Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CẮT ĐẠI TRÀNG-TRỰC TRÀNG<br />
QUA NỘI SOI Ổ BỤNG<br />
Nguyễn Tạ Quyết*, Hoàng Vĩnh Chúc*, Lê Quang Nghĩa*<br />
<br />
TÓM LƯỢC.<br />
Mục tiêu: nghiên cứu này nhằm đánh giá vai trò của cắt đại tràng-trực tràng có nội soi ổ bụng hổ trợ trong<br />
ung thư đại tràng-trực tràng.<br />
Phương pháp nghiên cứu: đây là nghiên cứu hồi cứu, mô tả, cắt ngang, áp dụng kỹ thuật mới điều trị ung<br />
thư đại tràng-trực tràng tại khối ngoại bệnh viện Bình Dân. Tác giả phân tích số liệu từ 39 trường hợp được cắt<br />
đại tràng và 19 trường hợp cắt trực tràng qua nội soi ổ bụng trong thời gian từ tháng 2/2006 đến tháng 8 năm<br />
2007 tại Khoa Ngoại Tiêu Hóa Bệnh viện Bình Dân.<br />
Kết quả: Có 30 bệnh nhân nam (51,7%) và 28 nữ (48,3%). Tuổi trung bình của bệnh nhân là 51,03 tuổi. Có<br />
39 trường hợp cắt đại tràng. 19 trường hợp cắt trực tràng. Thành công hoàn toàn 40 trường hợp (69%). Có 11<br />
bệnh nhân bị nhiễm trùng vết mổ, 2 bị viêm phúc mạc do bục miệng nối đại tràng. Thời gian nằm viện sau mổ là<br />
10,21 ngày. Không có tử vong trong nghiên cứu này. Chuyển mổ mở 7 trường hợp (12,1%) do khó khăn về kỹ<br />
thuật. Trong nghiên cứu này chúng tôi có 1 ca bị ung thư tái phát tại lỗ trocart. Thời gian mổ trung bình 189<br />
phút. Thời gian nằm viện 10,21 ngày. Không có tử vong.<br />
Kết luận: cắt đại tràng-trực tràng có nội soi ổ bụng hổ trợ trong ung thư đại tràng-trực tràng là kỹ thuật<br />
khả thi và an toàn. Tuy nhiên, lợi điểm của các kỹ thuật này so với kỹ thuật mổ mở kinh điển cần có nhiều công<br />
trình nghiên cứu tiền cứu có đối chứng làm rõ.<br />
<br />
SUMMARY<br />
TECHNICS OF LAPAROSCOPIC-ASSISTED COLORECTAL EXCISION.<br />
Nguyen Ta Quyet, Hoang Vinh Chuc, Le Quang Nghia.<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 138 - 143<br />
Aims: To evaluate the value of technics of laparoscopic assisted colorectal excision for cololorectal cancers.<br />
Patients and Methods: We review data from 39 patients underwent laparoscopic assisted colectomies and<br />
19 patients underwent laparoscopic assisted rectal excision for cancer from 2/2006 to 8/2007 at Binh Dan<br />
Hospital.<br />
Results: There are 30 males an 28 females with mean age was 51.03. There were 39 cases of colectomy and<br />
19 cases of Miles procedure. 11 cases had wound infection, 2 had postoperative peritonitis due to anastomotic<br />
leakage. The postoperative hospital stay was 10.21 days. No mortality in the study. The conversion to open<br />
surgery were 7 cases (12.1%).<br />
Conclusion: laparoscopic assisted colorectal excision for cancer is technically feasible and safe. The incidence<br />
of port site recurrences is unknown in this report. Its benefits over the conventional open technics, however, still<br />
await prospective randomized trials.<br />
