiều kiện thuận lợi cho việc bố trí tái ñịnh cư của công trình thủy ñiện Sơn La. Tỷ lệ tăng bình quân mỗi năm là 2,55% ñứng hàng thứ 3 so với các huyện trong tỉnh. Huyện Mai Sơn gồm nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, trong ñó: dân tộc Thái chiếm 55%, dân tộc Kinh 31,6%, dân tộc Mường 0,6%... còn lại là các dân tộc khác. Cộng ñồng các dân tộc khá phong phú ở Mai Sơn tạo cho huyện có những nét 88
  8. Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý ña dạng về bản sắc văn hóa. Những phong tục tập quán, những truyền thống tốt ñẹp của người dân nơi ñây là lợi thế ñể huyện Mai Sơn phát triển ngành du lịch văn hóa cộng ñồng. Như vậy dân cư là một nhân tố quan trọng tồn tại và phát triển trong mối tương tác và tác ñộng với các thành phần khác của tự nhiên. Mặt khác dân cư lại là một nhân tố tác ñộng làm biến ñổi mạnh mẽ sự phát triển của hệ thống tự nhiên thông qua các hoạt ñộng sống và sản xuất của mình. Trong quá trình khai thác, con người ñã tác ñộng vào cảnh quan theo hai chiều hướng khác nhau: chiều hướng tích cực sẽ làm chất lượng cảnh quan tốt lên và chiều hướng tiêu cực làm cho các cảnh quan bị suy thoái, biến ñổi chất lượng. a. Những tác ñộng tích cực của con người vào cảnh quan thể hiện trên các mặt: + Làm thay ñổi ñổi chế ñộ ẩm của các khu vực lãnh thổ khác nhau. + Hình thành các cảnh quan nhân sinh với các cây trồng thuận lợi trọng các hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái nông- lâm nghiệp. + Thay ñổi bề mặt ñịa hình, tạo nên các quần thể kiến trúc, hình thành các cảnh quan ñô thị, cảnh quan công nghiệp. b. Những tác ñộng tiêu cực của con người vào cảnh quan thể hiện trên các mặt: + Phá vỡ cân bằng sinh học và tuần hoàn sinh học vật chất trong cảnh quan: ñó là hoạt ñộng du canh, du cư, chặt phá rừng, ñốt nương làm rẫy... + Cùng với công nghệ hiện ñại, con người ñã phá hủy cân bằng trọng lực của cảnh quan. III. KẾT LUẬN Trong sự phân hóa ña dạng cảnh quan huyện Mai Sơn, nếu các nhân tố ñịa chất, ñịa hình và khí hậu ñóng vai trò chủ ñạo thì nhân tố thổ nhưỡng, sinh vật ñóng vai trò là nhân tố bổ trợ quan trọng trong sự phân hóa ñó, ñặc biệt trong việc xác ñịnh ranh giới các ñơn vị bậc thấp như loại hoặc nhóm loại cảnh quan. Bên cạnh ñó dân cư, hoạt ñộng kinh tế xã hội là những nhân tố tồn tại và phát triển trong mối tương tác, tác ñộng với các thành phần của tự nhiên, làm biến ñổi mạnh mẽ sự phát triển của cảnh quan hiện ñại thông qua các hoạt ñộng sống và sản xuất của mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Phạm Hoàng Hải và nnk. Cơ sở cảnh quan của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam. NXB Giáo dục, Hà Nội. 1997. [2]. Phạm Hoàng Hải. Nghiên cứu ña dạng cảnh quan Việt Nam phương pháp luận và một số kết quả thực tiễn nghiên cứu. Hội nghị KHðL trang 261-272, Hà Nội, 2005. [3]. D.L.Armand. Khoa học về cảnh quan, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 1983. 89
  9. Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển [4]. Vũ Tự Lập. Cảnh quan ñịa lý miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 1976. [5]. ðặng Duy Lợi, Nguyễn Thục Nhu. ðịa lý tự nhiên Việt Nam (Phần khái quát). NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000. [6]. Lê Bá Thảo. Thiên nhiên Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1990. [7]. A.G.Ixatsenko. Cơ sở cảnh quan học và phân vùng ñịa lý tự nhiên. NXB Khoa học, Hà Nội, 1969. [8]. Nguyễn Khánh Vân. Sinh khí hậu ứng dụng. NXB ðại học Sư phạm, Hà Nội, 2005. [9]. Viện ðịa lý, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia. ðánh giá tổng hợp tiềm năng tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La phục vụ cho mục ñích di dân, tái ñịnh cư công trình thủy ñiện Sơn La, Hà Nội, 2001. [10]. X.V Kalexnik. Những quy luật ñịa lý chung của Trái ðất, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 1980. 90
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0