phẫu thuật viên cắt được bướu và điều trị các<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
biến chứng. Từ 1987, sau khi P.Mouret thực hiện<br />
Ung thư đại tràng-trực tràng là bệnh thường<br />
thành công cắt túi mật qua nội soi ổ bụng trong<br />
gặp tại khối Ngoại tiêu hóa BV.Bình Dân. Hiện<br />
đầu thập niên 90, các phẫu thuật viên trên thế<br />
nay phẫu thuật mở vẫn là điều trị chính vì giúp<br />
* Bệnh viện Bình Dân Tp.HCM<br />
<br />
Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân<br />
<br />
1<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
giới bắt đầu thực hiện một số kỹ thuật trên đại<br />
tràng và sau đó trên trực tràng.<br />
Tại Việt Nam, nhiều trung tâm đã áp dụng<br />
kỹ thuật mới này(5,9,10). Bài báo cáo này nhằm nêu<br />
lên các nhận xét mở đầu về kỹ thuật cắt đại<br />
tràng-trực tràng qua nội soi ổ bụng trong dự án<br />
nghiên cứu về mổ ít xâm hại.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Loại hình nghiên cứu<br />
Đây là nghiên cứu hồi cứu, mô tả, cắt ngang,<br />
áp dụng kỹ thuật mới điều trị ung thư đại tràngtrực tràng.<br />
<br />
Địa điểm nghiên cứu<br />
Khoa Ngoại tiêu hóa bệnh viện Bình Dân.<br />
<br />
Thời gian nghiên cứu<br />
Từ tháng 2 năm 2006 đến tháng 8 năm 2007.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Bệnh nhân tại khối Ngoại Tiêu hóa (Tổng<br />
Quát 1 và Tổng Quát 4) bị ung thư đại tràng trực tràng có chỉ định mổ chương trình.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
-các bệnh nhân bị ung thư đại tràng-trực<br />
tràng đồng ý mổ qua nội soi sau khi được phẫu<br />
thuật viên giải thích về nội dung mổ.<br />
-thể trạng bệnh nhân có thể chịu được cuộc<br />
mổ lớn và kéo dài,<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
-bệnh nhân trên 70 tuổi,<br />
-bệnh nhân thể trạng kém, suy kiệt,<br />
-bệnh nhân có bệnh tim-mạch đi kèm,<br />
-bệnh nhân có bệnh xơ gan hoặc tiểu đường<br />
đi kèm,<br />
-ung thư đại tràng có kích thước quá lớn, có<br />
biến chứng thủng, tắc ruột hoặc vỡ vào thành<br />
bụng hay di vào cơ quan lân cận.<br />
-ung thư giai có di căn xa hoặc ở đoạn cuối.<br />
<br />
Kỹ thuật mổ cắt đại tràng<br />
Bệnh nhân nằm ngửa, hai chân dang rộng,<br />
được gây mê có đặt nội khí quản, phẫu thuật<br />
viên đứng giữa hai chân của bệnh nhân. Qua 5<br />
<br />
Chuyên<br />
đề HN KH KT BV Bình Dân<br />
2<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
trocart, chúng tôi cắt mạch máu đại tràng trước,<br />
từ trong bóc tách ra ngoài. Sau khi trọn đoạn đại<br />
tràng có bướu đã được giải phóng, chúng tôi mở<br />
bụng một đường nhỏ đưa đại tràng ra ngoài, cắt<br />
và nối lại một lớp như thông thường. Ruột được<br />
đưa lại vào trong ổ bụng, mạc treo được khâu<br />
qua nội soi. Chúng tôi theo kỹ thuật cắt đại tràng<br />
phải của Mouret, của Domergue(1). Về cắt đại<br />
tràng chậu hông chúng tôi theo kỹ thuật của<br />
Mosnier và Charbit(7).<br />
<br />
Kỹ thuật mổ cắt trực tràng(21)<br />
Chúng tôi vào bụng với 5 trocart. Sau khi<br />
thám sát toàn ổ bụng, 2 niệu quản được bóc tách<br />
rõ, mạc treo đại tràng chậu hông và trực tràng<br />
được bóc tách như khi mổ mở. Chúng tôi mở<br />
bụng nhỏ ở vùng hố chậu trái để đưa đại tràng<br />
ra ngoài làm hậu môn nhân tạo. Thì tầng sinh<br />
môn tương tự như khi mổ mở.<br />
<br />
Thu thập và xử lý số liệu<br />
Các số liệu được thu thập theo một mẫu<br />
bệnh án thống nhất. Các tham số được quan<br />
tâm: tuổi, giới, phương pháp phẫu thuật, thời<br />
gian mổ, thời gian có trung tiện lại, thời gian<br />
nằm viện, tỉ lệ tai biến, biến chứng sớm và tử<br />
vong sau mổ. Số liệu thu thập được quản lý và<br />
xử lý bằng phần mềm SPSS 13.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Số bệnh nhân<br />
Nghiên cứu này được thực hiện trên 58 bệnh<br />
nhân bị ung thư đại tràng-trực tràng. Có 30 nam<br />
và 28 nữ.<br />
<br />
Tuổi<br />
Trung bình là 51.<br />
<br />
Lý do nhập viện<br />
Hầu như tất cả bệnh nhân nhập viện với lý<br />
do đau bụng hay tiêu ra máu. Trong nhóm ung<br />
thư trực tràng tất cả bệnh nhân đều đi khám<br />
bệnh vì đi cầu ra máu kéo dài. Thăm khám trực<br />
tràng với ngón tay đều cảm nhận thấy bướu.<br />
<br />
Phân bố vị trí tổn thương theo kết quả nội soi<br />
Tất cả các trường hợp nghiên cứu đều được<br />
nội đại tràng sau khi chuẩn bị ruột sạch. Bảng 3.1<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
Bảng 5. Trị số CEA.<br />
<br />
cho thấy vị trí tổn thương.<br />
Bảng 1. Vị trí tổn thương theo nội soi đại tràng.<br />
Vị trí<br />
Manh tràng<br />
Đại tràng lên<br />
Đại tràng góc gan<br />
Đại tràng góc lách<br />
Đại tràng xuống<br />
Đại tràng xích ma<br />
Trực tràng 1/3 trên<br />
Trực tràng 1/3 giữa<br />
Trực tràng 1/3 dưới<br />
Tổng cộng:<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
5<br />
4<br />
4<br />
3<br />
3<br />
13<br />
1<br />
6<br />
19<br />
58<br />
<br />
Tỷ lệ(%)<br />
8,6<br />
6,9<br />
6,9<br />
5,2<br />
5,2<br />
22,4<br />
1,7<br />
10,3<br />
32,8<br />
100<br />
<br />
Bảng 2 cho thấy phân bố tỷ lệ theo kết quả<br />
giải phẫu bệnh.<br />
Bảng 2. Kết quả giải phẫu bệnh<br />
Dạng giải phẫu bệnh lý<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Adenocarcinoma biệt hóa cao<br />
Adenocarcinoma biệt hóa vừa<br />
<br />
Số bệnh<br />
nhân<br />
15<br />
28<br />
<br />
Adenocarcinoma biệt hóa kém<br />
GISTs<br />
Políp tuyến ống<br />
<br />
10<br />
1<br />
2<br />
<br />
17,2<br />
1,7<br />
3,4<br />
<br />
Viêm đại tràng mạn tính<br />
Viêm lao đại tràng<br />
<br />
1<br />
1<br />
<br />
1,7<br />
1,7<br />
<br />
Tổng cộng:<br />
<br />
58<br />
<br />
100<br />
<br />
25,9<br />
48,3<br />
<br />
X quang đại tràng cản quang được thực hiện<br />
cho tất cả 58 bệnh nhân cho thấy vị trí tổn<br />
thương tương đối phù hợp. Các bảng tiếp theo<br />
trình bày kết quả về siêu âm bụng, CEA, CA<br />
19.9, AFP.<br />
Bảng 3. Vị trí tổn thương theo X quang đại tràng.<br />
Vị trí<br />
U manh tràng<br />
U đại tràng góc gan<br />
U đại tràng góc lách<br />
U đại tràng xuống<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
3<br />
2<br />
2<br />
2<br />
<br />
Tỷ lệ(%)<br />
5,2<br />
3,4<br />
3,4<br />
3,4<br />
<br />
U đại tràng xích ma<br />
<br />
6<br />
<br />
10,3<br />
<br />
U trực tràng 1/3 dưới<br />
Không làm<br />
Bình thường<br />
Tổng cộng:<br />
<br />
1<br />
36<br />
6<br />
58<br />
<br />
1,7<br />
62,1<br />
10,3<br />
100<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
24<br />
24<br />
10<br />
58<br />
<br />
Tỷ lệ(%)<br />
41,4<br />
41,4<br />
17,2<br />
100<br />
<br />
Bảng 4. Siêu âm.<br />
Không làm<br />
Bình thường<br />
U đại tràng<br />
Tổng cộng:<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân<br />
<br />
Không làm<br />
Bình thường<br />
Tăng<br />
Tổng cộng:<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
26<br />
16<br />
16<br />
58<br />
<br />
Tỷ lệ(%)<br />
44,8<br />
27,6<br />
27,6<br />
100<br />
<br />
Bảng 6. Trị số CA 19.9.<br />
Không làm<br />
Bình thường<br />
Tăng<br />
Tổng cộng:<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
25<br />
23<br />
10<br />
58<br />
<br />
Tỷ lệ(%)<br />
43,1<br />
39,7<br />
17,2<br />
100<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
41<br />
16<br />
1<br />
58<br />
<br />
Tỷ lệ(%)<br />
70,7<br />
27,6<br />
1,7<br />
100<br />
<br />
Bảng 7. Trị số AFP.<br />
Không làm<br />
Bình thường<br />
Tăng<br />
Tổng cộng:<br />
<br />
Bảng 8 cho kết quả chẩn đoán trong khi<br />
phẫu thuật.<br />
Bảng 8. Chẩn đoán phẫu thuật.<br />
Vị trí<br />
U manh tràng<br />
U đại tràng lên<br />
U đại tràng góc gan<br />
U đại tràng ngang<br />
U đại tràng góc lách<br />
U đại tràng xuống<br />
U đại tràng xích ma<br />
U trực tràng 1/3 trên<br />
U trực tràng 1/3 giữa<br />
U trực tràng 1/3 dưới<br />
Tổng cộng:<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
4<br />
5<br />
3<br />
1<br />
3<br />
4<br />
12<br />
2<br />
6<br />
18<br />
58<br />
<br />
Tỷ lệ(%)<br />
6,9<br />
8,6<br />
5,2<br />
1,7<br />
5,2<br />
6,9<br />
20,7<br />
3,4<br />
10,3<br />
31<br />
100<br />
<br />
Về phân độ staging: chúng tôi chọn các tổn<br />
thương thuộc T3N1M0 tức Stage IIIB (ứng với<br />
Dukes C). Bảng 9 trình bày các phương pháp<br />
phẫu thuật đã áp dụng.<br />
Bảng .9. Phương pháp phẫu thuật.<br />
Phương pháp phẫu thuật<br />
PTNS cắt đại tràng phải<br />
PTNS cắt đại tràng ngang<br />
PTNS cắt đại tràng trái<br />
PTNS cắt đại tràng xích ma<br />
PTNS cắt trước<br />
Phẫu thuật Miles nội soi<br />
Chuyển mổ mở<br />
Tổng cộng:<br />
<br />
Số bệnh nhân Tỷ lệ(%)<br />
11<br />
19<br />
1<br />
1,7<br />
7<br />
12,1<br />
9<br />
15,5<br />
4<br />
6,9<br />
19<br />
32,8<br />
7<br />
12,1<br />
42<br />
100<br />
<br />
Thời gian mổ trung bình 189,05 phút.<br />
<br />
3<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
Phẫu thuật cắt đại tràng nội soi thực hiện<br />
thành công trên 51 bệnh nhân.<br />
7 trường hợp còn lại phải chuyển mổ (12,1%)<br />
gồm:<br />
- 1 trường hợp bướu xâm lấn tá tràng.<br />
- 1 trường hợp bướu ở đại tràng phải quá<br />
lớn.<br />
- 5 trường hợp khác chuyển mổ mở vì không<br />
nhận rõ cấu trúc giải phẫu.<br />
Hậu phẫu diễn ra bình thường với thời gian<br />
trung tiện trở lại trung bình là 2,86 ngày. Thời<br />
gian nằm viện trung bình 10,21 ngày. Các biến<br />
chứng sau cắt đại tràng qua nội soi được ghi<br />
nhận như ở bảng 3.10.<br />
<br />
những ca đầu tiên về cắt đại tràng qua nội soi.<br />
Từ thời điểm này, các báo cáo tăng dần. Theo y<br />
văn, kết quả nghiên cứu cho thấy lợi điểm của<br />
cắt đại tràng qua nội soi vì giảm biến chứng và<br />
giảm thời gian nằm viện. Lợi điểm của mổ ít<br />
xâm hại qua cắt túi mật nội soi cũng thấy trong<br />
cắt đại tràng qua nội soi ổ bụng. Theo<br />
Vanderpool (20) kỹ thuật này tốt nhất là cho<br />
bệnh lý lành tính ở đại tràng. Tác giả này dành<br />
cho ung thư kích thước nhỏ.<br />
Theo Meyer và cs (6) thì cắt đại tràng qua nội<br />
soi ổ bụng có lợi điểm như sau:<br />
- cuộc mổ ít xâm hại.<br />
- ít chảy máu.<br />
- ít đau sau mổ.<br />
<br />
Bảng 10. Biến chứng hậu phẫu.<br />
Biến chứng<br />
Số bệnh nhân<br />
Không có biến chứng<br />
40<br />
Nhiễm trùng vết mổ<br />
11<br />
Viêm phúc mạc hậu phẫu<br />
2<br />
Bung thành bụng<br />
1<br />
Tắc ruột sau mổ<br />
2<br />
Khác<br />
1<br />
Hồ sơ thất lạc<br />
1<br />
Tổng cộng:<br />
58<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
69<br />
19<br />
3,4<br />
1,7<br />
3,4<br />
1,7<br />
1,7<br />
100<br />
<br />
2 trường hợp viêm phúc mạc hậu phẫu là<br />
do xì miệng nối sau cắt đoạn đại tràng xích ma<br />
do bướu đại tràng và trường hợp còn lại là bướu<br />
ở đại tràng lên.<br />
Thì bụng ở 19 trường hợp phẫu thuật Miles<br />
cắt trực tràng đều thành công. Hậu phẫu chỉ có 1<br />
bệnh nhân bị nhiễm trùng vết mổ bụng.<br />
<br />
BÀN LUẬN.<br />
Về ung thư đại tràng<br />
Từ khi Mouret thực hiện thành công ca cắt<br />
túi mật qua nội soi ổ bụng vào năm 1987 thì có<br />
cuộc phát triển bùng nổ về mổ nội soi trong<br />
chuyên ngành tiêu hóa. Từ lâu mổ cắt đại tràng<br />
qua nội soi có một vị trí đặc biệt trong ngành mổ<br />
ít xâm hại vì đây là kỹ thuật khó gồm nhiều thì<br />
phức tạp (bóc tách rộng, cột mạch máu, cắt ruột,<br />
nối ruột) đòi hỏi phẫu thuật viên vừa phải quen<br />
với mổ đại-trực tràng vừa phải biết mổ qua nội<br />
soi ổ bụng.<br />
Chính vì thế chỉ từ năm 1991 mới có báo cáo<br />
<br />
Chuyên<br />
đề HN KH KT BV Bình Dân<br />
4<br />
<br />
- ít gây tổn thương thành bụng nên sau mổ<br />
bệnh nhân ít bị liệt ruột, ăn lại sớm.<br />
- ít phản ứng miễn dịch do mổ ít xâm hại.<br />
- tai biến tương đương mổ mở.<br />
- ngày nằm viện ngắn hơn. Lợi điểm nằm<br />
không nổi trội trong tình trạng của các bệnh viện<br />
ở Việt Nam.<br />
Dựa vào nhiều thông số (Meyer và cs) (6) đưa<br />
ra bảng so sánh và thấy mổ qua nội soi lợi hơn<br />
(bảng 11):<br />
Bảng 11. So sánh giữa mổ nội soi cắt đại tràng và mổ<br />
mở (6).<br />
<br />
Mất máu (ml)<br />
Thuốc giảm đau<br />
(ngày)<br />
Trung tiện lại (ngày)<br />
Uống nước lại (ngày)<br />
Nằm viện (ngày)<br />
<br />
Mổ qua nội soi<br />
N=24<br />
58<br />
1,7<br />
<br />
Mổ mở<br />
N=26<br />
137<br />
3,3<br />
<br />
.0034<br />
.0022<br />
<br />
2<br />
1,6<br />
7,1<br />
<br />
3,3<br />
3,2<br />
12,7<br />
<br />
.0005<br />
.0006<br />
.0164<br />
<br />
P<br />
<br />
Dĩ nhiên sau thời kỳ hưng phấn tiếp đến là<br />
những nghi vấn về kỹ thuật mới mang tính cách<br />
đột phá này. Nhất là sau báo cáo của Wexner và<br />
cộng sự (14,18) vào năm 1995 báo cáo biến chứng<br />
ung thư phát triển tại lỗ trocart sau khi cắt đại<br />
tràng bị ung thư qua nội soi ổ bụng. Tỷ lệ của<br />
Wexner lên đến 5,1% (14,18). Vị trí của kỹ thuật này<br />
gây ra nhiều tranh cãi vì một số nghiên cứu cho<br />
thấy nguy cơ ung thư xảy ra ở các lỗ trocart,<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
ngược lại số khác cho thấy kết quả lâu dài sống 5<br />
năm tương tự như mổ mở.<br />
Chấn động của phẫu thuật làm dễ di căn và<br />
dễ tái phát. Eggermont và cộng sự (14) cho thấy<br />
mở bụng làm bướu dễ phát triển trong ổ bụng.<br />
Ngoài ra, nội soi ổ bụng ít gây chấn động hơn<br />
mổ mở nên ít có thay đổi về miễn dịch học. Mổ<br />
qua nội soi có thể giảm nhiễm trùng.<br />
Từ lâu người ta cũng biết trong mổ mở cắt<br />
đại tràng cũng có tỷ lệ ung thư tái phát tại vết<br />
mổ, qua đường catheter xuyên da và thậm chí<br />
qua đường kim sinh thiết. Tại Anh và Wales,<br />
Phillips cho tỷ lệ này là 10 đến 15%(14).<br />
Tỷ lệ ung thư nằm ở lỗ trocart khó xác định<br />
được nhưng nói chung là không cao. Tỷ lệ sống 5<br />
năm của nhiều báo cáo cho thấy trong mổ mở và<br />
trong mổ qua nội soi ổ bụng tương tự nhau(16-20).<br />
Ung thư ở lỗ đặt trocart là điểm làm các tác<br />
giả chùn bước khi áp dụng kỹ thuật cắt đại tràng<br />
qua nội soi ổ bụng. Tuy nhiên, một số tác giả cho<br />
rằng hoàn chỉnh kỹ thuật có thể ngăn ngừa hiện<br />
tượng này. Kỹ thuật bao gồm tránh thay đổi<br />
dụng cụ mổ, cố định trocart không để di động.<br />
Rửa xoang bụng bằng dung dịch iodophor pha<br />
loãng và đặt mẩu đại tràng trong túi nylon.<br />
Ung thư đại tràng là bệnh thường gặp và<br />
điều trị chính vẫn là phẫu thuật. Cắt đại tràng<br />
qua nội soi ổ bụng là kỹ thuật còn mới ở Việt<br />
Nam được thực hiện tại một số trung tâm lớn về<br />
ngoại khoa(5,9,10). Từ nghiên cứu này, chúng tôi có<br />
nhận xét như sau:<br />
Giải phẫu học qua mổ nội soi ổ bụng rất khó<br />
nhìn vì thế hạn chế của chúng tôi là không cắt<br />
sát gốc động mạch vì lo cắt phạm nhằm động<br />
mạch tràng trên là tai biến rất trầm trọng.<br />
Về kỹ thuật(1,4,6,8,11): cắt mạch máu đại tràng<br />
trước, từ trong bóc tách ra ngoài theo mặt phẳng<br />
trong bào thai là cách mổ thích hợp nhất. Chúng<br />
tôi theo kỹ thuật cắt đại tràng phải của Mouret,<br />
của Domergue(1). Về cắt đại tràng chậu hông<br />
chúng tôi theo kỹ thuật của Mosnier và<br />
Charbit(8).<br />
Về cắt đại tràng xích ma (đại tràng chậu<br />
<br />
Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
hông) chúng tôi cắt không đủ rộng.<br />
Chúng tôi cũng gặp 1 trường hợp ung thư<br />
phát triển tại lỗ trocart chỉ sau mổ 3 tháng.<br />
Thời gian mổ lâu hơn mổ mở. Đây là điều<br />
hiển nhiên vì chúng tôi mới bắt đầu cắt đại tràng<br />
qua nội soi ổ bụng. Mổ kéo dài gây mê lâu quá<br />
có thể tăng biến chứng sau mổ.<br />
Trong giai đoạn đầu, chúng tôi nhận thấy<br />
đây là phẫu thuật khó, phẫu thuật viên chỉ chọn<br />
các bướu có kích thước nhỏ. Bướu quá to khiến<br />
tỷ lệ chuyển mổ mở cao.<br />
Chụp đại tràng cản quang là xét nghiệm cận<br />
lâm sàng rất quan trọng vì giúp định vị chính<br />
xác tổn thương. Nội soi cho biết định bịnh<br />
dương tính với nhìn thấy và sinh thiết tổn<br />
thương tuy nhiên xác định vị trí bướu thì không<br />
chính xác.<br />
Về thời gian nằm viện do tình hình thực tế<br />
trùng với ngày cuối tuần nên có vẻ không ngắn<br />
ngày hơn mổ mở.<br />
Trên quan điểm y học chứng cứ, về y học<br />
chứng cứ (2,3,6,12,13,18,19,20,21) phẫu thuật viên phải giải<br />
đáp 3 câu hỏi:<br />
- cắt đại tràng qua nội soi có khả thi ? và<br />
không làm tăng biến chứng mổ ?<br />
- kết quả tốt hơn ?<br />
- có quảng bá rộng được không ? không cần<br />
những người thật chuyên môn.<br />
<br />
Về ung thư trực tràng.<br />
Ung thư trực tràng mổ qua nội soi ổ bụng là<br />
một thách thức lớn cho phẫu thuật viên. Hiện tại<br />
đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và<br />
ngoài nước (5,9,10,12,14,18,21) và đã có tài liệu hướng<br />
dẫn quốc tế(3).<br />
Trong trường mổ hẹp như ở vùng chậu, ống<br />
kính soi (camera) phóng đại hình ảnh cho thấy<br />
thuận lợi của mổ qua nội soi. Một ưu điểm khác<br />
nữa là tránh được việc bóc tách trực tràng ra khỏi<br />
xương cùng nên không là rách mạc treo trực<br />
tràng là nguy cơ dễ làm tái phát ung thư sau mổ.<br />
Thực hiện kỹ thuật cắt toàn bộ mạc treo trực<br />
tràng và nối bằng máy khâu-nối (stapler) cũng<br />
<br />
5<br />
<br />